BERNARD
HARING, C.SS.R.
------------------------------
GIÁO HỘI
CẦN
LOẠI
LINH MỤC NÀO ?
------------------------------
<OJ>
-2001-
Lm.
Lê Công Đức
Chuyển ngữ từ bản tiếng Anh:
PRIESTHOOD
IMPERILED,
A
Critical Examination Of The Ministry
In
The Catholic Church
Của:
BERNARD HARING, C.SS.R.
Do
nhà: TRIUMPHTM
BOOKS,
Liguori,
Missouri xuất bản
9. DỰ ĐOÁN
TƯƠNG LAI CỦA ƠN GỌI LINH MỤC
Câu
hỏi về tương lai của ơn gọi
linh mục có thể là một câu hỏi vô cùng
nhức nhối nếu sự bàn luận chỉ
hoàn toàn xoáy vào t́nh trạng khan hiếm linh
mục – và không dành sự lưu tâm đến
các dấu chỉ của thời đại và
đến ơn gọi căn bản của
mọi Kitôhữu. Một nhăn giới như
thế sẽ quá chật hẹp, thậm chí có
thể tai hại cho sứ mạng của Giáo
Hội. V́ thế, tôi nghĩ rằng chúng ta
phải dám có một cái nh́n mới đối
với ơn gọi Kitôhữu mà mọi người
chúng ta đều đang đảm nhận,
nhất là nh́n trong ánh sáng của phép rửa mà
Đức Giêsu nhận lănh bởi tay Gioan ở sông
Giođan.
Một nhăn quan hoàn
toàn mới
Ơn
gọi của Đức Kitô – mà chúng ta
được mời gọi tham dự vào – tiên
vàn là ơn gọi của Người Tôi Tớ
phi bạo lực của Giavê nhằm đem
lại ơn cứu độ và ḥa b́nh cho
thế giới. Đời sống công khai của
Đức Giêsu – qui hướng đến
việc công bố tin mừng về cuộc
khổ nạn, cái chết và sự Phục Sinh
của Ngài – là một đời sống
được xây dựng từ mối quan
hệ của Ngài với Chúa Cha: “Con là Con Yêu
Dấu của Ta” (Mc 1,11). Đức Giêsu
được gọi và được xức
dầu để gánh lấy tất cả gánh
nặng của nhân loại trong mối liên đới
có năng lực cứu độ - để
giải phóng nhân loại khỏi mối liên đới
trong tội lỗi, một mối liên đới
hủy diệt. Người là vị ngôn sứ bước
đi trước chúng ta, giới thiệu cho chúng
ta con đường ḥa b́nh, phi bạo lực và
chỉ cho chúng ta thấy sức mạnh của t́nh
yêu nhằm chuyển hóa những kẻ thù địch
thành bạn hữu.
Ngay sau
biến cố phép rửa của Đức Giêsu,
Tin Mừng Matthêu đưa ra cho chúng ta một
trong những ch́a khóa chính yếu để
hiểu nhiệm cục cứu độ. Đó là
việc lột trần những cám dỗ quỉ
quyệt nhất của Satan bằng cách cho
thấy rơ những kỳ vọng sai lạc
về một Mêsia đầy cường
quyền và bạo lực, và bằng cách phơi
trần những sự lạm dụng tôn giáo
nhằm tranh thủ lợi lộc, quyền
thế và danh vọng trần gian. Mặc dù các cám
dỗ vây kín Đức Giêsu từ mọi phía,
chúng hoàn toàn không có quyền lực nào trên Ngài.
Chính v́ ích lợi của chúng ta mà Đức Giêsu
đă – một lần cho tất cả –
vạch mặt tất cả các cám dỗ ấy
xuyên qua sự trung thành tuyệt đối
với ơn gọi của Ngài trong tư cách là
Người Con và Người Tôi Tớ đau
khổ, phi bạo lực của Thiên Chúa.
Nhận
thức nói trên về ơn gọi của Đức
Giêsu thiết yếu có quan hệ với nhận
thức của chúng ta về ơn gọi Kitôhữu
của ḿnh. V́ thế, có thể thấy rơ
rằng tướng lai của tất cả các
ơn gọi Kitôhữu tùy thuộc vào mức
độ trung thành của chúng ta trong việc
đi theo bước chân của Người Tôi
Tớ Giavê trong bối cảnh mới này. Từ
thời đại Constantine, và gần như cho
đến tận hôm nay, phần đông người
ta là Kitôhữu do huyết thống, tức
‘cha nào con nấy’. Ngày nay, kiểu thức
mới rơ ràng thúc giục chúng ta trở thành Kitôhữu
do chọn lựa, do ơn gọi. Điều
này có nghĩa rằng tương lai của Giáo
Hội sẽ được ấn định không
chỉ bởi những “ơn gọi” của
một tầng lớp đặc thù nào đó, mà
nhất là bởi tất cả những ai –
với ư thức của chính ḿnh – quyết
định chọn lựa đi theo Đức Giêsu,
Người Tôi Tớ phi bạo lực của Thiên
Chúa. Sự khác biệt giữa một bên là những
người sống một cách ư thức và
thuyết phục chuẩn mực của phép
rửa Đức Giêsu ở sông Giođan bằng
Thánh Thần và bằng máu và bên kia là những
người Công Giáo do di truyền vốn
chỉ theo Chúa một cách uể oải và
thụ động – sự khác biệt ấy
mới đáng kể hơn nhiều so với
sự khác biệt giữa chức linh mục
phổ quát và chức linh mục thừa tác.
Điều thật sự đặc trưng người
Kitôhữu là chiều sâu ư thức của họ
về ư nghĩa của việc ḿnh được
Đức Kitô kêu gọi để phục
vụ cho Vương Quốc của Người Tôi
Tớ Giavê, và sự kiên vững của họ
trong việc đảm nhận ơn gọi căn
bản này.
Nhăn
quan nói trên là nền tảng chắc chắn cho
mọi ơn gọi Kitôhữu, bao gồm cả
đời sống linh mục theo nghĩa hẹp hơn.
Đây không phải là một ư tưởng hoàn
toàn mới mẻ. Bố mẹ tôi là những Kitôhữu
do di truyền, song qua cuộc sống của
ḿnh, các ngài đă trở thành Kitôhữu do
chọn lựa – và trong khi các ngài sống
tận lực ơn gọi làm vợ chồng và
làm cha mẹ của ḿnh, các ngài cũng dấn thân
một cách đầy sáng tạo vào đời
sống của Giáo Hội. Các ngài là những nông
dân trong ánh nh́n của Đấng Sáng Tạo, là
bạn hữu của những người nghèo, và
đồng thời các ngài cũng đương
đầu với bao nguy hiểm lớn lao trong
sự phản kháng đầy dũng cảm và kiên
quyết đối với chế độ Hitler.
Robert
Schuman, bạn đồng sự của Alcide De
Gaspari và Konrad Adenauer, là một trong những nhà ḥa
giải hàng đầu của Trung Âu, đă
từng trải qua một thời gian phân vân
giữa hai sự chọn lựa: làm linh mục
hay trở thành một chính trị gia chuyên
nghiệp! Một linh mục đă góp ư với
anh rằng trong lănh vực chính trị anh sẽ
chu toàn ơn gọi Kitôhữu của ḿnh tốt
hơn là trong chức linh mục thừa tác – và
thế giới cũng như Giáo Hội phải
đặc biệt mang ơn vị linh mục tư
vấn ấy. Hồi c̣n là một giáo sư
trẻ, tôi có dịp quen biết De Gaspari và gia
đ́nh anh ta. Với thái độ đơn sơ
không ngờ, anh đă giúp lễ cho tôi trong
rất nhiều lần tôi dâng lễ. Đó là
những con người tuyệt diệu! Họ
chu toàn ơn gọi Kitôhữu của ḿnh qua
việc làm chứng cho Người Tôi Tớ phi
bạo lực của Giavê.
Tôi không
hề có ư làm giảm giá trị của ơn
gọi linh mục – v́ những giá trị này
vốn quá rơ ràng! Tuy nhiên tôi dám nói rằng tương
lai của Giáo Hội và của các ơn gọi
linh mục tùy thuộc vào một bước
chuyển biến triệt để từ
kiểu thức Constantine sang kiểu thức
một ơn gọi được tự
nguyện chọn lựa – một ơn gọi mà
trong đó người ta xua đuổi bằng
mọi giá bất cứ ư tưởng tham
quyền cố vị nào. Một bước
chuyển biến như thế đương nhiên
bao hàm trong đó một cái nh́n mới về
ơn gọi linh mục thừa tác. Sẽ có
đủ số ơn gọi linh mục, nếu
tiêu điểm chính yếu được
nhắm vào ơn gọi theo một ư nghĩa
rộng hơn nhưng có tính chuyên biệt Kitôgiáo
hơn, và dĩ nhiên luôn luôn ở trong nhăn quan
về ơn cứu độ của thế
giới.
Thật
sung sướng biết bao khi chúng ta gặp
được những bác sĩ y khoa và những
chuyên viên trị liệu thể hiện ơn
gọi Kitôhữu một cách thuyết phục
trong tư cách là những thầy thuốc và,
đồng thời, làm chứng cho Đức Kitô
Đấng Chữa Trị! Cũng vậy, chúng ta
kỳ vọng gặp được các luật sư
là những người làm việc cách tận
tụy và khôn ngoan để xây dựng những
luật pháp nhân văn hơn và ứng dụng
luật một cách tốt hơn – và đồng
thời là những người, qua nghề
nghiệp của ḿnh, giới thiệu được
Đức Kitô Đấng đă đến không
phải để xét xử nhưng là để
chữa trị.
Ở
đây tôi nghĩ đến một cựu sinh viên
của ḿnh – anh rất mê học thần học
nhưng không cảm thấy ḿnh được
gọi sống độc thân. Trong tư cách là
một thẩm phán của ṭa án xét xử người
vị thành niên, anh đă phát triển được
một khả năng chữa trị đầy sáng
tạo. Thay v́ gửi những người trẻ
phạm pháp vào tù, anh đă cung ứng cho họ
các cơ hội trị liệu – qua việc
phục vụ cộng đồng - để giúp
họ đổi đời. Chẳng hạn,
những người trẻ này được yêu
cầu đi thăm viếng các bệnh nhân và các
người già lăo, đôi khi mang theo hoa để
tặng và tự đề xuất các công
việc khác nhau ḿnh có thể làm để
phục vụ. Những người trẻ này
được yêu cầu không cho những người
mà họ thăm viếng biết rằng luật
pháp đ̣i họ làm công việc này như
biện pháp sửa chữa sự sai quấy
của họ, nhất là – như trong trường
hợp này - chính vị thẩm phán cũng không
đưa qui chế này ra như một h́nh
phạt.
Có
thể viết cả một quyển sách về
những nghề nghiệp khác nhau và những phương
thức khác nhau mà qua đó người ta có
thể sống triệt để ơn gọi Kitôhữu
của ḿnh nhằm phục vụ cho ơn cứu
độ của thế giới – và trong một
cách thế mà trong đó kiểu thức mới
“Kitôhữu do chọn lựa” có thể đi vào
cụ thể trong xác thịt. Tôi không hề ái
ngại rằng một nhăn quan như thế có
thể làm phương hại cho ơn gọi linh
mục hiểu theo nghĩa chuyên biệt. Trái
lại, tôi tin rằng tính đích thực của
ơn gọi linh mục có thể được
củng cố rất nhiều nhờ một nhăn
quan như vậy.
Giáo Hội có nên
nh́n nhận tính bí tích nơi các ơn gọi
sứ vụ khác nhau không?
Qua
việc canh tân giáo thuyết về chức linh
mục phổ quát của các tín hữu và qua
việc minh nhiên ủy trao nhiều hoạt động
tông đồ khác nhau của Giáo Hội cho các giáo
dân nam cũng như nữ, Công Đồng Vatican
II có một sự đóng góp đúng đắn
và hợp thời vào vấn đề ơn
gọi. Trên khắp thế giới, mặc dù
trong những mức độ khác nhau và bằng
những phương thức khác nhau, một
tầng lớp “giáo sĩ” mới, vốn
không phải là giáo sĩ, đă xuất hiện.
Tôi
đă ghi nhận sự phát triển này, đặc
biệt ở Phi Châu, với niềm vui mừng và
tin tưởng dạt dào. Hàng ngàn giảng viên
giáo lư được huấn luyện chu đáo
cùng với các người vợ đầy
quảng đại của họ đang thực
tế đảm nhận mọi công việc
của giáo xứ: dạy giáo lư, huấn giáo cho
người lớn, ḥa giải, xây dựng
cộng đoàn, săn sóc bệnh nhân và người
nghèo, cử hành rửa tội và, vào các Chúa
Nhật, cử hành phụng vụ Lời Chúa và
chủ tọa việc rước lễ. Đấy
là chỉ liệt kê một số có tính tượng
trưng!
Trong ánh
sáng của những đóng góp thật đáng
nể ấy, tôi tự hỏi: Có nên đ̣i
hỏi những người này phải vượt
qua những quăng đường dài – đi
bộ hoặc bằng xe đạp – để
nhận Bánh Thánh đă được truyền
phép? Xem xét tất cả những ǵ những người
này đă làm từ quan điểm luật, ta
thấy họ vẫn không thông dự vào chức
linh mục được thiết định theo
bí tích. Đa số những người này không
có ư định lănh chức phó tế, v́ điều
đó có nghĩa rằng họ phải đảm
nhận đời sống độc thân nếu
vợ họ qua đời. Hơn nữa, trong văn
hóa Phi Châu hiện nay, làm sao người ta có
thể quan niệm được một sự
độc thân như vậy?
Họ
không thể cử hành Bí Tích Xức Dầu,
một bí tích có ư nghĩa rất thâm sâu trong văn
hóa Phi Châu. Trong quan điểm cá nhân của ḿnh,
tôi không thấy có ǵ trở ngại để
thay đổi trong vấn đề này. Chẳng
phải cuộc đời của Đức Giêsu
và hoạt động của Chúa Thánh Thần
vẫn mời gọi Giáo Hội: “Hăy biết sáng
tạo!” đó sao?
Chưa
bao giờ trong lịch sử Giáo Hội đă
từng có nhiều người nam nữ giàu
khả năng và có căn bản thần học
như ngày nay. Hiện nay, con số người có
năng lực trong Giáo Hội c̣n đông hơn
cả mười tám thế kỷ trước
đây gộp lại. Vậy th́, tại sao chúng
ta lại than văn về t́nh trạng thiếu các
ơn gọi Kitôhữu trong
Giáo Hội?
Cùng
với vị đương kim giáo hoàng, chúng ta
vẫn sốt sắng cầu nguyện cho các
ơn gọi linh mục độc thân. Nhiều
người đă buông trôi nhiệt t́nh này do không
t́m thấy câu trả lời cho những suy nghĩ
và những vấn nạn hợp lư – chẳng
hạn: Tại sao chúng ta bảo Chúa Thánh
Thần rằng các linh mục chỉ nên
được ban cho Giáo Hội xuyên qua ngả
đường độc thân? Phải chăng chúng
ta nghĩ rằng Chúa Thánh Thần vui sướng
khi chúng ta, những người trong Giáo
Hội, ấn định độ rộng
của lỗ kim để qua đó Chúa Thánh
Thần sẽ chuyển trao cho Giáo Hội
những ơn gọi cần kíp nhất? Có c̣n
ngẫu tượng nào quái gở hơn là áp
đặt ư muốn của con người cho Chúa
Thánh Thần hoặc ‘đóng hộp’ Chúa Thánh
Thần trong những phạm trù chật hẹp
của tư tưởng chúng ta không? Nếu các
Tông Đồ và những vị kế nhiệm
đầu tiên của các ngài hành động như
vậy – nghĩa là áp đặt những
loại qui định ấy cho Chúa Thánh Thần
– th́ hẳn các ngài đă phải bỏ vợ
và, nhất là, hẳn các ngài đă phải
bỏ mặc gần như
tất cả các cộng đoàn Kitôhữu
chơ vơ không có Thánh Thể.
Tôi
muốn nhắc lại ở đây: Độc thân,
xét như là một đặc sủng được
ban phát nhưng không của Chúa Thánh Thần, là
một ân huệ cao quí, nhưng các giới
thẩm quyền Giáo Hội phải chọn
lựa với đầy đủ cân nhắc và
sáng suốt giữa một bên là sự trung
thành trọn vẹn với di chúc và lệnh
truyền của Đức Giêsu – “Tất
cả các con hăy lănh nhận mà ăn, ... hăy
cầm lấy mà uống” – và bên kia là một
truyền thống chỉ của con người.
Chúng ta không được quên rằng những
người lănh đạo trong Giáo Hội có
thể trở thành mồi ngon không chỉ cho
dị giáo mà c̣n có nguy cơ “đánh mất tính
chính thống trong thực hành” (heteropraxy). Trong
thời gian của Ṭa Truy Tà, Giáo Hội đă
từng tra tấn tàn bạo và thiêu sống
những phụ nữ vô tội mà Giáo Hội cho
là phù thủy. Lên án những thực hành kinh
khủng ấy của quá khứ mà không tra
vấn kỹ lưỡng những ǵ ḿnh đang
làm trong hiện tại, th́ đó chỉ là
một sự lấp liếm và đánh lận con
đen mà thôi.
Độc
thân, một đặc sủng cao quí và một
chứng tá cho Nước Thiên Chúa, không thể rút
giá trị của nó ra từ số lượng,
nhưng đúng hơn là từ việc nó
được sống một cách đích
thực. Độc thân cũng không chủ
yếu được hiểu trong chiều kích
luật. Trái lại, hơn bất cứ ǵ khác,
độc thân phải được đặt
trong viễn tượng lời tuyên bố
của Thánh Phao-lô: “Anh em không c̣n thuộc
về Lề Luật nữa, nhưng là thuộc
về ân sủng” (Rm 6,14).
Ơn gọi
tối thượng của Kitô hữu: nêu
chứng tá phi bạo lực
Các ư
tưởng của tôi ở đây đă
được ghi ra vào ngày hôm sau cuộc
tiếp xúc của tôi với một phụ
nữ can đảm tại một cuộc đại
hội các thành viên của Phong Trào Pax Christi (Ḥa
B́nh Đức Kitô). Chúng tôi đă nói chuyện
về ơn gọi cao quí của những người
sống chứng tá phi bạo lực v́ niềm
tin của ḿnh vào Đức Giêsu Người Tôi
Tớ Giavê. Câu chuyện riêng của người
phụ nữ này đă làm tôi vô cùng cảm kích.
Tôi đă từng đề cập đến câu
chuyện này trong một chương trước,
nhưng thiển nghĩ cũng rất nên nhắc
lại ở đây. Chồng chị, một anh bơ
nhà thờ, quyết định rằng ḿnh thà
chết trong tay chế độ Hitler chứ không
tham gia vào cuộc giết hại những người
khác trong một cuộc chiến tranh rơ ràng phi nghĩa.
Cha sở và giám mục không ủng hộ anh. Trái
lại, các vị ấy cố can gián anh với
lập luận rằng, để tuân giữ
luật, anh phải sẵn sàng gia nhập quân
đội. Tuy nhiên, vợ anh hoàn toàn ủng
hộ anh, v́ chị cùng chia sẻ cách suy nghĩ
của anh. Những lá thư mà anh viết cho
vợ trong những ngày cuối cùng của đời
ḿnh thật vô cùng cảm động và hết
sức thách đố đối với tất
cả chúng ta là những người tuyên bố
rằng ḿnh tin vào t́nh yêu phi bạo lực
của Người Tôi Tớ đau khổ
của Thiên Chúa. Trong một lá thư, anh viết:
Em yêu quí,
Không có cách
nào chia sớt cho em những khổ đau của
anh. Làm sao Đấng Cứu Chuộc chúng ta
cảm nhận được nỗi ḷng tan nát
của Mẹ Người trong cuộc thương
khó của Người! Chúa Giêsu và Mẹ Maria
đau khổ v́ yêu chúng ta. Anh cám ơn Chúa v́ Người
cho phép anh chịu đau khổ và chịu
chết v́ yêu Người.
Mahatma
Gandhi, khuôn mặt sáng ngời của tinh thần
phi bạo lực, đă lập ra những ashrams,
những mái nhà để người ta cùng
học hỏi và chia sẻ tinh thần phi bạo
lực, nhất là theo tinh thần của Các
Mối Phúc. V́ thế, há chúng ta không được
phép kỳ vọng rằng những con người
như Gandhi và Martin Luther King, Jr. đă nh́n cái
chết của họ như một dấu ấn
cho ơn gọi và sứ mạng của họ sao?
Lần
đầu tiên trong lịch sử, chúng ta có
khả năng hủy diệt hành tinh của chúng
ta, hoặc ngay lập tức bằng một
cuộc chiến tranh nguyên tử hoặc một cách
từ từ bằng sự bào ṃn mọi h́nh
thức sự sống xuyên qua những tội cá
nhân và tập thể liên tục của chúng ta
– qua thái độ vô trách nhiệm đối
với môi trường sinh thái. Thế giới
đang khẩn thiết cần có những con người
như vợ chồng anh bơ nhà thờ nói trên, như
Mahatma Gandhi, Martin Luther King, Jr. và Dorothy Day –
tất cả họ đă nghiêm túc đảm
nhận ơn gọi của ḿnh. Nếu những
cuộc cử hành Thánh Thể của chúng ta không
làm tuôn trào năng lực và nhiệt tâm nêu
chứng tá triệt để cho công lư, ḥa b́nh
và tinh thần phi bạo lực, th́ chúng ta
phải xót xa kết luận rằng quá nhiều
ơn gọi Kitôhữu linh mục và giáo dân
của chúng ta chẳng đích thực tí nào.
Tôi cho
đây mới 1à mối quan tâm khẩn thiết hơn
nhiều so với mối quan tâm về con số
linh mục độc thân. Sự quan tâm lo
lắng của chúng ta càng g̣ bó chật hẹp
bao nhiêu th́ chúng ta càng ít chú ư đến
những vấn đề thiết yếu và bao quát
bấy nhiêu.
Phụ nữ và
chức linh mục
Những
biến cố và những tiến tŕnh lịch
sử đang diễn ra dồn dập hiện nay
được ghi nhận đặc biệt rơ ràng
trong liên quan với khuôn mặt mới mẻ và
những vai tṛ xă hội của người
phụ nữ. Giáo Hội sẽ thích nghi với
những thay đổi này hay là sẽ tà tà
chậm răi lê gót theo sau? Trong thời đại này,
cuộc phát triển của phụ nữ là
một trắc nghiệm đúng lúc và có tầm
quyết định đối với nhiệt tâm
làm muối đất của Giáo Hội trong
lịch sử nhân loại và đây cũng là
một chiều kích quan trọng trong sứ vụ
của Giáo Hội.
Một
cái nh́n có tính đàn ông trị và nhân
tạo của Giáo Hội đă gây ra nhiều
vấn đề khó khăn. Chỉ cách đây vài
thế kỷ, như thể một phép lạ
việc Thánh Vincent de Paul cho phép các nữ tu
rời khỏi nội cấm để phục
vụ các bệnh nhân và các người nghèo mà
không bị sự cản trở và can thiệp thô
bạo của bản quyền Giáo Hội.
Tại
thời điểm cuối thiên niên kỷ
thứ hai này, đâu là t́nh trạng của
phụ nữ trong Giáo Hội? Kinh nghiệm
của phụ nữ bước đi trước
rất xa so với nhăn quan có tính cơ chế
hiện nay về Giáo Hội. Đă có hàng trăm,
nếu không phải hàng ngàn, nữ
thần học gia đầy năng lực
– con số này đông đảo hơn cả
tất cả các thế kỷ trước đây
gộp lại. Tuy nhiên, Vatican vẫn gây nhiều
khó khăn cho phụ nữ trong việc đảm
nhận các ghế ở những đại
học do Giáo Hội Công Giáo đỡ đầu,
nhất là nếu họ ủng hộ phong trào
nữ quyền và đặt ra những chất
vấn và những vấn đề thần
học, chưa nói là chất vấn các giáo
thuyết của Giáo Hội. Bất chấp t́nh
trạng này, nhiều phụ nữ đă tạo
được rất nhiều ảnh hưởng
trong việc xâm nhập vào các đại học
không bị kiểm soát bởi Rôma – và hơn
thế nữa, vào các ngành thần học đại
kết.
Nhiều
nơi trên thế giới, phụ nữ đang
được ủy thác nhiều vai tṛ mục
vụ rất quan trọng và, trong thực tiễn,
họ đă chia sẻ nhiều vai tṛ lănh đạo
trong Giáo Hội. Người ta thấy nhiều
phụ nữ giảng tĩnh tâm và chủ
tọa các khóa hội thảo ngay cả cho các
linh mục – và năng lực của họ
được mọi người trân trọng.
Ở
b́nh diện giáo xứ, nhiều phụ nữ là
các trợ lư mục vụ – họ đảm
nhận những trách nhiệm khác nhau, trong đó
gồm cả việc thăm viếng, an ủi và
đem Ḿnh Thánh Chúa cho bệnh nhân. Hơn nữa,
họ giúp thăng tiến giáo dân qua việc
huấn luyện và đào tạo các nhóm mục
vụ giáo dân để thi hành sứ vụ đối
với các bệnh nhân, một sứ vụ không
dừng lại ở chỉ việc thăm
viếng tại các bệnh viện. Họ tổ
chức và huấn luyện các nhóm giáo dân
hoạt động cho công bằng xă hội
nhằm mục đích thúc đẩy giáo xứ
mở rộng tầm nh́n và dấn thân vào các lănh
vực xă hội đặc biệt có liên hệ
tới người nghèo và những người
bị áp bức. Nhiều phụ nữ làm
việc trong các nhóm học hỏi Thánh Kinh
tại các giáo xứ hay tại các gia đ́nh
nhằm mục đích đào sâu sự hiểu
biết của người giáo dân đối
với Thánh Kinh, nhất là xét như một
nguồn phát triển linh đạo, và nhằm giúp
các giáo dân khám phá ra con đường cụ
thể để sống ơn gọi Kitôhữu
của ḿnh. Tất cả những điều nói
trên đang diễn ra trong các giáo xứ nơi mà
người ta đề cao tính cộng tác trong
vai tṛ lănh đạo mục vụ – nghĩa là
nơi mà các mục tử không có cái tôi lớn
quá và biết cương quyết đề kháng
lại cơn cám dỗ nắm toàn quyền
kiểm soát bằng cách từ chối sử
dụng quyền hành trên những người
khác. Thay vào đó, các mục tử này chia
sẻ sức mạnh của Chúa Thánh Thần với
những người khác qua việc nh́n
nhận, khích lệ và vận dụng năng
lực phong phú của những tín hữu đă
được đào tạo tốt ngày nay.
Phụ
nữ có thể cử hành Bí Tích Ḥa Giải không?
Nhiều phụ nữ, trong đời sống và
trong sứ vụ của ḿnh, vẫn phục
vụ như những dấu hiệu bí tích
của ḥa b́nh và ḥa giải. Phụ nữ
được ban cho đặc ân về ḷng
quảng đại tha thứ, và họ có
nhiều thuận lợi lớn lao trong việc
quan hệ và tiếp xúc với các bệnh nhân, các
người già yếu và những người
hấp hối. Thật vậy, không thể kể
hết ở đây những ‘thế
mạnh’của phụ nữ trong lănh vực này.
Tôi có biết nhiều phụ nữ giàu đặc
sủng được giám mục bổ nhiệm
làm các tuyên úy bệnh viện. Dĩ nhiên, chúng
ta chưa được nh́n thấy một
phụ nữ ngồi ở ṭa giải tội
chờ các hối nhân đến xin xá giải.
Thế nhưng, xưa nay vẫn không thiếu
những người – cả các bệnh nhân
lẫn những người lành mạnh - trong nhu
cầu và trong ḷng khao khát sám hối và ḥa
giải –tiếp tục tin tưởng và
cởi mở lương tâm của họ với
các phụ nữ giàu tấm ḷng.
Về
vấn đề này, tôi muốn chia sẻ hai ví
dụ từ kinh nghiệm riêng của ḿnh. Sau
Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai, một
bệnh viện dành cho các binh sĩ Đức
Quốc Xă được thiết lập ở
Gars, nơi hiện nay tôi đang sống. Những
người lính này vốn là tù nhân chiến
tranh của Mỹ. Họ lầm ĺ cứng
cỏi, nhưng một số trong họ cảm
thấy nhu cầu cần thố lộ các tội
lỗi - và thậm chí các tội ác – trước
đây của ḿnh cho một nữ tu đang
phụ trách săn sóc họ. Nữ tu này cầu
nguyện với họ, và chị hướng
dẫn họ mang nỗi khổ sở ấy
của ḿnh đến với Thiên Chúa trong tâm t́nh
khiêm tốn và phó thác. Tôi không thể không nghĩ
rằng tất cả những ǵ diễn ra ở
đây quả thật là một khoảnh khắc
bí tích c̣n thâm sâu hơn cả những trường
hợp người ta xưng tội với các
linh mục khe khắt nệ luật.
Một
ví dụ khác, đó là câu chuyện về
một nữ tu cao niên được bổ
nhiệm làm tuyên úy tại một bệnh
viện. Tại đây, chị được
mọi người coi là con người đáng tín
nhiệm nhất. Nhiều bệnh nhân tự
nguyện cởi mở nỗi ḷng với chị
và trang trải cho chị nghe những ǵ mà lương
tâm họ cho là trọng tội. Trớ trêu là có
một khúc mắc ở đây. Các bệnh nhân
kể cho chị biết về một linh mục
tại địa phương vốn thường
đến bệnh viện này hằng tuần
hoặc mỗi tháng hai lần để nghe
họ xưng tội – và ông ta luôn hạch sách
họ về loại tội và về số
lần phạm tội một cách chi li quá đáng.
Giờ đây, nếu vị nữ tu tuyên úy này
nói với các bệnh nhân rằng họ phải
xưng tội với một linh mục – (trong
nhiều trường hợp, yêu cầu này thường
có nghĩa là phải xưng thú với một người
cứng cỏi, khó ưa!) – th́ việc xảy
ra một phản ứng thất vọng nơi các
bệnh nhân của chị sẽ là điều
rất b́nh thường, dễ hiểu. Các
bệnh nhân hoặc sẽ giận, từ chối
xưng tội, hay tệ hơn, họ sẽ ‘pḥng
thủ’ và ‘bưng bít’ hơn mỗi khi
họ xưng tội với vị linh mục kia.
Vấn
đề không nằm ở chỗ: “Một
phụ nữ có thể cử hành được
nghi thức ḥa giải hay không?” Cho tới nay, chưa
bao giờ phụ nữ có cơ hội thử làm
nghi thức này. Tôi chỉ biết về những
ǵ họ thực sự làm. Họ lắng nghe các
bệnh nhân, cầu nguyện với các bệnh
nhân, họ ca ngợi ḷng quảng đại
thứ tha của Thiên Chúa, họ cầu xin Chúa
khắc ghi một dấu biết ơn trong cơi ḷng
các bệnh nhân, để rồi dấu ấn này
sẽ giúp các bệnh nhân biết sẵn sàng hơn
để thứ tha cho những người xúc
phạm đến ḿnh.
Phụ
nữ có thể cử hành Bí Tích Xức Dầu
Bệnh Nhân không? Cho tới nay việc này cũng
không được giao cho họ, nhưng
thiển nghĩ thẩm quyền Giáo Hội có
thể mạnh dạn trao cho các phụ nữ
sứ vụ này. Tôi biết một nữ tu
rất ân cần và được mọi người
yêu mến, với dầu đă thánh hóa, chị
xức cho bệnh nhân nếu được yêu
cầu, và đồng thời chị cùng cầu
nguyện với họ. Tuy nhiên, chị không dùng
những công thức được qui định
trong phụng vụ. Như vậy có phải
chị đang cử hành bí tích không? Một cách
chính thức th́ câu trả lời là “không”, nhưng
sự hiện diện sốt sắng và việc
xức dầu đầy cảm kích của
chị có thể đem lại ơn phúc dồi dào
hơn là trường hợp một ‘ông
cha’vội vă bước vào pḥng, xức dầu
cho bệnh nhân đúng theo sách nghi thức,
rồi vội vă biến đi mất!
Theo giáo
huấn “dứt khoát” của Giáo Hoàng Gioan Phaolô
II, phụ nữ không bao giờ có thể cử hành
Thánh Thể trong tư cách là chủ tọa - hay nói
một cách chuyên môn hơn: phụ nữ không bao
giờ có thể truyền phép Thánh Thể.
Thế nhưng, vị kế nhiệm của Giáo
Hoàng Gioan Phaolô II rất có thể sẽ cảm
thấy ḿnh không bị ràng buộc bởi
một lời tuyên bố như thế, nếu
vị ấy biết chịu khó lắng nghe hơn
không chỉ đối với các nhà thần
học có năng lực và đáng tin cậy mà
cả đối với cảm thức chung
của những tín hữu được nh́n
nhận là trưởng thành và có khả năng
biện phân.
Đôi
khi có người hỏi tôi: “Này, cha giải thích
thế nào về sự kiện một linh mục
đang mắc tội trọng vẫn có thể
truyền phép Thánh Thể cách thành sự, trong khi
đó một phụ nữ thánh thiện không bao
giờ có thể truyền phép như thế?” Tôi
thường trả lời bằng cách đặt
một câu hỏi ch́a khóa: “Truyền phép Thánh
Thể, điều đó có nghĩa là ǵ? Không
phải chúng tôi, các linh mục, là người
truyền phép – tức làm cho cái vốn là bánh
trở thành sự hiện diện của Đức
Kitô. Mầu nhiệm này xảy ra qua epiklesis,
bởi quyền năng của Chúa Thánh Thần.”
Thế tại sao lời cầu nguyện long
trọng kêu xin Chúa Thánh Thần “xuống trên
những lễ vật này và thánh hóa chúng”
lại không được thốt lên từ môi
miệng một phụ nữ thánh thiện, trong
khi thực tế có những người đàn
ông không được nh́n nhận là thánh
thiện lắm lại làm được điều
đó? Một đàng, t́nh trạng “tội
chất cao như núi” của một linh mục cũng
không làm cho khả năng “truyền phép”
của anh ta suy suyển đi chút nào - và đàng
khác, một phụ nữ, dù thánh thiện đến
mấy, cũng không thể có được
khả năng nói trên – tôi cảm thấy h́nh
như nhiều người muốn coi hai điều
ấy là tất nhiên như nhau. Nói cách khác,
tôi tự hỏi: Phải chăng duy chỉ
sự kiện người ta là phụ nữ
đă là một cản trở không thể vượt
qua đối với tính hiệu lực (của
việc truyền phép), trong khi t́nh trạng
tội trọng của một người đàn
ông th́ không liên can ǵ? Đây là những lấn
cấn mà chúng ta không thể ḥa hợp một cách
thỏa măn.
Một
điều ngày nay nói chung không ai chối căi,
đó là giới thẩm quyền Giáo Hội không
thể đưa ra một lư do chính đáng nào
để loại trừ phụ nữ ra khỏi
tất cả những cuộc thảo luận và
những quyết định cốt yếu có liên
quan tới nữ giới không kém chi nam giới.
Phụ nữ là một nửa năng động
của Giáo Hội; trước khi quyết định
dứt khoát về chuyện có thể trao
những tác vụ nào cho phụ nữ, th́
cần phải quan tâm mời họ tham gia một
cách tích cực vào trong các tiến tŕnh thảo
luận và biểu quyết tập thể. Hồi
năm 1994, trong kỳ Thượng Hội Đồng
Giám Mục Thế Giới về đời
sống thánh hiến, một giám mục đă
đề nghị rằng phụ nữ nên tham gia
vào trong cuộc bầu chọn giáo hoàng! Đó không
phải là một đề nghị có ư nghĩa
sao?
Về
vấn đề truyền chức linh mục cho
phụ nữ, có đủ tư liệu để
cho thấy rằng lập luận truyền
thống chống lại việc này không chỉ
sai lạc mà c̣n đáng xấu hổ nữa, chưa
nói là nó rất nguy hiểm về mặt thần
học. Văn kiện Inter Insigniores (15-10-1976)
của triều Giáo Hoàng Phao-lô VI tham chiếu
đến nhiều nhà thần học Trung Cổ
(thay v́ là những nhà thần học hiện
đại) như Bonaventura, Duns Scotus và Durandus.
Tất cả những tên tuổi ấy đều
đă đưa ra cùng những lập luận
giống nhau và do đó cùng sai lầm như nhau.
Quan điểm của Scotus được
thấy là đặc biệt “cạn tàu ráo máng”:
Chức thánh
là một cấp bậc cao trọng vượt trên
những người khác trong Giáo Hội và dành
cho một vai tṛ ưu việt vốn, một cách
nào đó, phải được biểu hiện
bởi địa vị và thế giá cao trọng.
Nhưng phụ nữ tự bản chất ở
trong t́nh trạng lệ thuộc đối
với nam giới, và do đó không thể
chiếm một phẩm vị cao trọng trên
bất cứ người đàn ông nào ...
Nếu phụ nữ có thể nhận chức thánh
trong Giáo Hội, họ sẽ có thể đứng
đầu và điều khiển, một điều
hoàn toàn trái nghịch với t́nh trạng của
họ ... V́ thế, phụ nữ không phải là
một thứ có khả năng nhận bí tích này
(Scotus, In IV sent. d. 25, Scholion Opus Oxoniense).
Như
vậy, chúng ta có thể thấy cách mà mặc
cảm tự tôn nam giới dễ dàng tự
động chuyển thành mặc cảm tự
tôn linh mục. Mặc cảm tự tôn ấy
là một sự đối nghịch khủng
khiếp với sự thật cốt lơi và khuôn
mặt của Đức Kitô Người Tôi
Tớ. Chúng ta cũng thấy rơ rằng toàn
bộ vấn đề truyền chức linh
mục cho phụ nữ không thể được
giải quyết thỏa đáng bao lâu chức
linh mục Công Giáo – trong lư thuyết và thực
hành – vẫn c̣n được hiểu như
một bậc sống ‘chức trọng quyền
cao’. Một năo trạng trọng nam khinh nữ và
nặng tính phân chia cấp bậc như thế cũng
đồng thời có chiều hướng
loại trừ phụ nữ ra khỏi mọi
tiến tŕnh bàn bạc và thảo luận quan
trọng trong Giáo Hội (x. Dennis Michael Ferrara, “The
Ordination of Women: Tradition and Meaning,” Theological
Studies 55 [1994], tr. 706-719).
Những điều
kiện cần thiết để chủ tọa
cuộc cử hành Thánh Thể
Đức
Kitô đă thiết lập Bí Tích Thánh Thể như
một quà tặng đặc biệt của t́nh
yêu cho Giáo Hội lữ hành mọi nơi và
mọi thời. Tôi cho rằng từ sự
thật căn bản này, chúng ta dễ dàng rút ra
kết luận rằng bất cứ sự đ̣i
hỏi nào trong thực tế tước đoạt
khỏi các cộng đoàn Kitôhữu việc
cử hành Thánh Thể đều đặn th́
đều là những đ̣i hỏi không có cơ
sở, và do đó cần phải được
xét lại.
Đây
là một sự thật có tầm rất hệ
trọng đối với những ai đang
nắm giữ quyền bính. Chúng ta hăy đọc
lại tuyên bố của Sách Giáo Lư Giáo
Hội Công Giáo:
Việc
cử hành Ngày của Chúa và Hy Lễ Tạ Ơn
của Ngài vào ngày Chúa Nhật là trung tâm của
đời sống Giáo Hội (2177). Thánh Lễ Chúa
Nhật là nền móng và là nguồn lực
củng cố của mọi thực hành Kitô giáo.
V́ vậy tín hữu có bổn phận phải
tham dự Thánh Lễ vào những ngày buộc
trừ phi được miễn chước v́
một lư do hệ trọng. Những ai cố ư
bỏ bổn phận này th́ mắc tội
trọng (2181).
Trong
một thần học luân lư nhắm đến
không chỉ những người dưới quyền
bính mà c̣n nhắm đến cách đặc
biệt những người nắm quyền
bính, th́ có thể thấy rơ rằng nếu v́ quá
nhiều điều kiện nhân tạo làm
cản trở không cho nhiều cá nhân và cộng
đoàn Kitôhữu đều đặn tham
dự Hy Lễ Tạ Ơn th́ những vị lănh
đạo Giáo Hội đặt ra cac điều
kiện đó sẽ “mắc tội trọng” (xem
số 2181 trên). Người ta không thể nói
rằng bao nhiêu Thánh Lễ họ
bị tước đoạt do các qui định
nhân tạo như thế th́ chính các nhà hữu
trách Giáo Hội cũng mắc bấy nhiêu tội
đó sao? Để bắt đầu một
cuộc thẩm xét xa hơn, thiển nghĩ nên
xuất phát từ những cộng đoàn dùng
bữa của Giáo Hội Kitô giáo thời sơ
khai.
Linh mục thợ -
xin chân thành cám ơn các bạn!
Không
nghi ngờ ǵ nữa, các linh mục thợ
xứng đáng được chúng ta tri ân sâu xa.
Họ đă và vẫn đang là những nhà tiên
phong dũng cảm trong việc thám hiểm các chân
trời mới cho một nhận thức đúng
đắn hơn về hội nhập văn hóa
và về chức linh mục thừa tác. Nói
một cách ẩn dụ, bước nhảy
của họ là một bước nhảy vĩ
đại qua một vực thẳm vừa sâu
vừa rộng. Nhiều linh mục và giám mục
nổi tiếng về ḷng nhiệt thành mục
vụ và về sự sáng suốt đă dám
đương đầu với vấn đề
nóng bỏng là sự lảng xa của
tầng lớp lao động b́nh dân đối
với một Giáo Hội không chỉ rề rà
đi sau lịch sử mà đồng thời c̣n
rề rà đi sau Tin Mừng của “Thiên Chúa
ở cùng chúng ta” nữa. Các linh mục này
hiểu rằng x́-căng-đan đă nổi lên
khi người ta mất
liên lạc với giới lao động, cũng
như ngày nay nhiều Kitô hữu sáng suốt
đang lo ngại Giáo Hội có thể đánh
mất nhiều người trong số các phụ
nữ đầy tiềm năng nhất của ḿnh.
Các
thông điệp của Giáo Hoàng Lêô XIII và Piô XI
về vấn đề xă hội của giai
cấp thợ thuyền chắc chắn là
những ví dụ về một bước đi
đúng hướng; Nhưng chúng không thể
lấp đầy cái vực thẳm giữa
những thực hành của Giáo Hội và nền
văn hóa của giai cấp thợ thuyền. Paul
Gauthier, trong tư cách là một trong những linh
mục sáng suốt trỗi vượt về
mục vụ, đă có đủ dũng cảm và
tinh tế để diễn tả điều
đó một cách thẳng thắn như sau: “Nước
Pháp đă trở thành một xứ truyền giáo.”
Tuy nhiên, dù có thiện chí đến mấy đi
nữa, các linh mục được sai đến
với giới thợ thuyền vẫn mang dấu
ấn khác biệt về văn hóa và giai cấp
– đó là kiểu thức linh mục theo Triđentinô,
được biểu tượng bởi
chiếc áo chùng đen. Đa số các linh
mục hoàn toàn không thể nhận ra tầm
mức của sự khác biệt và sự xa
lạ về văn hóa. Ở đây chúng ta không
cần phải chứng minh về sự xa lạ
của giới thợ thuyền hay của Giáo
Hội, v́ cả hai đều đă quá sáng
tỏ.
Hồng
Y Emmanuel Suhard vĩ đại - cùng với các nhà
tư vấn và tuyên úy của giới trẻ Công
Giáo như Jacques Loew, OP, Henri Godin và Yves Daniel - là
những người đă có sáng kiến
thực hiện cuốn sách gây xôn xao dư
luận: Nước Pháp, Xứ Truyền Giáo?
(tác giả của cuốn sách là hai danh tánh sau cùng
nêu trên).
Trong
thời gian sửa soạn cho Công Đồng, tôi
có dịp tiếp xúc và cộng tác với Jacques
Loew và Giám Mục A. Ancel, người vẫn
đường đường là một linh
mục thợ ngay cả khi đă trở thành giám
mục. Tất cả những khuôn mặt ấy
đều toát ra tinh thần Tin Mừng một cách
tuyệt vời, để lại ấn tượng
rất sâu sắc cho tôi.
Chắc
độc giả sẵn ḷng thứ lỗi cho tôi
v́ tôi hơi lang bang một chút để nhắc
lại câu chuyện mà tôi đă nghe từ Giám
Mục Ancel; dù sao câu chuyện cũng rất
đặc trưng cho vấn đề ở đây.
Số là văn kiện Veterum Sapienta,
được thông qua bởi các giới chức
già nua trong giáo triều, nêu nghị quyết
rằng nhân Công Đồng sắp tới,
cần phải cố gắng để duy tŕ “văn
hóa Latinh” và, nhằm mục đích ấy,
mọi triết học và thần học sẽ măi
măi cần phải được giảng dạy
bằng tiếng Latinh trên khắp thế giới.
Sau khi văn kiện ấy được ban hành,
Giám Mục Ancel, thay mặt các giám mục Pháp,
đă đến gặp giáo hoàng và thẳng
thắn bày tỏ sự phản đối. Giáo
Hoàng Gioan XXIII không chút ngạc nhiên. Ngài nói: “Thưa
Đức Cha, tôi đón nhận sự phản
đối này. Và tôi hiểu tại sao. Nhưng hăy
cho phép tôi kể một câu chuyện để
giải thích vấn đề này:
Giorgio, một nông
dân ở miền núi Bergamo, đến gặp giám
mục của ḿnh và xin ngài đặt ḿnh làm
linh mục, v́ suốt mùa đông dài chẳng linh
mục nào có thể đi tới thị trấn
bé nhỏ ấy, v́ thế mọi người
ở đó phải sống không có Thánh Lễ.
Giorgio nói: “Thưa Đức Cha, con bảo đảm
rằng con có thể làm lễ bằng tiếng
Latinh nghiêm chỉnh, mặc dù con không hiểu
ất giáp ǵ về thứ tiếng ấy. Nhưng
con cũng có thể phỏng đoán ư nghĩa cách
đại khái được.” Vị giám
mục rất cảm động, nhưng ngài
trả lời anh ta: “Rất tiếc, v́ anh là người
đă kết hôn, tôi không được phép
truyền chức linh mục cho anh.”
Một năm
sau, Giorgio lại đến gặp giám mục và
thưa: “Margaret, người vợ thánh thiện
của con, đă được Chúa gọi
về, và con không có ư định cưới
vợ lần nữa. Vậy, thưa Đức
Cha, con có thể lănh chức linh mục không
ạ?” Giorgio trải qua một cuộc khảo
hạch ngắn, và anh tỏ ra rất xuất
sắc trong việc nắm hiểu các nghi thức.
Thế là anh được phong chức linh
mục. Làng anh ai nấy đều phấn
khởi.
Sau đó,
Giorgio có một chuyến về thành phố vài ngày,
cử hành Thánh Lễ tại nhà thờ chính ṭa.
Trong pḥng áo, tất cả các linh mục khác
đều nói “Prosit!” để chào anh. Giorgio
hỏi một cha già xem tiếng chào ấy có nghĩa
là ǵ. Vị linh mục ấy, vốn tính ranh ma,
trả lời: “Prosit nghĩa là thằng
đểu” . Ngày hôm sau, khi Giorgio lại
được chào “Prosit!”, anh nổi khùng lên,
đấm thẳng một cú vào mặt kẻ chào
ḿnh, và thét lớn: “Ông cũng là một prosit!”
Kể
tới đây, Giáo Hoàng Gioan XXIII dừng lại,
đăm chiêu, rồi nói với Giám Mục Ancel:
“Có lẽ tôi chỉ muốn rằng anh chàng
Giorgio ấy cần phải biết từ Latinh Prosit
có nghĩa là ǵ!” Rồi ngài thở dài, thú
nhận: “Ôi, tôi hy vọng Chúa sẽ tha thứ
cho tôi v́ tôi đă nhân nhượng một điều
như thế này đối với giáo triều.”
Sự
sùng bái tiếng Latinh như vậy không phải là
một biểu tượng của sự
lảng xa sao? Cũng vào giai đoạn đó,
một hồng y tên tuổi khác đă viết
trong tờ Osservatore Romano rằng Rôma sẽ măi
măi có bổn phận phải khai hóa các dân man di
bằng “siêu văn hóa” Latinh. Trong cùng hướng
suy nghĩ này, Hồng Y Giuseppe Pizzardo, bấy
giờ là người đứng đầu thánh
bộ của Ṭa Thánh, trong một cố gắng
trấn áp phong trào các linh mục thợ, đă
đưa ra quan điểm như sau: Việc
đứng vào hàng ngũ của tầng lớp
lao động lệ thuộc xem ra không xứng
đáng với địa vị của một
linh mục. Thật lạ! Tại sao vị
hồng y ấy không nhận ra rằng việc ḿnh
khoác vào người bộ áo đỏ tía diêm dúa
ấy và việc ḿnh đê mê với những tước
hiệu kệch cỡm kia th́ hoàn toàn tương
phản với Đức Giêsu Người
Thợ Mộc?
Năm
1963, năm đầu tiên triều giáo hoàng
của ngài, Giáo Hoàng Phao-lô VI nói chuyện
với tôi về vấn đề linh mục
thợ, ngài bày tỏ với tôi mối cảm thông
và quan tâm mục vụ sâu sắc của ngài. Ngài
trao cho tôi một tập hồ sơ dày và yêu
cầu tôi đúc kết một nhận định
về vấn đề đang rất thời
sự này. Quyết định của Giáo Hoàng
Phao-lô VI về việc tiếp tục cuộc
“thử nghiệm” các linh mục thợ đă
nhận được sự đồng t́nh
ủng hộ của Công Đồng qua văn
kiện về “Sứ Vụ Và Đời
Sống Linh Mục” (đoạn 8).
Bất
chấp mọi khốn đốn và hiểu
lầm, cơ chế linh mục thợ đă
nhận được sự phê chuẩn cuối
cùng – và đây là một dấu hiệu
“mở cửa” để đón lấy
ngọn gió trong lành. Chúng ta được mở
mắt ra để thấy một vấn đề
c̣n rộng lớn hơn – đó là, sự xa cách
thăm thẳm được tạo ra bởi
nền giáo dục và văn hóa của các linh
mục được định h́nh cách đồng
nhất theo kiểu thức chủng viện Triđentinô,
nhất là trong sắc thái Rôma, vốn vẫn c̣n
rất phổ biến cho tới Công Đồng
Vatican II. Công việc của Giáo Hội xét toàn
thể và đặc biệt của các giám
mục và linh mục là phải tiếp tục
tiến tŕnh hội nhập văn hóa về
thần học và sứ vụ, để tôn vinh
Đức Giêsu Người Thợ Mộc, Đấng
là “Con Người”, là “một người
ở giữa chúng ta” và giống chúng ta trong
mọi sự chỉ trừ tội lỗi.
Sự
hiện diện của các linh mục thợ
gần như trên khắp thế giới ngày nay là
một dấu hiệu của hy vọng và của
sự thách đố c̣n tiếp tục đặt
ra cho toàn thể Giáo Hội - nhằm xích lại
gần Đức Giêsu hơn trong chính lịch
sử nhân loại ở đây và bây giờ, cũng
như trong mọi nền văn hóa. Câu hỏi căn
bản của chúng ta là: “Giáo Hội và
thế giới đang cần loại linh mục nào?”
Chính mối ưu tư này đă cho tôi
sự can đảm và động lực để
viết quyển sách nhỏ này.
Trong hoàn cảnh
bị thách đố về thể lư
Nh́n
lại hoàn cảnh hiện nay của ḿnh, tôi không
thể không nghĩ rằng ḿnh là một người
tàn tật và bị rất nhiều thách đố
về thể lư. Vấn đề thanh quản
chỉ là một trong rất nhiều khó khăn
khác nữa của tôi. Mở rộng tầm nh́n
hơn, hướng nh́n đến Đấng
Emmanuel, Ngôi Lời Nhập Thể, và đồng
thời nh́n đến đà thay đổi nhanh
chóng trong lịch sử thời đại chúng ta,
chúng ta có thể thành thực nói rằng tất
cả chúng ta đang gặp vướng víu và
đang bị làm cho tàn phế trong cả hai phương
diện, chúng ta vừa chậm chạp không
bắt kịp sự gần gũi của Đức
Giêsu đối với dân Người vừa trôi
tụt lại phía sau trên con đường
tốc hành của lịch sử hiện đại.
Các
linh mục chúng ta mang sâu trong ḿnh những vết
thương không chỉ mới h́nh thành trong
hiện tại. Trên đôi vai yếu ớt
của ḿnh, chúng ta c̣n phải gánh lấy gánh
nặng của lịch sử Giáo Hội. Nếu
chúng ta cho phép ḿnh nhận thức được
các thương tích lớn lao ấy của ḿnh,
nếu chúng ta nhận thức được t́nh
trạng lạc hậu và què quặt của ḿnh
trong vô số phương diện, th́ rất có
thể chính những khiếm khuyết của chúng
ta sẽ trở nên nẻo đường ẩn
tàng cho chúng ta đón nhận dồi dào ân
sủng của Thiên Chúa. Chúng ta có thể trở
thành dấu chỉ và biểu hiệu của Người
Tôi Tớ tang thương của Thiên Chúa. “Đây
là người tôi trung Ta nâng đỡ, là người
Ta tuyển chọn và quí mến hết ḷng”
(Is 42,1). “Bao kẻ sửng sốt khi thấy tôi
trung của Ta mặt mày tan nát chẳng ra người”
(Is 52,14). “Người bị đời khinh khi
ruồng rẫy, phải đau khổ triền miên
và nếm mùi bệnh tật; người như
kẻ ai thấy cũng che mặt không nh́n”
(Is 53,3).
Những
suy niệm này của tôi bật ra khi tôi đọc
câu chuyện về một vị mục sư Tin
Lành bị tàn phế nặng nề nhưng đă
hết ḷng quảng đại dấn thân
phục vụ cho những kẻ tàn tật
thuộc mọi loại và mọi mức độ.
Thật chẳng hợp tí nào với qui định
của giáo luật cũ của chúng ta rằng không
được truyền chức linh mục cho
những người bị khiếm khuyết thân
thể trầm trọng! Toàn bộ t́nh h́nh
của chúng ta hiện nay có thể được
cải thiện rất nhiều nếu Giáo
Hội mời gọi các ơn gọi linh mục
từ những con người đau khổ này,
đặc biệt để phục vụ cho
những anh chị em tàn tật. Đời
sống của các linh mục tàn tật sẽ là
sự nhắc nhở sống động cho chúng
ta về Người Tôi Tớ Đau Khổ
của Thiên Chúa đang ở giữa chúng ta. <OJ>
|