BERNARD
HARING, C.SS.R.
------------------------------
GIÁO HỘI
CẦN
LOẠI
LINH MỤC NÀO ?
------------------------------
<OJ>
-2001-
Lm.
Lê Công Đức
Chuyển ngữ từ bản tiếng Anh:
PRIESTHOOD
IMPERILED,
A
Critical Examination Of The Ministry
In
The Catholic Church
Của:
BERNARD HARING, C.SS.R.
Do
nhà: TRIUMPHTM
BOOKS,
Liguori,
Missouri xuất bản
4.
CHỨC LINH MỤC TRONG BUỔI BAN ĐẦU
“Họ
đồng tâm nhất trí, ngày ngày chuyên cần
đến Đền Thờ. Khi làm lễ bẻ
bánh tại tư gia, họ dùng bữa với ḷng
đơn sơ vui vẻ. Họ ca tụng Thiên Chúa,
và được toàn dân thương mến” (Cv
2,46-47). Chúng ta có thể h́nh dung và hiểu
bản văn ấy như thế nào đây? Có
lẽ, thoạt đầu, chúng ta có thể mường
tượng một linh mục nam giới, mới
được truyền chức bởi một
trong số các Tông Đồ, cử hành Thánh
Lễ Tạ Ơn cho - và cùng với - cộng
đoàn qui tụ. Điều chắc chắn là
những cộng đoàn non trẻ này của các
Tông Đồ, được h́nh thành bởi
một nhóm các gia đ́nh, biết rất rơ
lời di chúc của Đức Giêsu: “Anh em hăy
làm việc này để tưởng nhớ
Thầy!”
Những ‘cộng
đoàn dùng bữa’ ở Giê-ru-sa-lem
Khi
quây quần với nhau, những cộng đoàn
dùng bữa thuở phôi thai này giữ hồi
ức đức tin của họ sống động
bằng cách chia sẻ với nhau đức tin,
đức cậy, đức ái, niềm vui.
Họ chia sẻ chính con người họ và
những ǵ mà họ sở hữu, nhưng
nhất là họ chia sẻ đức tin và tâm t́nh
ca ngợi của ḿnh hướng về Thiên Chúa.
Họ chẳng mấy cần đến cơ
cấu và tổ chức, mặc dù qua các Thư
của Phao-lô và qua Công Vụ Tông Đồ chúng
ta biết rằng vấn đề cảm
thức tôn ti trật tự đă thu hút nhiều
sự quan tâm. Nghĩa là, cần có người
canh chừng để bảo đảm mọi
sự được làm cách đúng đắn và
không một điều thiết yếu nào bị
bỏ sót. Suy đi ngẫm lại, chúng ta có
thể kết luận rằng như vậy
cần có một người nào đó ‘chủ
tọa’ những buổi qui tụ này, nhưng
tất cả mọi người đều
chịu trách nhiệm về sự trưởng thành
thiêng liêng và về chứng tá của cộng
đoàn.
Các
cộng đoàn nhỏ ở Phi Châu hay các
cộng đoàn cơ bản ở Châu Mỹ La
Tinh có thể giúp chúng ta mừơng tượng
về những cộng đoàn dùng bữa thuở
phôi thai này. Tuy nhiên, chúng ta không nên bỏ qua
tầm quan trọng của sự kiện rằng
các cộng đoàn đức tin sơ khai rất
khác nhau về một phương diện. Trong
những cộng đoàn quá non trẻ, người
ta không bao giờ bị mất Thánh Lễ do
thiếu vắng một linh mục được
truyền chức. Cả Công Vụ Tông Đồ
và các Thư Phao-lô đều sử dụng
thuật ngữ oikia, nghĩa là Giáo Hội
tại gia. Rất nhiều những Giáo Hội
tại gia này được nhận ra qua
những cái tên phụ nữ. Chẳng hạn, chúng
ta đọc thấy “gia đ́nh của
Stephanas” (1Cr 16,15), và một đôi vợ
chồng “Prisca và Aquila ... với toàn gia đ́nh
họ” (1Cr 16,19). Trong Thư gửi tín hữu
Rôma, Thánh Phao-lô nồng nhiệt chào “Phoebe,
một phó tế của Giáo Hội ở Cenchreae”
(Rm 16,7), và ở cuối thư chúng ta gặp
thấy một danh sách dài những đàn ông và
phụ nữ dấn thân phục vụ cho Tin
Mừng và cho các cộng đoàn đức tin bé
nhỏ hay các Giáo Hội tại gia của họ.
Không
phải tôi là người duy nhất nghĩ
rằng các phụ nữ đôi khi đă chịu
trách nhiệm toàn bộ buổi qui tụ của
cộng đoàn đức tin, việc ca ngợi,
tưởng niệm tạ ơn và huấn giáo
tại nhà họ. Lúc ấy họ đă không –
và không thể – lường trước
được những vấn đề của
chúng ta hôm nay, họ càng không hiểu được
những cân nhắc chi li của chúng ta liên quan
đến “tính hiệu lực của các
thứ bậc”, nhưng chắc chắn
họ có quan tâm đến ḷng trung thành đối
với Đức Kitô và – một mức nào
đó – quan tâm đến tính kỷ luật
của các nghi lễ.
Việc
suy tư về những Giáo Hội tại gia
nhỏ bé này phải thúc đẩy chúng ta hăng
hái quay trở về và nắm bắt lại
sự tươi trẻ của buổi ban đầu
Giáo Hội và phải giúp chúng ta biết h́nh dung
ra những viễn tượng đầy sáng
tạo và những khả năng khả thi cho
thời đại chúng ta.
Tính
phong phú và đa dạng của các đặc
sủng
Cả
Công Vụ Tông Đồ lẫn các Thư Phao-lô
đều giới thiệu cho chúng ta những ư tưởng
sống động liên quan đến tính phong phú
và đa dạng của các đặc sủng và
các sứ vụ trong Kitô giáo thuở sơ khai.
Một điều hiển nhiên nhất, đó là
loại chức linh mục mà sau này Công Đồng
Tridentinô phát triển không hề có gốc rễ
nào trong cảm nghiệm Thánh Kinh này. Cũng không
thấy có hướng chỉ nào về chiều
hướng ấy trong cách hiểu và cách thể
hiện cử hành thời sơ khai. Ư niệm
về nhóm “một người”
(“one-person” team) vốn không hề được
ai tưởng nghĩ tới – tôi muốn nói
đến ư niệm về một cá nhân có năng
lực đảm nhận hết mọi sự cho
mọi người! Thật vậy, nhóm
“một người” tự thân nó là
phản Tin Mừng. Trong khi các mục tử
tốt lành ngày nay phải săn sóc một
số người và một số nhóm chuyên
biệt theo những khả năng, đặc
sủng, và mức độ sẵn sàng riêng
của họ, th́ chính toàn thể cộng đoàn
đảm nhận trách nhiệm quan tâm tới
việc giáo dục, cử hành, săn sóc các
bệnh nhân, những người già, những người
neo đơn.
Thánh
Phao-lô nói: “Vậy anh em, anh em là thân thể
Đức Kitô, và mỗi người là một
bộ phận. Trong Hội Thánh, Thiên Chúa đă
đặt một số người, thứ
nhất là các Tông Đồ, thứ hai là các ngôn
sứ, thứ ba là các thầy dạy, rồi
đến những người được
ơn làm phép lạ, được những đặc
sủng để chữa bệnh, để giúp
đỡ người khác, để quản
trị, để nói các thứ tiếng lạ”
(1Cr 12,27-30). Trong ánh sáng này, chúng ta được
thúc đẩy để nhận ra, biện phân và
– trong sự tự do đầy sáng tạo và
trong ư thức trách nhiệm – chúng ta sẽ ngày
càng phát huy những năng lực khác biệt và
đa dạng ấy trong toàn thể Giáo Hội hôm
nay.
Các
trưởng lăo của Giáo Hội sơ khai và các
linh mục hôm nay
Theo
từ nguyên, từ hiện đại “linh
mục” (priest, prêtre, presbitero, priester) có
gốc ở từ Hi Lạp “presbyteroi”,
nghĩa là “những công dân lăo thành”.
Trong cộng đoàn Do Thái giáo truyền thống,
có một vị trí dành cho các công dân lăo thành.
Sự kiện sống lâu không phải là yếu
tố có tầm quyết định lắm; đúng
hơn, điều được người ta
kỳ vọng ở đây là sự khôn ngoan và
nhiệt t́nh phục vụ. Trong truyền
thống Do Thái giáo, người ta thấy một
nhóm trưởng lăo làm việc sát cánh với các
phẩm trật tư tế và Lê-vi khác nhau. Không
bao giờ có ai nghĩ đến chuyện gạt
một trưởng lăo ra khỏi nhóm – v́
tự bản chất, nhóm luôn luôn là một cơ
chế có tính tập đoàn. Cùng với nhau, các
trưởng lăo đưa ra những lời khuyên
và những hướng dẫn cho cộng đoàn
trong việc hợp tác với các tư tế.
Cũng
thế, có một sự kiện hiển nhiên
rằng trong cộng đoàn Kitô giáo sơ khai,
chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi
truyền thống Do Thái giáo, không một trưởng
lăo đơn độc nào đă từng đứng
ra cai quản cách đơn phương. Một cách
thiết yếu, công việc cai quản là công
việc có tính cộng tác, chia sẻ sự khôn
ngoan và quyền bính, mang dấu ấn bởi
một tinh thần quảng đại và nhiệt
tâm phục vụ.
Các
Thư Mục Vụ cho chúng ta một thoáng nh́n
về sự phát triển tính tổ chức
của Giáo Hội vào khoảng năm 100. Một
nhóm tương đối nhỏ các trưởng
lăo (presbyteroi) thi hành một thứ chức vụ
chủ tọa có tính tập đoàn trong
hội đồng, nhằm phục vụ cho
thiện ích của cộng đoàn. Một số
trong họ cũng được cộng đoàn
ủy thác sứ vụ giảng thuyết và giáo
huấn. Đành rằng những công việc này
được xem như là những công việc
đầy vinh dự, nhưng những con người
thi hành các công việc ấy không bao giờ
được coi là bề trên của người
ta , cũng không được ban tặng bất
cứ tước hiệu hay sự phân biệt nào
theo chiều hướng đẩy họ lên cao hơn
và tách biệt họ khỏi cộng đoàn. “Những
kỳ mục thi hành chức vụ chủ tọa
cách tốt đẹp, th́ đáng được
đăi ngộ gấp đôi, nhất là những
người vất vả phục vụ Lời Chúa
và giảng dạy” (1Tm 5,17).
Như
vậy, rơ ràng là không thể tưởng tượng
việc tạo lập và phát triển các cộng
đoàn Kitô giáo mà không có một tập đoàn
các trưởng lăo được thiết định,
như chúng ta thấy trong các chỉ thị mà Thánh
Phao-lô đề ra cho Titô: “Tôi đă để
anh ở lại đảo Crêta, chính là để
anh hoàn thành công việc tổ chức, và đặt
những kỳ mục trong mỗi thành, như tôi
đă truyền cho anh ...” (Tt 1,5).
Ở
giai đoạn này trong chặng đường phát
triển của Giáo Hội, các Thư Mục
Vụ cũng đề cập đến sự
tuyển chọn các giám mục. Mặc dù
những qui tắc hay những tiêu chuẩn cụ
thể cho việc lựa chọn các giám mục và
các phó tế vốn đă có sẵn rồi, song
các qui tắc ấy luôn luôn được
hiểu và được triển khai trong một
bộ khung có tính tập đoàn rộng lớn hơn.
Hơn nữa, để phục vụ cho sự ḥa
thuận và cho việc làm chứng, trật tự
cũng được nhấn mạnh.
Mối
quan tâm sâu xa và sự săn sóc ân cần đối
với các bệnh nhân là mối ưu tiên hàng
đầu của những cộng đoàn Kitôhữu
bé nhỏ này, như được ghi nhận
rất rơ trong Thư của Thánh Gia-cô-bê: “Ai
trong anh em đau yếu ư? Người ấy hăy
mời các kỳ nục của Hội Thánh đến;
họ sẽ cầu nguyện cho người
ấy, sau khi xức dầu nhân danh Chúa” (Gc
5,14). Nói chung, bản văn này được
hiểu trong bối cảnh một tập đoàn
tính trong đó nghi thức xức dầu
được cử hành bởi các trưởng
lăo. Đây đích thực là một kinh
nghiệm phụng vụ không có những áo măo cân
đai của lễ nghi nặng nề.
Trên
khắp thế giới ngày nay, người ta
đang tha thiết mong muốn giới cầm
quyền trong Giáo Hội ủy trao việc trao ban
Bí Tích Xức Dầu Bệnh Nhân cho các y tá, bác
sĩ, các hiệp hội mục vụ giáo dân hay
các nhóm người cao tuổi có năng lực
– trong tính cách tập đoàn, họ có thể
thăm viếng và săn sóc các bệnh nhân và
những người già cả. Những người
đă về hưu, cả nam lẫn nữ, là
một kho tàng dồi dào chưa được
khai thác để đảm nhận những
sứ vụ khác nhau trong Giáo Hội. Nhiều người
trong số này không những đă nhận
được sự đào tạo về
thần học, mục vụ và lâm sàng, mà c̣n có
một căn bản linh đạo sâu sắc
ngang bằng hoặc hơn cả một số
linh mục hay giám mục. Thật vô lư khi rả
rích than thở rằng Giáo Hội thiếu ơn
gọi linh mục trong khi mà Chúa Quan Pḥng cung
cấp cho chúng ta dư dật những con người
vừa có khả năng vừa giàu nhiệt tâm
ngay trước mắt chúng ta! Những sứ
giả đầy tiềm năng này của Thiên
Chúa cung cấp cho chúng ta không chỉ những cơ
hội kịp thời để bổ sung cho Giáo
Hội và giải phóng Giáo Hội khỏi
những khuôn khổ cứng nhắc và năo
trạng nệ nghi lễ cũ rích, mà c̣n có
thể thăng tiến tính tập đoàn ở
mọi cấp độ. <OJ>
|