BERNARD
HARING, C.SS.R.
------------------------------
GIÁO HỘI
CẦN
LOẠI
LINH MỤC NÀO ?
------------------------------
<OJ>
-2001-
Lm.
Lê Công Đức
Chuyển ngữ từ bản tiếng Anh:
PRIESTHOOD
IMPERILED,
A
Critical Examination Of The Ministry
In
The Catholic Church
Của:
BERNARD HARING, C.SS.R.
Do
nhà: TRIUMPHTM
BOOKS,
Liguori,
Missouri xuất bản
5. KHUÔN MẶT NGƯỜI
LINH MỤC QUA GỈNG LỊCH SỬ
Khi
tôi chọn trở thành một linh mục, khuôn
mặt người linh mục (nhất là trong các
ḍng tu) không c̣n quá cứng nhắc như có
thể ghi nhận trong các thế kỷ trước
đây. Vào thời điểm đó, cũng như
ngày hôm nay, cũng có một số một số
ḍng tu (của linh mục và giáo dân) với
những linh đạo đặc sắc và đa
dạng, những khả năng dồi dào để
đáp ứng nhiều sứ vụ khác nhau.
Tuy
nhiên, đối với chức linh mục
triều, khuôn mặt của một vị mục
tử ‘toàn năng’ vẫn tiếp tục
được khẳng định. Một cách tiêu
biểu, ông cha sở một chiều của Công
Đồng Tridentinô được đặc trưng
bởi tính đồng nhất, bởi sự
vâng phục tối mặt, và thường
bởi sự thiếu sáng tạo. Mặt khác,
các cha sở, các phụ tá mục vụ, các tuyên
úy trong khi hoàn toàn phục tùng giám mục của
ḿnh th́ cũng được “bù lại”
bằng một chế độ linh mục
nặng tính kiểm soát trên các tín hữu.
Một thoáng nh́n về quá khứ có thể giúp
chúng ta nhận ra nguồn gốc của t́nh
trạng này và cũng có thể giúp chúng ta
đưa ra những dự án hợp lư cho tương
lai – điều mà chúng ta có thể nói rằng
vốn đă bắt đầu trong thực
tế rồi.
Giám mục và linh
mục trong tư cách là những vị tuẫn
đạo
Từ
“tuẫn đạo” (martyr) ban đầu có
nghĩa là làm chứng cho đức tin. Theo nghĩa
đó, các Tông Đồ, những người
kế vị của các ngài, và quả thực
tất cả các tín hữu trong mọi thời
đại đều được mời
gọi làm chứng cho Đức Giê-su Kitô, cho Tin
Mừng của Ngài và cho kế hoạch cứu
độ của Thiên Chúa. Các giám mục
thuở đầu tiên thường không có
nhiều tín hữu trong địa phận của
các ngài hơn so với một cha sở của
thời nay. Tầm cỡ tương đối
nhỏ ấy của các địa phận cho phép
các giám mục gần gũi giáo dân hơn. Các ngài
không sở hữu những ngôi nhà nguy nga lộng
lẫy cũng không sống đời sống
ưu đăi dư dật. Trong mọi khía
cạnh bên ngoài, các giám mục thuở đầu
tiên sống cùng một mức độ như các
anh chị em Kitôhữu của các ngài. Điều
thực sự phân biệt các ngài với đại
đa số các tín hữu là chứng tá hữu h́nh
của các ngài cho sự chết và sự Phục
Sinh của Đức Giêsu qua thái độ các ngài
sẵn sàng chấp nhận cái chết tuẫn
đạo. Thật vậy, đây là yếu
tố cốt yếu trong sự thánh hiến
của các ngài.
Cho
đến khoảng giữa thế kỷ thứ
hai, các giám mục hay các giám quản là những
vị lănh đạo cùng với các trưởng
lăo trong địa phận của ḿnh. Lúc đó
chưa ngă ngũ rơ ràng về chuyện các ngài
khác với các trưởng lăo như thế nào.
Tuy vậy, có một điều thật chắc
chắn: không vị nào trong các ngài có khao khát hay
có khuynh hướng trở thành quí phái, quí
tộc. Trong suốt gịng lịch sử Giáo
Hội, vẫn thường xuyên có những
mẫu gương linh mục đầy sức
thuyết phục trong tư cách là những
chứng nhân tuẫn đạo. Trong những
thập niên mới đây thôi, các mẫu gương
này đặc biệt hiện lộ tại Châu
Mỹ La Tinh, nơi mà nhiều – nếu không
phải là tất cả – các giám mục và các
linh mục đều đứng về phía người
nghèo, dám liều lănh cái chết tuẫn đạo
dưới tay các thế lực giàu có. Chính
phẩm chất này là nét phân biệt các vị
ấy với những giám mục và hồng y khác
vốn bám víu lấy tham vọng hăo, bám víu
những thái độ quí tộc, những tước
vị sáo rỗng, và những cung cách độc
đoán nhằm phục vụ cho lợi ích riêng.
Các ông hoàng của
Giáo Hội trong thời đại Constantine
Với
chiến thắng của Constantine và với
mối liên minh tiếp theo đó giữa Giáo
Hội với hoàng đế và với giới quí
tộc, một kiểu thức mới và kỳ
quặc về một Giáo Hội quân chủ đă
phát sinh – kiểu thức này trở thành
hiện thực đặc biệt do bởi các giám
mục vui mừng đón nhận các bổng
lộc về đặc quyền và đẳng
cấp. Được thoát khỏi t́nh trạng
nghèo khổ, bách hại và tuẫn đạo,
thật oái ăm, các ngài xem ra lại đánh
mất chính sự tự do mà Đức Kitô
đă giải phóng tất cả chúng ta để
đem lại cho chúng ta.
Constantine
và các hoàng đế, các vua và hoàng thân tiếp
theo sau biết rơ rằng một Giáo Hội mà các
vị lănh đạo được hưởng
các đặc quyền do một sắc dụ
của nhà nước - và do đó lụy
thuộc vào nhà nước - sẽ có thể
trở thành hết sức hữu ích cho quyền
lực “được thần thánh hóa”
một cách sai lạc của họ. Việc
vị giám mục của đế quốc hay
của vương quốc xức dầu các ông
vua là một biểu tượng kinh khủng
của cái gọi là “tư tế của các
vua” trong một Giáo Hội đầy hào quang
và vinh dự. Khi sự việc cứ diễn
tiến theo lôgíc ấy, chúng ta chẳng có ǵ
phải ngạc nhiên để nhận thấy
rằng trên chóp đỉnh của khối liên
minh ma quỉ này giữa các hoàng đế, các
chức sắc của Giáo Hội, thậm chí
cả các giáo hoàng, câu hỏi ai là người có
quyền lực cao nhất là một câu hỏi thường
xuyên âm ỉ. Và tất cả đều nhân danh
Thiên Chúa trong Đức Giê-su Kitô! Trong khi các
vị lănh đạo Giáo Hội có thể nghĩ
rằng như vậy vinh quang của Giáo Hội
được tăng triển, th́ trái lại, Giáo
Hội đang suy sụp hoàn toàn, nếu hiểu
trong ánh sáng lời mời gọi của Đức
Giêsu trong tư cách là “Con Người” qua
cuộc thánh hiến trong phép rửa của Ngài
ở sông Gio-đan, và cuối cùng qua việc Ngài
đổ máu ra trên Thập Giá.
Trong
bất cứ tôn giáo nào, hễ có tồn tại
thứ xung lực quái gở này đẩy tôn giáo
tới chỗ chia sẻ quyền lực với
thế tục, th́ đó rơ ràng là những mưu
chước cám dỗ của Satan – những mưu
chước vốn bị Đức Kitô lật
tẩy trong câu chuyện cám dỗ mà Tin Mừng
Matthêu kể lại.
Tuởng
chỉ cần nêu ra đây ba ví dụ để
minh họa kiểu thức về chức linh
mục quân chủ vốn tràn lan trong thời
Constantine – đối nghịch với kiểu
thức phép rửa của Người Tôi Tớ
phi bạo lực của Thiên Chúa.
-Hệ
Thống Danh Vọng: Một sinh viên trước
đây của tôi – là một linh mục
tuyệt vời – đă đến gặp tôi
để xin ư kiến về việc có nên
chấp nhận một đề xuất gia
nhập ngành ngoại giao của Giáo Hội hay không.
Đầu tiên, tôi ngần ngại tŕnh bày quan
điểm của ḿnh, nhưng cuối cùng tôi nói
thẳng rằng h́nh thức hiện tại
của các cơ quan ngoại giao (trong Giáo Hội)
không phản ảnh ánh sáng Tin Mừng lắm, nhưng
một linh mục thông minh và khiêm tốn có
thể làm nhiều việc hữu ích và có
thể pḥng tránh những cạm bẫy sừng
sững. V́ thế, tại sao không tận dụng
cơ hội này để cống hiến một
sự phục vụ tốt nhất cho ngành
ngoại giao – là ngành vốn tự bản
chất không phải là xấu xa? Khi đưa ra
ư kiến ấy, tâm trí tôi nhớ đến
những con người vĩ đại như
Gioan XXIII, cũng từng làm việc trong ngành
ngoại giao, đă phục vụ cho Nước
Thiên Chúa và cho thiện ích của nhiều người.
Thật
lâu về sau, tôi mới có dịp đọc
những ǵ Giuseppe Roncalli viết trong một lá thư
đề ngày 24 tháng 11, 1928: “Tôi sung sướng
rời khỏi Rôma. Bởi tôi thật phiền ḷng
khi phải chứng kiến tất cả những
biểu hiện bần tiện. Ai cũng hăm
hở phấn đấu để được
bổ nhiệm, được danh vọng; và người
ta không ngừng đồn đoán với nhau
về chuyện thăng quan tiến chức. Ôi,
một sự xuống cấp đáng buồn
của đời sống
linh mục!”
Ít
lâu sau đó, người bạn linh mục nói trên
của tôi trở lại gặp tôi và cho biết
rằng anh ta đă bỏ con đường
sự nghiệp của ḿnh sau khi đă tiến lên
hết chức này đến chức khác và
cuối cùng nghe có kẻ nói vào tai ḿnh: “Rồi
có ngày anh sẽ leo lên tới cả chức
hồng y đấy!” Anh bạn tôi kể:
“Một đêm nọ con bị sốc khi trong
giấc mơ con thấy ḿnh trở thành một
hồng y.” Thật ḷng, tôi phải thú nhận
rằng ḿnh đồng thời vừa mừng
vừa tiếc – tiếc v́ ngành ngoại giao
bị mất con người tuyệt vời này,
nhưng mừng v́ anh ta đă đề kháng
được những cám dỗ của chức
quyền.
Hiện
nay, có khoảng mười bảy tước
hiệu và sự đề bạt sáo rỗng
được ban tặng bởi Vatican. Trước
đây, Thánh Philíp Nêri, một linh mục và là nhà
hài hước tuyệt vời, đă cố dùng
lối khôi hài và đôi khi châm chọc để
làm nhụt chí các linh mục vốn bám víu vào
những quyến rũ kệch cỡm này. Có
lẽ đă đến lúc
chúng ta nên huy động khả năng trào
lộng của ḿnh để phản kháng một
cách phi bạo lực cái hệ thống danh
vọng mang tính phản Tin Mừng vẫn c̣n
rất phổ biến hôm nay.
-Những
Lễ Nghi Phô Trương Phù Phiếm: Hồi
tôi đến Rôma trong tư cách là một giáo sư
trẻ, tôi đă giúp lễ trong một nghi
lễ long trọng tại Đền Thờ Thánh
Phê-rô. Giáo hoàng được kiệu trên ngai,
được hộ tống bởi những người
Ư có đẳng cấp cao trong trang phục quí phái.
Theo sau giáo hoàng là các hồng y vận áo choàng
đỏ tía, vạt rộng, với những
đuôi tua dài cả chục mét được các
chủng sinh cung kính nâng trên tay. Thật là
một quang cảnh dị hợm! Hay nói đúng hơn,
thật là một tṛ bắt chước lố
bịch! Ít năm sau, khi Giáo Hoàng Piô XII quyết
định cắt đuôi áo bớt đi ba mét,
các vị hồng y uy phong kia đă thất
vọng ra mặt. Tạ ơn Chúa, mọi sự
đă được cải thiện kể
từ đó.
-Tài
Sản Và Quyền Lực: Vào năm
1870, khi Giáo Hoàng Piô IX bị mất các lănh
địa giáo hoàng, và đồng thời
mất luôn cả quyền lực chính trị, ngài
và các vị kế nhiệm của ngài đă
tự giam ḿnh
trong Vatican, hứa sẽ không bao giờ rời gót
khỏi đây cho đến khi nắm lại
được những bất động sản
đồ sộ ấy. Gần sáu mươi năm
sau, năm 1929, Giáo Hoàng Piô XI đă can đảm
từ bỏ cuộc đấu tranh vô ích ấy,
một cuộc đấu tranh quá dằng dai song
chỉ hậu thuẫn cho một hệ thống
đă tiêu vong và không c̣n hợp thời nữa.
Măi cho đến năm 1958, người ta mới
thấy một giáo hoàng tên là Gioan XXIII đi ra
khỏi lănh thổ Vatican để thực
hiện những cuộc viếng thăm mục
vụ của ngài.
Những
sự kiện nói trên và nhiều sự kiện
khác nữa không có liên hệ ǵ với một
lịch sử thù địch hay tội ác. Tuy nhiên,
việc ôn lại những kinh nghiệm này có
thể giúp ích nhiều cho Giáo Hội, đặc
biệt là cho chức linh mục, trong chừng
mực mà chúng ta rút tỉa được bài
học từ những kinh nghiệm này và có đủ
can đảm để – một lần dứt
khoát - tháo gỡ khỏi Giáo Hội và chức
linh mục tất cả những dấu vết
của kiểu thức thời Constantine.
Ngoài
ra, cũng cần ghi nhận rằng trong Giáo
Hội luôn luôn có những phong trào hô hào một
sự hồi sinh và t́m lại những nguồn
gốc của chức linh mục cắm rễ
trong lời kêu gọi của Đức Giêsu: “Hăy
chỗi dậy, chúng ta hăy bước tới!” Tôi
xin nhắc lại ở đây hai vị giám
mục mẫu mực của Milan để làm ví
dụ. Vào thế kỷ thứ tư, với ḷng
can đảm đến độ liều lĩnh,
Thánh Ambrôsiô đă buộc hoàng đế
phải ăn năn hối lỗi v́ những
sự đổ máu mà ông đă gây ra trước
khi ông có thể được nhận trở
lại vào Giáo Hội. Thánh Charles Borromeo,
được tấn phong hồng y bởi giáo hoàng
là cậu của ḿnh, đă cắt giảm con
số các người hầu xuống ‘chỉ’
c̣n mười hai người, và sự việc này
đă suưt gây ra một xáo trộn lớn. Chưa
hết, vào cuối đời ngài, Charles đă không
chỉ cắt hết các biên chế người
hầu của ḿnh mà ngài c̣n tự vác trên vai
chiếc giường của ngài, với một
người nghèo đang nằm trên đó –
một cử chỉ vừa có tính thực
tại vừa có tính biểu tượng cho
thấy nỗi niềm ăn năn thống
hối của ngài về lối sống linh
mục bất xứng của ḿnh trước kia.
Quyền
năng Chúa Thánh Thần và ánh sáng của Tin
Mừng vẫn không ngừng canh tân bộ mặt
của thế giới và của Giáo Hội.
Một cách rơ ràng, quyền năng Chúa Thánh
Thần đă biểu lộ trong thế kỷ này
khi tất cả thế giới Kitô giáo đều
tin rằng, qua sự khôn ngoan và sự hướng
dẫn của Giáo Hoàng Gioan XXIII, sự thật và
căn tính nguyên thủy của Tin Mừng đă
vượt thắng trên những truyền
thống méo mó của con người.
Cuộc cách
mạng phi bạo lực của phong trào đan tu
Khi
ḥa b́nh được thiết lập giữa
đế quốc Rôma và Giáo Hội, bắt đầu
có những làn sóng đông đảo người
ta ùn ùn gia nhập Giáo Hội. Tuy nhiên, hiện tượng
ấy thật đáng ngờ, v́ chẳng ai có
thể biết bao nhiêu người trong số
ấy hoán cải (converted) thực sự. Chọn
trở thành một Kitôhữu không c̣n được
thấy có nghĩa là chọn đau khổ và
chọn liều mất mạng sống v́ danh
Đức Kitô nữa. Thay vào đó, bấy
giờ đối với nhiều người,
nhất là đối với các giám mục và
linh mục, Kitô giáo trở thành một
‘vụ’ làm ăn béo bở!
Tuy
nhiên, ba thế kỷ tuẫn đạo đă không
hóa thành vô ích, bởi v́, từ đầu
triều đại Constantine, vô số Kitôhữu
đă nhận ra rằng mối liên minh giữa
“ngai vàng và bàn thờ” thật rất nguy
hiểm và có sức hủy hoại sự tinh
tuyền của đức tin. Ngay cả ở
Constantinople nơi mà những người kế
vị Constantine ngự trị, cũng có những
giám mục sáng suốt và kiên định như
Gregory Nazianzus và John Chrysostom – là những người
sống theo kiểu thức của Người Tôi
Tớ phi bạo lực, khiêm nhường và
đau khổ của Thiên Chúa bằng cách lật
tẩy những quyền lực phô trương và
những ưu đăi đội lốt thánh thiêng.
Các vị ấy vẫn trung thành với phong trào
đan tu ban đầu – và do bởi lập trường
kiên vững của ḿnh, các ngài đă phải
chịu nhiều nỗi thống khổ.
Sự
xuất hiện của phong trào đan tu vào
thế kỷ thứ tư là một phản kháng
có tính ngôn sứ và phi bạo lực chống
lại mẫu thức Constantine của Giáo
Hội và của chức linh mục. Đó là
một phong trào mang tầm vóc một cuộc cách
mạng. Trong khi các tu sĩ Đông phương và
Tây phương không ly khai khỏi Giáo Hội dù
dưới h́nh thức nào, th́ họ vẫn
đấu tranh một cách dứt khoát không khoan
nhượng để văn hồi cho Giáo Hội
tiếng gọi trung thành bước theo và làm
hiện thân của Đức Giêsu, Người Tôi
Tớ phi bạo lực của Thiên Chúa. Thời
ấy cũng không hề xảy ra t́nh trạng
khan hiếm ơn gọi tu tŕ như trường
hợp của chúng ta hôm nay. Trong chừng mực
mà các Kitôhữu nhiệt thành ư thức ḿnh là
cộng đoàn Kitô giáo thấm đẫm trong t́nh
yêu đối với Đức Giêsu và Giáo
Hội Người - như sức sống của
những cộng đoàn dùng bữa hồi
thế kỷ đầu tiên - th́ người ta
ùn ùn kéo đến xin gia nhập.
Ban
đầu, phần đông các tu sĩ là giáo dân,
nhưng cũng có một số linh mục.
Một vài tu viện trưởng được
truyền chức thánh. Chẳng bao lâu, người
ta ghi nhận rằng các tu viện nổi
tiếng chính là những trường đào
tạo tuyệt vời cho các giám mục tương
lai. Việc chọn lựa các giám mục xuất
thân từ các tu viện (nhất là ở phần
phía đông của đế quốc) là một
liều thuốc giải độc chống
lại những hậu quả tai hại của
mối liên minh giữa ngai vàng và bàn thờ.
Lịch
sử đời sống đan tu là một nghiên
cứu thú vị vén mở cho thấy những
nhập nhằng giữa một bên là nhiệt t́nh
cháy bỏng và bên kia là nỗi u ám phủ trùm trên
Giáo Hội. Giáo Hội thời Constatine thường
xâm chiếm các tu viện và cướp đi các
của cải để làm nguồn biếu
tặng cho giới vị vọng trong Giáo Hội
và nhiều khi cũng là để cứu giúp người
nghèo. Phải thành thật nh́n nhận rằng
những cuộc cướp bóc ấy ngày càng
trở nên một nguồn cám dỗ cho người
linh mục. Trong suốt các thế kỷ cho đến
thời Cải Cách, một mối căng
thẳng lớn tồn tại giữa một bên
là những cố gắng cải cách không
ngừng của đời đan tu và bên kia là t́nh
trạng hủ hóa ngày càng leo thang trong ḷng Giáo
Hội.
Giáo
Hội xét như một toàn thể (bao gồm
cả những phong trào cải cách dũng cảm
nhất) luôn luôn cần đến những
sự canh tân liên lỉ. Hoán cải không phải
là một công việc được làm một
lần thay cho tất cả. Nguyên tắc tu đức
về sự “không ngừng hoán cải” và
nguyên tắc giáo hội học về sự “không
ngừng cải cách” (ecclesia semper reformanda) là
hai nguyên tắc bổ sung để hoàn bị
lẫn nhau. Luôn luôn cần phải có những
cuộc lên đường trở lại – và cám
ơn Chúa, những cuộc lên đường như
thế vẫn xảy ra ngày càng nhiều hơn.
Sự thay đổi nơi bản thân người
linh mục và sự thay đổi trong cơ
chế chức linh mục là những nỗ
lực tương tác lẫn nhau, như trường
hợp của các ḍng tu và các cộng đoàn tông
đồ vậy.
Cuộc phản kháng
phi bạo lực của các ḍng hành khất
Khi
quyền lực và uy danh giáo hoàng lên đến
mức cao nhất trong triều Giáo Hoàng Innocent
III, không phải là hoàn toàn ngẫu nhiên việc
bộc phát phong trào hành khất như một cơn
lốc của Thánh Thần. Phong trào này thu hút hàng
ngàn con người phi bạo lực, nam cũng như
nữ, trong Giáo Hội lữ hành. Khuôn mặt
quan trọng và hấp dẫn nhất của phong
trào này là Thánh Phan-xi-cô Assisi, vị ngôn sứ vô
song về tinh thần đơn sơ khó nghèo
trong mọi phương diện, sống Tin
Mừng của Người Tôi Tớ nghèo khó và
phi bạo lực của Giavê. Cũng không
phải ngẫu nhiên mà Phan-xi-cô tỏ ra vừa là
một ngôn sứ phi bạo lực vừa là
một con người vững tin vào lối
sống giản dị, trung thực và nghèo khó.
Là
một con người có căn bản tu đức
thâm sâu, tại sao Thánh Phan-xi-cô không hướng
đến chức linh mục? Rất may là ngài
đă chấp nhận chức phó tế với
niềm hy vọng rằng khuôn mặt của linh
mục và giám mục sẽ được văn
hồi trong ánh sáng của Người Tôi Tớ
Giavê, tương tự như niềm hy vọng
của Thánh Đa-minh, vị sáng lập ḍng hành
khất thuyết pháp (ḍng Đa-minh).
Chắc
chắn đă đến lúc chúng ta cần nh́n
ngắm lại dung mạo của chức linh
mục vốn đă tác động mănh liệt
trên các linh mục thánh thiện trỗi vượt
của quá khứ, nhất là các vị sáng
lập các ḍng tu. Thánh Inhaxiô Loyola và Thánh Anphongsô
Liguori đă dành rất nhiều ưu tư t́m
kiếm dung mạo đích thực của chức
linh mục và của mối dây huynh đệ.
Những lời khấn mà Thánh Anphongsô và các
bạn đường đầu tiên của ngài
đảm nhận đă đặc biệt cho
thấy cụ thể nỗi ưu tư này. Các
ngài đă khấn hứa sẽ không bao giờ
phấn đấu kiếm t́m vinh dự, kiếm
t́m các tước hiệu và ngay cả chức giám
mục trong Giáo Hội. Hơn nữa, các ngài
nguyện sẽ không chấp nhận bất
cứ một vinh dự nào, trừ phi phải
chấp nhận v́ sự vâng phục minh nhiên và
luôn luôn ở trong mối quan hệ với
lời khấn ưu tiên phục vụ người
nghèo khổ nhất và những kẻ bị
bỏ rơi nhất.
Xuất
khẩu và nhập khẩu các linh mục
Các
nhà thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha mang
theo với họ những linh mục từ đất
nước quê hương và từ nền văn
hóa của họ. Rơ ràng họ có ư định
“cứu các linh hồn” qua phép rửa, nhưng
họ cũng làm thế với mục đích giúp
cho việc kiểm soát các vùng đất mới
chinh phục được dễ dàng hơn.
Trước
khi tôi đáp tàu đi Philippines để làm công
tác giảng dạy và truyền giáo, tôi đă
đọc và nghiên cứu nhiều sách vở
được gửi tới cho tôi về đề
tài này. Các nhà chinh phục người Tây Ban Nha
đă mang các linh mục và các giám mục theo
với họ, được hậu thuẫn
bởi triều đ́nh, với lệnh truyền
không úp mở rằng phải giáo hóa để dân
bản địa biết qui phục và trung thành
với hoàng đế Tây Ban Nha.
Mọi
người dân bản địa đều
được yêu cầu phải học tiếng
Tây Ban Nha, thứ tiếng trở thành ngôn ngữ
duy nhất sử dụng trong phụng vụ. Hơn
nữa, những người bản xứ không
thể mơ tưởng đến chức linh
mục ngay cả dù họ có cha hay mẹ là người
Tây Ban Nha. Một lư do v́ sao không cho người
bản xứ làm linh mục, đó là v́ người
ta cho rằng họ không có khả năng sống
đời độc thân. Ở Châu Mỹ La Tinh,
t́nh h́nh cũng tương tự như thế.
Nhiều
trong số những linh mục nhập khẩu
tỏ ra chẳng phải là những linh mục lư
tưởng lắm. Người ta phải rùng ḿnh
khi đọc những ǵ mà sử gia Bartolomé de
Las Casas đă viết về họ. Nhiều linh
mục nhiệt tâm đối với tiền
bạc và của cải không kém chi sự
nhiệt tâm “cứu các linh hồn”.
Tuy
nhiên, trong số những vị thừa sai ấy
có một số linh mục rất khôn ngoan và dũng
cảm, dấn thân thực sự
cho Tin Mừng và cho dân chúng mà các ngài có trách
nhiệm phục vụ – như Thánh Phao-lô,
các ngài sẵn sàng trở nên mọi sự
cho mọi người. Thế nhưng lư tưởng
của các ngài và phần lớn những việc
tốt lành mà các ngài cố gắng thực
hiện đều một mức nào đó bị
cản trở bởi những bối cảnh chính
trị và văn hóa trong đó các ngài sống và
làm việc. Đọc lại lịch sử Giáo
Hội Philippines, tôi sửng sốt bởi
biết bao linh mục nhập khẩu và được
trả thù lao đă có nhăn quan rơ ràng và có can
đảm để bênh vực những người
dân bản xứ, nhất là người nghèo,
trong cuộc đấu tranh chống lại
thực dân.
Khi
phục vụ ở Phi Châu trong vài thập niên
sau Công Đồng Vatican II, tôi đă học
biết được rất nhiều về tính
cách anh hùng của các nhà truyền giáo. Đi thăm
nhiều nghĩa trang, tôi khám phá rằng rất
nhiều linh mục được chôn tại
đó là những chàng trai c̣n rất trẻ,
đă chết chỉ sau vài năm sống và làm
việc tại vùng đất nóng bức ấy
– những con người trẻ ấy hoàn toàn
ư thức về các nguy hiểm xảy đến
cho họ, nhưng họ vẫn quảng đại
tự nguyện đón nhận. Họ là những
con người ra đi dấn thân mà không hề
có một chút ư định nào nhằm giúp
củng cố cho hệ thống thực dân
của triều đ́nh.
Chỉ
sau giai đoạn phi thực dân hóa, Giáo Hội
mới nhận ra rằng việc hợp tác
với những đ̣i hỏi của hệ
thống thực dân đă để lại
những hậu quả nghiêm trọng và sâu
rộng biết bao.
Tại
hầu như mọi vùng ở Phi Châu, luật
độc thân đă có những hệ quả tiêu
cực – xét trong nhiều khía cạnh, nó cản
trở không cho người ta hội nhập
trọn vẹn vào nền văn hóa. Dĩ nhiên, lư
do chính cũng bởi v́ sau nhiều thời gian người
ta vẫn thất bại không phát triển
được một tầng lớp giáo sĩ
bản địa. Tại nhiều bộ tộc
Phi Châu ngày nay, đời sống độc thân
đă hoàn toàn có thể, song tại nhiều
bộ tộc khác – ít nhất là cho đến
thời điểm hiện tại – độc
thân vẫn c̣n là một cái ǵ mà người ta
không thể h́nh dung được. Hơn nữa,
việc nhập khẩu linh mục từ các
bộ tộc khác là một sự sỉ nhục
đối với ḷng tự hào tự nhiên
của họ.
Chỉ
đến thế kỷ này, Giáo Hội mới
tấn phong các giám mục Trung Hoa. Trước
đây, những lư do chính chống lại
việc ấy không nằm ở vấn đề
độc thân nhưng đúng hơn nằm
ở một mặc cảm tự tôn ĺ lợm
của người Âu Châu. Ít nhất là người
ta có ấn tượng như thế. May thay, thái
độ tự tôn này đang biến đi
dần. Có lần một thừa sai người
Ư ở Nhật Bản nói với tôi: “Cám ơn
Chúa, tôi phục vụ ở một xứ sở
mà nền văn hóa của người dân
bản xứ là cái chúng tôi không thể xem thường.
Trái lại, phải nh́n nhận rằng có quá
nhiều điều chúng tôi cần phải
học hỏi từ dân tộc này.”
Cách
đây bốn mươi năm, tôi nhớ ḿnh có
đọc trên tờ Osservatore Romano lời
tuyên bố kinh khủng sau đây của một
hồng y đầy quyền lực ở Roma: “Tiếng
La Tinh phải được duy tŕ là ngôn ngữ
của Giáo Hội, để giúp khai hóa các dân
man di bằng nền văn hóa La tinh siêu đẳng.”
Dĩ nhiên ngày nay chúng ta biết rằng một cái
nh́n như thế hoàn toàn vô lư và hoàn toàn không
thể h́nh dung được. Tuy nhiên, chúng ta
phải mang lấy gánh nặng các hậu quả
của h́nh thức kỳ thị này trong quá
khứ.
Một
thực tế hiện c̣n gây ngạc nhiên hôm nay,
đó là do bởi nguyên tắc dứt khoát
gắn kết chức linh mục trong “Nghi Lễ
Latinh” với sự độc thân, nên phần
đông người ta và các cộng đoàn
ở Châu Mỹ Latinh, Châu Phi và nhiều nơi khác
đă và vẫn đang c̣n trong t́nh trạng không
có Thánh Lễ. Rơ ràng, đây chỉ là một
trong những triệu chứng của một t́nh
h́nh trục trặc, cần đến một cách
nh́n táo bạo và mới mẻ. Sự tinh khôi
của cảm nghiệm tâm linh về Thiên Chúa và
năng lực giải phóng của Tin Mừng không
thể bị ngăn chặn hay bưng bít bởi
bất cứ h́nh thức nệ luật hay tôn
thờ ngẫu tượng nào. <OJ>
|