Sách mới: Giáo Hội Cần LOẠI LINH MỤC NÀO ? (Bernard Haring, C.SS.R.) 

   

 

BERNARD HARING, C.SS.R.

 ------------------------------

GIÁO HỘI  CẦN

LOẠI LINH MỤC NÀO ?

  ------------------------------

                                                   

<OJ>

-2001-

Lm. Lê Công Đức

  Chuyển ngữ từ bản tiếng Anh:

PRIESTHOOD IMPERILED,

A Critical Examination Of The Ministry

In The Catholic Church

Của: BERNARD HARING, C.SS.R.

Do nhà:  TRIUMPHTM BOOKS,

Liguori, Missouri xuất bản

 

 

6. CHỨC LINH MỤC VÀ ĐỜI SỐNG CHỦNG VIỆN 

THEO MẪU THỨC TRIĐENTINÔ

Trong suốt thời Trung Cổ, người ta đă nghe vô số những tiếng ta thán về các linh mục và các giám mục bất tài và thiếu năng lực mục vụ. Mặc dù đă có một số nỗ lực được ghi nhận trong thời cải cách, t́nh h́nh vẫn xem ra không thực sự thay đổi ǵ xét về lâu dài. Mối thông giao giữa ngai vàng và bàn thờ đă dẫn đến việc bổ nhiệm hay tuyển chọn các giám mục hay thậm chí một số giáo hoàng trong thực tế không được chuẩn bị ǵ về thần học, tu đức và mục vụ. Cũng may là các ḍng tu cải cách và các tu viện đă đào tạo được một số nhân vật có năng lực, nhưng những cố gắng này cũng không đủ để hóa giải các vấn đề về giáo sĩ triều. Những vụ ‘ră ngũ’ ào ạt của các giám mục và các linh mục vào thời cải cách rất có thể đă không xảy ra nếu như Giáo Hội đă chuẩn bị cho họ một cách tốt hơn. 

     Những nỗ lực không thể phủ nhận của thời cải cách

Công Đồng Triđentinô nghiêm túc quan tâm tới thực tại bi đát này, xem việc chuẩn bị tốt hơn cho chức linh mục là một trong những công việc chủ yếu của ḿnh. Phải công bằng mà nói rằng Công Đồng này đă cố gắng hết sức trong hoàn cảnh cho phép. Căn cứ vào các qui luật được ban hành nhằm thiết định một mẫu thức đời sống chủng viện theo Công Đồng Triđentinô, Giáo Hội Công Giáo trong vài thế kỷ đă bảo đảm được việc giáo dục cho một hàng ngũ giáo sĩ nhiệt tâm và giàu tri thức. Trong khi không thể trách cứ ǵ ở đây, chúng ta vẫn cần ghi nhận rằng mẫu thức này là một nền giáo dục đối phó với t́nh h́nh nhất thời song được cắm rễ trong một truyền thống cứng nhắc.

Các đại chủng viện đảm nhận công việc giảng dạy triết học và thần học, trong khi các tiểu chủng viện chỉ cung cấp một sự chuẩn bị xa cho chức linh mục. Tuy nhiên, đứng trước những điều kiện xă hội học nhất định của thời đó, việc tuyển sinh có khuynh hướng ưu tiên. Trong khi các gia đ́nh quí phái không gửi các con đầu ḷng của họ vào chủng viện – v́ lư do nối dơi tông đường – th́ những người con thứ được sốt sắng gửi vào với hy vọng rằng họ sẽ trở thành những giáo sĩ có địa vị cao và đạt được nhiều danh vọng.

Đối với những gia đ́nh thuộc tầng lớp nghèo hơn th́ gửi con vào chủng viện là cơ hội duy nhất để con cái ḿnh đạt được một vốn liếng học vấn khấm khá. Các tiểu chủng viện cũng chuẩn bị cho nhiều người bước vào các ngành nghề khác, chẳng hạn ngành y tế. Xét về lâu về dài, đó là một nền giáo dục có một ảnh hưởng quan trọng về mặt văn hóa cho một số quốc gia. Chẳng hạn, ở một số quốc gia Phi Châu đă giành lại độc lập, người ta ngạc nhiên nhận thấy rằng đa số các nhà lănh đạo chính trị giàu năng lực đă từng qua chương tŕnh học vấn trong các tiểu chủng viện, nhưng do không đáp ứng được luật độc thân nên họ đă quyết định không trở thành linh mục.

Trong thời đại hậu Công Đồng Triđentinô, một sự thực hiển nhiên là tŕnh độ học vấn của các giáo sĩ cao hơn nhiều so với thời Trung Cổ. Giáo Hội Công Giáo và các Giáo Hội chủ chốt của Tin Lành đều cố xây dựng một hàng giáo sĩ được đào tạo kỹ lưỡng và có tính đồng nhất một mức nào đó, với những lư tưởng và những quan điểm tương tự nhau. Nhưng thường xuyên - và phải nói thêm là không may - rằng các Giáo Hội cũng cố xây dựng một hàng giáo sĩ rập khuôn trong những ư thức hệ giống hệt nhau nữa.

Được đào tạo để hiểu biết luật Giáo Hội và giáo thuyết của Giáo Hội một cách chính xác, các linh mục tất nhiên phải tuân thủ các qui tắc đời sống được giáo luật xác định cặn kẽ. Nghĩa là, họ ”biết” một lần thay cho tất cả rằng họ được yêu cầu những ǵ. Tuy nhiên, trong sách lược đào tạo linh mục này không hề thấy có nhăn giới nào về một chương tŕnh huấn luyện thường xuyên (hay c̣n gọi là thường huấn).

Do cơ chế bổ nhiệm giám mục phổ biến thời ấy, đa số các ứng viên đều xuất thân từ tầng lớp quí tộc; và các tiêu chuẩn tuyển chọn không hề cắm rễ trong Thánh Kinh cũng chẳng xuất phát từ các mối quan tâm mục vụ. Tuy nhiên, sẽ là bất công trầm trọng nếu chúng ta phán xét cơ chế của thời hậu Công Đồng Triđentinô bằng lăng kính của chúng ta thời nay. Một cách không phê phán, chúng ta có thể nghĩ rằng Giáo Hội đă làm mọi điều có thể trong hoàn cảnh thời đó. Công Đồng Triđentinô cũng không phải chịu trách nhiệm về thời gian sau này – bởi lúc bấy giờ các hoàn cảnh đă trở nên hoàn toàn khác và những cải cách của Công Đồng đă hóa thành hoàn toàn lỗi thời rồi.

     Trục trặc căn bản: tách ly và kỳ thị

Lên chín hay mười tuổi, các cậu thiếu niên được cha sở tuyển chọn dựa trên khả năng học vấn và tính t́nh (tính t́nh ở đây được hiểu trước hết phải là tính cách ngoan ngoăn và vâng phục tuyệt đối). Các cậu được niêm kín trong một môi trường mới, hầu như cách ly khỏi gia đ́nh, hiếm khi các cậu được gặp người nhà của ḿnh – và tất cả điều này được giải thích là để “bảo vệ ơn gọi”.

H́nh ảnh thê thảm nhất, mà tôi vẫn c̣n trông thấy ở Rôma cách đây khỏang 50 năm, là h́nh ảnh một chủng sinh mười hai tuổi bị buộc phải mặc áo chùng thâm mọi nơi mọi lúc, kể cả khi chơi thể thao. Chiếc áo chùng thâm ấy đă trở thành dấu hiệu thiêng thánh cho biết rằng kẻ vận nó đă được chọn và được tách riêng ra.

Hồi ấy, một giám đốc đầy uy tín của “Đại Chủng Viện” ở Rôma và đồng thời là một nhà giảng thuyết tĩnh tâm cho các giám mục đă viết một quyển sách có tựa đề là Phương Pháp Đào Tạo Hiện Đại Cho Các Linh Mục Tương Lai. Trong quyển sách này, tác giả nói rằng v́ ích lợi của ơn gọi linh mục, cần phải thực hiện một nền giáo dục “vô tính” (asexual). Kết quả là, không được cho phép một phụ nữ nào lảng vảng đến gần các bức tường chủng viện, cả trong nhà bếp và trong bệnh xá cũng không được có bóng dáng phụ nữ. Các cô gái và các phụ nữ trẻ không được đến thăm chủng sinh. Cha và mẹ chủng sinh không được phép thăm con ḿnh cùng một lúc và trong cùng một pḥng khách. Một linh mục nọ cay đắng kể với tôi rằng hồi c̣n ở chủng viện, có lần cha và mẹ anh ta cùng đến để báo tin em gái anh đă qua đời. Anh được phép gặp cha trước – mẹ anh được dẫn sang một pḥng khác ở dăy bên kia, chờ đến phiên được gặp anh sau.

Tôi đă từng được nghe rất nhiều câu chuyện tương tự như thế - do các cựu chủng sinh và các linh mục kể lại trong các buổi gặp tư vấn với tôi. Tôi thường ngạc nhiên tự nhủ: “Vậy mà anh ta chỉ bị rối loạn tới mức này thôi. Thật là may!” Tôi cho rằng thời ấy và môi trường ấy có thể cung cấp cho Eugen Drewermann nhiều kinh nghiệm thú vị hơn so với những kinh nghiệm mà ông thu thập về sau này và ở trong một bối cảnh khác.

Dĩ nhiên, đó không phải là chuẩn mực cho chức linh mục theo Công Đồng Triđentinô. Đúng hơn, đó là một trong những dạng suy thoái của đời sống chủng viện, và chúng ta cần phải đề cập đến nó bởi v́ ngay cả trong thời đại chúng ta, nó vẫn c̣n gây ảnh hưởng rất nhiều cho Vatican và cho các cơ chế khác trong Giáo Hội. 

Có thể nêu một ví dụ từ cuộc đời Thánh Anphongsô Liguori để nhấn mạnh sự rập khuôn của các thế kỷ trong quá khứ. Gia đ́nh Anphongsô, vốn thuộc tầng lớp quí phái, đă dự kiến rằng anh sẽ là người thừa kế gia sản và – do đó – đă cung cấp cho anh một nền học vấn thượng hạng. Một trong các em gái của Anphongsô được đính hôn với một nhà quí tộc, c̣n hai em trai và ba em gái khác th́ được gia đ́nh dự kiến cho đi tu. Một cô em gái của Anphongsô, mới lên năm tuổi, đă được gửi vào một nhà ḍng nội cấm để “chuẩn bị cho ơn gọi của con bé”. Chẳng có ǵ phải ngạc nhiên khi chúng ta biết rằng về sau, trở thành nữ tu, cô em gái ấy của Anphongsô đă có những trục trặc lớn về tâm lư.

Khi Anphongsô từ bỏ sự nghiệp của ḿnh trong ngành luật, người cha ngoan đạo của anh rất có thể đă không bối rối ǵ nếu Anphongsô - trong bối cảnh thời ấy - khao khát một sự nghiệp giáo sĩ và nhắm đến một địa vị cao trong Giáo Hội. Thế nhưng, điều xảy ra là linh mục Anphongsô đă kết thân và phục vụ cho Lazzeroni, tức những kẻ lang thang trên đường phố của Thành Naples – và sự kiện này đă được ông bố coi là một tai tiếng.

Nhiều yếu tố có tính củng cố hay có tính bù trừ rất thường được người ta tính đến. Các thứ nam của những gia đ́nh quí phái thường được cha mẹ hoạch định ngay từ đầu sẽ trở thành giám mục hay ít nhất cũng là một giáo sĩ có đẳng cấp. Các cậu ấm có năng lực trung b́nh của những gia đ́nh giàu có và các con trai có tài năng của những gia đ́nh nghèo sẽ được trao cho cơ hội để đạt đến một địa vị cao trong xă hội. Đây là một phần làm nên bối cảnh lịch sử cho năo trạng tham quyền cố vị, một năo trạng vẫn c̣n tồn tại đây đó cả trong thời đại hôm nay.

Năo trạng tham quyền cố vị đă và vẫn c̣n đang là một cám dỗ lớn làm cách ly và phân rẽ các ứng viên và các linh mục ra khỏi dân chúng. Thú thật, tôi không thích thú ǵ khi đề cập đến t́nh trạng này, nhưng chúng ta phải đối diện với thực tại để, thứ nhất, nhận hiểu bối cảnh đặc thù của quá khứ và các vấn đề của hiện tại - và thứ hai, để chữa trị và pḥng tránh nguy cơ loại bệnh họan xă hội này xảy ra trong tương lai.

Một triệu chứng khác của mặc cảm tự tôn nơi giáo sĩ là việc sử dụng cụm từ “khiết tịnh hoàn toàn” - được hiểu một cách sai lầm là chỉ được gán cho sự độc thân của các tu sĩ và giáo sĩ. Trái lại, theo giáo thuyết trên giấy trắng mực đen của Công Đồng Vatican II và trong sự tương hợp hoàn toàn với Tân Ước, mọi Kitôhữu đều được mời gọi nên thánh và nên trọn lành. Mọi Kitôhữu, v́ thế, cũng đều được mời gọi trở nên khiết tịnh hoàn toàn – song đây là một sự khiết tịnh tương hợp với các đặc điểm riêng của bậc sống của họ.

Những người kết hôn được mời gọi sống sự khiết tịnh vợ chồng, dĩ nhiên sự khiết tịnh này không hoàn toàn giống với sự trinh tiết của người độc thân. Tuy nhiên, đó vẫn là một tiếng mời gọi họ phấn đấu đạt được sự khiết tịnh hoàn toàn. Theo quan điểm của tôi, cụm tư ”khiết tịnh hoàn toàn” được hiểu như dành riêng cho người độc thân thật là một cái ǵ hết sức vô căn cứ – và cách hiểu như vậy chỉ khoét sâu thêm nguy cơ chia rẽ.

Thiết tưởng cần phải đề cập đến nguy cơ này trong ánh sáng của những phê b́nh hiện nay. Nhiều linh mục than văn rằng ơn gọi linh mục đă suy giảm trầm trọng kể từ Vatican II. Họ có khuynh hướng qui gán rằng sở dĩ xảy ra sự khan hiếm này là do bởi tư tưởng tự do mới và do bởi sự phủ nhận việc vâng phục tuyệt đối. Điều chúng ta cần đến hôm nay không phải là những tố cáo sai lầm và thiếu căn cứ nhưng là một niềm trung thành vững chăi hơn đối với Tin Mừng và một nhận thức mới về tính xác thực (authenticity). Mọi biểu hiện của mặc cảm tự tôn và mọi động lực có tính nhập nhằng đánh lận con đen phải được lật tẩy và phơi trần, phải được triệt nhổ tận gốc rễ trong ánh sáng của Người Tôi Tớ Giavê. Trong quá tŕnh ấy, cơn khủng hoảng hiện nay có thể trở thành một cơn khủng hoảng đầy hồng phúc, một cơn khủng hoảng giúp lớn lên xuyên qua những nỗ lực đầy triển vọng cố bứt ra khỏi một chức linh mục nông cạn và thay vào đó bằng một đời sống linh mục sâu xa hơn và vững chăi hơn. Không c̣n ngờ ǵ nữa, chúng ta phải đọc các dấu chỉ của thời đại, nhưng việc đọc như thế chỉ có thể được thực hiện bằng một niềm trung thành mới mẻ đối với ơn gọi căn bản Kitôhữu và ơn gọi linh mục như được hiện thân nơi Đức Giêsu, Vị Ngôn Sứ và Người Tôi Tớ khiêm nhường. 

     Một triết học và thần học đă lỗi thời

Không kể một số rất ít ngoại lệ, các chủng sinh được nhồi nhét cũng chỉ thứ triết học cũ rích bất di bất dịch ấy, cũng chỉ thứ thần học cổ điển ấy, cũng chỉ những chân lư bất biến ấy, bất chấp bao nhiêu sự khác biệt sừng sững về văn hóa. Tất cả các chân lư đều được hiểu như rơi trực tiếp từ trời xuống và không cần đưa ra bất cứ sự xem xét nào về các bối cảnh thời gian và văn hóa nhất định. Vai tṛ của cảnh vực không bao giờ được xem xét đến, và không biết từ bao giờ chưa hề thấy có một sự chú ư nhỏ nhoi nào được dành cho sự kiện rằng để trung thành với Lời Nhập Thể, Giáo Hội phải luôn luôn t́m kiếm những cách thức mới mẻ để “nhập thể” vào văn hóa – nói tắt là: để hội nhập văn hóa. Mối quan tâm chính yếu duy nhất là quan tâm đến tính đồng nhất của giáo sĩ nhằm phục vụ cho mục tiêu hiệp nhất. Nhưng loại hiệp nhất nào đây? Chỉ mới gần đây, nhờ đánh giá lại được tầm quan trọng của đại kết, chúng ta mới hiểu đúng hơn ư niệm về một sự hiệp nhất được xây dựng bởi những nét khác biệt được ḥa giải với nhau và bởi việc cùng chia sẻ mối ưu tư đối với công cuộc không ngừng hội nhập văn hóa của Tin Mừng mọi nơi và mọi thời.

Để trả lời một cách thiết thực cho câu hỏi căn bản của chúng ta: Giáo Hội cần loại linh mục nào?, tất nhiên chúng ta phải nêu lên một loạt những câu hỏi liên quan khác – trong đó một câu hỏi rất quan trọng là: Thế giới hôm nay đang cần loại Giáo Hội nào? Loại Giáo Hội nào có thể hết sức trung thành đáp trả tiếng gọi của Tin Mừng và của Đấng Chủ Tể lịch sử? Chúng ta không được phép quên rằng giai đoạn hiện tại của lịch sử nhân loại được đánh dấu bởi một cuộc bùng nổ các biến cố và các biến chuyển lịch sử, bởi sự hiểu biết rơ hơn về lịch sử quá khứ trong tất cả tính đa dạng của nó, bởi một nhận thức mới mẻ về tính đa nguyên hiểu như yếu tố giúp làm phong phú lẫn nhau, và cuối cùng, bởi nhu cầu cần phải có một sự biện phân sâu sắc hơn.

Một câu hỏi khác chúng ta có thể nghĩ đến là: Trong việc biện phân các biến cố văn hóa và các biến cố có tính toàn cầu trong ánh sáng của Người Tôi Tớ phi bạo lực của Giavê, đâu là những cơ hội cho dân Thiên Chúa cộng tác với các linh mục để loại trừ tinh thần thâm căn cố đế nô lệ cho chiến tranh và để loại trừ sự kích động bạo lực trong tất cả các h́nh thức của nó?

Đành rằng càng ngày chúng ta càng ư thức hơn về bản chất tiệm tiến của sự thay đổi, song chúng ta cũng không thể bỏ qua sự thực rằng một số thay đổi đang diễn ra quá chậm chạp. Cần phải nhấn mạnh rằng, nói chung, sự dồn dập của những tiến tŕnh lịch sử không cho phép chúng ta thoải mái ngồi chờ một  cách thụ động.

Tại bước quặt hiện nay của lịch sử, ư niệm về một hàng giáo sĩ hoàn toàn “đồng nhất” với những qui tắc đồng nhất được ấn định bởi một nhăn quan phiến diện (cụ thể, đó là một quan điểm thuần túy Tây phương với sự tập quyền và toàn trị) là một cái ǵ hết sức kỳ quái trong Giáo Hội. Giỏi lắm nó chỉ biến Giáo Hội thành một thứ bảo tàng viện vui vui mà thôi. Giáo Hoàng Gioan XXIII đă nhận thức rất rơ điều này. Tôi không bao giờ quên lời ngài nói với các nhà thần học mà ngài đă đích thân chọn hay đă phê duyệt để chuẩn bị cho Công Đồng. Đầu tiên, với vẻ ngán ngẩm rất rơ, ngài bắt đầu đọc một tài liệu mơ hồ nào đó, và rồi bất th́nh ĺnh ngài bỏ tập giấy kia qua một bên và nói với giọng sâu lắng: “Xin quí vị đừng bao giờ quên rằng Giáo Hội không phải là một viện bảo tàng!”

Vận dụng lại mẫu thức cải cách linh mục của Công Đồng Triđentinô làm mẫu thức và làm qui tắc cho cuộc cải cách hiện nay? Đó là điều hết sức sai lầm và chỉ có nghĩa là hy sinh cả hiện tại và tương lai để hậu thuẫn cho một quá khứ mà chúng ta không bao giờ có thể quay về. Vấn đề được báo động khẩn trương ở đây là chính sự tín nhiệm của người ta đối với chức linh mục.

Trong thế kỷ vừa qua ở Đức, rất nhiều giáo sĩ đă nhận được sự đào tạo trí thức tại những đại học do nhà nước bảo trợ, ở đó cái gọi là philosophia perennis (triết học cổ điển đồng nhất) đă nhường chỗ cho một thế giới quan có cảm thức lịch sử rộng thoáng về lịch sử cứu độ xét như là trọng tâm của thần học. Trong ánh sáng của cảm thức mới này, các nhà thần học kiệt xuất đă xuất hiện như Johann Adam Mohler, người đă định h́nh thần học tín lư, Johann Michael Sailer, Johann Baptist Hircher và Franz Xavier Linsenmann, người đă mở ra một thần học luân lư đầy kích cảm, sống hoạt và có tính năng động về mặt lịch sử.

Những nỗ lực đầy triển vọng nhằm đem lại sự canh tân đích thực này, cũng như nhiều dấu hiệu hy vọng khác trong Giáo Hội sau cuộc Cách Mạng Pháp, đă bị cản trở bởi cái gọi là Khôi Phục, một khuynh hướng phản ứng trong Giáo Hội bắt nguồn từ Hội nghị Vienna năm 1816 khi Khối Liên Minh thần thánh giữa giáo hoàng trong tư cách là nguyên thủ của Giáo Hội và các hoàng đế Nga, Ao, Phổ gặp nhau nhằm mục đích khôi phục lại các quyền lực chuyên chế của các vị.

Thực ra đây là một liên minh ma quỉ mà hệ quả tệ hại nhất của nó là việc lạm dụng tôn giáo, hoàn toàn đối nghịch với h́nh ảnh người linh mục bước theo Đức Giêsu Kitô, Người Tôi Tớ khiêm nhường của Thiên Chúa trong chương tŕnh phi bạo lực của Ngài. Hơn nữa, nó hoàn toàn đối nghịch với nhăn giới tiên tri của Đức Giêsu thể hiện qua việc Ngài lật tẩy các mưu chước Satan nhằm cám dỗ người ta sử dụng tôn giáo để mưu cầu quyền lực trần tục (x. Mt 4,8-10). Thiết tưởng có thể thêm ở đây rằng mối liên minh nói trên cũng đă dẫn đến những hậu quả hết sức tiêu cực trong lănh vực đào tạo linh mục nữa.

Ít lâu sau Công Đồng Vatican II, tôi được gọi tới “cung điện” của ṭa thánh. Tại đó, Hồng Y Pietro Parente, một sản phẩm đặc trưng của nền giáo dục chủng viện theo Triđentinô và của chức linh mục nhiễm mùi danh vọng, đă trao cho tôi hai lời cảnh cáo: “Nếu anh cứ tiếp tục theo kiểu của anh, anh sẽ không có một cơ hội tiến thân nào đâu,” và “Tôi nghĩ đă đến lúc anh cần ngừng lại.” Độc giả hẳn không khó nhận ra mối liên hệ giữa hai lời cảnh cáo ấy. Quả thật là sung sướng cho tôi việc tôi sẽ không bao giờ có danh vọng, tôi cũng sẽ không tự trấn áp các quan điểm của ḿnh bao lâu chúng c̣n phản ảnh tiếng gọi linh mục của Người Tôi Tớ khiêm nhường và phi bạo lực của Giavê. 

     Xin cảnh báo: hăy tránh xu hướng khái quát hóa

Việc t́m hiểu thần học và lịch sử không thể được thực hiện nếu không có một số tiêu thức nào đó. Dù vậy, chúng ta phải hết sức cẩn thận để không khái quát hóa thái quá. Tiêu thức luận (typology) cho chúng ta biết rằng trong Giáo Hội Latinh trước Vatican II, hàng giáo sĩ có tính đồng nhất, ổn định, vâng phục và qui củ thật đáng kinh ngạc, và đôi khi thậm chí người ta lầm lẫn rằng như thế là hiệp nhất. Hơn nữa, rất nhiều linh mục trung thành bền bĩ với kinh nhật tụng và hăng say trong bổn phận “cứu các linh hồn”.

Tuy nhiên, ở đây ta không được khái quát hóa xa hơn nữa. Cần phải ghi nhận rơ rằng trong mọi thế kỷ, nhất là trong hai thế kỷ vừa qua, luôn luôn có những linh mục phi thường, thấm đẫm tính cách độc đáo và sáng tạo, đă thoát ra khỏi những chuẩn mực. Tôi thiển nghĩ rằng một linh mục có nhân cách trỗi vượt có thể tác động tích cực đến thế giới nhiều hơn là một trăm bản sao loại xoàng của loại linh mục rập khuôn máy móc.

Trong số những khuôn mặt lớn, có thể kể đến Thánh Inhaxiô Loyola, Thánh Anphongsô Liguori và Thánh John Neumann. Ngay cả Thánh Gioan Vianney, một đại diện thứ thiệt của mẫu thức giáo sĩ theo Triđentinô, cũng là một thiên tài trong việc dẫn dắt người ta bước vào sự an b́nh và thánh thiện nội tâm. Cũng c̣n phải kể đến John Henry Newman nữa, một con người cải giáo và trở thành một linh mục Công Giáo vĩ đại bậc nhất của thế kỷ 19; ngài đă nhận được sự đào tạo ban đầu trong phong trào Oxford và đă được bổ nhiệm làm hồng y ở tuổi xế chiều. Cần phải có cả một pho sách mới có thể tŕnh bày hết những đóng góp của ngài cho công cuộc canh tân việc đào tạo linh mục.

Bartholomew Holzhauser (1613-1658), một linh mục triều, cũng là một mẫu gương kiệt xuất cho thấy những ǵ mà một con người giàu đặc sủng có thể làm để đóng góp cho cuộc canh tân Giáo Hội. Trong suốt cuộc Chiến Tranh Ba Mươi Năm, ngài đă thành công trong việc thuyết phục nhiều cha xứ sống đời sống chung, chia sẻ với nhau mọi sự, nhất là chia sẻ đời sống cầu nguyện và công việc mục vụ. Những linh mục này là những kiểu mẫu của “nhà cầu nguyện”. Trên khắp vùng đất Bavaria và Ao, người ta thấy mọc lên những trung tâm cổ vơ sự cải cách đích thực trong Giáo Hội – qua đó chứng tỏ rằng Thần Khí (ruah) muốn thổi đâu th́ thổi. 

     Những ơn gọi linh mục ở tuổi muộn màng 

Có một sự kiện thật thú vị, đó là đa số các khuôn mặt kiểu mẫu đều bước vào chức linh mục ở một độ tuổi khá muộn màng, khi đă có nhiều kinh nghiệm sống phong phú. Tất cả các linh mục Ḍng Chúa Cứu Thế được phong thánh cũng đă bước vào chức linh mục khá muộn trong tuổi đời, chẳng hạn các Thánh An-phong-sô, Clement Hofbauer và John Nepomucene Neuman, vị tông đồ của những người dân nhập cư vào Hoa Kỳ và là người - với năng lực và khả năng tiên liệu phi thường - đă tổ chức cả một hệ thống các trường học Công Giáo. Peter Donders, người tôi tớ hèn mọn của những người cùi và là tiếng nói ngôn sứ mạnh mẽ chống lại cơ chế nô lệ, đă đi tiên phong trong phong trào linh mục thợ. Những con người trở lại và những ơn gọi muộn mằn lừng danh ấy, vốn đă được đào tạo chín muồi về trí thức và đă dày dạn trong kinh nghiệm sống, đă trở thành một thứ cầu nối giữa các giáo sĩ có nguy cơ tách ly xa rời cuộc sống cảnh vực đời thường của dân chúng với tất cả những thực tế của nó.

     Thánh Anphongsô Liguori, mẫu gương điển h́nh của “một người trong chúng ta”

Ở tuổi 17, Anphongsô hoàn thành một cách xuất sắc học vị tiến sĩ về dân luật và giáo luật. Hai mươi tuổi, được coi là một trong những luật sư uy tín nhất ở Naples, ngài đă “quay lưng lại với thế giới” – như chính lời ngài tự bạch.

Anphongsô muốn nói đến loại thế giới nào khi nói: “Hỡi thế giới, giờ đây ta đă biết ngươi!” Đó là một thế giới trong đó một tôn giáo nặng h́nh thức và đầy bổng lộc cung ứng những địa vị thế giá và những tước hiệu cao trọng cho các ứng viên có tiềm năng. Anphongsô quay lưng lại với một thế giới vốn tiêu biểu cho một thứ “đa thần giáo”, một hỗn hợp của danh, phú và thú – và cả Thiên Chúa nữa cũng được lộng vào trong cuộc đổi chác này. Món ‘thập cẩm’ ấy buộc chúng ta đặt ra câu hỏi: “Đó là loại Thiên Chúa nào vậy?”

Đối với nhiều linh mục, Thiên Chúa của Công Đồng Triđentinô được khắc  họa như một Thiên Chúa đứng về phía những người có quyền lực và những người có cấp bậc cao trong Giáo Hội. Loại đa thần này có thể sống c̣n một cách thoải mái, thậm chí có thể hậu thuẫn cho các tín điều của đức tin Công Giáo, bao lâu thói tự tôn của giới tư tế vị vọng chưa được lột trần và chưa được vượt qua.

Ngay sau khi được truyền chức linh mục, Anphongsô tiếp tục triệt để chống lại khuôn mặt Thiên Chúa đầy tính vương giả và quí tộc ấy qua việc ngài hoàn toàn dấn thân phục vụ cho người nghèo, cho những người bị bỏ rơi và bị khinh miệt nhất. Thật vậy, sự dấn thân này là lư do nền tảng giải thích việc Anphongsô thoát ly khỏi thế giới của những người giàu, của những người quyền thế, nhất là thoát ly khỏi “thế giới” được hiểu theo nghĩa xấu: sự lạm dụng tôn giáo để phục vụ cho quyền lực và danh vọng.

Như chúng ta đă ghi nhận, sự dấn thân đầu tiên của Anphongsô nhắm đến những người Lazzeroni. Ngài không chỉ quan tâm săn sóc những kẻ bơ vơ không nhà, mà hơn thế nữa, ngài biến họ thành những người cộng tác để xây dựng các nhóm huynh đệ trong chính tầng lớp của họ. Ngài tổ chức các “lớp đêm dạy cầu nguyện” trong đó những con người này tham dự một cách đầy năng động và sáng tạo. Thiên năng của Anphongsô bộc lộ nơi sự săn sóc ân cần của ngài đối với người nghèo không nhiều bằng nơi sự kính trọng mà ngài dành cho họ, đặc biệt qua việc ngài sẵn sàng tín nhiệm họ trước, ngay cả khi ‘sự tín nhiệm trước’ ấy của ngài không đem lại kết quả tức thời.

Cha của Anphongsô, một nhà quí tộc có tính cách hướng nội, là một người dễ nóng nảy nhưng đồng thời rất e dè. Trong nhiều năm, ông không nói chuyện với Anphongsô – đứa con mà ông cho là phản bội lại danh giá của gia đ́nh. Một hôm, ông bố quí tộc này đi ngang qua một nhà thờ chen chúc người, và một bài hát cảm động đă thu hút sự chú ư của ông. Ông ṭ ṃ bước vào ... và rất đỗi ngạc nhiên khi nhận ra đứa con trai mà ông kể như đồ bỏ đang hát bài Tin Mừng từ trên thư đài và đang truyền cảm xúc sâu lắng cho cả cộng đoàn đang hiện diện. Đó là khoảnh khắc hoán cải của ông bố này – ông bắt đầu ước mơ không chỉ tham gia vào cộng đoàn mới thành lập này mà ông c̣n mong muốn trở thành một chức việc cho nhà thờ. Vốn thực tiễn, Anphongsô đă từ chối nguyện vọng đó của cha ḿnh.

Các bạn đồng hành đầu tiên của Anphongsô – ban đầu chuyên giúp  đỡ những người nghèo túng và bị bỏ rơi ở Naples, về sau đảm nhận việc săn sóc mục vụ cho các dân quê nghèo – tất cả đều trở thành linh mục khi tuổi đời đă khá muộn. Chính trong tinh thần phản kháng một cách yêu thương và phi bạo lực chống lại một số sự dữ nổi cộm trong Giáo Hội thời đó mà ngoài ba lời khấn truyền thống, Anphongsô và các bạn ḿnh c̣n thêm hai lời khấn hoàn toàn mới: -ưu tiên kính trọng và quan tâm tới người nghèo, những người bị khinh miệt, bị bỏ rơi; và –không bao giờ săn đuổi hay chấp nhận các danh dự, đặc quyền, tước vị hay thậm chí chức giám mục trong Giáo Hội.

Trong những năm Anphongsô học chương tŕnh thần học, có một khuynh hướng khắt khe cứng nhắc rất phổ biến nơi các giáo sư của ngài, nhất là nơi những người giảng dạy môn thần học luân lư. Thật khó cho Anphongsô tách ḿnh ra khỏi khuynh hướng này. Vậy điều ǵ đă giúp Anphongsô làm được chuyện đó? Theo nhận xét của tôi, đó chính là cuộc thoát ly gồm ba chiều kích mà ngài đă thực hiện: thoát ly khỏi thế giới đặc quyền để dứt khoát đi tới với những người nghèo và những người bị khinh miệt; thoát ly khỏi ḷng tự tôn về văn hóa để đến với những con người đơn sơ chất phác và hấp thụ tính cách đơn sơ của họ; và cuối cùng, thoát ly khỏi cái thế giới lạm dụng tôn giáo và trục lợi cá nhân để đạt đến tấm ḷng và nhăn quan của Đức Kitô, Người Tôi Tớ Đau Khổ của Giavê. Một lần nữa, ở đây tôi muốn qui chiếu đến bản văn Mt 4,1-11, trong đó Đức Giêsu được mô tả như một người vạch mặt các mưu chước Satan nhằm cám dỗ người ta sử dụng tôn giáo để tranh thủ bổng lộc trần thế, tranh thủ hào quang, danh dự và quyền lực trên người khác. 

     Những tranh căi kỳ quặc về hiệu lực của việc truyền chức

Cuộc tranh luận lố bịch về chuyện ai (trong số các kẻ được Đức Giêsu chọn đi theo Người) sẽ là người có địa vị cao nhất đă không chấm dứt với các môn đệ thuở đầu tiên ấy. Thật vậy, câu hỏi thâm căn cố đế ấy c̣n ám ảnh nơi Giáo Hội thời Constantine một cách lố bịch hơn nhiều so với cuộc tranh luận của các ngư phủ chất phác xưa kia. Không thể đếm được bao nhiêu cuộc tranh luận và bao nhiêu câu hỏi đă được đặt ra xung quanh tính hiệu lực của nghi thức bí tích, nhất là của nghi thức truyền chức. Những cuộc tranh căi ấy đă rộ lên vào thời đó và vẫn c̣n tiếp tục cho đến hôm nay.

Cách đây hai năm, khi tôi ở Prague, tôi có dịp có mặt tại một cuộc qui tụ một số nhóm Công Giáo. Họ trước đó vốn từng trải qua một giai đoạn dài bị bách hại, phải sống chui nhủi và đă phải truyền chức ‘chui’ cho nhiều linh mục, một số các linh mục này là những người đă kết hôn. Thật tuyệt vời biết bao đức tin của họ, thái độ dấn thân và tinh thần đơn sơ của họ! Rơ ràng, những con người được truyền chức này và gia đ́nh của họ là những Kitôhữu hết sức tuyệt vời.

Nhưng có một vấn đề gây trăn trở một cách không cần thiết cho những linh mục này, đó là họ nghi ngờ tính hiệu lực của việc truyền chức của ḿnh – nỗi nghi ngờ ấy được thổi phồng lên bởi một số thẩm quyền trong Giáo Hội. Các linh mục và giám mục này được truyền chức một cách hết sức bí mật sau khi được Giáo Hoàng Piô XII đích thân cho phép, mặc dù ngài tránh các thủ tục ngoại giao thông thường do phải cảnh giác mật vụ cộng sản đang ráo riết hoạt động lúc bấy giờ. Tôi có may mắn gặp nhiều linh mục trong diện này và cả một số giám mục nữa – trong đó có một giám mục được truyền chức một cách vô cùng kín đáo bởi vị giám mục trước đây của (giáo phận) Augsburg.

Vị giám mục nói trên là một trong những vị tiên phong dũng cảm nhất và có nhiều ảnh hưởng nhất trong số những người được truyền chức chui thời bấy giờ. Không ai chối căi ông là một con người linh lợi tháo vát, có ḷng can đảm và khả năng tiên lượng trỗi vượt. Thật đáng tiếc, một số quan chức thiển cận ở Rôma đă tuyên bố rằng ông mất quân b́nh tâm lư và do đó việc truyền chức cho ông rất có thể vô hiệu lực.

Phải nghĩ sao về một tuyên bố kỳ cục như thế? Nếu một sự mất quân b́nh tâm lư được người ta quyết đoán – chứ không phải được chứng minh hẳn hoi – là lư do để người ta nghi ngờ hiệu lực bí tích truyền chức của đương sự, th́ chúng ta có thể không bao giờ chấm dứt được những mối nghi ngờ về bao thế hệ linh mục, v́ chắc chắn trong lịch sử có hàng ngàn giám mục (gồm cả những giám mục trong thời đại chúng ta) bị mất quân b́nh hơn cả vị giám mục nói trên kia. Tiếc thay, ông đă qua đời rồi và do đó không thể tự bênh vực cho ḿnh được.

Đ̣i các linh mục đă được truyền chức chui, nhất là những người đă kết hôn, phải được “truyền chức lại” đúng qui định – đó là điều hết sức quái đản. Người ta khó chịu và ngán ngẩm gọi đây là “siêu chức thánh” (superordination). Một số người miễn cưỡng chấp nhận lệnh này, trong khi những người khác dứt khoát không chấp nhận. Giáo Hội không có đủ các vấn đề thực để giải quyết hay sao mà c̣n bày ra những vấn đề nhân tạo như thế? Tôi thực sự tin rằng những linh mục nói trên – một cách độc đáo - là hiện thân đích thực và sống động của Đức Giêsu, Con Người, Đấng là “một người giữa chúng ta”. Tôi cho rằng cần phải coi các linh mục ấy như là h́nh mẫu cho chức linh mục tương lai.

Khi tôi c̣n là một nhà thần học luân lư trẻ, một số linh mục thuộc loại nguyên tắc chi li, trong đó một số có chức tước cao, đă đến t́m sự tư vấn với tôi v́ cảm thấy bất an xung quanh tính hiệu lực của bí tích truyền chức. Bạn có thể tưởng tượng được mối băn khoăn nhất của họ là ǵ không? Họ tự hỏi không biết hồi được truyền chức ḿnh có đă đụng chạm cùng một trật đến chén thánh, đĩa thánh và bánh thánh trên bàn thờ hay không (vào thời ấy, sự đụng chạm này được coi là dấu hiệu chủ yếu cho hiệu lực của việc truyền chức) – và họ lo rằng nếu ḿnh đă không làm nghi thức đó một cách thành sự th́ tất cả những thánh lễ và những bí tích mà ḿnh cử hành sau đó đă không có hiệu lực! Rất may, Giáo Hoàng Piô XII đă chấm dứt tất cả những băn khoăn ngớ ngẩn này bằng cách chính thức tuyên bố rằng nghi thức nói trên không có liên quan ǵ với tính hiệu lực của việc truyền chức.

Ngày nay, trong nhăn giới đại kết, những tranh luận xung quanh tính hiệu lực kiểu như trên càng đặc biệt gây sốc. Các linh mục Anh giáo trở về với Công Giáo vẫn phải được truyền chức đúng qui định, và sự tranh căi chính yếu chống lại tính hiệu lực th́ thật khá kỳ quặc. Người ta nêu lập luận rằng các giám mục Anh giáo vốn trước kia ly khai khỏi Giáo Hội Công Giáo trong thời Cải Cách đă không thật sự biết ư nghĩa của bí tích truyền chức và chức linh mục và, do đó, họ có thể đă không có ư hướng đúng đắn.

Nếu lập luận ấy chứng tỏ có trọng lượng đối với Rôma, th́ nên bắt đầu “truyền chức lại” cho tất cả các linh mục và giám mục của chính chúng ta nữa. Nhưng ai sẽ làm điều này? Chúng ta có thể tự hỏi rằng các giám mục thời Phục Hưng của Giáo Hội Công Giáo có ư hướng đúng đắn hay không. Họ có hiểu biết hơn những người kia về chức linh mục là ǵ không? Giáo Hoàng Gioan XII phóng đăng được bầu lên ngôi giáo hoàng năm 17 tuổi, trước mặt Chúa, đă hiểu biết được bao nhiêu về ư nghĩa của việc trở thành một giám mục – chưa nói là trở thành một giám mục Rôma? Thiển nghĩ để khôn ngoan hơn, cần phải dẹp bỏ những tranh căi và những quan tâm ngớ ngẩn này và – thay vào đó – hăy cố gắng nhận hiểu sâu xa hơn ư nghĩa của truyền thống tông đồ am hợp với toàn bộ Tin Mừng của Đức Giê-su Kitô.

Nếu chỉ bận bịu với vấn đề nghi thức như thế, sẽ có những khó khăn đặc biệt nghiêm trọng xung quanh vấn đề kế thừa không gián đoạn của các giám mục Rôma. Lịch sử nhắc chúng ta nhớ rằng có nhiều giáo hoàng là những kẻ buôn thần bán thánh được bầu vào chức vị đó một cách không ngay chính. Đă nhiều lúc người ta không biết ai là người kế vị đích thực của Thánh Phê-rô, nhất là trong những thập niên có tồn tại đồng thời đến hai hay ba giáo hoàng, một số trong đó là những con người bất xứng. Rơ ràng, có một tính tông truyền trong Giáo Hội mà – nếu hiểu theo một nghĩa thâm sâu hơn – có thể giúp chúng ta chấm dứt một cách dễ dàng hơn những tranh căi đần độn, nhất là nếu chúng ta biết thiết tha với công cuộc thăng tiến đại kết. 

     Cần biết hài hước

Khiếu hài hước của chúng ta, một cách nào đó, chắc chắn là một phản ảnh bé nhỏ của khiếu hài hước vĩ đại nơi Thiên Chúa. Nếu chẳng vậy, làm sao Thiên Chúa có thể chịu được chúng ta một cách vô cùng kiên nhẫn như thế? Hài hước quả thật là một đức tính đầy năng lực giải phóng và chữa trị. 

Chẳng hạn đối với vấn đề về tính hiệu lực, từ một nhăn quan sinh vật học, chúng ta biết một số người đàn ông có nhiều yếu tố nữ hơn là yếu tố nam trong DNA (di truyền tố) của ḿnh; thế nhưng xét mặt ngoài, họ vẫn là đàn ông. Nếu, theo giáo huấn của Vatican, phụ nữ không thể được truyền chức một cách thành sự, th́ bằng cách nào chúng ta giải thích việc truyền chức cho các linh mục và giám mục với những di truyền tố chứng tỏ họ là nữ nhiều hơn là nam? Xuất phát từ lập luận dựa cơ sở trên sinh vật học được Vatican sử dụng để bác bỏ việc truyền chức cho phụ nữ, ta thấy ở đây bật ra một câu hỏi thứ hai, không kém hài hước: Chúng ta sẽ phán đoán thế nào về hiệu lực của việc truyền chức cho những người là đàn ông theo di truyền tố song lại bộc lộ cốt cách ẻo lả yếu ớt như phụ nữ?

Điều cần rút ra ở đây là: khi chúng ta khởi đi từ những tiên đề sai lạc, th́ chúng ta sẽ không bao giờ có thể đạt đến những cách giải quyết khả dĩ hợp lư. Những lập luận hàm hồ, thiếu cơ sở và viển vông có thể được vượt qua một cách tốt nhất, ít là phần nào, nếu ta có đủ tinh thần hài hước.  

     Giáo Hội đang cần loại thần học luân lư nào?

Rảo qua cái thế giới kỳ quặc nhiễm nặng bệnh nghi lễ, chúng ta trở về với một câu hỏi cốt lơi về con người linh mục tương lai. Đứng trước thực tế rằng, một phần nào đó, các linh mục đă được đào tạo một cách méo mó bởi những hệ quả tiêu cực của khuôn khổ luân lư và nghi thức theo mẫu thức Triđentinô, một câu hỏi căn bản đặt ra cho chúng ta là: Người linh mục lư tưởng của hôm nay và tương lai cần được dạy cho thứ thần học luân lư nào, không chỉ để đương sự nhận hiểu chính bản thân ḿnh mà c̣n để giúp cho đương sự trong sứ vụ rao giảng Tin Mừng – một sứ vụ thiết yếu bao hàm việc hướng dẫn luân lư cho người ta?

Phần đông các linh mục thuộc loại nệ nghi lễ và gặp bối rối nhiều trong các thế kỷ vừa qua đều là những nạn nhân của một nền thần học luân lư của Rôma. Họ bị đ̣i hỏi phải học một danh sách dài liệt kê những tội trọng được phân loại chính xác, trong đó có nhiều tội được coi là ex toto genere. Hàng trăm câu hỏi về tội trọng được giải đáp trong qui chiếu với các định chế về nghi thức, và thường là ch́m trong đám mây mù của những cấm kỵ.

Giáo huấn về một sự vâng phục và trung thành theo quan niệm hẹp ḥi đă dẫn tới một thái độ khắc nghiệt trong đó mọi chất vấn đụng chạm đến thẩm quyền Giáo Hội đều bị đè bẹp. Một thứ tinh thần khù khờ xoàng xĩnh có thể sống c̣n được trong một bầu khí có xu hướng tiêu diệt mọi sự nghi ngờ nghiêm trọng đối với chính thể chế. Dĩ nhiên, những chủng sinh và linh mục sắc sảo hơn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc trấn áp các nghi ngờ của ḿnh về tính chính đáng của một hệ thống luân lư như thế và, do đó, cách này hay cách khác những chủng sinh và những linh mục này phải chịu khốn khổ rất nhiều về mặt tâm lư.

Nhiều người xem ra đă t́m được cách giải quyết. Hàng trăm câu hỏi nhỏ được mở ra để thảo luận, và bởi v́ những tranh luận kiểu đó sẽ không cùng, nên một số người có cảm nghĩ rằng ít nhất qua đó họ cũng phát triển được khả năng biện phân. Nhưng những “câu hỏi mở ra” này phần lớn lại không phản ảnh những mối quan tâm nóng bỏng của số đông dân chúng.

C̣n một vấn đề nghiêm trọng khác nữa tập trung xung quanh những thủ bản thần học luân lư của Rôma được sử dụng rộng răi lúc bấy giờ; những thủ bản này đưa ra một cái nh́n hết sức thiển cận về ân sủng, xem ân sủng sự trợ giúp của Thiên Chúa để người ta chu toàn mọi điều luật và mọi qui tắc một cách trung thành. Thật xa lạ biết bao với nhăn quan của Thánh Phao-lô về ân sủng: “Anh em không thuộc về Lề Luật, nhưng là thuộc về ân sủng” (Rm 6,14). Thêm vào với vấn đề này là vô số những luật phạt vạ của Giáo Hội, chưa kể đến một hệ thống chi li những tước phẩm và vinh dự dành sẵn cho những linh mục ngoan ngoăn vâng phục nhất. Thật là một sự xuống cấp của đời sống linh mục khi mà ḷng kính sợ chính đáng đối với Thiên Chúa bị thay thế hay bị pha trộn bằng một hệ thống những h́nh phạt và những hứa hẹn!

B. F. Skinner, một bậc thầy xuất chúng trong việc huấn luyện chuột và khỉ, đă quả quyết rằng con người cũng có thể được huấn luyện như loài chuột và loài khỉ, bằng cách sử dụng một sách lược huấn luyện tương tự bao gồm một sự pha trộn đúng liều lượng giữa những phần thưởng hấp dẫn và những đe loi kinh hoàng. Tôi nghĩ rằng điều đó chỉ đúng cho những kẻ yếu nhược, tầm thường, nhất là khi những kẻ ấy bị niêm trong một hệ thống luân lư nệ luật kết hợp với một nền giáo dục chỉ đề cao chuyện thưởng phạt. Rất tiếc là Skinner không biết ǵ về một nền thần học và giáo dục luân lư đặt nền tảng trên kinh nghiệm về ḷng quảng đại và về tính nhưng không (gratuity). Sẽ thật đáng xấu hổ nếu các vị lănh đạo Giáo Hội ngày nay không ư thức về – hay không nhạy cảm với – năng lực giải phóng của một đời sống không c̣n thuộc về luật lệ nữa mà đă thuộc về ân sủng.

Nếu các linh mục được đào tạo bởi loại luân lư ngụy tạo và nệ luật của Rôma và đồng thời bị phơi sườn cho những quyến rũ của danh vọng trong Giáo Hội, th́ quả thật họ sẽ phải có một mức tinh sạch phi thường trong ư hướng và một đức tin hết sức mạnh mẽ mới có thể vượt qua những cám dỗ cuồn cuộn lên từ cả bên trong lẫn bên ngoài ḿnh – nhất là khi ảnh hưởng của nền giáo dục thuở thiếu thời của họ càng được củng cố thêm bởi một môi trường Giáo Hội đầy dẫy những cám dỗ của Satan làm cho người ta “sử dụng” tôn giáo và các chức vụ tôn giáo để mưu cầu danh vọng và quyền lực cá nhân.

Cuối cùng, thật không có ǵ đáng  ngạc nhiên khi tại một số vùng trên thế giới vốn c̣n in đậm dấu ấn của một truyền thống luân lư và một cơ cấu nặng tính thưởng phạt, các linh mục thường bị coi – theo một nghĩa nào đó – là những kẻ lừa bịp, hay nếu dùng từ ngữ nhẹ nhàng hơn th́ đó là những “kẻ mắt lác”. Người ta cảm thấy h́nh như các linh mục luôn luôn qui chiếu đến hệ thống thưởng phạt, với câu hỏi trằn trọc măi trong tâm trí họ là: Làm như thế này th́ sẽ ảnh hưởng ra sao đến uy tín cá nhân và sự nghiệp của ḿnh? Thật đáng buồn, thường th́ chỉ sau khi đương sự đă ổn thỏa được mối quan tâm vị kỷ này rồi, th́ vấn đề sự thật mới được đặt ra. Cũng may, nhiều linh mục trưởng thành vốn đă từng trải qua chế độ đào tạo cứng ngắt và đầy tính nệ luật song không bị ảnh hưởng sâu đậm lắm, v́ họ biết luôn trước hết tham vấn Tin Mừng và nh́n ngắm mẫu gương của Chúa Giêsu và các thánh.

V́ vai tṛ của linh mục chủ yếu là vai tṛ nêu chứng tá khả tín, nên điều tối quan trọng là tất cả các cơ cấu Giáo Hội, tất cả các mối quan hệ căn bản trong Giáo Hội, và toàn bộ việc đào tạo luân lư phải khích lệ và thúc đẩy sự trung thực và tinh thuần tuyệt đối. Cố gắng này cũng trùng hợp với nhu cầu khẩn thiết phải pḥng tránh sự lan tràn của các tâm bệnh do Giáo Hội. Bất cứ ǵ có thể gây phương hại đến yêu cầu tuyệt đối về sự trung thực và sự đáng tin cậy của người linh mục đều không bao giờ có thể được dâng lên Thiên Chúa như một hy lễ khả dĩ được Ngài chấp nhận. 

     Vai tṛ của linh mục ph́nh ra thái quá

Người linh mục theo mẫu thức Triđentinô, nhất là trong thế kỷ 19, thường bị quá tải bởi quá nhiều vai tṛ phải đảm nhận và, do đó, phải khốn khổ nhiều. Ông phải là một mục tử tốt, một cha giải tội siêng năng, một vị giảng thuyết có sức lôi cuốn, một ông thầy dạy luật, và đồng thời c̣n phải là một người điều hành các nghi lễ. Thêm vào đó, ông phải dạy giáo lư, phải quản lư tài sản và tiền bạc của giáo xứ, vân vân và vân vân ... Chỉ có trời mới liệt kê hết các bổn phận của ông.

Một cách thiết yếu, các vai tṛ được ghi nhận trong lịch sử của giáo hoàng đă được tham chiếu như một nguyên mẫu cho vai tṛ của ông cha sở ở giáo xứ. Xưa nay giáo hoàng vẫn là giám mục Rôma, thủ phủ của nước Ư và là thượng phụ của Tây phương và của đa số các lục địa. Qua thời gian, các giáo hoàng dần dần dành cho ḿnh quyền bổ nhiệm các giám mục. Trong quyển De Consideratione của Thánh Bernard, một quyển tuyển tập các bài giảng tĩnh tâm cho Giáo Hoàng Eugene III, tác giả thẳng thắn và quyết liệt cảnh cáo mọi sự ph́nh trướng các hoạt động của giáo hoàng:

Suốt ngày con nghe trong dinh thự của Đức Thánh Cha đầy dẫy những tiếng bàn tán rôm rả về luật và luật. Và con chẳng nghe thấy luật nào khác ngoài luật của Hoàng Đế Justinian! Con chẳng nghe ǵ về thứ luật mà ḿnh thích thú – luật yêu thương. Đức Thánh Cha đă phung phí phần lớn thời giờ cho những vấn đề chính trị. Xung quanh Đức Thánh Cha vây kín những kẻ xu nịnh, dối trá và những người t́m kiếm bổng lộc. Đức Thánh Cha hăy dành thời giờ quí giá của ḿnh để suy niệm và rao giảng Tin Mừng một cách phấn khởi ...

Trong thời đại chúng ta, giáo hoàng đảm nhận công việc bổ nhiệm hầu như tất cả bốn ngàn giám mục trên khắp thế giới và điều hành một bộ máy đồ sộ phụ trách việc bổ nhiệm các nhà thần học và việc giảng dạy của họ trên toàn cầu, không c̣n bao nhiêu chỗ cho các công việc khác. Giáo hoàng có khuynh hướng trở thành người giám thị toàn thế giới, và gần đây tỏ ra muốn trở thành chính hiện thân của vị thầy dạy luân lư. Như một thể chế quân chủ chuyên chế, hoàn toàn chỉ có giáo hoàng định đoạt chuyện mở rộng ra hay hạn chế bớt mức độ cộng tác của hồng y đoàn hay của thượng hội đồng giám mục. Đây há không rơ ràng là biểu hiệu của sự ph́nh trướng quá mức nơi hàng giáo sĩ đó sao? Sự kiện giáo hoàng ôm đồm quá rộng như vậy có thực sự thăng tiến các ơn gọi linh mục đích thực không? và có giúp người ta nhận thức đúng đắn về chức linh mục và chức giám mục theo nền tảng Thánh Kinh không?

Cũng vậy, chúng ta có thể tự hỏi liệu các linh mục và giám mục ôm đồm trăm công ngàn việc như thế có c̣n thời gian dành cho việc thường huấn và cập nhật về thần học, tu đức và các khoa nhân văn không? Họ có đủ thời gian cho việc cầu nguyện, cho việc khám phá các phương pháp cầu nguyện và cho việc cố gắng ḥa hợp giữa cuộc sống và cầu nguyện không? <OJ>

Xem tiếp Chương  7 / 11  

Chương:  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

 

   

  

 Cám ơn quí vị đă theo dơi chương tŕnh của Diễn Đàn Giáo Dân

Xin Thiên Chúa chúc phúc lành đến quí vị.