BERNARD
HARING, C.SS.R.
------------------------------
GIÁO HỘI
CẦN
LOẠI
LINH MỤC NÀO ?
------------------------------
<OJ>
-2001-
Lm.
Lê Công Đức
Chuyển ngữ từ bản tiếng Anh:
PRIESTHOOD
IMPERILED,
A
Critical Examination Of The Ministry
In
The Catholic Church
Của:
BERNARD HARING, C.SS.R.
Do
nhà: TRIUMPHTM
BOOKS,
Liguori,
Missouri xuất bản
3.
NHẬN HIỂU Ư NGHĨA VÀ MỤC ĐÍCH
SÂU XA HƠN CỦA ƠN GỌI LINH MỤC
Tiếng
gọi đặc biệt dành cho Matthêu (Lêvi) là
một ví dụ hùng hồn về ơn gọi nhưng
không đối với giáo dân cũng như giáo
sĩ. Khi Đức Giêsu đi ngang qua, Ngài trông
thấy một người đàn ông tên là Matthêu
đang ngồi ở bàn thu thuế; và Ngài nói
với ông: “Hăy theo Ta”. Và ông đứng
dậy đi theo Ngài. Và khi Đức Giêsu
ngồi dùng bữa tối trong nhà, nhiều người
thu thuế và những kẻ tội lỗi cùng dùng
bữa với Ngài và các môn đệ Ngài (Mt
9,9-10).
Tiếng gọi dành
cho Lêvi và bữa ăn Messianic
Lêvi
là một thiên tài tôn giáo thực sự ở
chỗ ông nhận ra và diễn tả tính nhưng
không này một cách sáng tạo ngay từ đầu:
“Nếu Thầy mời tôi, một kẻ
xấu, một tên thu thuế bị khinh bỉ,
lẽ nào Ngài không tiếp đón các bạn cũ
của tôi nhỉ?” Cùng ngày hôm ấy, Lêvi
dọn bữa cho Đức Giêsu và cho các bạn
hữu của ông. Lêvi có nhận ra rằng hành
động ấy của ông là biểu tượng
của bữa ăn Messianic và của tính mới
mẻ của Nước Trời không? Đối
với chúng ta, hành động ấy của Lêvi
là một diễn tả rất thuyết phục
về ư nghĩa ơn gọi của chính chúng ta.
Ḷng
hiếu khách của Lêvi, đă phá đổ các
rào chắn của con người và tất
cả những thói trịch thượng ngạo
mạn, đă không tránh được sự ḍm
ngó của những người Pharisêu. Nhóm Pharisêu
hỏi các môn đệ Đức Giêsu: “Tại
sao Thầy của các anh ăn uống cùng với
những người thu thuế và những kẻ
tội lỗi? “ (Mt 9,11). Cũng vậy,
cả lịch sử câu chuyện chúng ta
được chấp nhận cách ưu biệt
vào kết hợp với Thánh Thể được
chứng minh trong câu hỏi của những người
Pharisêu, một câu hỏi phát xuất từ thái
độ loại trừ. Cốt lơi của ḷng
thương xót và của t́nh yêu đầy
sức chữa trị của Đức Giêsu trong
bối cảnh này được tóm kết trong
câu trả lời đầy thách đố
của Ngài: “Những người lành mạnh
không cần đến thầy thuốc, nhưng
những người đau yếu mới cần.
Hăy đi và học biết điều này: ‘Ta
muốn ḷng nhân từ chứ không muốn hy
lễ’. V́ Ta đến không phải để kêu
gọi những người công chính nhưng là
những tội nhân” (Mt 9,12-13).
Có
lẽ thời nào cũng có một tầng
lớp linh mục nào đó không học biết
được và không thể hiện được
nhăn quan căn bản về t́nh thương và ḷng
khiêm nhường đầy sức chữa
trị của Đức Giêsu, thay vào đó, các
vị linh mục ấy sẽ cổ xúy một cái
nh́n sai lạc về “hy lễ”. Tuy nhiên, cũng
như Mátthêu, các linh mục đích thực không
thể t́m thấy hạnh phúc chân thực trong
việc bước theo Đức Giêsu nơi
sự phân loại và loại trừ bất
cứ ai ra khỏi bữa ăn Messianic với
luận cứ rằng: “Họ ở trong t́nh
trạng tội trọng một cách khách quan”.
Về
vấn đề này, cũng như trong các
vấn đề khác, những ai sống một
đời sống đạo đích thực
sẽ không giấu được nỗi
thảng thốt, niềm thích thú và một
cảm nhận bên trong về tấm ḷng nhân
hậu tuyệt vời của Đức Kitô,
tấm ḷng ấy giúp họ có thể bẻ găy
mọi rào chắn của con người chống
lại thói tự cho ḿnh là công chính. Dĩ nhiên,
những phẩm chất này cũng bao gồm
một khả năng biện phân Kitô giáo rành
mạch tiên vàn giúp cho tất cả chúng ta là
những linh mục biết cảnh giác đừng
loại chính ḿnh ra khỏi niềm vui của
bữa ăn Messianic do bởi nhăn quan tự cho ḿnh
là công chính và thiếu vắng một tấm ḷng.
Chúng ta đừng bao giờ nghĩ hay nói điều
ǵ có tính qui kết người khác là tội nhân
trước khi thú nhận rằng cả chúng ta
nữa cũng là những tội nhân đáng thương.
Trong bối cảnh này, chúng ta tự hỏi các
linh mục có nên luôn luôn cố trao ấn tượng
rằng ḿnh là những con người thánh
thiện hay ít nhất ḿnh là những con người
không có ǵ sai quấy? Rơ ràng câu hỏi ấy
cần được trả lời sáng tỏ.
Nhà
văn nữ Ba Lan Mary Winowska kể câu chuyện
sau đây về một cha sở. Trước
mắt tất cả giáo dân trong xứ, vị
linh mục này là một mục tử tốt lành
thánh thiện tuyệt vời. Dường như
không ai có thể chê ngài về bất cứ
điều ǵ cả. Ngày nọ, một công an ch́m
của Gestapo đến gặp ngài, tự
giới thiệu, và đưa ra với ngài
một đề nghị bất ngờ: “Chúng tôi
tin rằng ông sẵn ḷng hợp tác với chúng
tôi bằng cách đều đặn cung cấp
cho chúng tôi những thông tin trong nội bộ Giáo
Hội. Công việc này không ai có thể làm
tốt hơn ông, v́ ông rất được tín
nhiệm bởi các giám mục và các linh mục
khác.” Cha sở trả lời không do dự: “Không
được. Chúa không cho phép tôi làm điều
đó!” Viên công an ch́m rút trong túi ra một
tấm ảnh, ch́a cho cha sở xem. Đó là
ảnh một phụ nữ đang ẵm đứa
con nhỏ trên tay. Anh ta nh́n thẳng vào mắt
vị linh mục, hỏi gằn từng tiếng:
“Ông không phải là cha của đứa trẻ
này đấy chứ?”
Hoàn
toàn bất ngờ trước tang chứng ấy,
vị linh mục trầm ngâm giây lát, rồi xin
viên công an cho ḿnh có thêm thời gian để suy
nghĩ về đề nghị trên kia của anh
ta: “Anh cho phép tôi khất đến Chúa Nhật
tới.”
Chúa
Nhật tuần ấy, mọi người tề
tựu đến nhà thờ để tham dự
Thánh Lễ như thường lệ. Và một
sự kiện hết sức bất ngờ đă
xảy ra. Vào đầu Thánh Lễ, thay v́ đọc
Kinh Cáo Ḿnh theo nghi thức thông thường,
vị linh mục xưng thú tất cả
những tội lỗi của ḿnh trước
mặt toàn thể cộng đoàn giáo dân, kể
cả những tội mà Gestapo không hề
biết. Trà trộn giữa các tín hữu trong nhà
thờ hôm ấy, có hai viên công an ch́m của
Gestapo. Trong nước mắt, vị linh mục
xin cộng đoàn giáo dân tha thứ cho ḿnh và cho
phép ḿnh xin chuyển đi nơi khác để
đền tội. Sau một thoáng im bặt,
cả nhà thờ bắt đầu xôn xao lên.
Mọi người đều sa lệ v́ cảm
kích. Họ nhất tề la lên: “Xin cha đừng
đi đâu cả, xin cha tiếp tục ở
lại săn sóc chúng con. Chúng con vốn kính
mến cha, hôm nay chúng con càng kính mến cha và
cảm thấy cha gần gũi hơn bao giờ!”
Nhờ sự thú nhận công khai của ḿnh,
vị linh mục nói trên, qua t́nh trạng tội
lỗi của ông, đă tỏ ra ông là “một
người trong chúng ta” với các giáo dân
của ông.
Để
trả lời cho câu hỏi căn cơ trên kia, rơ
ràng người linh mục phải hiểu rơ ḿnh
được gọi sống thánh thiện
tới mức trở thành một nguồn khích
lệ cho mọi người trên con đường
tiến tới sự hoàn thiện Kitô giáo. Tuy nhiên,
bất cứ sự ngụy tạo nào của
sự thánh thiện cũng sẽ là một mô
ụ gây cản trở cho nỗ lực trên. Linh
mục nào không thể nhận ra rằng ḿnh cũng
sống nhờ vào sự thứ tha của Chúa và
rằng ḿnh cũng sai lầm th́ linh mục
ấy sẽ không thể nhận được
một sự tín nhiệm nào cả.
Sẽ
thật có ư nghĩa việc chúng ta chọn Lêvi
Matthêu như một vị quan thầy. Làm thế,
chúng ta có thể trở nên những linh mục có
hiệu năng nhiều hơn, trong chừng
mực chúng ta sẵn sàng hơn để mời
những kẻ bên ngoài bước vào bàn ăn
Messianic của Đức Giêsu; và làm thế, chúng
ta sẽ thấy ḿnh được đón
nhận niềm nở hơn bởi chính Đức
Giêsu. Cũng như Lêvi, chúng ta cần nhận
hiểu sâu xa hơn và hiện thực hóa lời
của Đức Giêsu: “Ta không đến
để xét xử nhưng là để cứu
độ thế gian” (Ga 12,47).
Càng
khiêm tốn ca ngợi t́nh yêu chữa trị
của Thiên Chúa đối với mọi con người,
chúng ta càng có thể – nhờ ân sủng Thiên Chúa
- trở thành những “thầy thuốc bị
thương” đầy hiệu năng. Rơ ràng,
các linh mục không bao giờ được phép
coi bất cứ ai thuộc trách nhiệm săn sóc
của ḿnh là “hết thuốc chữa”.
Mọi cảm quan và hoạt động mục
vụ của chúng ta phải được
thấm nhuần bởi ư thức ngày càng hơn
về t́nh yêu đi bước trước
của Thiên Chúa, một t́nh yêu vô hạn và chúng
ta chỉ là những kẻ bất xứng - ngay
cả khi chúng ta cảm nghiệm về sự
thiếu thốn của ḿnh. Tất cả
những ǵ chúng ta có thể làm chỉ là
tiếp tục sẵn sàng để cho tấm ḷng
quảng đại của Thiên Chúa hành động
và, khi nh́n nhận tấm ḷng ấy, chúng ta
thể hiện sự quảng đại của
Thiên Chúa trong thái độ mục vụ của
chúng ta, trong việc khích lệ người khác
một cách không mệt mỏi. Chúng ta hăy để
cho Lêvi hướng dẫn ḿnh!
Việc rửa chân
tại Bữa Tiệc Ly
Biến
cố phép rửa của Đức Giêsu ở sông
Giođan và việc Ngài rửa chân cho các tông
đồ tại Bữa Tiệc Ly là hai sự
kiện hoàn thành lẫn nhau. Khi nâng việc
rửa chân ấy lên hàng nghi lễ, Đức Giêsu
muốn diễn tả phép rửa mà Ngài tự
nguyện lănh nhận trong máu của chính Ngài
để thứ tha tội lụy và để
cho t́nh yêu phi bạo lực được
khải thắng. Khi chọn làm công việc
rửa chân, một công việc thường
được gán cho các tôi tớ thấp hèn
nhất, Đức Giêsu muốn xác nhận
rằng hành động khiêm nhường này –
vốn soi sáng cho toàn bộ cuộc sống và cái
chết của Ngài – phải được coi là
chuẩn mực cao nhất, đặc biệt
đối với những ai được
gọi để chia sẻ sứ mạng loan báo
Tin Mừng của Ngài và sứ mạng hiệp
nhất tất cả các môn đệ trong t́nh yêu
của Ngài.
Mặc
dù Tin Mừng Gioan mang sắc thái nổi bật là
một Tin Mừng về Thánh Thể, nó vẫn không
đưa ra một tŕnh thuật minh nhiên nào
về cơ chế của Thánh Thể. Cũng như
nhiều học giả Thánh Kinh khác, tôi xem
bản tŕnh thuật rửa chân trong bối
cảnh của nó là một tŕnh thuật
tuyệt vời về Thánh Thể. Đó là
một ch́a khóa không thể thiếu để
nhận hiểu sâu xa hơn về cả Thánh
Thể lẫn chức linh mục.
Sau
khi rửa chân cho các môn đệ, Đức Giêsu
mạc khải cho chúng ta mối quan hệ độc
đáo của Ngài với Chúa Cha. Hơn nữa,
Ngài mạc khải cho chúng ta biết Cha là ai qua
nghi thức rửa chân này, qua việc Ngài tự
hiến trở thành bánh ban sự sống và,
cuối cùng, qua việc Ngài đổ máu trao ban
nguồn sống. Gioan đă nhấn mạnh
mạc khải này trong lời cầu nguyện
của Đức Giêsu: “Lạy Cha, giờ
đă đến! Xin Cha tôn vinh Con Cha để Con
Cha tôn vinh Cha. Thật vậy, Cha đă ban cho Người
quyền trên mọi phàm nhân là để Người
ban sự sống đời đời cho tất
cả những ai Cha đă ban cho Người. Mà
sự sống đời đời đó là
nhận biết Cha là Thiên Chúa duy nhất và chân
thật, và nhận biết Đấng Cha đă
sai đến, là Giêsu Kitô“ (Ga 17,1-3).
Có
một số người kiên quyết chống
lại việc truyền chức linh mục cho
phụ nữ dựa vào giả thuyết rằng
không có phụ nữ nào hiện diện tại
Bữa Tiệc Ly, và do đó họ kết
luận rằng chức linh mục Tân Ước
rơ ràng chỉ dành riêng cho nam giới. Có lẽ không
có phụ nữ nào hiện diện ở đó,
nhưng đó là điều ta chỉ có thể
giả đoán thôi. Điều quan trọng hơn,
đó là sự kiện rằng phụ nữ có
hiện diện với Đức Giêsu, có liên
hệ một cách tích cực trong đời
sống sứ vụ của Ngài, và phụ nữ
tiếp tục liên hệ tích cực như
thế bằng những cách thế đầy ư
nghĩa và có sắc thái linh mục trong quá tŕnh
xây dựng Hội Thánh.
Các
phụ nữ không chỉ đi theo Đức Giêsu
trong tư cách là những người tôi tớ
khiêm nhường, mà họ c̣n trung thành ở
lại dưới chân thập giá khi những người
khác đă bỏ đi mất. Người đầu
tiên gặp thấy Chúa Phục Sinh vào sáng
sớm ngày đầu tuần và loan báo tin
mừng đó chính là một phụ nữ.
Biến cố này chúng ta chỉ cử hành trong Thánh
Lễ một cách xứng đáng khi chúng ta
biết từ chối mọi thái độ
trịch thượng và biết tự biến ḿnh
– cùng với những phụ nữ ấy –
trở thành những tôi tớ của Người
Tôi Tớ Giavê.
Gioan,
người môn đệ được Chúa yêu
mến và người bạn trung thành của Phê-rô,
đă cho thấy rơ rằng Phê-rô phải khó khăn
biết bao để cho phép ḿnh đi vào trong
trung tâm của mầu nhiệm Đức Kitô nơi
hành động rửa chân. Dĩ nhiên, nghi lễ
này chẳng có ư nghĩa ǵ đối với
bất cứ ai không thể đón nhận nó như
luật nền tảng của đời sống
Kitôhữu và nhất là của sứ vụ tông
đồ của người linh mục. Khi Phê-rô
hỏi phải chăng Đức Giêsu sắp
rửa chân cho ông, Đức Giêsu trả lời:
“Bây giờ anh không hiểu điều
Thầy sắp làm, nhưng rồi anh sẽ
hiểu.” Bị sốc, Phê-rô nói: “Không
đời nào Thầy lại rửa chân cho con.”
Đức Giêsu đáp: “Nếu Thầy không
rửa chân cho anh, anh sẽ không được
đồng bàn với Thầy” (Ga 13,7-8). Phê-rô
chỉ đầu hàng khi nhận được
tối hậu thư đó, dù ông không nhận ra
tầm mức đầy đủ ư nghĩa
của nó đối với ḿnh. Cũng như Phê-rô,
chúng ta chỉ ư thức
mơ hồ về ư nghĩa của tối
hậu thư nói trên khi chúng ta đang trên hành tŕnh
tiến đến một nhận thức hiện
sinh trọn vẹn hơn.
Một
phần nào đó, nguyên nhân của sự bối
rối nơi Phê-rô cũng như nơi những
người khác là do bởi h́nh ảnh sai
lệch về Đấng Mêsia vốn rất
phổ biến thời ấy. Vào thời của
Đức Giêsu, những người anawim,
tức những con cái It-ra-en khó nghèo và hèn
mọn – như Maria và Giu-se – hát và rao giảng
những Bài Ca của Người Tôi Tớ
với hết tâm hồn họ. Tuy nhiên, đối
lập với niềm hy vọng của những
người anawim, nơi giới thượng
lưu có tồn tại một ngưỡng
vọng về một vị anh hùng dân tộc
đầy uy lực sẽ giải phóng It-ra-en
khỏi ách thống trị Rôma.
Suy nghĩ
về Tin Mừng Maccô, chúng ta sẽ ngạc nhiên
khi đầu tiên nhận thấy rằng trong
nhiều trường hợp, Đức Giêsu
được mô tả như một Đấng
yêu cầu các tông đồ không được
tiết lộ Ngài là Mêsia. Maccô có lư do chính
đáng để tŕnh bày như thế. V́ Phê-rô
và những người theo Đức Kitô bám
chặt vào một Mêsia quyền lực, nên dường
như vào thời điểm ấy họ không
thể tin tưởng rằng Con Người,
rằng “một người trong chúng ta” ấy
chính là Đấng Mêsia. Chỉ khi các tông đồ
trở nên hoàn toàn vỡ mộng với ư
niệm về quyền lực như nói trên,
họ mới có thể – trong niềm tin sâu xa vào
Người Tôi Tớ của Thiên Chúa – nhận
hiểu Ngài là Đấng Mêsia đích thực và
đầy sức mạnh.
Khi
áp dụng sự thật này cho chính ḿnh, tôi
nhận ra rằng chỉ trong mức độ tôi
“biết” Người Tôi Tớ của Thiên Chúa,
tức Con Người, và chỉ trong toàn thể
con người và cách sống của tôi trong tư
cách là người tôi tớ của Người
Tôi Tớ ấy, mới có thể có bất
cứ ư nghĩa nào trong lời ca ngợi Đức
Giêsu là Đấng Mêsia. Trong mức độ mà
bất cứ linh mục, phó tế hay người
được đào tạo mục vụ nào c̣n
bám chặt vào đặc quyền đặc
lợi, chức quyền, vinh dự thế gian hay
cố níu giữ một thói trịch thượng
nào đó, th́ bất cứ ǵ được nói
về “địa vị” của chức linh
mục thừa tác và chức linh mục phổ quát
cũng đều trở thành rỗng tuếch,
sai lạc và hoàn toàn giả trá.
Trong
mọi thời đại, Thiên Chúa đă gửi
các tư tế có năng lực ngôn sứ đích
thực đến cho Giáo Hội và cho thế
giới. Các vị này – với ḷng khiêm nhường
sâu thẳm và với sự sáng suốt tuyệt
vời – đă qui hướng ḷng trí vào phép
rửa của Người Tôi Tớ Giavê, vào
sự kiện Con Người rửa chân cho các môn
đệ, vào t́nh yêu mănh liệt của Ngài
đối với những người nghèo
khổ và bất lực nhất trên mặt đất
này, và cuối cùng, vào thái độ Ngài sẵn
sàng đảm nhận thập giá. Tất cả
những tiêu điểm ấy được
cử hành trong bữa ăn Thánh Thể – nơi
mà Đức Kitô Phục Sinh hiện diện
một cách thâm sâu.
Sự
kệch cỡm của những cuộc tranh giành
địa vị cao thấp
Nếu
chúng ta không lột trần những khuynh huớng
kiếm t́m vinh dự và mọi h́nh thức
tự đề cao ḿnh, chúng ta sẽ bị
sốc trước sự thật khi đọc tŕnh
thuật Thánh Kinh về cuộc tranh luận
lố bịch giữa các tông đồ trong đó
các ông căi nhau xung quanh vấn đề ai là người
lớn nhất. Thật là không thể tưởng
tượng! Liền sau việc Đức Giêsu
rửa chân cho các môn đệ và giải thích
về ư nghĩa thâm sâu của hành động
đó, chúng ta đọc thấy:
“Các
ông c̣n căi nhau sôi nổi xem ai trong Nhóm được
coi là người lớn nhất. Đức Giêsu
bảo các ông: “Vua các dân th́ dùng uy mà thống
trị dân, và những ai cầm quyền th́
tự xưng là ân nhân. Nhưng anh em th́ không
phải như thế, trái lại, ai lớn
nhất trong anh em, th́ phải nên như người
nhỏ tuổi nhất, và kẻ làm đầu th́
phải nên như người phục vụ.
Bởi lẽ, giữa người ngồi ăn
với kẻ phục vụ, ai lớn hơn ai?
Hẳn là người ngồi ăn chứ?
Thế mà, Thầy đây, Thầy sống
giữa anh em như một người phục
vụ” (Lc 22, 24-27).
Cũng
vậy, chính Giacôbê và Gioan, qua mẹ các ông,
đă xin chỗ vinh dự bên cạnh Đức
Giêsu. Phải chăng họ không nhận ra
rằng lời yêu cầu ti tiện ấy của
họ làm đau ḷng Đức Giêsu biết bao?
Đức Giêsu đă trả lời họ: “Các
ngươi không biết các ngươi xin ǵ. Các
ngươi có thể uống chén Ta uống, và
nhận phép rửa mà Ta nhận không?” (Mc
10,38).
Bản
văn này rất quan trọng cho chúng ta, bởi v́
ở đây Đức Giêsu yêu cầu chúng ta
hiểu phép rửa của chính chúng ta trong quan
hệ với phép rửa của Ngài trong tư cách
là Người Tôi Tớ phi bạo lực –
một phép rửa bằng máu. Ở đây đặt
ra cho các Kitôhữu và nhất là cho các linh
mục một nhận thức hết sức quan
trọng: đó là, mọi sự phải
được cân nhắc lại. Hoặc chúng ta
chấp nhận sự chọn lựa nền
tảng để bước theo Đấng-Mêsia-Người-Tôi-Tớ
một cách trung thành, khiêm tốn và can đảm,
dù phải chịu đau khổ cho đến
chết nếu cần, hoặc chúng ta vẫn
tiếp tục làm nô lệ cho thói kỳ thị
và ḷng kiêu ngạo.
Maccô
9, 30-37 là một kiệt tác về văn chương
và sư phạm. Dưới ng̣i bút của Maccô,
Đức Giêsu tŕnh bày sứ điệp căn
bản của Ngài cho các tông đồ như sau:
“Con Người sẽ bị nộp trong tay người
ta, họ sẽ giết Người, và ba ngày sau,
Người sẽ sống lại“ (Mc 9,31).
Lúc
ấy Đức Giêsu bước đi trước
các ông - tiến về sự hoàn thành những ǵ
Ngài đă giải thích. Trên đường đi,
các tông đồ giữ một khoảng cách
với Ngài để Ngài không nghe những ǵ
họ bàn tán. Nhưng Ngài biết tỏng! Khi
thầy tṛ quây quần trong nhà ở Carphanaum,
Đức Giêsu hỏi: “Anh em tranh luận
với nhau về điều ǵ khi đi đường?”
Họ im lặng, v́ chủ đề cuộc
tranh luận của họ là ai lớn nhất
giữa họ. Phải chăng các ông có một lương
tâm tệ hại đến nỗi các ông ước
mong rằng Đức Giêsu, Đấng vừa
mạc khải số phận thê thảm của
Ngài, không biết những ǵ họ đang suy nghĩ
trong đầu óc ḿnh?
Sau
hai mươi thế kỷ của lịch sử
Giáo Hội, chúng ta có khôn ngoan hơn chút nào chăng?
Nếu chúng ta thành thật, th́ người
tốt nhất trong chúng ta cũng sẽ phải
nh́n nhận rằng có những lúc ḿnh rơi vào
cám dỗ muốn đề cao chính ḿnh. Tại Công
Đồng Vatican II, đă thường xuyên vang lên
những cảnh giác chống lại thói hănh
thắng của Giáo Hội. Trong chính phiên họp
cuối cùng, một số hồng y, thượng
phụ, giám mục và một số nhà thần
học – kể cả tôi – đă qui tụ
lại với nhau để thảo luận
một đề nghị cuối cùng cho Công Đồng,
đó là: Chúng tôi đă kiến nghị rằng
các Nghị Phụ Công Đồng sẽ không
trở về với các giáo phận của ḿnh mà
trước hết không trịnh trọng cam
kết theo tinh thần khó nghèo của người
tông đồ - và trước hết là theo tinh
thần đơn sơ tông đồ bằng cách
tháo gỡ mọi tước hiệu đối
nghịch với Tin Mừng vốn vẫn c̣n
rất phổ biến trong tầng lớp lănh
đạo Giáo Hội. Vài trăm giám mục
đă sẵn sàng cho bước này. Tuy nhiên, do
thời gian gấp rút lúc bấy giờ, đề
nghị ấy đă không bao giờ được
thông qua. Tôi xác tín rằng rất có thể chúng
ta đă tránh được cho Giáo Hội
rất nhiều rắc rối sau Công Đồng
nếu chúng ta đă chính thức biểu
quyết và trung thành tuân giữ một quyết
định rơ ràng về vấn đề này.
Một
cách vô cùng sáng tỏ, câu chuyện Đức Giêsu
chịu cám dỗ (Mt 4, 1-11) hoàn toàn lột
trần mưu chước Satan cám dỗ người
ta sử dụng tôn giáo để vụ lợi,
để đề cao chính ḿnh, để tranh
thủ quyền lực thế gian; và những cám
dỗ này được thấy là trực
tiếp đối nghịch với ơn gọi
của Đấng-Mêsia-Người-Tôi-Tớ.
Những cám dỗ khủng khiếp ấy nguy
hiểm một ngàn lần hơn so với –
chẳng hạn – việc thủ dâm, việc quan
hệ t́nh dục tiền hôn nhân, việc
ngừa thai ... và bất cứ ưu tư
nào khác liên quan đến lănh vực tính
dục mà Giáo Hội thường xuyên xôn xao bàn
luận và khắc ghi sâu trong tâm trí người
tín hữu.
T́nh
trạng phóng thể tôn giáo và nhất là t́nh
trạng xuống cấp của mạc khải
trọn vẹn về Đức Giêsu, Người
Tôi Tớ của Thiên Chúa, xuyên qua ḷng kiêu hănh và
cao ngạo của con người, xuyên qua ḷng tham
quyền lực, ... tất cả đều là công
tŕnh của ma quỉ. Chúng ta cần không
ngừng dốc sức để lột trần
những quyến rũ ấy – trước
hết nơi chính chúng ta và rồi nơi Giáo
Hội và thế giới. Công việc vạch
mặt những cám dỗ này chỉ có thể
thực hiện được trong mức độ
mà ḷng trí chúng ta gắn chặt với Đức
Giêsu, Người Tôi Tớ Giavê.
Đức Giêsu –
người thợ mộc
Trong
nhiệm cục cứu độ, Đức Giêsu
ngay từ đầu được sinh ra và
lớn lên trong khung cảnh nghèo. Được
gọi là “con trai của bác thợ mộc”,
hay đơn giản hơn: “anh chàng thợ
mộc”, Ngài quen với công việc vất
vả – và chúng ta có thể h́nh dung Đức
Giêsu vui vẻ làm việc cho người ta, giúp
dựng nhà cửa, đóng bàn ghế cho họ
... Khuôn mặt người thợ Giêsu ăn
khớp với khuôn mặt lớn hơn của
Đức-Giêsu-Người-Tôi-Tớ-Giavê, “Con
Người”. Cuối cùng, khuôn mặt người
thợ này cũng rất am hợp với h́nh
ảnh Đức Giêsu chịu phép rửa ở sông
Giođan giữa đám đông những người
b́nh thường, những người đón
nhận lời Gioan kêu gọi hoán cải.
Tôi
c̣n nhớ hồi cuối thập niên 1950,
nhiều người trong chúng ta đă bị
sốc khi Hồng Y Giuseppe Pizzardo, vị lănh đạo
có nhiều quyền hành trong ṭa thánh, đă
cấm các sáng kiến về linh mục thợ
với luận cứ kỳ quặc rằng
vị trí của một người công nhân
hạng quèn sẽ không phù hợp với phẩm
cách của chức linh mục. Dĩ nhiên, phong trào
này mâu thuẫn với cái nh́n của vị
hồng y nói trên về chức linh mục,
một cái nh́n được kết tinh từ
cả một lịch sử dài của những
linh mục mơ tưởng sự nghiệp,
những linh mục ngay từ đầu bận tâm
săn đuổi các tước vị và các
đặc quyền trong Giáo Hội - những
bận tâm này dẫn họ tiến thẳng đến
chiếc mũ hồng y! Ư niệm linh mục
thợ chắc hẳn đă làm sững sờ
những giáo sĩ này, những người đầy
tham vọng phấn đấu tranh thủ áo măo cân
đai cũng như bao thứ rác rưởi
vốn hăo huyền và ngớ ngẩn hơn
cả những thứ đang nằm trong tay bao
kẻ cường hào trên thế gian này.
Thật
mỉa mai, khi tôi viết những ḍng này, một
lá thư nặc danh vừa mới được
gửi tới với lệnh truyền: “Ông hăy
ngừng ngay chuyện phê b́nh Giáo Hội! Cả
ông nữa cũng có thể được
mặc áo tía đó.” Buồn nhất là
sự thật trần trụi mà tác giả
của lá thư này muốn nói lên: có một
mối liên quan giữa sự vâng phục tối
mặt và con đường tiến thân vốn
đặc trưng một thời và hiện nay
vẫn c̣n thúc đẩy mạnh mẽ nhiều
kẻ săn t́m sự nghiệp trong Giáo Hội!
Thật hoàn toàn tương phản với Đức
Giêsu Người Thợ Mộc và các tông đồ
của Ngài – phần đông trong họ là
những ngư phủ. Ngay cả Phao-lô, người
thợ dệt bố, vẫn tiếp tục công
việc của ḿnh trong khi thi hành tất cả các
trách nhiệm của người tông đồ,
hay như anh bạn thầy thuốc Luca vẫn duy
tŕ công việc chữa bệnh trên đường
đồng hành với Phao-lô trong sứ vụ
loan báo Tin Mừng.
Khi
nh́n lại chương tŕnh cứu độ
của Thiên Chúa, chúng ta thấy rằng cuộc
Nhập Thể của Ngôi Lời Thiên Chúa vào
trong thân phận khó nghèo, vào trong cảnh vực
bần cùng hạ cấp của xă hội là
một sự đối nghịch hoàn toàn với
mọi h́nh thức cầu quyền cầu danh. Hơn
tất cả các ngôn sứ trước Ngài, và
ăn khớp với tôn chỉ độc đáo
của Ngài là “tôn thờ Thiên Chúa trong tinh
thần và chân lư”, Đức Giêsu vạch
mặt và tố giác mọi sự lạm dụng
tôn giáo để tranh thủ tư lợi cá nhân.
Ở
đây, cần phải nhấn mạnh lại danh
hiệu duy nhất mà Đức Giêsu tự gán
cho ḿnh: “Con Người” (ben adam). Thư Do
Thái giải thích rơ ràng điều này như sau:
“Người đă phải nên giống anh em ḿnh
về mọi phương diện, để
trở thành một vị Thượng Tế nhân
từ và trung tín trong việc thờ phượng
Thiên Chúa” (2,17). Sau đó, cũng trong Thư này,
ta đọc thấy: “Người đă
chịu thử thách về mọi phương
diện cũng như ta, nhưng không phạm
tội” (4,15).
Trong
cảnh vực đức tin Công Giáo hay trong
bất cứ truyền thống Kitô giáo nào,
hễ bất cứ ở đâu có tồn
tại một giai cấp giáo sĩ vị vọng
được đúc nặn từ một hệ
thống đặc quyền phân biệt hẳn
họ khỏi đại chúng, th́ tầng lớp
ấy sẽ trở thành một thứ muối
đạo đức giả nhạt nhẽo và
trở thành sự mâu thuẫn trực tiếp
với châm ngôn của Tin Mừng vốn tha
thiết mời gọi chúng ta trở thành
muối đất và ánh sáng cho đời. Như
thế, trong ánh sáng của Tin Mừng, bất
cứ sự phân biệt nào giữa giáo sĩ và
giáo dân dựa trên đẳng cấp và đặc
quyền đều hoàn toàn thô bỉ.
Ngay
trong Giáo Hội sơ khai, sự phản đối
việc thi hành quân dịch đă trở thành
một dấu hiệu rơ ràng của tất
cả các tín hữu bước theo Người Tôi
Tớ phi bạo lực. Tuy nhiên, khi Giáo Hội thích
nghi với những thay đổi xảy ra do
sắc dụ của Constantine năm 313, một
sự phân biệt mới kỳ quặc đă
xuất hiện giữa các linh mục (lúc bấy
giờ thật sự là “giáo sĩ”) và giáo dân.
Việc từ chối thi hành quân dịch dựa
trên tinh thần phi bạo lực bỗng trở
thành một đặc quyền cho chỉ một
tầng lớp người – đó là tầng
lớp giáo sĩ – trong khi đó quần chúng thường
dân được kỳ vọng là phải thi hành
quân dịch nếu họ được lệnh
trưng binh.
Một
đàng, việc miễn quân dịch cho các linh
mục có vẻ như bảo đảm cho các ngài
thi hành vai tṛ của giáo sĩ là làm chứng cho
Đức Kitô Đấng Kiến Tạo Ḥa B́nh,
Người Tôi Tớ phi bạo lực của
Giavê; nhưng đàng khác, các linh mục và các giám
mục đă để ḿnh được
sử dụng nhằm khuyến khích việc thi hành
quân dịch của các Kitôhữu “thường
dân”. Ở đây, toàn bộ ư nghĩa
của việc được rửa nhân danh
Đức Giêsu, Đấng Cứu Độ phi
bạo lực - vốn là đặc điểm
của toàn dân tư tế của Thiên Chúa -
đă hoàn toàn bị phá sản. Làm sao tôi, trong tư
cách là một linh mục, có thể đ̣i
rằng vai tṛ làm chứng và sự đồng h́nh
dạng của tôi với Đức-Kitô-Đấng-Kiến-Tạo-Ḥa-B́nh
không cho phép tôi thi hành quân dịch trong khi đồng
thời tôi, trong tư cách là linh mục, lại
bảo các anh em Kitôhữu của tôi rằng
họ phải chấp hành một sắc luật
nhà nước yêu cầu họ thi hành quân
dịch?
Là
một linh mục lính cứu thương trong
Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai, tôi đă
hưởng lợi từ sự miễn chuẩn
này hết mức độ mà ḿnh có thể.
Nếu không có chế độ miễn chuẩn,
rất có thể tôi đă phải đương
đầu với một khủng hoảng luân lư
nghiêm trọng, v́ trong lương tâm ḿnh, tôi không
bao giờ có thể cầm súng trong cuộc
chiến tranh bẩn thỉu ấy. Nói ‘hưởng
lợi’, song tôi thấy cũng cần phải
chỉ rơ rằng chính sách miễn chuẩn cho
linh mục ấy đă đ̣i trả giá đắt,
bởi v́ trong số các đơn vị quân
đội khác nhau, con số tử vong cao nhất
đă thuộc về các lính cứu thương
là linh mục. Tuy nhiên, sự sẵn sàng chết
trong tư thế không vũ trang để
phục vụ cho sự sống là một cái ǵ
đó hoàn toàn khác với thái độ cảm
tử trong khi tham gia vào việc giết đồng
loại. Theo nghĩa đó, tôi đă hưởng
lợi rất nhiều. Tôi có thể thêm rằng
gần như mọi thành viên của Giáo Hội
Ḥa B́nh Mennonite ở Đức đă dứt khoát
từ chối tham gia quân đội, và điều
xảy ra là nhiều người trong họ đă
chấp nhận bị xử tử theo lệnh
của Hitler để kiên trung làm chứng cho tinh
thần phi bạo lực.
Dọc
theo bao thế kỷ cho đến thời đại
chúng ta, nhiều giám mục và giáo sĩ Công Giáo
ở cả hai phía của các cuộc chiến
tranh đă đóng một vai tṛ quị lụy
rất đáng buồn – họ cổ súy sự
vâng phục đối với Xê-da trong khi lẽ
ra cần phải vâng phục Đức Kitô.
Chỉ cần nêu ra ở đây một ví dụ
của chính thế kỷ này: Khi Jagerstatter, anh bơ
nhà thờ người Ao, từ chối thi hành quân
dịch “theo sự điều động
của một tên tội phạm như Hitler”,
cả cha sở lẫn giám mục của anh đều
cố thuyết phục anh rằng thà chịu ṭng
quân một cách cưỡng bách hơn là phải
chết. Tuy nhiên, anh ta đă tỏ ra khôn ngoan hơn
và dũng cảm hơn các giáo sĩ ấy.
Trong
ánh sáng của phép rửa, cuộc sống và cái
chết của Đức Kitô, tôi xác tín rằng
sự dấn thân thâm sâu cho tinh thần phi
bạo lực và cho ḥa b́nh là một cái ǵ
rất cơ bản của ơn gọi Kitôhữu
và ơn gọi linh mục. Trong mọi nghề
nghiệp và mọi lănh vực của đời
sống, luôn cần phải chú ư thăng tiến
một cơ chế công lư, t́nh yêu, ḥa b́nh và
phi bạo lực.
Tôi
hơi ngần ngại đối với câu
hỏi thường được đặt ra
rằng phải chăng các linh mục nên có
những quan điểm chính trị nhằm thăng
tiến ḥa b́nh, công lư, và tinh thần phi bạo
lực. Dù sao, trong tư cách là linh mục và
đặc biệt trong tư cách là những nhà
thần học, chúng ta phải cố gắng
hết sức ḿnh để cổ vơ các ơn
gọi hoạt động chính trị. Đàng khác,
những linh mục nào tin rằng họ phải
hiện diện và hoạt động trong mọi
đấu trường cuộc sống sẽ cho
thấy khả năng thất bại của
họ trong ơn gọi rao giảng và làm
chứng cho cốt lơi tinh thần của Đức
Giêsu, Người Tôi Tớ Giavê.
Trong
suốt gịng lịch sử Giáo Hội, vô số
nam nữ Kitôhữu hoàn toàn dấn thân cho các giá
trị ḥa b́nh và phi bạo lực của Tin
Mừng đă phục vụ cho người nghèo,
cho những người bệnh hoạn tật
nguyền, những người bị bỏ rơi
bằng những cách thức đầy sáng
tạo và với tinh thần mục vụ sâu
sắc. Thử nghĩ, phải chăng Giáo
Hội không thể cho phép những thừa tác viên
này của Đức Kitô thi hành các chức năng
chuyên biệt mà cho đến nay vẫn chỉ dành
riêng cho những người được
truyền chức? Và nếu những người
nam nữ ấy được ban quyền như
vậy – như trong trường hợp chức
phó tế được tái lập
(tuy nhiên rất đáng tiếc là chỉ dành
riêng cho nam giới!) – th́ phải chăng họ
không thể được truyền chức thánh
nếu họ khao khát điều đó?
Làm chứng cho Chúa
Phục Sinh
Ngay
trước khi bầu chọn Matthia để
bổ sung đầy đủ con số các tông
đồ, Phê-rô đưa ra một mô tả
sắc nét về những yêu cầu của
một tông đồ như ta đọc thấy
trong Sách Công Vụ: “Vậy phải làm
thế này: có những anh em đă cùng chúng tôi
đi theo Chúa Giêsu suốt thời gian Người
sống giữa chúng ta, kể từ khi Người
được ông Gioan làm phép ưủa cho đến
ngày Người ĺa bỏ chúng ta và được
rước lên trời. Một trong những anh em
đó phải cùng với chúng tôi lam chứng
rằng Người đă Phục Sinh.”
(1,21-22).
Tôi
thấy thật là một điều rất có ư
nghĩa khi Phê-rô nhắc các tông đồ
nhớ lại tầm quan trọng của sự
kiện Chúa Giêsu chịu phép rửa bởi Gioan,
v́ biến cố phi thường ấy cho
thấy rằng Đức Giêsu, trong tư cách là
Người Tôi Tớ phi bạo lực của
Giavê, vui ḷng đón nhận những gánh nặng
của chúng ta. Đối với mọi Kitôhữu
và, một cách đặc biệt khẩn
thiết, đối với tất cả các giám
mục và linh mục, mầu nhiệm này phải
trở thành khuôn mẫu cho chứng tá của
họ về ḷng khiêm nhường và tinh thần
phi bạo lực của Đức Giêsu cũng như
cho chứng tá về việc Ngài chuyển hóa
kẻ thù thành bạn hữu xuyên qua t́nh yêu vô
điều kiện của Ngài.
Yêu
cầu thứ hai là phải có sự thân mật
gần gũi với Đức Giêsu qua việc
đồng hành với các môn đệ Ngài.
Điều này có nghĩa rằng phải nhận
biết Đức Kitô là Con Thiên Chúa và là Con Người,
là “một người trong chúng ta”. Nhận
biết Đức Kitô như chính Ngài biết Ngài
là ai, điều đó sẽ thúc giục chúng ta
– cũng như Ngài – luôn dơi mắt hướng
về Giê-ru-sa-lem. Luôn luôn hướng vọng
những ǵ sẽ được hoàn thành ở
Giê-ru-sa-lem, đó là cách mà các tác giả Tin
Mừng giải thích về yêu cầu này, và
đó cũng được ghi nhận là đặc
điểm của nhóm tông đồ Đức
Giêsu. Đó là một con đường gập
ghềnh sỏi đá, đầy những bất
trắc và bất ngờ.
Tại
sao Phê-rô không nói thẳng với vị ứng viên
tông đồ kia rằng anh ta phải là một
người có mặt với Đức Kitô cho
đến khi Ngài chết trên thập giá?
Không kể Gioan, ai trong họ sẽ đáp
ứng được điều kiện này!
Nếu Phê-rô cố đ̣i rằng người
được tuyển chọn phải là một
chứng nhân trực tiếp về cuộc
khổ nạn và cái chết của Đức Kitô,
rất có thể các tông đồ sẽ giới
thiệu một phụ nữ trong nhóm họ. V́
như các Sách Tin Mừng cho thấy, có nhiều
phụ nữ đi theo Đức Giêsu trên con
đường đến Can-vê và đứng
đó với Ngài đến cùng. Các Kitôhữu
trong mọi thời đại đă tôn vinh
những phụ nữ thánh thiện và can đảm
này – họ, cùng với Đức Maria và Gioan, là
những chứng nhân trực tiếp về cái
chết của Đức Giêsu. Hơn nữa, chính
Maria Ma-đa-lê-na là người đầu tiên trông
thấy Chúa Phục Sinh và loan tin mừng này cho các
tông đồ. Thế nhưng, vị tông đồ
mới được tuyển chọn lại là
một nam nhân, v́ đối với các tông đồ,
vốn ch́m sâu trong truyền thống tổ
phụ Do Thái, con số mười hai mang ư
chỉ mười hai người con trai của
Gia-cóp. Và theo cách hiểu ấy, một nam nhân
đă được chọn.
Dù
sao đi nữa, sự nhấn mạnh chính
yếu của Phê-rô cũng đặt vào việc
làm chứng cho cuộc Phục Sinh của Đức
Kitô chịu đóng đanh, Người Tôi
Tớ đau khổ của Giavê. Làm chứng cho
Chúa Phục Sinh, đó là cốt lơi của ơn
gọi Kitôhữu và là đặc điểm sâu
xa của những ai được gọi để
rao giảng Tin Mừng một cách đặc
biệt. Tôi hy vọng rằng tất cả
những ai đọc quyển sách này sẽ
nhận ra mọi khía cạnh khác nữa mà tôi
đề cập đến trong ánh sáng này. Tôi
sẽ chỉ ra ở đây rằng những linh
mục không làm chứng một cách thuyết
phục cho cuộc Phục Sinh của Đức
Kitô và của mọi người tin th́ đều
chỉ là những đại diện giả danh
của Đức Kitô mà thôi.
V́
việc làm chứng cho cuộc Phục Sinh của
Người Tôi Tớ đau khổ là trọng tâm
của cuộc khảo sát lương tâm không
ngừng của chúng ta và là cuộc trắc
nghiệm căn tính linh mục, nên câu hỏi
nền tảng luôn luôn đặt ra cho chúng ta là:
Chúng ta có sẵn sàng để với trọn
ḷng ḿnh thể hiện khuôn mặt Người Tôi
Tớ đau khổ, khiêm nhường và trắc
ẩn trong một tinh thần hân hoan tuôn trào
từ niềm tin của chúng ta vào cuộc
Phục Sinh của Đức Kitô và của chính
chúng ta hay không? Người xung quanh có nhận ra
rằng chính đức tin sống động
của chúng ta là nguồn nghị lực giúp chúng
ta kiên nhẫn và hân hoan giữa bao nỗi
thống khổ, bao bệnh tật, căng
thẳng, bất đồng không? Chắc
chắn việc suy tư về chiều sâu
của đức tin chúng ta vào Đức Kitô
Phục Sinh sẽ không ngừng thúc đẩy chúng
ta chú ư đến phép rửa của ḿnh trong
Đức Kitô, Người Tôi Tớ khiêm nhường
và hiền lành của Giavê.
Một cử hành
tạ ơn
Thánh
Thể đứng ở vị trí trung tâm của
đoàn dân mới Thiên Chúa trong cuộc hành tŕnh
dương thế tiến về điểm
tận thời. Thánh Thể là cuộc cử hành
(trong tâm t́nh tạ ơn) phép rửa bằng nước
của Đức Giêsu trong Thánh Thần và phép
rửa bằng lửa của Ngài trong cuộc
khổ nạn, cái chết và cuộc Phục Sinh.
Đó là một cử hành sự khải
thắng của Ngài trong tư cách là Người
Tôi Tớ khiêm nhường – Đấng mà chúng
ta kư thác niềm hy vọng hằng sống.
Nếu đời sống Kitôhữu được
hiểu và được sống trong nhăn
giới về nhiệm cục hiện diện
cứu độ của Thiên Chúa, th́ việc
cử hành
Thánh Thể là tột đỉnh của sự
hiện diện ấy – một chóp đỉnh mà
ở đó chúng ta gặp gỡ và hiện
diện với Đấng Cứu Độ và
Đấng Cứu Chuộc của lịch sử
nhân loại.
Việc
gắn kết khoảnh khắc hiện tại và
lịch sử quá khứ của chúng ta vào trong
lịch sử cứu độ của Đức
Kitô sẽ làm nên thời gian kairos – một
thời gian hồng phúc, một cơ hội độc
đáo nối kết quá khứ với tương
lai. Việc cử hành với một hồi tưởng
tạ ơn đích thực sẽ làm cho tất
cả lại trở thành kho tàng hoạt động
cứu độ của Thiên Chúa trong lịch
sử và nối kết chúng với cả
những nỗ lực có sức trao ban sự
sống lẫn những thất bại của chính
chúng ta. Những nỗ lực và những thất
bại của chúng ta sẽ nhận được
ư nghĩa trọn vẹn của chúng trong mối
tương giao ấy với Chủ Tể của
lịch sử. Ở đây, trong khoảnh
khắc của sự hiện diện của Đức
Kitô Phục Sinh, chúng ta được trao ban
nguồn năng lực sự sống của Ngài
để tiếp tục cuộc hành tŕnh cùng
với Ngài tiến về tương lai –
một tương lai có cả đau khổ
lẫn niềm vui mời gọi chúng ta
đương đầu với những thách
đố mới và những trách nhiệm mới
trong niềm hy vọng kiên vững đợi
chờ sự hoàn thành chung cuộc vào Ngày
của Chúa. Đó chính thật là giờ phút chúng
ta gặp “rồi” Đấng mà chúng ta hy
vọng cử hành cuộc chiến thắng
trọn vẹn của t́nh yêu của Ngài – và t́nh
yêu của chúng ta nữa – vốn c̣n ở phía
trước.
Việc
cử hành Thánh Lễ với tâm t́nh tạ ơn
đích thực sẽ tuôn trào trong chúng ta
niềm vui và niềm tín thác, và thường khơi
dậy trong chúng ta thái độ sẵn sàng hơn
và tỉnh thức hơn. Những năng lực
của cuộc tưởng niệm tạ ơn
sẽ cho phép chúng ta tiếp tục bước
đi trên con đường lên Giê-ru-sa-lem, đảm
nhận tất cả những đ̣i hỏi và
những khó khăn của cuộc sống mà không
bao giờ lạc mất dấu vết của
Đấng Phục Sinh. Hoa quả của phút
giờ hiện tại ở trong sự hiện
diện của vị Chúa Tể lịch sử
trổ sinh từ những năng lực quá
khứ cũng dồi dào không kém chi so với hoa
quả trổ sinh từ niềm hy vọng
hiện tại của chúng ta, một niềm hy
vọng có sức làm sống họat và đào sâu
cảm thức trách nhiệm cá nhân cũng như
tập thể của ḿnh. Sức mạnh và
sức bền của chúng ta được
củng cố trong nghi thức hiệp lễ - qua
đó chúng ta được kết hiệp
mật thiết với Đức Kitô, Đấng
đă có, đang có và sẽ đến.
Trong
khi tất cả những ǵ được nói
về Thánh Lễ đều đúng cho mọi Kitôhữu,
th́ cách riêng, những điều ấy đặt
ra một số câu hỏi rất cơ bản cho
các vị chủ tọa hèn mọn của Lời
Chúa và Thánh Thể. Trong vai tṛ linh mục của
ḿnh, chúng ta có ngày càng trở nên những
dấu hiệu sống động của các
động lực lịch sử không? Trong tư
cách là những tôi tớ của Đức Kitô,
chúng ta có sẵn sàng cho phép Đức Kitô
Phục Sinh đưa chúng ta ngày càng sâu hơn vào
cộng đoàn lữ hành của Ngài không? Chúng
ta có ngày càng nhận thức hơn về tầm
quan trọng của sự cộng tác và tinh
thần đồng trách nhiệm với
cộng đoàn tín hữu qui tụ lại trong tư
cách là những người cùng cử hành
đức tin không?
Từ
những ǵ tôi đă chia sẻ cho tới đây,
các tiêu chuẩn cho người chủ tế Thánh
Lễ rơ ràng đă hiện lộ ra. Tôi cho
rằng mỗi và tất cả những đ̣i
hỏi đặt ra cho đời sống linh
mục như đă thảo luận trên đây th́
có tầm quan trọng hơn nhiều so với
vấn đề hạn hẹp có tính sinh học
và chẳng có mấy cơ sở là vấn đề
phái tính.
Thánh
Lễ là giờ phút vượt qua, là sự
vận động và chuyển hóa của Chúa.
Đó là khoảnh khắc nghỉ ngơi? Đúng
thế, nhưng c̣n hơn thế nữa, đó là
khoảnh khắc để lên đường
lần nữa, để vào chuyến phiêu du vĩ
đại hơn nhiều so với những ǵ mà
Môsê và dân It-ra-en đă kinh nghiệm. Trong mỗi
cuộc cử hành Thánh Lễ, chính Đức Kitô
lại mời gọi chúng ta: “Hăy chỗi
dậy! Chúng ta hăy đi!” (Mt 26,46).
Đức
Giêsu mời gọi chúng ta nghỉ ngơi, điều
đó không có nghĩa là chúng ta trở thành
những con người “ngồi ́”. Ai là
những con người “ngồi ́”? Để
trả lời cho câu hỏi này, cần phải
đặt nó trong câu hỏi nền tảng
của chúng ta: Giáo Hội cần có loại
linh mục nào? Những con người
“ngồi ́” là những người nam cũng
như nữ thường xuyên uể oải,
thiếu lư tưởng và cảm hứng,
những con người không thể thu nhận
sức mạnh của Chúa Thánh Thần để
khích động người khác. Con người
ngồi ́ là con người không thể nội tâm
hóa lời mời gọi của Đức Giêsu: “Hăy
chỗi dậy, chúng ta hăy bước tới!” –
nhất là khi việc bước tới có bao hàm
nguy cơ phải chịu đau khổ, chịu
thay đổi, chịu bất ổn trong nhất
thời. Con người ngồi ́ là con người
bất động, tự thỏa măn với ḿnh,
tự hài ḷng với những thành quả đạt
được trong quá khứ và tránh né những
trách nhiệm đầy thách đố đ̣i ḿnh
phải dám liều. Nói tắt, con người
ngồi ́ là con người nhút nhát.
Rất
thường, những kẻ tự thỏa măn
với ḿnh là những kẻ có năo trạng
cố chấp (fundamentalists), dị ứng với
những cách nghĩ mới mẻ đầy sáng
tạo và bám chặt vào những chuẩn mực
và những qui tắc của quá khứ. Đó là
những nhà bảo vệ truyền thống cách
cứng nhắc – nếu có năng lực,
họ sẽ tích cực sử dụng năng
lực của ḿnh để văn hồi và
củng cố một trật tự của quá
khứ. Những người ngồi ́ là
những người bám dính vào những chiếc
ngai do ḿnh tự tạo ra, không sẵn sàng
tiến lên phía trước – bởi v́ việc
tiến lên như thế sẽ có nghĩa là
họ phải từ bỏ những hấp
dẫn và những đặc quyền của
chủ nghĩa giáo sĩ trị trong mọi
dạng thức và ở mọi cấp độ
của nó.
Thời
đại của chúng ta, với những đổi
thay nhanh chóng và với bao phát triển mới
mẻ, mở ra một khó khăn rất đặc
thù. Giáo Hội hôm nay phải khổ sở
nhiều v́ những linh mục và giám mục - bám
chặt vào các địa vị, các chức tước
của ḿnh – khuyến khích các tín hữu quay ngược
chiều kim đồng hồ, hướng
vọng về lớp bụi mờ quá khứ. Các
vị đó không hề ư thức rằng làm
thế là biến tất cả chúng ta – như
trường hợp của vợ ông Lót –
trở thành những cột muối! Chỉ khi chúng
ta cùng sống với Đức Giêsu, Chủ
Tể của lịch sử, Đấng đă
đến, đang đến và sẽ đến
lại, th́ chúng ta mới có thể cùng nhau
tiến về phía trước. Thật vậy,
trong cái nh́n của nhiều người, việc
tiến lên phía trước cùng với Đức
Giêsu trong cuộc tưởng niệm tạ ơn
là một hồi ức và thách đố quá nguy
hiểm. Nếu Đức Kitô Phục Sinh của
lịch sử có thể chọn hiện diện
trọn vẹn với chúng ta trong hành vi bẻ bánh
và chia sẻ chén rượu, th́ phải chăng
Ngài không thể biến đổi những con người
ngồi ́ trở thành những khách hành hương
hăng hái và những người tiên phong
của lịch sử? Đây là một phép
lạ vĩ đại mà chúng ta khát khao và
cầu xin.
Cố
gắng định h́nh lịch sử tương
lai trong tư cách là những nhà kiến tạo ḥa
b́nh phi bạo lực và dũng cảm, đó rơ
ràng là cuộc phiêu lưu vĩ đại
của thời đại chúng ta. Nếu cảm
nghiệm về Bài Giảng Trên Núi có thể gây
cảm kích lớn lao cho những con người
nam và nữ như Mahatma Gandhi, Martin Luther King, Jr.,
Dorothy Day và các vị sáng lập đầy dũng
cảm của các cộng đoàn tu tŕ, và có
thể chuyển hóa họ trở thành những nhà
tiên phong luôn luôn lao về phía trước, th́
tại sao thời nay xem ra thiếu vắng
những khuôn mặt lănh đạo như thế?
Trong
ánh sáng này, chúng ta thấy rơ rằng ḿnh cần
một cuộc canh tân phụng vụ. Nhưng
một nền phụng vụ canh tân mà chúng ta
cần đến phải vượt quá tiêu
điểm hiện nay vốn đặt trên
những tranh luận về nghi lễ. Tiên vàn,
một cách lột xác triệt để, chúng ta
cần trở thành những con người đầy
niềm tin và hy vọng hơn, biết rộng
mở đôi tai, quả tim và trí óc hơn để
sẵn sàng đón nhận và hưởng ứng
lời mời gọi tiến lên đầy thách
đố của Đức Kitô: “Hăy chỗi
dậy! Chúng ta hăy bước tới!”
Tất cả họ đều đầy tràn Thánh
Thần (Cv 2,4)
Đáp
lại lời kêu gọi của Đức Kitô:
“Hăy chỗi dậy! Chúng ta hăy đi!”, Phê-rô,
con người tự tin thái quá, đă trả
lời: “Thưa Thầy, con sẵn sàng đi
với Thầy dù phải tù tội hay phải
chết” (Lc 22,23). Tuy nhiên, như tất
cả chúng ta đều biết, sự dũng
cảm ấy của Phê-rô đă dẫn ông ta trôi
tụt xuống chỗ thê thảm. Khi Charles de
Gaulle đang cầm quyền ở Pháp, các nhà báo
Pháp v́ muốn châm biếm đă dựng nên câu
chuyện rằng có lần De Gaulle đọc kinh
cầu ở Montmartre trong đó có câu như sau:
“Rất Thánh Trái Tim Đức Chúa Giêsu, hăy
tin tưởng vào con!” Trong khi các giám mục
và các linh mục biết rơ sự cảnh giác
về việc quá tin vào chính ḿnh, tôi vẫn e
rằng có rất nhiều người trong chúng
ta – nhất là những ai đă thành công trong
việc leo lên các nấc thang trong Giáo Hội – cũng
cơ hồ muốn thốt lên lời nguyện
pha tṛ rất ư hàm súc ấy.
Không
phải những người có quyền lực và
giàu tài năng trong chúng ta là những người
bị cám dỗ đặc biệt đó sao? Không
có thuốc chữa trị nào khác cho căn
bệnh này ngoài việc đặt trọn
niềm tín thác vào sự thúc đẩy của
Chúa Thánh Thần, vào lời hứa của Lễ
Ngũ Tuần. Chính Chúa Thánh Thần – Đấng
đă thay đổi triệt để Phê-rô và
các tông đồ khác vốn trước đó
đă vấp ngă trước ‘bài trắc
nghiệm’ là cuộc khổ nạn và cái
chết của Đức Kitô – cũng sẽ
biến đổi chúng ta.
Nếu
trong đức tin sâu thẳm, chúng ta suy ngẫm
những lời này: “Tất cả họ
được đầy tràn Thánh Thần”,
th́ những tước hiệu như ‘Đức
Cha, Đức Ông, Đức Thánh Cha’... và
tất cả các tước hiệu sáo rỗng
khác sẽ xẹp như bong bóng x́. V́ trong Vương
Quốc của Thiên Chúa, Vương Quốc
của những mối quan hệ chính trực, th́
chính những người bé nhỏ nhất, vô
danh nhất, hèn kém nhất là những người
mang trong ḿnh sức mạnh đầy tác động
của Chúa Thánh Thần.
Toàn
thể tŕnh thuật về biến cố Hiện
Xuống hướng sự chú ư của chúng ta
về lời tiên tri của Ngôn Sứ Giôen: “Ta
sẽ tuôn đổ Thánh Thần của Ta trên
mọi xác phàm / con trai con gái các ngươi
sẽ nói tiên tri ... Ngay cả các nô lệ
của Ta, nam và nữ, cũng sẽ được
đầy tràn Thánh Thần của Ta trong
những ngày đó, và họ sẽ nói tiên tri”
(Cv 2,17-18). Rơ ràng, ở đây không hề
muốn nói rằng các tôi trai tớ gái sẽ
trở thành linh mục, v́ ư niệm này (= linh
mục) không tồn tại trong Giáo Hội sơ
khai của các tông đồ. Chỉ đến
thời hậu tông đồ thuật ngữ
‘linh mục’ mới được vận
dụng lại trong liên hệ đến Đức
Kitô, Vị Linh Mục Thượng Phẩm đích
thực.
Cộng
đoàn Hiện Xuống, được đánh
dấu cả bởi nhăn giới về Đức
Kitô Ngôn Sứ lẫn bởi niềm xác tín sâu
sắc về nhu cầu phải ngoan ngoăn và tín thác
vào Chúa Thánh Thần, đă tin tởng rằng
cả đàn ông lẫn phụ nữ đều
được đánh dấu để trở thành
những người thông dự cách khiêm tốn
vào sứ vụ ngôn sứ của Đức Kitô.
Nói một cách nôm na hơn, mọi Kitôhữu
đích thực, dù nam hay nữ, đều là
những con người ngôn sứ, những con người
được giải phóng và đầy tràn
Thần Khí do tác động của Thánh Thần
Đức Kitô; và họ được trao ban
một sứ mạng giải phóng, sứ mạng
mà trong thời đại chúng ta luôn luôn đ̣i
hỏi phải tỉnh thức và sáng suốt
biện phân. Như vậy, câu hỏi măi c̣n cho
chúng ta trong tư cách là Kitôhữu và là thành viên
của Nhiệm Thể Đức Kitô là: Chúng ta
có sẵn sàng mở ḷng ra – bằng bất
cứ giá nào – để đón nhận sự
thúc đẩy của Chúa Thánh Thần nơi chúng
ta và nơi những người khác không? <OJ>
|