Sách mới: Giáo Hội Cần LOẠI LINH MỤC NÀO ? (Bernard Haring, C.SS.R.) 

   

 

BERNARD HARING, C.SS.R.

 ------------------------------

GIÁO HỘI  CẦN

LOẠI LINH MỤC NÀO ?

  ------------------------------

                                                   

<OJ>

-2001-

Lm. Lê Công Đức

  Chuyển ngữ từ bản tiếng Anh:

PRIESTHOOD IMPERILED,

A Critical Examination Of The Ministry

In The Catholic Church

Của: BERNARD HARING, C.SS.R.

Do nhà:  TRIUMPHTM BOOKS,

Liguori, Missouri xuất bản

 

 

8. KHUÔN MẶT LINH MỤC THỜI CÔNG ĐỒNG VÀ SAU CÔNG ĐỒNG

Tại Công Đồng Vatican II, các giám mục – và các cố vấn của các ngài trong đó đa số là linh mục – rất ư thức rằng các linh mục trong Giáo Hội đang kỳ vọng một văn kiện mạch lạc sáng tỏ về đời sống và sứ vụ của họ giữa một thế giới và một Giáo Hội đang thay đổi. Măi đến cuối Công Đồng, vào ngày 7-12-1965, sau một giai đoạn thai nghén đầy vất vả, các Nghị Phụ mới phê chuẩn xong Sắc Lệnh Về Sứ Vụ Và Đời Sống Linh Mục.  

     Những nỗ lực ban đầu

Đầu tháng 10 năm 1964, bản dự thảo thứ 17 về chức vụ linh mục được đệ tŕnh cho hội nghị khoáng đại và đă nhận được những phê phán kịch liệt. Thay mặt các giám mục Tây Đức, Hồng Y Julius Dopfner của Munich đă đưa ra sự phản đối dữ dội nhất. Bản văn được đánh giá là hoàn toàn trật khớp với kinh nghiệm lịch sử về các linh mục và giáo dân, làm nên một thứ thần học và tu đức khơi khơi bên ngoài lịch sử. Phản ứng tức thời ấy của đại đa số các giám mục đă cho thấy hết sức rơ rằng chính đây là điểm yếu nhất của bản văn kiện dự thảo.

Một bản văn hoàn toàn mới được gấp rút soạn thảo. Quả thực, ủy ban soạn thảo đă tập trung mọi cố gắng để bao hàm những vui mừng, hy vọng, buồn sầu, lo lắng của con người trong thế giới hôm nay mà các linh mục chia sẻ. Tuy nhiên, ba mươi năm sau Công Đồng, phải nhận rằng các vị soạn thảo và biểu quyết bản văn đó vẫn chưa nhận thức được hết tầm mức của cơn khủng hoảng, và tầm mức của sự thay đổi chi phối trực tiếp đến các nền văn hóa và các xă hội hôm nay cũng như ngày mai. Vẫn c̣n thiếu một sự tiên lượng gắn liền với thực tiễn; và Giáo Hội vẫn cần phải nhạy cảm hơn nhiều rất nhiều, ngay cả khi đang phải đương đầu với bao khó khăn và biến động.

Dù sao, chúng ta cũng nên xem lại Sắc Lệnh quan trọng này, v́ chính trong đó chúng ta sẽ gặp thấy một số điểm rất có ư nghĩa như sau: Các linh mục không thể thực sự phục vụ người ta trừ phi các vị thấu cảm hoàn toàn hoàn cảnh sống của họ, nghĩa là các linh mục phải sống ở giữa dân chúng được ủy trao cho ḿnh (đoạn 3). Cần phải nhấn mạnh đến việc giúp người ta tiến tới mức trưởng thành đầy đủ (đoạn 6). Và há chúng ta không thể khẳng định rơ rằng ở đây có bao hàm việc nhận thức và khích lệ người ta biết phê b́nh đó sao? Một điểm quan trọng khác, đó là các linh mục cần đặc biệt quan tâm đến những người đau khổ, những kẻ bệnh tật, những người nghèo khó. Cũng không nên quên rằng Sắc Lệnh này nhấn mạnh đến việc xây dựng cộng đoàn Kitôhữu với trung tâm là Thánh Thể (đoạn 8).

Công Đồng đă không quên lưu ư đến hiện tượng lịch sử đang đổi thay nhanh chóng, song tại sao có vẻ như các Nghị Phụ không thấy trước những hệ quả nổi cộm nhất của hiện tượng này – chẳng hạn, các vấn đề xung quanh tính đa nguyên và sự ḥa giải – trong ư thức đầy đủ về sự đa dạng văn hóa? Sắc lệnh nhấn mạnh một cách đúng đắn đến tầm quan trọng của tinh thần khó nghèo nơi các linh mục, thế nhưng tại sao không hề thấy nói rằng chính các giám mục phải là những mẫu gương sống động về cuộc sống khó nghèo và đơn sơ? Bản văn cũng giới thiệu động lực phong phú cho linh đạo linh mục xét như một diễn tả của mối dây liên đới huynh đệ. Cuối cùng, song không kém quan trọng, các linh mục được thúc bách trung thực đánh giá chính ḿnh trong ánh sáng của những đ̣i hỏi mà họ phải đáp ứng để có thể sống gần gũi dân chúng (đoạn 22). 

      Công Đồng có chịu trách nhiệm về cơn khủng hoảng nghiêm trọng của chức linh mục hôm nay không?

Trước hết, một cách chính xác chúng ta muốn nói ǵ qua hai tiếng “khủng hoảng”? Cần phải phân biệt giữa khủng hoảng xét như biểu hiện của sự suy sụp và khủng hoảng hiểu như một dấu hiệu lớn lên (hay một cơ hội cho phép đạt được một bước trưởng thành mới).

Mười năm sau Công Đồng Vatican II, một linh mục gốc Tây Ban Nha vốn từng phục vụ tại Châu Mỹ Latinh đă viết – dưới sự hướng dẫn của tôi – một luận án tiến sĩ về cơn khủng hoảng được ghi nhận quá rơ rệt trong đời sống linh mục. Anh kết luận rằng cơn khủng hoảng này hoàn toàn có thể trở thành một loại khủng hoảng để lớn lên, nếu việc đào tạo linh mục được nhận thức và được thực thi theo đúng tinh thần của Hiến Chế Mục Vụ Gaudium et Spes của Công Đồng. Anh cũng kết luận rằng một trong những lư do chính làm cho cơn khủng hoảng này trở nên nghiêm trọng, đó là người ta thường chẳng quan tâm – nếu không nói là hoàn toàn vứt bỏ – đường hướng canh tân linh đạo như được đề ra trong Hiến chế nói trên.

Không thể chối căi ǵ nữa, thời đại chúng ta là một thời đại với bao biến động lịch sử dồn dập. Phần đông các giới thẩm quyền trong Giáo Hội không có đủ sự chuẩn bị về linh đạo và thần học để có thể nhận thức được đầy đủ tầm mức của thách đố đặt ra cho Giáo Hội hôm nay. Đặc biệt, những người ủng hộ phong trào Khôi Phục, khư khư t́m cách quay về thời cũ và tố cáo rằng Công Đồng phải chịu trách nhiệm về cơn khủng hoảng và t́nh trạng xáo trộn này, họ không đủ khả năng (hay không muốn) nhận ra và khảo sát những mối nguy hiểm và những cơ hội mà lịch sử trong đà biến chuyển nhanh chóng hiện nay đang đặt ra. Họ tiếp tục đắm ch́m và bị giam hăm trong một thứ triết học và thần học cũ ś mốc meo, coi như mọi sự đều ngưng đọng, không có ǵ thay đổi cả! Họ dường như không thể - hay không muốn - chuyển từ một kiểu thức luân lư nặng tính tuân phục sang một nền đạo đức mang tính trách nhiệm và đồng trách nhiệm. Lỗ hổng nơi họ càng được thấy rơ hơn nữa qua việc họ bám chặt vào chủ nghĩa trung ương tập quyền, nắm quyền kiểm soát thái quá, trực tiếp đối ngược lại tập đoàn tính và bổ túc tính – là những giá trị nhân văn hơn. Trong một thời đại mà các biến chuyển lịch sử diễn ra hết sức nhanh chóng, xu hướng tập quyền và tất cả hệ thống kiểm soát của nó có thể là nguyên nhân chính dẫn đến sự bỏ nhỡ hoàn toàn hay sự phong tỏa các cơ hội hưởng ứng công cuộc đại kết và ḥa nhập trong tính đa dạng toàn cầu xuyên qua sự hội nhập văn hóa.

Thật trớ trêu, những người lẽ ra phải bật đèn xanh và thúc đẩy bước nhảy sang kiểu thức mới lại chính là những người đang đắp ụ để cản trở bước nhảy ấy. Một dấu hiệu rơ rệt của phương diện khủng hoảng này là sự kiện cay đắng rằng ngay cả những giám mục hơi hơi năng động cũng được thay thế ‘đúng qui định’ vừa khi các vị này đến tuổi nghỉ hưu, trong khi đó những ‘chiếc phanh hăm ĺ lợm’ th́ được tiếp tục tại vị lâu hơn nhiều. Các giám mục tiên phong trong nhăn quan hiện đại bị nguy cơ cho ‘về vườn’, trong khi đó những vị lề mề tụt hậu th́ được lưu dụng. Một tinh thần hoài cổ như vậy, nói cho cùng, không có ǵ nguy hiểm mấy nếu ở trong một giai đoạn tĩnh tại; song trong một thời đại đầy biến chuyển như ngày nay, việc cố chấp quay ngược chiều kim đồng hồ có thể dẫn người ta đến chỗ phải hứng chịu cái số phận trở thành cột muối của bà vợ ông Lót. 

     Những mẫu gương khích lệ

Đứng trước t́nh trạng hiện nay của Giáo Hội, chúng ta có thể nói một cách đầy quả quyết như Galilê rằng: “E pur si muove!” (Dù sao, nó vẫn quay!). Tôi có thể dễ dàng viết một quyển sách với đầy đủ tư liệu trưng dẫn để hỗ trợ cho các ghi nhận của ḿnh. Trong tư cách là một linh mục người Đức, tôi chọn tham chiếu ở đây bức thư ngỏ của các giám mục Đức gửi cho các linh mục mang tựa đề “Về Sứ Vụ Linh Mục” (24-9-1992). Tài liệu này là một ví dụ tuyệt vời về sự chuyển đổi kiểu thức diễn ra trong thời đại chúng ta.

Hết sức thẳng thắn, các giám mục Đức đề cập đến cơn khủng hoảng hiện nay trong chức linh mục và mời gọi trước hết các thành viên mở rộng tầm mắt ra để nh́n thấy những cơ hội tích cực thay v́ phung phí năng lực vào những lời lẩm bẩm ta thán vô ích trước những t́nh h́nh bi đát của thực tế. Dĩ nhiên, bức thư cũng nhắc nhở rằng không được phép coi nhẹ hay phớt lơ những khía cạnh ảm đạm của chức linh mục và những nguy cơ thực sự của nó. Trước hết, đây là vấn đề về sự ưu tiên, v́ tinh thần Kitô giáo không bao giờ tập chú trước hết đến chiến thắng của sự dữ, rồi sau đó mới miễn cưỡng quay sang chấp nhận sự kiện rằng Thiên Chúa đóng một vai tṛ trong việc lúc này lúc khác đem phần thắng về cho sự thiện.

Trong tư cách là giám mục của Giáo Hội phổ quát, các vị lănh đạo của Giáo Hội ở Đức đă mời gọi các linh mục của ḿnh phát triển một tầm nh́n toàn diện thế giới, v́ cơn khủng hoảng hiện tại (hy vọng đây là thứ khủng hoảng để lớn lên) có liên hệ đến sự chuyển biến thâm sâu của các nền văn hóa, các xă hội, các khoa học và cả của cái nh́n về vũ trụ – tức toàn bộ thế giới thụ tạo. Như vậy, mối quan hệ giữa Giáo Hội và thế giới không thể ở trong một t́nh trạng ngưng đọng, bất biến. Kỷ nguyên Kitô giáo đă trôi qua một cách dứt khoát rồi.

Các linh mục đang đứng giữa cơn khủng hoảng này – cơn khủng hoảng mà nhiều người mệnh danh là cơn khủng hoảng của đức tin. Đâu là ư nghĩa thực sự của việc chờ đợi trong đức tin? Trong đời sống và sứ mạng, cách riêng các linh mục (nghĩa là không loại trừ các tu sĩ nam nữ và toàn thể dân Thiên Chúa nữa) phải đương đầu với nhiều h́nh thức phân cực gây tê liệt trong Giáo Hội. Ở điểm này, các giám mục Đức, với sự thành thực và thẳng thắn, đă đề cập đến những vấn đề gây ra bởi các giáo huấn chính thức hiện hành của Rôma về một số khía cạnh của luân lư tính dục và hôn nhân: những giáo huấn hoặc bị thản nhiên phớt lơ hoặc bị tẩy chay cách minh nhiên bởi số đông các tín hữu. Như vậy, hai thứ ḷng trung thành đang xung đột nhau. Một đàng, đa số các linh mục cảm nghiệm sâu xa về ḷng trung thành đối với quyền giáo huấn của giáo hoàng; và đàng khác, họ muốn trung thành với toàn dân Thiên Chúa. Làm sao chúng ta ḥa giải những đối nghịch này trong các lương tâm cũng như trong giảng dạy và thực hành mục vụ? Ai là những người khổ sở nhất ở đây nếu không phải là các linh mục và những người cộng tác trong lănh vực mục vụ?

Hiện tượng phân cực này đặc biệt gây khốn khổ cho các linh mục luống tuổi – là những người chủ yếu đă được đào tạo theo tinh thần tiền Công Đồng. Rất thường, chiều sâu của cơn khủng hoảng này thậm chí len tới cấp độ của một cơn khủng hoảng về căn tính. 

Bức thư của các giám mục Đức đưa ra những lời đầy thách đố sau đây, trong ư thức đầy đủ về vấn đề: “Người mục tử phải mang lấy gánh nặng trách nhiệm cuối cùng đối với giáo xứ. Nhưng ngài rất thường nhận ra rằng giáo dân giỏi giang hơn ḿnh” (tr. 5). Tiến tŕnh học biết cộng tác với giáo dân và với các linh mục trẻ thật sự không dễ dàng chút nào cho tất cả các phía liên hệ.

Về vấn đề độc thân, các giám mục Đức cũng thẳng thắn không kém: “Phải chăng lối sống độc thân quan trọng đến nỗi cho phép việc tŕ hoăn những ǵ thuộc về chính cốt lơi của sứ vụ mục vụ, ít nhất như được quan niệm cho đến nay?” (tr. 6)

Các giám mục Đức đề cập rất nhiều vấn đề liên quan đến câu hỏi cơn khủng hoảng hiện nay của chức linh mục “có quan hệ như thế nào với khuôn mặt tương lai của Giáo Hội” (tr. 9). Khi suy tư về các động lực của giai đoạn lịch sử mà chúng ta vừa trải qua, các giám mục này kết luận rằng hiện nay và trong tương lai, hơn cả trong quá khứ, các ơn gọi linh mục cần phải được nhận hiểu và được thúc đẩy một cách năng động: “Với thời gian, chúng ta phải thực sự trở thành những con người đúng như bản chất của ḿnh” (tr.10). Bao hàm trong câu nói trên là một chân lư đầy thách đố. Nh́n ơn gọi linh mục như một cái ǵ tĩnh tại, đó thật là một nhăn quan chết chóc. Bức thư nói thêm: “Ở đây, cũng như trong nhiều phương diện khác, chúng ta phải học biết đón nhận và phát triển một sự trưởng thành ngày càng hơn” (tr.10). Các nguyên động lực của sự lớn lên phải ngày càng trở thành đặc trưng và bộc lộ rơ trong đời sống linh mục, cùng với ḷng can đảm sống một cuộc sống hoàn toàn trong suốt trước mặt cộng đoàn – cho dù nơi ḿnh vẫn c̣n những khuyết điểm riêng (tr. 13).

Khiêm tốn chấp nhận những khuyết điểm và những giới hạn nơi con người ḿnh, đó có thể là một hành vi ca ngợi ḷng từ bi và kiên nhẫn của Thiên Chúa. Đồng thời, sự chấp nhận này có thể là một phương thế chống lại cơn cám dỗ quá dằn vặt đay nghiến chính ḿnh. 

Trong cái nh́n của các giám mục Đức, t́nh trạng hiện nay vừa là một lời mời gọi vừa là một cơ hội đúng lúc cho các linh mục, trong liên đới với nhau, bước lên đường và đặt ḿnh vào giữa những nhu cầu và những thảm cảnh của nhân loại (tr. 34). Tôi cho rằng tinh thần mới mẻ này được diễn tả một cách tha thiết trong lời tuyên bố đầy cảm kích sau đây: “Chúng tôi không quên liên đới với những bạn đồng sự của chúng tôi – là những người thường xuyên bị vây bọc bởi các thảm cảnh, đă từ bỏ sứ vụ. Không bao giờ chúng tôi bỏ rơi họ” (tr. 30). Quả thật, toàn bộ bức thư rực cháy tinh thần Tin Mừng và khích lệ niềm hy vọng của chúng ta vào tương lai của Giáo Hội và tương lai của chức linh mục.

Người ta cũng ghi nhận thấy cùng một âm hưởng mục vụ thẳng thắn và cởi mở ấy trong lá thư mục vụ của các Giám Mục Lehman (Mainz), Saier (Freiburg), và Casper (Rottenburg-Stuttgart) liên quan đến vấn đề săn sóc mục vụ cho những người Công Giáo li dị và tái hôn – gồm cả việc chấp nhận cho những người Công Giáo ấy tham dự Thánh Thể dựa theo những nguyên tắc biện phân khôn ngoan. Cả sau khi bị Thánh Bộ Giáo Lư Đức Tin của Vatican chỉ trích, ba vị giám mục này vẫn duy tŕ tinh thần của ḿnh – một cách trung trực và phi bạo lực.

Chỉ trong mối liên đới và trong niềm tín nhiệm lẫn nhau giữa các giám mục và các linh mục th́ cơn khủng hoảng hiện nay mới có thể được vượt qua, v́ yếu tố hiệp nhất họ chính là t́nh yêu và mối quan tâm mục vụ mà họ cùng chia sẻ. <OJ>

 

 

Xem tiếp Chương  9 / 11  

Chương:  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

 

   

  

 Cám ơn quí vị đă theo dơi chương tŕnh của Diễn Đàn Giáo Dân

Xin Thiên Chúa chúc phúc lành đến quí vị.