BẢN TIN HẰNG NGÀY

Thứ Ba ngày 16 tháng 04 năm 2024

   

Dien Dan Giao Dan 

Nhạc phẩm  TA LÀ BÁNH HẰNG SỐNG - Sáng tác KIM LONG - Đồng Ca

 

 

ĐỌC KINH SÁNG - Dâng Ngày Mới cho Thiên Chúa - Audio 6 phút 37

 

ĐỌC KINH TỐI - Kết thúc Một Ngày với Mẹ Maria - Audio 9 phút 00

 

DIỄN ĐÀN GIÁO DÂN Đọc       KINH MÂN CÔI - NĂM SỰ VUI - Audio 29 phút 20

 

DIỄN ĐÀN GIÁO DÂN Đọc        KINH MÂN CÔI - NĂM SỰ SÁNG - Audio 28 phút 53

 

DIỄN ĐÀN GIÁO DÂN Đọc       KINH MÂN CÔI - NĂM SỰ THƯƠNG - Audio 29 phút 28

 

DIỄN ĐÀN GIÁO DÂN Đọc      KINH MÂN CÔI - NĂM SỰ MỪNG - Audio 29 phút 00

 

 DIỄN ĐÀN GIÁO DÂN  CHẦU THÁNH THỂ & L̉NG CHÚA THƯƠNG XÓT - Audio 48 phút

 

14 CHẶNG ĐƯỜNG THÁNH GÍA - NĂM 2024 (Audio 40 phút) nhấn vào đây

 

DIỄN ĐÀN GIÁO DÂN  Video          https://www.facebook.com/pg/ddgdtv/videos  

 

   VẬN HỘI MỚI   

VHM  https://vanhoimoi.org/   

  VIỆT NAM THỜI BÁO   

VNTB https://vietnamthoibao.org   

NGƯỜI VIỆT TV   

NVTV https://nguoiviet.tv/little-saigon-tv/   

RFI - Phát trực tiếp  

RFI https://www.rfi.fr/vi  

BBC NEWS - Tiếng Việt   

BBC https://www.bbc.com/vietnamese  

 RFA - Đài Á Châu Tự Do   

RFA https://www.rfa.org/vietnamese   

FOX NEWS - English   

FOX NEWS https://www.foxnews.com/  

ONE AMERICA NEWS NETWORK   

OAN https://www.oann.com/   

 TIẾNG NÓI CỦA NGƯỜI DÂN SÀIG̉N    

TSGP https://www.thesaigonpost.com/   

EPOCH TIMES - Tiếng Việt    

EPOCH TIMES https://www.etviet.com/   

   TINH HOA - TV    

TINH HOA  Tin tức 24h - (https://tinhhoa.tv)  

    NHỊP CẦU THẾ GIỚI ONLINE    

NCTG  Nhịp Cầu Thế Giới Online (http://nhipcauthegioi.hu)   

   NGƯỜI TÍN HỮU   

NTH  Người Tín Hữu (nguoitinhuu.org)  

VIỄN ĐÔNG    

VDD  VienDongDaily.Com  

   VIỆT CATHOLIC NEWS    

VIET CATHOLIC  :: VietCatholic News ::  
     

 

 

Diễn từ trong Hội Đường Ca-phác-na-um

TIN MỪNG Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan

22 Hôm sau, đám đông dân chúng c̣n đứng ở bờ bên kia Biển Hồ, thấy rằng ở đó chỉ có một chiếc thuyền và Đức Giêsu lại không cùng xuống thuyền đó với các môn đệ, nhưng chỉ có các ông đi mà thôi.

23 Tuy nhiên, có những thuyền khác từ Ti-bê-ri-a đến gần nơi dân chúng đă được ăn bánh sau khi Chúa dâng lời tạ ơn.

24 Vậy khi dân chúng thấy Đức Giêsu cũng như các môn đệ đều không có ở đó, th́ họ xuống thuyền đi Ca-phác-na-um t́m Người.

25 Khi gặp thấy Người ở bên kia Biển Hồ, họ nói: Thưa Thầy, Thầy đến đây bao giờ vậy?

26 Đức Giêsu đáp: Thật, tôi bảo thật các ông, các ông đi t́m tôi không phải v́ các ông đă thấy dấu lạ, nhưng v́ các ông đă được ăn bánh no nê.

27 Các ông hăy ra công làm việc không phải v́ lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh, là thứ lương thực Con Người sẽ ban cho các ông, bởi v́ chính Con Người là Đấng Thiên Chúa Cha đă ghi dấu xác nhận.

28 Họ liền hỏi Người: Chúng tôi phải làm ǵ để thực hiện những việc Thiên Chúa muốn?

29 Đức Giêsu trả lời: Việc Thiên Chúa muốn cho các ông làm, là tin vào Đấng Người đă sai đến.  

 

30 Họ lại hỏi: Vậy chính ông, ông làm được dấu lạ nào cho chúng tôi thấy để tin ông? Ông sẽ làm ǵ đây?

31 Tổ tiên chúng tôi đă ăn man-na trong sa mạc, như có lời chép: Người đă cho họ ăn bánh bởi trời.

32 Đức Giêsu đáp: Thật, tôi bảo thật các ông, không phải ông Môsê đă cho các ông ăn bánh bởi trời đâu, mà chính là Cha tôi cho các ông ăn bánh bởi trời, bánh đích thực,

33 v́ bánh Thiên Chúa ban là bánh từ trời xuống, bánh đem lại sự sống cho thế gian.

34 Họ liền nói: Thưa Ngài, xin cho chúng tôi được ăn măi thứ bánh ấy.

35 Đức Giêsu bảo họ: Chính tôi là bánh trường sinh. Ai đến với tôi, không hề phải đói; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ!

   TIN MỪNG - Gioan 6: 22-35

 

 

 

Trích Sách TÔNG ĐỒ CÔNG VỤ

   Khi ấy, Têphanô nói với dân chúng, các Kỳ lăo và Luật sĩ rằng: Hỡi những tên cứng cổ, ḷng và tai chẳng cắt b́ kia, các ngươi luôn luôn chống đối Thánh Thần; cha ông các ngươi làm sao, các ngươi cũng vậy.

   Có Ngôn sứ nào mà cha ông các ngươi lại không bắt bớ? Họ đă giết những người tiên báo về việc Đấng Công chính sẽ đến, Đấng mà ngày nay các ngươi đă nộp và giết chết; các ngươi đă lănh nhận lề luật do thiên thần truyền cho, nhưng đă không tuân giữ.

   Nghe ông nói, họ phát điên lên trong ḷng, và họ nghiến răng phản đối ông. Nhưng Têphanô đầy Thánh Thần, nh́n lên trời, đă xem thấy vinh quang của Thiên Chúa, và Đức Giêsu đứng bên hữu Thiên Chúa.

   Ông đă nói rằng: Ḱa, tôi xem thấy trời mở ra, và Con Người đứng bên hữu Thiên Chúa.

   Bấy giờ họ lớn tiếng kêu la và bịt tai lại, và họ nhất tề xông vào ông. Khi lôi ông ra ngoài thành, họ ném đá ông. 

   Và các nhân chứng đă để áo của họ dưới chân một người thanh niên tên là Saolô.

   Rồi họ ném đá Têphanô, đang lúc ông cầu nguyện rằng: Lạy Chúa Giêsu, xin đón nhận tâm hồn con.

   Thế rồi ông quỳ xuống, lớn tiếng kêu lên rằng: Lạy Chúa, xin đừng trách cứ họ về tội lỗi này.

   Nói xong câu đó, ông đă an giấc trong Chúa. C̣n Saolô th́ đă tán thành việc giết ông (Têphanô).

   BÀI ĐỌC I - Cv 7: 51-59

 

 

 

 

Truyện ngắn BẢN ÁN TỬ H̀NH
 

   Mắt tôi mờ đi, tờ giấy nḥe ra. Hàng chữ run lên, uốn éo như con rắn độc. Nó phóng tới, mổ vào giữa tim tôi. Xử phạt: Trần Văn Bé - Tử h́nh.
   Giọng nói run rẩy của tôi vang lên như âm thanh từ một cơn ác mộng:

*- Má nhận tin này hồi nào?
   Mẹ chồng tôi c̣n mếu máo th́ cô em chồng nghẹn ngào đỡ lời:

*- Từ tháng Năm, nhưng Má chưa dám nói với chị…
   Mẹ chồng tôi chùi nước mắt, phân trần:

*- Má tính đi kiếm cho ra mộ chồng con rồi mới nói cho con biết. Bởi vậy, hổm rày con đ̣i đi kiếm chồng, Má biểu để Má kiếm cho. Má sợ con chịu không nổi khi đối mặt với tụi công an… Con ơi, bữa đưa tin tụi nó làm dữ lắm! Công an phường, công an quận, công an thành phố kéo lại cả bầy. Tụi nó đưa tờ giấy này ra, biểu Má kư nhận. Lúc đầu Má không chịu kư, v́ Má nghĩ kư nghĩa là chấp nhận rằng thằng Hai đáng bị xử tử. Tụi nó hăm dọa Má, nhắc tới thằng Ba c̣n đang bị tù ngoài Bắc. Má sợ tụi nó đem thằng Ba ra bắn luôn nên phải cắn răng kư tên lănh án tử h́nh của con ḿnh. Má đứt từng khúc ruột, con ơi…” Mẹ chồng tôi nghẹn lời, bà khóc nức nở.



***

   Thế là hết!
   Anh Bé đi tù tháng 6 năm 1975, sau đó tôi chỉ nhận được ba lá thư của anh. Lá cuối cùng đề tháng 2, 1976, gởi từ trại Suối Máu, Biên Ḥa. Sau đó, anh bặt tin.
   Tôi chờ đợi ṃn mỏi, lên xuống trạm công an cả chục lần, hỏi ǵ họ cũng trả lời không biết. Cuối cùng, tôi nhất quyết làm đơn khiếu nại.
   Lúc đó, tôi và sáu đứa con - đứa lớn nhất mười một tuổi, đứa nhỏ nhất mới lên hai - đang nương náu trong một mảnh vườn hẻo lánh tại Mỹ Tho. V́ vậy, tôi dùng nhờ địa chỉ nhà Mẹ chồng ở Sài G̣n. Cả chục lá đơn gởi tới trại tù Suối Máu đều như biến vào khoảng không, chẳng c̣n một chút tăm hơi.
   Trại tù không trả lời th́ tôi hỏi cấp trên; tôi mày ṃ kiếm địa chỉ của hai “Ṭa Án Nhân Dân” ở Sài G̣n và Hà Nội rồi gởi đơn tới cả hai nơi đó. Thời miền Nam vừa mất, cây củi cũng mắc, mua một con tem là thâm vào tiền mua gạo cho các con, nhưng tôi vẫn cắn răng bớt miệng con để gởi đi mấy chục lá đơn, từ tháng này qua tháng khác.
   Cuối cùng, nhà cầm quyền Cộng Sản cũng phải trả lời. Ngày 10 tháng Năm, 1977, họ gởi thư về nhà Mẹ chồng tôi. Để xác nhận rằng: Họ đă giết chồng tôi.
   Cô em chồng đưa tay đỡ vai tôi cho tôi khỏi gục xuống. Sáu đứa con sợ hăi chạy lại vây quanh, tôi chỉ nói được mấy tiếng: Ba chết rồi! Rồi khóc ngất. Lũ trẻ thấy vậy cũng khóc ̣a lên, thằng lớn nhất ôm lấy con em kế, bệu bạo nói:

*- Vậy là Ba không về nữa!
   Sau vài ngày ở nhà Mẹ chồng, tôi lại phải gượng đứng lên, dắt đám con về căn cḥi trống hơ, trống hoác, nóc dột, tường xiêu ở Mỹ Tho.
   Mẹ chồng tôi sợ tôi chết th́ bà sẽ không nuôi nổi bầy cháu, c̣n cha mẹ ruột th́ lo tôi sẽ phát điên. Tuy vậy, Mẹ chồng tôi không đủ sức cưu mang bảy mẹ con tôi và cha mẹ tôi cũng chỉ dám ghé thăm vài ngày rồi đi về. Thời đó, mỗi tuần người dân đều phải đi họp tổ dân phố để công an điểm danh, ai đi đâu cũng phải xin phép, v́ thế không người nào dám đi lâu, sợ công an kiếm cớ làm khó dễ.
   Ngày mẹ chồng tôi làm lễ phát tang anh Bé ở Sài G̣n, tôi chỉ đủ tiền mua ba tấm vé xe cho thằng con trai lớn nhất, đứa con gái út, và tôi. Họ hàng phần v́ không có tiền đi xa, phần v́ sợ liên lụy với “tử tù” nên không ai dám tới.
   Ngoài ba mẹ con tôi, đám tang chỉ có mẹ chồng và hai cô em ruột của anh. Sau ngày giao bản án tử h́nh, công an khu vực ḍm ngó nhà chồng tôi như chồn cáo ŕnh chuồng gà; v́ thế, ngay cả trên bàn thờ của anh chúng tôi cũng không dám chưng bày nhiều.
   Di ảnh của anh đứng sau dĩa trái cây lỏng chỏng, một bát nhang hiu hắt và hai cây đèn cầy leo lét. Trước bàn thờ, bốn người đàn bà đầu tóc rũ rượi quỳ bên hai đứa nhỏ xanh xao, ngơ ngác. Chỉ có tiếng nhà sư đọc kinh nho nhỏ, c̣n chúng tôi phải kềm tiếng khóc trong lồng ngực, nuốt ngược nỗi đau vào ḷng. Anh Bé sống ở khu xóm đó từ nhỏ, ai cũng biết và thương mến anh, cho nên bà con lối xóm kéo đến rất đông, nhưng không ai dám bước vô nhà. Họ giả làm kẻ ṭ ṃ đứng trước cửa, nhưng suốt buổi lễ họ lén dùng tay áo quẹt nước mắt, và nh́n chúng tôi bằng những cặp mắt đỏ hoe, ứa tràn thương xót.
   Tôi quỳ ở đó, dật dờ nửa mê, nửa tỉnh.
   Những h́nh ảnh cuối của anh trở về trong đầu tôi.
   Chiều 30 tháng 4, 1975, anh lái xe Jeep đến nhà cha mẹ tôi ở thành phố Mỹ Tho, nơi tôi đem sáu đứa con thơ từ khu cư xá sĩ quan ở B́nh Dương về nương nhờ trong cơn hỗn loạn.

   Tóc anh rối bời, mặt anh bơ phờ, nhưng anh vẫn mặc quân phục trên người. Anh ôm hôn từng đứa con, rồi nói với Ba tôi:

*- Ba cho con gởi vợ con của con.
   Ba tôi đă nghẹn ngào hứa:

*- Con đừng lo, vợ con của con ở đây với Ba Má, rau cháo có nhau. Con đi đâu cũng vậy, khi con trở về đây, vợ con của con sẽ c̣n đầy đủ.
   Trước mặt Ba Má tôi, anh ngại ngùng không ôm tôi lần cuối. Anh chỉ xiết tay tôi, dặn ḍ tôi giữ ǵn sức khỏe và cố lo cho các con. Tôi quá bàng hoàng, lo sợ nên chỉ biết nghẹn ngào nhắc anh hết sức giữ ǵn tánh mạng. Anh lưu luyến thêm một lát rồi quay đi.
   Tôi đứng chết lặng ở bậc cửa.
   Anh leo lên xe, rồ máy. Xe chuyển bánh. Chạy đi. Xa dần. Rồi mất hút.
   Tôi cảm thấy một phần thân thể ḿnh vừa bị chặt ĺa ra…

   Sau này tôi mới biết anh đă lái xe về nhà mẹ ruột ở Sài g̣n và trốn ở đây cho tới ngày đi tŕnh diện “học tập cải tạo”.
   Mới hai năm qua mà tôi đă mất anh, con tôi đă mất cha. Người ta giết anh v́ tội “trốn trại cải tạo nhằm mục đích phản Cách Mạng.” Độc ác hơn nữa là họ không thông báo ǵ cho thân nhân. Mạng sống của anh, của những người tù, và nỗi đau của gia đ́nh họ, đối với người cầm quyền không có ư nghĩa ǵ!
   Măi hơn một năm sau từ ngày bắn anh, có lẽ v́ mấy chục tờ đơn t́m chồng của tôi, họ mới gởi Tờ Trích Lục Án H́nh về nhà. Tờ giấy đánh máy một cách cẩu thả vào tháng 5, 1977 đă đề sai ngày của phiên toà xử tử anh là 10 tháng 4, 1977, trễ một năm.
   Tôi ngước nh́n anh trong uất nghẹn. Anh cũng đang đau đáu nh́n tôi. Có phải mắt anh long lanh v́ nỗi đau cắt ruột, hay chỉ là màn lệ chan hoà từ mắt tôi?



***
   Sau khi về lại Mỹ Tho, tôi nằm bẹp trên vơng, không khóc nhưng nước mắt nóng hổi tuôn ra như vắt hết sức sống của tôi.
   Ḷng tôi nặng trĩu niềm đau, nỗi hận. Trong đầu tôi vang vang những lời oán trách số phận, nguyền rủa bọn giết người. Chồng tôi cả đời thanh liêm, đi lính Việt Nam Cộng Hoà tới lon Thiếu Tá mà vẫn không mua được cho vợ con một căn nhà riêng, tại sao anh phải chết tức tưởi như vậy?
   Làm vợ lính, tôi đă nhiều lần nghĩ đến việc chồng tử trận, nhưng thà anh hy sinh trong cuộc chiến để các con c̣n được hănh diện, để tôi c̣n được an ủi.
   Bây giờ chiến tranh chấm dứt rồi, chồng tôi đă phải mang thân tù tội, tại sao người ta c̣n giết anh? Tại sao họ đẩy mẹ con tôi thành “thân nhân của tử tội”, lớp người cô đơn, khốn cùng nhất trong cái xă hội đầy móng vuốt này?
   Ngày tiếp ngày trôi qua trong cơn đau, mí mắt tôi sưng vù, rát bỏng, tiếng các con réo gọi nghe xa xôi như vọng lại từ một thế giới khác, tôi nghe nhưng không thể nào trả lời nổi. Tôi nằm đó, dật dờ giữa hai bờ sống, chết.
   Một buổi trưa, không biết là bao lâu sau, tiếng khóc thảm thiết của hai đứa con nhỏ nhất kéo tôi ra khỏi cơn mê sảng. Tiếng than đói của hai đứa bé xoáy vào tim tôi, nhắc rằng tôi c̣n bổn phận với sáu đứa trẻ thơ.
   Tôi ngồi bật lên, quơ tay t́m con và ôm xiết chúng vào ḷng. Giữa ban ngày mà trước mắt tôi tối đen. Không! Con không thể mù, con không thể chết! Xin Trời giúp con! Xin cứu con để con của con được sống!
   Nhờ Trời thương và chắc anh vẫn theo phù hộ nên tôi hết bệnh, dù không có thuốc men ǵ. Tôi lết ra vườn, ṃ mẫm trồng rau, trồng khoai nuôi con.
   Năm tháng rơi lặng lẽ như những sợi tóc của tôi rụng tơi bời trong cơ cực. Tay chân tôi khẳng khiu, trầy trụa, bầm dập, nhưng những vết thương đó không thấm thía ǵ với cái đau ở trong ḷng.
   Ở miệt vườn hẻo lánh, sự ḱm kẹp của chính quyền địa phương khủng khiếp gấp mấy lần ở những thành phố lớn; công an mà ḍm ngó, trù dập ai th́ người đó không ngóc đầu lên nổi. Trong đám dân quê mùa, chất phác, gia đ́nh có thân nhân là sĩ quan “Ngụy” đang ở tù đă là một điều ghê gớm, nói ǵ tới chuyện là con cái của người tử tội.
   Thời đó, nhà trường cứ vài tuần lại bắt học sinh khai lư lịch, v́ thế mỗi niên học các cháu đem về mấy chục tờ lư lịch nhờ tôi viết. Lúc nào tôi cũng khai là “Cha mất tích”, và các con tôi được dạy đi dạy lại rằng không bao giờ hé môi với ai về cái chết của cha.
   Vậy mà cũng có lần chúng tôi xém bị lộ!
   Tết Trung Thu năm 1977, trường học phát quà cho con của gia đ́nh liệt sĩ. Thằng bé thứ Năm nhà tôi mới vô lớp Một, không biết nghe ai giải thích “liệt sĩ” là những người đi lính đă chết, thế là nó tính chạy lên lănh quà.
   May mà cô giáo của nó quen với tôi, cô thấy nó nhớm đứng lên, vội đè vai bắt nó ngồi xuống. Hôm đó thằng nhỏ tủi thân và thèm quà, khóc tức tưởi cả buổi chiều. Tôi xót cho các con ngây thơ mà phải chịu quá nhiều thiệt tḥi, dồn nén, phải sống trong hất hủi, phải thèm khát từ miếng ăn tới t́nh thương. Đêm đó, tôi khóc trắng đêm.



***

   1979. Nước ngập cao. Hút mắt chỉ thấy làn nước đục ngàu, lềnh bềnh rác rến. Những cây chuối chỉ c̣n lú lên chút ngọn run rẩy bên những cành mận trụi lủi, khẳng khiu đang vật vă trong gió.
   Trời vẫn mưa! Mưa như xối nước.
   Trên mấy bộ ván chồng lên nhau, tôi và sáu đứa nhỏ nằm, ngồi lủ khủ bên đống chăn mền, quần áo, bếp ḷ, chén dĩa - tất cả tài sản c̣n lại của bảy mẹ con. Cơn băo đă kéo dài gần một tháng, nước sông Tiền dâng ngập hết ruộng vườn, cuốn băng đi công sức mẹ con tôi vật lộn với mảnh đất này trong gần bốn năm trời kể từ tháng Tư, 1975.
   Mưa càng lúc càng nặng hột. Gió xoáy mạnh, rít lên như oán trách, như thay tôi than tiếc cho công sức của mẹ con tôi đang trôi theo gịng nước.
   Như lời đă hứa, sau tháng 4, 1975, Ba Má tôi hết ḷng bao bọc mẹ con tôi. Nhưng vai gầy không thể chống được cả bầu trời đang đổ xụp, sức lực của hai cụ già không thể nào đỡ nổi trận hồng thủy của cuộc đổi đời.
   Nhà cầm quyền Cộng Sản bắt cha mẹ tôi phải nạp hết ruộng cho Hợp Tác Xă rồi mỗi tháng chúng phát cho mấy kư gạo vừa đủ cho hai người già sống cầm hơi.
   Bảy mẹ con tôi không có tên trong “hộ khẩu” nên trở thành những người “ngoài pháp luật”, sống lây lất bên lề xă hội. Mỗi ngày, Ba Má tôi thu mót hoa màu trong vườn, rồi đem bán để mua gạo chợ đen về nuôi cháu.
   Sau mấy tháng tôi không thể chịu được cảnh cha mẹ khổ sở, lo lắng, chạy ăn từng bữa v́ ḿnh nữa. Tôi đành nuốt nước mắt đem các con về ở tại năm công đất vườn do ông nội của chồng tôi chia cho anh từ thời anh c̣n trẻ.
   Ngày mẹ con tôi dắt díu nhau ra đi, tôi không dám quay đầu nh́n lại, sợ ba má tôi thêm nát ḷng. Tôi cắm đầu bước, nước mắt ràn rụa. Tôi gọi tên anh, xin anh giúp sức cho người vợ mỏng manh, yếu ớt, chưa bao giờ biết cầm cái cuốc, cái cày…
   Khu vườn thiếu người chăm sóc chỉ có thưa thớt vài cây mận, bà nội chồng thương nên cho thêm ba công ruộng ven để tôi kiếm gạo nuôi con.
   Tôi nắm một đầu chiếc gầu giai, đầu bên kia thằng Hai và con Ba - đứa mười một tuổi, đứa tám tuổi mím môi giữ. Trời nắng như đổ lửa, mặt tôi ướt đẫm mồ hôi; phía bên kia, dưới vành nón lá rách nát, hai đứa con tôi mặt đỏ bừng như lên cơn sốt. Chúng tôi múc từng gàu nước từ con rạch cạn, tạt vào những cây lúa đèo đẹt đứng gục đầu trên mảnh ruộng nứt chân chim.
   Mùa đầu tiên trời hạn, sau khi trả tiền mướn trâu, tiền công cấy, tiền phân bón, tiền thuốc trừ sâu, tiền đóng thuế cho nhà nước, chúng tôi không c̣n một hột lúa mà ăn, đành đi vay mượn chờ năm tới.
   Mùa kế, tôi chỉ dám mượn tiền để trả công cày rồi cố gắng tự làm đủ thứ việc, hy vọng cuối mùa thu được chút gạo sống qua ngày. Tôi học cách nhổ cỏ, rải phân, cấy lúa. Ngày ngày tôi bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Có lần tôi khiêng b́nh thuốc trừ sâu to hơn một ṿng ôm đi xịt quanh ruộng. B́nh thuốc lớn che khuất mặt, tôi không thể thấy thuốc xịt đều hay không nhưng vẫn nghiến răng tha cái b́nh đi xịt hết một ṿng. Làm xong, tôi run run leo lên bờ ruộng th́ b́nh thuốc đẩy tôi té ngược ra sau. Tôi nằm ngửa như con nhái bén ôm b́nh thuốc to tướng, hên là đất ruộng không quá cứng nên tôi không bị thương. Lần đó, đám con tôi phải xúm lại kéo cả b́nh và tôi lên bờ ruộng.
   Không hiểu v́ cày không sâu, cấy không khéo, phân không đủ, thuốc không đều, nước không đẫm, hay v́ vận mạng của chúng tôi lúc đó đang tối tăm nên đất ruộng cũng không chịu hợp tác với mẹ con tôi. Tôi thất thu ba năm liên tiếp, nợ sau chồng lên nợ trước, cuối cùng tôi phải thế ruộng để trừ nợ, mẹ con rút về kiếm ăn trên mấy công vườn xơ xác.
   Khai mương, đào đất, trồng cây, tưới bón, tất cả chỉ có tôi và hai đứa con lớn lăn lộn làm, c̣n mấy đứa nhỏ đành bỏ liều trong lều.
   Có một lần tôi hái mận đem ra chợ bán, đường xa nên măi tối mịt mới về. Về tới nhà, thấy thiếu thằng Năm, tôi hoảng hồn chạy ra vườn, nhảy xuống mương t́m. Con mương không sâu lắm, chỉ để lấy nước tưới cây, nhưng cũng làm tôi lo lắng từ ngày mới về đây. Nước dưới mương ngập tới gần bắp vế, tôi vừa gọi tên con vừa khom người ṃ. Đụng thấy một vật tṛn cứng như đầu người, tôi hét lên rồi vật ra chết giấc. Cũng may là lưng tôi dựa vô bờ mương nên tôi không ngộp nước và có con bé Ba chạy theo, nó vừa khóc vừa kéo tôi lên. Và may hơn nữa là cái vật tṛn tṛn đó chỉ là một cái gáo dừa ch́m dưới mương, c̣n thằng Năm vẫn trùm mền nằm ngủ sau đống quần áo trong lều. Chắc nó đói quá nên lả đi, không lên tiếng khi tôi gọi.
   Trăm ngàn khổ cực vậy mới thu được vài mùa mận, mà bây giờ cơn lụt lại phá tan hoang mảnh vườn, nguồn sống duy nhất của chúng tôi…



***

   Cuối cùng nước lụt cũng rút để lại khu vườn đầy rác rến với những luống khoai bị nước san bằng và những gốc cây trụi lá, găy cành. Chỉ c̣n vài cây chuối non, tôi chặt về bào mỏng bóp với muối cho các con ăn qua bữa.
   Đói th́ đầu gối phải ḅ, tôi lại bỏ liều các con ở nhà, qua Bến Tre đi buôn. Xứ dừa Bến Tre bạt ngàn cây trái nên dân bên đó khá giả, có ḷ nấu đường, làm xà bông. Tôi mua hàng đem về Mỹ Tho bán để kiếm chút lời.
   Thời 1979-1980, trạm thu thuế mọc lên ở khắp nơi, như bầy rệp đói hút máu dân nghèo. Công an ŕnh ở khắp các ngả đường, khám xét càng ngày càng gắt gao. Tiền lời chỉ đủ để đóng thuế nên người đi buôn phải trốn, nếu thoát th́ kiếm được chút đỉnh, không may bị bắt là bị tịch thu hết hàng, đứt vốn.
   Một ḿnh tôi kiếm không đủ tiền rau cháo nên tôi phải dắt hai đứa con trai theo. Tôi cưỡi một chiếc xe đạp, hai đứa chở nhau trên chiếc xe đạp khác, làm bộ như hai anh em chở nhau đi học nhưng trong cặp chúng nhét đầy đường và xà bông.
   Thằng Hai c̣n biết xoay xở chút ít, c̣n thằng Tư ngây thơ, tính t́nh lại nhút nhát nên nó rất sợ. Mỗi khi qua trạm gác, mắt nó nh́n thẳng phía trước, làm bộ b́nh tĩnh, nhưng ngón chân nó bấm xuống dép, cổ nó căng lên như sợi dây đàn. Tôi ngó mà đau như bị đâm vào tim.
   Chuyến phà Bến Tre - Mỹ Tho chiều hôm đó đông nghẹt. Mặt trời đă xế nhưng vẫn tỏa sức nóng hừng hực làm cho những gói đường quấn quanh bắp chân, quanh bụng tôi thêm trĩu nặng. Tôi ́ ạch dắt xe, nón lá che xùm xụp xuống mặt nhưng vẫn liếc mắt ngó chừng hai đứa đi phía sau. Chỉ c̣n một khúc nữa là vô trạm gác, ba mẹ con càng tách xa nhau như người xa lạ để nếu có bị bắt th́ không bị dính cả chùm.
   Tôi thoát qua trạm gác, đứng lại, làm bộ gỡ nón quạt để ngó lại t́m con. Thằng Hai vừa dắt xe đi ra, thằng Tư đang tiến vào trạm…
   Bỗng nhiên cái cặp ở tay thằng Tư rớt xuống, những gói đường và xà bông văng tung tóe. Mắt thằng nhỏ mở lớn, hăi hùng, miệng há ra nhưng không dám khóc lên thành tiếng. Một tên công an bước tới, nắm lấy cổ áo nó. Mắt tôi hoa lên, ngực tôi nhói đau, tôi ngồi xụp xuống để khỏi té vật ra. Phà đă tới, đám đông ùn ùn xô nhau tràn tới, tôi đội xụp nón lên đầu rồi đành bước chân đi.
   Phà qua tới Mỹ Tho, thằng Hai mới dám chạy lại bên tôi, mếu máo, “Má ơi, thằng Tư bị bắt rồi!” Tôi ôm con, vuốt lên mái tóc cháy nắng khét lẹt rồi nói cứng, “Chắc họ không nhốt con nít đâu. Con đem đồ về nhà trước để tụi nhỏ khỏi trông, Má ở đây chờ em.”
   Trời đă nhá nhem tối, tôi đang nghĩ cách quay lại kiếm con th́ thằng Tư thất thểu bước ra khỏi phà. Lưng nó khom xuống, mặt nó thất thần. Vừa thấy tôi, nó phóng tới ôm riết rồi khóc nức nở, người nó run bần bật trong những cơn nấc nghẹn ngào. Nước mắt tôi cũng rớt như mưa. Tôi hận ḿnh bất tài, hận số phận ḿnh khốn khổ để tuổi thơ của các con quá bi thảm và tủi nhục.Tôi lại ngửa mặt gọi anh. Anh ơi, hăy giúp em cứu các con ra khỏi cảnh khổ hận này.
   Từ bữa đó, tôi không dám bắt các con đi buôn lậu nữa. Tôi đi tới từng vườn trái cây mua rồi chở đi bỏ cho những bạn hàng ở Sài g̣n. Mỗi ngày tôi dậy từ 3 giờ sáng, cột mấy giỏ trái cây lên xe đạp rồi chở ra bến, đón xe đem về Sài G̣n.
   Tiền xe hai chuyến đi về mắc mỏ mà tôi th́ sức yếu, vốn nhỏ nên lời rất ít. Thấy dân nghèo tứ xứ bày bán đủ mọi loại hàng trên lề đường trước cửa chợ, tôi quyết định không bán sỉ nữa mà bán lẻ để kiếm lời khá hơn.
   Tôi trải đại một tấm ny lông xuống lề đường, bày một ít trái cây làm mẫu, phần c̣n lại để trong giỏ gởi mấy cửa tiệm ở mặt đường, có tiệm thương t́nh cho gởi, có tiệm bắt trả tiền. Tôi lê la từ chợ Cầu Ông Lănh tới chợ Tân B́nh, chợ An Đông, đôi khi gặp bạn bè cũ, tôi cúi gầm mặt dưới vành nón, không dám ngước lên.
   “Ủy Ban Trật Tự Thành Phố” nói rằng bán hàng trên lề đường gây hỗn loạn nên ra lệnh cấm, nhưng người dân đói quá cứ làm liều.
   Từ cụ già tám mươi tuổi đến đứa bé sáu, bảy tuổi, từ người lành lặn tới anh thương phế binh, người trải tấm nylon, kẻ đẩy cái xe tự đóng bằng ván mục, người bưng cái rổ, kẻ đội cái mâm, chúng tôi đứng ngồi la liệt trên khắp các ngả đường để kiếm sống.
   Ngày nào bán được khá, ngoài mấy lít gạo tôi c̣n mua về cho con vài ổ bánh ḿ. Trời sụp tối tôi mới về đến nhà, nh́n chúng chia nhau nhai ngấu nghiến một cách hết sức thèm thuồng, tôi có thêm sức mạnh để tiếp tục lăn lộn trên vỉa hè.
   Tuy nhiên, những ngày vui thường ít hơn những ngày buồn. Rất nhiều khi đang ngồi bán th́ người ở đầu đường la, “Công an!” và mọi người vùng lên chạy. Những người bán mặt hàng gọn, nhẹ th́ túm tấm trải lại, ôm vào người rồi biến vào trong những ngơ hẻm. Tôi quảy đống trái cây nặng hơn nên thường lẹt đẹt phía sau và bị công an hốt. Công an đem tôi về “Trụ Sở Ban Quản Lư Chợ”, bắt kư tên vào biên bản rồi tịch thu hết hàng.
   Tôi nhớ tới lời Mẹ chồng tôi thường an ủi tôi rằng “trời sanh voi, sanh cỏ” mà muốn gào vào lên sao các người ác vậy, đă giết chồng tôi mà c̣n không chừa cho mẹ con tôi một cọng cỏ để ăn!
   Những ngày bị mất hàng, tôi trở về nhà với hai tay không, thê thảm như người vừa bị cướp. Mấy mẹ con phải ra vườn mót những củ khoai đèo đẹt và hái rau dại về ăn. Ngồi nh́n đám con chia nhau dĩa rau luộc chấm nước muối, ḷng tôi đau nhói. Mới ngày nào tôi là cô dâu hai mươi tuổi, ngây thơ, lăng mạn cùng chồng mơ về một căn nhà ấm cúng với đàn con ngoan ngoăn, cười giỡn rộn ràng. Bây giờ, đàn con tôi gầy ốm, buồn rầu c̣n tôi th́ da đen xạm, tay chân chai sần, tóc tai xác xơ như ḷng tôi tan nát.
   Sau nhiều lần bị công an bắt, vốn liếng sắp cạn th́ tôi may mắn gặp được quư nhân.
   Chị là vợ của Trung Tá Kh. ở cùng Sư Đoàn 5 với chồng tôi, và hai gia đ́nh đă ở gần nhau trong Cư Xá Sĩ Quan Ngô Quyền tại B́nh Dương trước năm 1975. Không ngờ sau cuộc đổi đời, chị cũng dắt con về ở ngay bên cạnh xă tôi. Con út của chị học chung một lớp với con tôi, có lẽ cùng thuộc diện con “tù cải tạo” nên chúng thân và tâm sự với nhau. Kể qua kể lại, té ra là hàng xóm hồi xưa, con tôi vui mừng về báo cho tôi và tôi đă t́m thăm chị.
   Hầu hết các con của chị Kh. đă lớn nên kiếm được việc làm lặt vặt để sống qua ngày. Thời đó, phong trào đan mây tre và làm nón để xuất khẩu ra nước ngoài lên mạnh, chị giới thiệu cho tôi lănh nón về thêu ăn công. Đêm nào tôi và con gái lớn cũng ngồi thêu bên cây đèn mù mờ, nước mắt sống chảy ṛng ṛng v́ dùng mắt quá độ, nhưng số tiền công rẻ mạt chỉ giúp chúng tôi kiếm thêm chút cháo. Chị Kh. có người thân ở Huế nên chị cũng làm đại lư cung cấp nón lá Huế cho các sạp bán lẻ, thấy vậy chị lại thương t́nh cho tôi lấy nón về bán, bán xong mới đưa lại tiền vốn cho chị.
   Thời đó, chợ huyện Tân Hiệp họp từ một, hai giờ đêm để người ta kịp mua hàng đem lên Sài G̣n bán lúc sáng sớm. Khoảng mười một giờ đêm là tôi ṃ mẫm dắt xe đạp ra khỏi nhà, trên yên sau là gói hàng lặt vặt như tiêu, tỏi, xà bông, bột ngọt, phía trên là chồng nón. Chiếc xe đạp cũ nát run rẩy ḅ trên con đường đất gồ ghề, hai bên là ruộng, côn trùng ếch nhái kêu nỉ non, đom đóm bay lập ḷe như mắt quỉ.
   Hồi c̣n con gái, tôi rất sợ ma, nhưng lúc đó tôi chỉ c̣n sợ… người. Trời tối đen, chỉ nh́n thấy một khúc đường ngắn lờ mờ trước mặt, tôi vừa đạp xe vừa cầu xin anh phù hộ cho tôi không bị cướp.
   Ra tới chợ, có những đêm vừa bày hàng xong th́ trời đổ mưa, tôi lấy hết nylon che cho hàng hóa rồi ngồi chịu trận trong cái áo mưa đầy lỗ lủng, nghe từng giọt nước lạnh như kim chích trên lưng, nghe gió quất từng cơn trên gương mặt ướt đẫm nước mưa ḥa nước mắt.
   Sau những đêm ế ẩm, sáng ra tôi phải đạp xe tới từng nhà quanh chợ, mời người ta mua nón dùm. Các bà không ai biết chuyện chồng tôi bị xử tử, nhưng họ biết tôi là vợ tù nên rất thương tôi. Họ cũng chẳng dư dả ǵ nhưng người mua dùm cái nón, người cho củ khoai, ly nước, người dúi cho tôi chút trái cây để đem về cho các con.
   Những ngày tôi bán ế, không đủ tiền trả vốn số nón đă lấy của chị Kh., chị chỉ mắng yêu: 

*- Thôi, không đủ tiền th́ thím để bữa sau bán tiếp rồi trả, chớ không lẽ bây giờ tui bắt xác thím được ha…



***

   Bữa đói bữa no, bịnh không có thuốc nhưng nhờ Trời thương, đám con tôi vẫn lớn như cây dại mọc ở bờ rào.
   Các cháu biết thân phận ḿnh nên rất ngoan và chăm học. Ngoài giờ học, chúng đi câu, đi chạ, đi lưới để kiếm thêm thức ăn. Tuy vậy, chúng càng lớn th́ tiền học, tiền sách vở càng tốn kém, rất nhiều lần các cháu bị thầy cô rầy la v́ xài chung chỉ một cuốn vở cho mọi môn học, nhưng các cháu không hề than van.
   Những ngày tôi đi buôn bán về trễ, ḷng tôi ấm lại trước cảnh các con quây quanh ngọn đèn dầu leo lét, mấy đứa nhỏ tập đọc ồn ào, nhưng mấy đứa lớn vẫn ráng chăm chú giải toán, học bài.
   Dù không có tiền đi học thêm, dù sự giảng dạy ở vùng quê trồi xụt bất thường, ba đứa con lớn của tôi đă đạt được điểm cao trong kỳ thi tốt nghiệp trung học. Tuy vậy, các cháu nhưng chỉ được trúng tuyển vào những trường dạy nghề như Trung Học Lâm Nghiệp ở Sông Bé, Trung Học Sư Phạm ở Tiền Giang, và Trung Học Xây Dựng ở Vĩnh Long. Dù sao, đây là một điều rất quan trọng cho cuộc đời của hai cháu trai bởi v́ nếu không được đi học tiếp, các cháu sẽ phải đi “nghĩa vụ quân sự”, bị gởi đi đánh nhau ở vùng biên giới Tàu hay Campuchia.
   Tôi đă thề cùng vong linh của anh rằng tôi sẽ làm mọi cách để các con chúng tôi không bị đi bộ đội. Chỉ tưởng tượng các cháu phải mặc cùng bộ quân phục, đứng cùng hàng ngũ, và đem thân đi chết v́ chính kiến của những người đă giết cha các cháu, tôi rùng ḿnh. Nếu bị kêu đi “nghĩa vụ”, các cháu chỉ c̣n nước bỏ làng xóm đi sống lang thang, dật dờ như rất nhiều thanh niên thời đó.
   Dù trúng tuyển vào trường, nhưng sau khi tốt nghiệp, cả ba cháu không có tiền chạy chọt, không quen biết ai, nên bị gởi đi làm việc ở những nơi xa xôi, hẻo lánh. Các cháu chán nản quay về nhà, làm ăn lặt vặt qua ngày. Cuộc sống tuy đỡ đói khổ hơn thời các cháu c̣n nhỏ, nhưng đầy bế tắc, không có tương lai.



***

   Từ đầu thập niên 1980 đă có lác đác sĩ quan đi tù được thả về. Mỗi lần nghe tin người quen được về với vợ con, tôi mừng cho họ nhưng nghe ḷng càng thêm cô đơn, cay đắng.
   Chồng tôi sẽ không bao giờ trở về, mà thân xác anh cũng vẫn c̣n lạc lơng ở tận phương nào. Mẹ chồng tôi đă già yếu, không c̣n tiếp tục đi t́m mộ anh được nữa, c̣n tôi th́ lăn lộn kiếm gạo cho bầy con nên không thể hết ḷng t́m kiếm. V́ thế, ngoài nỗi khổ đói nghèo, nỗi hận mất chồng, nỗi sợ hăi xă hội nhiễu nhương, và nỗi buồn đơn chiếc, tôi c̣n mang cảm giác nặng trĩu tội lỗi của người vợ vô t́nh.
   Tôi không thể ngờ rằng năm 1984, tám năm sau khi anh mất, anh đă t́m về với mẹ con tôi.
   Hôm đó, tôi đang lúi húi ngoài vườn th́ chị Hai tôi bước vô cổng. Vừa tháo nón lá quạt lia lịa, chị vừa kêu:

*- D́ Ba! D́ Ba ơi! Có tin dượng Ba!
   Tôi quăng cuốc chạy ra, chị chụp tay tôi, hổn hển vừa thở vừa nói:

*- Mèn ơi, thiệt không ngờ! Em nhớ cô giáo H. dạy trong trường chị chớ? Chị với cổ thân nhau, lúc người này có chuyện th́ người kia dạy dùm. Mới cách đây mấy bữa, chị coi lớp dùm cổ để cổ đi hốt cốt người em trai tên Thịnh, chết trong tù cải tạo. Cổ đi về kể chuyện cho chị nghe, cuối cùng cổ nói thêm ‘Kế sát bên mộ em tui có ngôi mộ của một ông chết cùng ngày. Tội nghiệp, chắc gia đ́nh ổng đi vượt biên hết nên không ai chăm sóc, cỏ mọc tùm lum!’ Trước giờ chị ít để ư chuyện của ai, nhưng bữa đó như có ǵ xui khiến nên chị hỏi tới, ‘Vậy chứ bà có nhớ tên người đó không?’ Cổ nói ‘Tên là Trần Văn Bé, sinh ở Long An.’ ”
   Giữa trưa nắng mà tôi sống lưng tôi lạnh toát.
   Tôi đă nghe các bạn tù của anh kể lại rằng sau khi bọn cai tù bắt được anh và đem trở về trại Suối Máu, bọn chúng c̣n chuyển về một người đă vượt trại ở Hóc Môn tên là Thịnh. Cả hai bị nhốt vào connex và bị bắn trong cùng một ngày, chồng tôi vào buổi sáng, anh kia vào buổi chiều.
   Như vậy là những người bạn tù đă chôn hai anh kế bên nhau, và đă thương xót lập bia để chỉ đường cho thân nhân các anh mai sau đi kiếm. Trong gần bốn triệu người dân Sài g̣n, cơ may hiếm có hay hồn thiêng của hai anh đă đem chị tôi và chị của anh Thịnh đến với nhau, để cho họ thân thiết và tin cậy nói cho nhau nghe những nỗi đau sâu kín của gia đ́nh những người lính Cộng Ḥa găy súng.
   Có lẽ hồn thiêng của chồng tôi níu chân chị H. nên chị đă để ư tới nấm mộ hoang khuất trong cỏ rậm, và đọc được cả những chi tiết viết bằng tay mờ nhạt trên miếng gỗ đă tám năm trời phơi mưa nắng.
   Mẹ chồng tôi lập tức lo việc xin giấy phép đi đường, giấy phép cải táng và kiếm nhà quàn lo dịch vụ. Ngày đi bốc mộ, tôi và Mẹ ruột tôi từ Mỹ Tho về Sài G̣n cùng đi với Mẹ chồng, cậu ruột của chồng, và một cô em chồng.
   Nhờ chị của anh Thịnh đă chỉ đường rất kỹ nên chúng tôi tới mộ khi mặt trời chưa đứng bóng. Cỏ dại đă được phạt đi nên chúng tôi thấy ngay ngôi mộ có tấm bia bạc phếch đứng chơ vơ trong nắng. Có lẽ đây là khúc cây tốt nhất mà các bạn tù của anh đă lựa, có lẽ họ đă khắc tên anh bằng cả tấm ḷng, có lẽ v́ mộ nằm ở khu đất cao và khô ráo, và có lẽ hồn anh c̣n quanh quẩn nên tấm bia vẫn c̣n đứng vững và những gịng chữ vẫn chưa phai sau tám năm hoang lạnh.
   Người ta bắt đầu đào, tiếng b́nh bịch của cuốc bằm xuống đất dội bưng bưng vào óc tôi làm tôi choáng váng, phải ra ngồi dựa vào một gốc cây. Nấm mộ không sâu nên chỉ một lát là chạm đến cái ḥm thô sơ, bể tan sau vài nhát cuốc.
   Tôi vẫn ngồi dưới gốc cây, hai mắt mở trừng trừng. Tôi thấy như hồn tôi tách khỏi thân xác, bay là là trên cao nh́n mọi người đang khóc và tôi đang ngồi sững sờ như hóa đá. Từng khúc xương được bốc lên, mẹ chồng tôi nh́n bộ răng và nói rằng đúng là anh với hàm răng thiếu một chiếc ở góc trong. Khi mẹ kêu tôi tới nhận diện chồng, tôi mới lảo đảo đi tới gần mộ. Bên cạnh cái hộp sọ đă bể, tôi thấy chiếc áo sơ mi sọc do chính tôi sắm cho anh ngày xưa nằm cạnh sợi dây nịt của lính. Có lẽ anh em bạn tù đă thu nhặt túi đồ của anh và chôn theo anh. Tới lúc đó nước mắt tôi mới có thể trào ra. Cuối cùng th́ em cũng đă t́m được anh rồi!
   Sau khi thiêu cốt, Mẹ chồng tôi đề nghị đem gởi vào chùa ở Phú Lâm. Tôi đồng ư v́ ở Sài G̣n dù sao cũng an toàn hơn là ở Mỹ Tho trong ngôi nhà xiêu vẹo, chông chênh của mẹ con tôi.



***

*- Mẹ có nhà không con?
   Đang loay hoay đếm nón để khuya đem đi bán, tôi chạy vội ra cửa v́ giọng nói đầy vẻ hái hức của cô bạn thân, học chung từ nhỏ.
   Vừa thấy tôi, H. níu tay kéo ngồi xuống bậc cửa, móc trong túi áo ra một tờ báo được xếp gọn. Với vẻ mặt hết sức trang trọng, H. giở báo, chỉ vào một bản tin nhỏ với tựa đề: Thông Cáo Về Việc Làm Hồ Sơ Xuất Cảnh Cho Những Người Từng Đi Học Tập Cải Tạo.
   Hai chúng tôi chúi đầu vào đọc. “Những người từng đi học tập cải tạo trên ba năm sẽ được làm hồ sơ đi Mỹ, ngay cả vợ con của những người đă chết trong trại cũng được đi.”
   Run run, tôi hỏi H: 

*- Bà nghĩ tin này thiệt không?

*- Thiệt mà! Ở trên Sài G̣n người ta xác định rồi, mấy người bạn ông xă tui đang làm đơn rần rần ḱa!

   Thế là chiều hôm đó tôi mở cái hộp sắt, lấy ra tờ Trích Lục Án H́nh vừa coi lai vừa van vái chồng tôi.
   Năm đó là 1988, như vậy chồng tôi bị giết đă mười hai năm. Nước mắt rơi lă chă, tôi lại kêu anh. Anh ơi! Anh giúp em cứu các con ra khỏi nơi này.
   Mẹ chồng tôi nghe tôi kể chuyện làm đơn xin đi Mỹ, bà chép miệng:

*- Làm đơn th́ phải khai ra cái chuyện chồng con bị tử h́nh. Tụi công an xă mà biết th́ giống như khui ổ rắn. Má sợ các con mà đi không được, sau này sẽ khổ hơn…
   Tuy nhiên ḷng tôi đă quyết, đây là cơ hội duy nhất để cứu con tôi, điều mà tôi ước mơ từ mười mấy năm nay. Với sự giúp đỡ của vợ chồng bạn, tôi xin mẫu đơn, điền chi tiết, đính kèm bản sao của bản án tử h́nh rồi đem nộp ở Ty Ngoại Vụ Tỉnh Tiền Giang. Gia đ́nh H. và chúng tôi đều được xếp vào danh sách H.O. 7.
   Nhưng chỉ mấy tuần sau tôi nhận được thư từ Sở Ngoại Vụ ở Sài G̣n từ chối đơn của tôi với lư do: Chồng tôi bị tử h́nh năm 1976, do đó anh không hội đủ điều kiện bị tù ba năm. Tôi nghiến răng rủa bọn Cộng ngu xuẩn, chồng tôi bị tử h́nh nghĩa là đi tù không bao giờ về, cớ ǵ mà không đủ điều kiện ba năm. Tôi viết thư khiếu nại nhưng Sở Ngoại Vụ từ chối, họ nói bắt buộc phải có ba năm ở tù. Đối với họ chết là hết, là không c̣n giá trị ǵ nữa.
   Lúc đó, gia đ́nh của những người sĩ quan Việt Nam Cộng Hoà đă hồi sinh như ruộng hạn gặp mưa rào. Họ tụm năm, tụm ba, th́ thào về chuyện làm đơn, chuyện nhận được giấy tờ chấp thuận cho đi. Họ len lén mua sắm, chuẩn bị cho ngày lên đường. Mọi người chạy qua chạy lại, bàn bạc, chia sẻ với nhau những tin tức góp nhặt được về đời sống bên Mỹ, về ước mơ tương lai. Lác đác tiếng cười đă trở lại trong những căn nhà lụp xụp, buồn hiu.
   Tôi đứng bên ngoài hạnh phúc đó, nh́n cảnh tượng đó bằng cảm giác của đứa con nít bị bỏ rơi. Các bạn của tôi cứ nghĩ là tôi không có hy vọng, nên họ tránh bàn chuyện đi Mỹ trước mặt tôi. Có nhiều khi họ đang nói mà thấy tôi đến là im bặt. Tôi ráng cười nói cho họ yên tâm dù ḷng đau như cắt.
   Giữa năm 1991, H. lên đường đi Mỹ theo diện H.O. 7.
   Đêm trước khi đi, hai đứa nói chuyện thật lâu. H. hứa sau khi sang Mỹ sẽ hết ḷng giúp mẹ con tôi. Tôi bỏ bản sao của tờ đơn xin đi diện H.O., bản sao của tờ Trích Lục Án H́nh, và lá đơn khiếu nại của tôi vào một cái phong b́ lớn. Tôi thêm vào đó bản sao của tấm h́nh thờ của anh, mong có phép lạ để một trong những người Mỹ từng làm việc với anh ở Pḥng Nh́ tiểu khu Định Tường, Mỹ Tho ngày trước nhận ra anh mà cứu mẹ con tôi. Tôi van vái, “Anh ơi! Anh phù hộ cho H. đưa được đơn đến tay người tốt, cho họ mở ḷng thương mà cứu vớt gia đ́nh ḿnh.”
   Ngày chia tay, tôi hết gượng nổi, tôi khóc như mưa.
   H. lên xe, đem theo hy vọng của chúng tôi. Xe chuyển bánh rồi từ từ xa dần.
   Tôi đứng dưới ánh nắng gay gắt, nước mắt chứa chan, nh́n dơi theo chiếc xe mờ dần trong bụi khói rồi biến mất sau khúc quẹo.



***

   H. đi rồi, tôi hồi hộp chờ đợi từng ngày.
   Nhiều gia đ́nh cựu sĩ quan ở trong vùng đă ra đi làm tôi càng thấy bơ vơ, khó kiếm người tâm sự. Khó hơn nữa là khi nghe tôi nói rằng tôi muốn khiếu nại với người Mỹ, hầu hết bạn bè đều chớp mắt ái ngại, rồi làm thinh.
   Tôi hiểu rằng họ nghĩ người Mỹ sẽ không quan tâm đến một gia đ́nh ở cách nửa ṿng trái đất mà mối liên hệ với Mỹ đă bị tử h́nh từ mười sáu năm trước. Vài người bi quan c̣n không dám tin là H. sẽ giữ lời hứa với tôi. Họ lắc đầu nói, “Trước khi đi ai cũng hứa hẹn nhưng qua đó nhiều thứ phải lo quá nên người ta quên hết...”
   Nhưng H. đă không quên mẹ con tôi.
   H. có người anh chồng từng học Quốc Gia Hành Chánh và cũng là một sĩ quan VNCH. Năm 1975, anh giữ chức trưởng pḥng kinh tế của Quân đoàn 4, anh cũng bị đi tù nhiều năm, sau đó anh vượt biển và định cư ở Mỹ.
   Lá thư đầu tiên H. gởi về kể rằng anh ấy đă dịch lá đơn cùng với lá thư khiếu nại của tôi ra tiếng Anh rồi gởi cho cơ quan di trú Mỹ.
   Từ đó, sáng nào tôi cũng thắp nhang trên bàn thờ chồng rồi ngóng chờ thư. Khoảng hai tháng sau, thư của H. đến.
   Tôi dụi mắt, coi đi coi lại gịng chữ viết tay của H. để biết chắc là ḿnh không lầm. “Văn pḥng ODP bên đây chấp thuận hồ sơ của gia đ́nh bà rồi! Họ sẽ liên lạc với Việt Nam để hoàn tất thủ tục.”
   Hai tuần trôi qua với lo lắng, chờ đợi. Rồi tôi nhận được một lá thư của Sở Ngoại Vụ tại Sài G̣n yêu cầu tôi bổ sung giấy tờ về cái chết của chồng tôi.
   Tôi đọc lá thư mà điếng hồn.
   Như vậy là tờ Trích Lục Án H́nh mà tôi đă nộp là không đủ. Chồng tôi bị xử theo luật rừng vào năm 1976, trong một phiên toà rừng tại trại tù, biết có biên bản hay không? Nếu có, biết họ có c̣n giữ lại sau mười sáu năm hay không?
   Tôi lại mở cái hộp sắt và lấy tờ Trích Lục Án H́nh ra soi xét. Góc trái của tờ giấy có hàng chữ “Ṭa Án Quân Sự Quân Khu 7”. Tôi sẽ đi t́m từ đầu mối đó.
   Ngày đó, ở Mỹ Tho điện nước c̣n không có đủ, nói ǵ tới máy tính hoặc mạng internet. Thêm nữa, những hồ sơ về tù chính trị không bao giờ lộ ra ngoài nên tôi thông thể tra cứu, t́m kiếm được ở bất cứ nơi nào.
   Cách duy nhất là tới thẳng Ṭa Án Quân Sự Quân Khu 7 mà tôi không biết ở đâu. Tôi phải nhờ chị ruột và anh rể tôi đang ở Sài G̣n đi hỏi thăm dùm.



***

   Một buổi trưa nắng gắt, có một người đi bộ từng bước xiêu vẹo trên con đường trơ trụi từ bến xe vô nhà tôi. Đó là chị Hai tôi!
   Vừa tới nhà tôi, chị lột cái nón quạt lia lịa rồi vừa thở vừa nói:

*- T́m thấy địa chỉ của Ṭa Án Quân Khu 7 rồi! Đâu dè nó ở ngay tại Sài G̣n! Bây giờ, cái khó là em có dám vô đó hỏi họ về bản án không?

   Hai bàn tay tôi bỗng ướt nhẹp mồ hôi. Mười sáu năm qua tôi đă viết hàng trăm tờ lư lịch khai là chồng tôi mất tích, bây giờ tôi phải đối mặt với công an để nói rằng anh đă chết và tôi muốn kiếm bản án tử h́nh. Họ có túm đầu cả gia đ́nh tôi về tội khai gian không?
   Nhưng giấc mơ đi Mỹ của cả gia đ́nh đă gần kề, cánh tay cứu vớt của người Mỹ đă đưa ra rất gần rồi, tôi nhất định phải nắm lấy. Tôi phải vượt qua mọi gian nan v́ tương lai của các con.
   Tôi gom góp cây trái trong vườn đem bán, kiếm đủ tiền mua cái vé xe lên Sài G̣n rồi ghé ở nhờ nhà anh chị. Chị tôi trao cho tôi tấm giấy ghi rơ địa chỉ nơi tôi cần đến, cho tôi mượn bồ đồ tươm tất nhất để mặc, nhưng chị cũng lo ăn từng bữa nên chỉ giúp tôi được tới đó.
   Tôi cầu cứu cậu em út lúc đó mới tốt nghiệp Sư Phạm, có vợ vừa sinh con nhỏ. Hai vợ chồng vét tất cả gia tài pḥng thân đưa cho tôi mượn hai trăm ngàn, lúc đó mua được gần một chỉ vàng.
   Buổi sáng ngày tốt mà tôi đă chọn, cậu em chở tôi bằng xe Honda tới trước Ṭa Án Quân Khu 7. Trời c̣n sớm, con đường c̣n vắng vẻ, cậu Sáu ngừng xe rồi quay lại nh́n tôi, lặng lẽ. Ánh mắt cậu nửa như khuyến khích, nửa như lo lắng, thương cảm khiến tôi mủi ḷng muốn khóc. Nhưng tôi gom hết can đảm, lấy giọng b́nh tĩnh, “Sáu đậu ngay đây, rồ máy sẵn nghe. Có chuyện ǵ chị phóng lên xe, ḿnh chạy liền nghe.” Cậu em gật đầu, “Em biết rồi, chị cứ vô đi. Ráng cẩn thận!” Tôi xuống xe, tḥ tay soát lại cuộn tiền dấu trong túi nhỏ ở lưng quần, rồi mím môi bước tới.
   Khúc sân xi măng dẫn tới căn nhà nhỏ có tấm bảng đề “Trạm Tiếp Dân” chỉ có mấy thước ngang mà tôi thấy quá dài. Chân tôi ríu lại, tim tôi đập dồn dập, tôi không ngừng van vái, “Anh ơi, phù hộ cho em!”
   Tôi là người khách đầu tiên trong ngày, cả căn pḥng c̣n trống không, chỉ có một người công an c̣n rất trẻ ngồi ở cái bàn nhỏ ngay gần cửa vào. Thấy tôi, hắn hất hàm, “Cần ǵ?”
   Tôi đưa bản sao tờ Trích Lục Án H́nh ra rồi lấy giọng nhỏ nhẹ nhất, “Chào chú, tôi muốn xin bản sao của toàn bộ bản án này.”
   “Xin để bổ túc giấy tờ đi H.O, phải không?”
   “Dạ… Dạ phải. Chú làm ơn giúp dùm!”
   Tên công an săm soi ngày tháng trên tờ giấy rồi nói, “Vụ này từ năm 1976, giấy tờ đem ra Hà Nội hết rồi.”

   Tôi liếc nh́n quanh, rồi rút nhanh cuộn giấy bạc nhét vào tay hắn và nài nỉ, “Chú làm ơn hỏi dùm tôi…”
   Tên công an đút lẹ tiền vào túi, suy nghĩ một chút rồi nói, “Được rồi, để tôi cố t́m. Hai tuần sau chị trở lại.”
   Tôi vừa cám ơn hắn vừa lùi ra cửa.
   Mười bốn đêm tôi trằn trọc v́ lo lắng. Lỡ mà tên công an đó trốn luôn, lỡ mà bản án không c̣n, lỡ mà công an đ̣i thêm tiền… Hàng chục cái “lỡ” hiện ra trong đầu làm cho tóc tôi thêm bạc, mặt tôi thêm hốc hác.
   Đúng hai tuần, tôi trở lại ngay lúc Toà Án vừa mở cửa. Tim tôi nhảy b́nh bịch khi thấy tên công an trẻ hôm trước, hắn lôi ra trong ngăn kéo ra một phong b́, đưa cho tôi với một nụ cười thoáng trong ánh mắt nhưng chỉ nói cụt ngủn, “Đây.”
   Tôi chụp lấy, miệng líu ríu cám ơn hắn, chân vọt nhanh ra cửa. Mới thấy mặt cậu em, tôi run run lôi ra ba tờ giấy từ trong bao thư ra và nói líu lưỡi, “Có rồi, có rồi, Sáu ơi!”
   Tờ đầu là lư lịch của chồng tôi, tờ thứ hai ghi lại diễn tiến trốn trại của anh, và tờ cuối kết thúc bằng gịng chữ:
   Xử phạt: TRẦN VĂN BÉ Tử H́nh
   Nước mắt tôi lúc đó mới tuôn ra và ḷng tôi lại đau như cắt trước cái trớ trêu của đời tôi: bản án tử h́nh với những lời chửi chồng tôi là “ác ôn, phản động” cũng là tờ giấy để cứu mẹ con tôi.



***

   Tôi sao lại bản án để gởi lên Sở Ngoại Vụ, c̣n bản chính tôi cất vào chiếc hộp sắt chung với tờ giấy Trích Lục Án H́nh tôi đă nhận năm xưa.
   Những đêm mất ngủ tôi lại lấy bản án ra đọc, và tôi đă thuộc từng câu trong đoạn diễn tả những điều xảy ra khi anh vượt trại.
   “… Hồi 11 giờ 30 ngày 5 tháng 3, 1976, Bé đă chui rào trốn ra tới Quốc Lộ 1 và thuê xe lam chạy đến khu vực ấp Bắc Hải. Đến đây nghe thấy tiếng súng nổ ở phía sau, Bé liền xuống xe chạy vào nghĩa địa lẩn trốn. Lúc 18 giờ ngày 5 tháng 3, 1976 Bé chạy tới xă Tân Hiệp - Biên Ḥa trà trộn trong nhân dân… Đă có sự bố trí từ trước, nhân dân và chính quyền địa phương đă bắt Bé.”
   Như vậy là anh đă lẩn trốn hơn sáu tiếng đồng hồ, từ trưa tới chiều ngày 5 tháng 3, 1976. Ḷng tôi đau như cắt khi nghĩ đến lúc anh bơ vơ ở Biên Ḥa, vùng đất miền Nam quê hương, nơi rất thân quen nhưng lúc đó đă trở thành xa lạ, đầy cạm bẫy trong móng vuốt kẻ thù.
   Trời ơi! Chúng đă bao vây anh ở Tân Hiệp ra sao? Anh có hoảng hốt, tuyệt vọng không? Anh có bị đánh đập nhiều không? Rồi trong hơn một tháng từ ngày 5 tháng 3 cho tới 10 tháng 4, 1976, anh đă bị hành hạ tới mức nào? Những ngày nóng như lửa nằm trong connex, anh đă đau đớn, đói khát tới bao nhiêu? Những đêm dài khủng khiếp anh đă nghĩ ǵ? Anh có nhớ vợ con nhiều không? Anh có lời ǵ muốn nói với với chúng tôi không?
   Óc tôi bưng bưng với hàng trăm câu hỏi, ruột tôi đau như xát muối khi nghĩ tới những khổ h́nh anh phải chịu lúc cuối đời. Trong đêm lặng lẽ, nước mắt tôi tuôn ra, chảy ngược xuống ván, ướt đẫm hai bên tóc mai. Và tôi thường thiếp đi với bản án tử h́nh úp trên ngực…



***

   Sau khi tôi nộp bản án tử h́nh lên Sở Ngoại Vụ, hồ sơ được Mỹ chấp thuận nhanh chóng và gia đ́nh tôi được vào danh sách H.O. 14.
   Nhưng nhà cầm quyền Cộng Sản đâu có để chúng tôi ra đi một cách dễ dàng! Ngày tôi đi lănh hộ chiếu, một nhân viên Sở Ngoại Vụ cau có nói, “Nhà nước Xă Hội Chủ Nghĩa đă bỏ tiền ra đào tạo nuôi dạy các con của chị, nay các con chị lại ra đi, không phục vụ cho Đảng và nhà nước. Chị phải đền lại tất cả số tiền mà nhà nước đă bỏ ra. Chị đi về đi, khi nào trả tiền xong cho nhà trường, cầm biên lai lên đây th́ sẽ được lănh hộ chiếu.”
   Tôi lại ra về với nỗi lo thắt thẻo ruột gan.
   Trong tay tôi không có tới vài chục ngàn mà họ đ̣i bồi thường tiền triệu! Chạy xuôi chạy ngược hết mọi nơi, suy nghĩ nát đầu óc, cuối cùng tôi lại phải về cầu cứu mẹ ruột của tôi. Bà suy nghĩ trắng một đêm rồi quyết định cắt một phần đất vườn nhà đưa cho tôi, coi như chia gia tài, mặc dù mẹ tôi c̣n sống.
   Tôi rớt nước mắt v́ thương mẹ và tủi thân ḿnh. Từ nhỏ cha mẹ nuôi tôi ăn học, lớn lên làm cô giáo lương bổng ít oi, lấy chồng quân nhân, “tiền lính, tính liền” nên tôi chưa bao giờ có cơ hội báo hiếu cha mẹ.
   Rồi cuộc đổi đời làm tôi góa bụa, một nách sáu con thơ, sống được tới giờ cũng nhờ cha mẹ nhịn ăn mà bao bọc. Nay ba tôi đă khuất, các con tôi đă lớn, vậy mà lúc ngặt nghèo cũng lại là mẹ già phải hy sinh.
   Tôi vừa khóc vừa rao bán phần đất mẹ cho. Người ta biết tôi cần tiền nên ép giá, chỉ trả hơn một cây vàng. Tôi đem đền trường học gần hết, phần c̣n lại không đủ để đi xe lên xuống Sài G̣n phỏng vấn và khám sức khỏe nên tôi lại phải mượn em trai tôi.
   Rồi cái ngày mong đợi cũng tới. Ngày 20 tháng Mười Một, 1992, chúng tôi ra phi trường với một cái va li duy nhất chứa hành lư của cả gia đ́nh sáu người. Mỗi đứa con tôi chỉ có một bộ quần áo trên người và một bộ đem theo, chỉ có tôi là được sắm một cái áo lạnh c̣n lại th́ đành tới đâu hay tới đó.
   Tôi ôm trên tay tài sản quư nhất, đó là cái bao thư lớn đựng di ảnh của chồng tôi, một vài tấm h́nh thời chúng tôi yêu nhau, và bản án tử h́nh.
   Máy bay cất cánh, tôi nh́n qua cửa sổ thấy Sài G̣n thu nhỏ dần mà nghẹn ngào. Cuối cùng, các con tôi đă thoát ra khỏi cái ngục tù bao la của nhà cầm quyền Việt Nam. Lần đầu tiên từ sau tháng Tư, 1975, tôi cảm thấy b́nh an.
   Anh ơi, em đă lo được cho các con như lời anh dặn ḍ lần cuối. Cái chết đau đớn của anh và nước mắt, mồ hôi của em đă mở đường cho các con đi đến một tương lai tươi sáng. Anh đang mỉm cười, phải không anh?

   Khôi An

 

 

 

 

        VUI TÍNH QUÁ

   Khách xuống sân bay. Một phụ nữ đến năn nỉ vị linh mục đi cùng:

*- Con có viên kim cương mang về, sợ không qua được Hải quan, nhờ cha giữ giùm. 

    Họ không xét cha đâu!

   Ông cha thương t́nh bỏ vào túi quần.

 

   Nhân viên Hải quan hỏi:

*- Cha có ǵ quư giá cần khai báo?

   Ông cha chỉ mang mỗi cuốn kinh thánh thôi, định trả lời: không có ǵ

   Nhưng sực nhớ viên kim cương trong túi quần, lại nhớ lời răn không được nói dối nên nói:

*- Từ bụng tôi trở lên không có ǵ quư, c̣n từ bụng trở xuống có một món quư mà nhiều bà thích.

 

   Nhân viên hải quan cả cười:

*- Cha vui tính quá, mời cha đi qua!

 

 

 

 

 

 

 

 

BÁNH HẰNG SỐNG – BÍ TÍCH THÁNH THỂ  

 

Thiên Chúa ở cùng chúng ta

 

 

Bánh là lương thực nuôi người

Bánh hằng sống thật từ trời ban cho

Ai ăn bánh này sẽ no

Của ăn Chúa tặng, chẳng lo đời đời

Là thịt máu của Con Người

Đă xuống Nhập thể ,sống đời thường dân

Rồi như hạt lúa chết dần

Màu nhiệm tử nạn đến lần Phục sinh

Để cho Giáo hội khai sinh

Bí tích Thánh thể bong h́nh Người đây

Bí tích hiệp thong vơi đầy

Hy lễ Thánh xum vầy Tạ Ơn

Bữa Tiệc Ly đầy keo sơn

Đồng Bàn sao vẫn cô đơn một ḿnh

Misa, Bẻ Bánh chung t́nh

“Ân sủng” của Chúa ẩn h́nh với ta

Người hiện diện khắp gần xa

Ở bụi gai cháy hay là mây bay

Ở giọng êm dịu tháng ngày

Hay chỉ khiêm tốn rượu và bánh đây

Misa qua dấu chỉ này:

Cộng đoàn công vụ tháng ngày hiến dâng

Linh mục chủ tế dự phần

Lời Chúa dạy bảo ân cần giảng rao

Thánh thể cho rước ngay vào

Bánh rượu hằng sống tuôn trào t́nh yêu

Bí tích cực thánh cao siêu

Thông ban sự sống giáo điều thần linh

Cho chúng con “biến đổi” ḿnh

Bánh rượu bản thể trong Ḿnh, Máu kia

Là lương thực Người phát chia

Linh hồn, Thiên tính tràn tŕa khắp nơi.

 

TrầnChínhTrực

 

 

 

 

 

 

 

                 

 

                            

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

      XIN HĂY GHÉ

 

Bạn lại bảo sắp về quê du lịch,

Và lần nào cũng thích thú như nhau,
Được chen chân vào những chốn sang giàu,
Ḷng thơ thới, chẳng bao giờ thấy chán!

 

Người như bạn, giờ nơi đây nhan nhản,
Đủ loại từ tỵ nạn đến di dân…
Qua đường nhân đạo, qua ngả hôn nhân,
Hay may mắn được người thân bảo lănh.


Bạn bảo bạn có tiền và quá rảnh,
Nên về quê ngoạn cảnh với vui chơi
Thật nhiều lần cho đầu óc thảnh thơi,
Để quên hết nhọc nhằn thời vượt biển.

 

Lâu lâu rải ra ít đồng từ thiện,
Để người nghèo phải luôn miệng cám ơn,
Để thấy ḿnh bỗng chốc vĩ đại hơn,
Rồi hể hả lơn tơn đi du lịch.


Bạn cứ việc làm điều ǵ bạn thích,
Chẳng c̣n ai dám chỉ trích bạn đâu,
Tôi chỉ xin nhờ bạn mỗi một câu:
Hăy thăm viếng trước sau giùm mấy chỗ.


Xin hăy ghé thăm đoạn đường khốn khổ,
Được đặt tên là Đại Lộ Kinh Hoàng,
Nơi dân lành xưa tay xách nách mang,
Bị Cộng pháo chết không toàn thân thể.


Xin hăy ghé, nếu có về qua Huế,
Thăm mồ chôn tập thể Tết Mậu Thân,
Nơi oan hồn vô tội của người dân,
Bao năm vẫn c̣n âm thầm kêu khóc.

 

Xin hăy ghé thăm Chiến Trường An Lộc
Để biết về trận đánh khốc liệt xưa,
Nơi hàng ngàn dân với lính sớm trưa,
Hứng đạn pháo như mưa rào tuôn dội.


Xin hăy ghé thăm Nghĩa Trang Quân Đội
Để thấy vô số tội của bạo quyền,
Đă say men chiến thắng đến cuồng điên,
Đập phá nát các đền đài bia mộ.


Xin hăy ghé Trường Thiếu Sinh Quân cũ,
Nơi vài trăm khóa sinh nhỏ hiên ngang,
Cuối Tháng Tư quyết chẳng chịu đầu hàng,
Liều sinh mạng để bảo toàn chính khí.


Xin hăy ghé thăm Cổ Thành Quảng Trị,
Nơi năm xưa, các binh sĩ can trường
Của miền Nam đă chẳng tiếc máu xương,
Giành lại được từ tay phường xâm lược.


Xin hăy ghé thăm Hoàng Sa, nếu được,
Để tỏ tường ḷng yêu nước tận trung
Của Hải Quân với bao vị anh hùng
Đă dũng cảm giao tranh cùng lũ Chệt.


Xin hăy ghé t́m thăm nơi tuẫn tiết
Của năm v́ Tướng trung liệt sắt son,
Theo gương xưa, quyết chẳng chịu sống c̣n,
Chọn cái chết để giữ tṛn tiết tháo.


Xin hăy ghé thăm Trại Tù Cải Tạo,
Nơi xưa kia bạn bị bạo quyền giam,
Bị đọa đầy hành hạ biết bao năm
Mới được thả về kiếm ăn xuôi ngược.


Xin hăy ghé thăm Bến Tàu ngày trước,
Nơi bạn t́m đường bỏ nước ra đi,
Dù lắm khi mất cả lưới lẫn ch́,
Nhưng nhờ măi kiên tŕ nên thoát khỏi. 


Xin hăy ghé thăm Nhà Giam tăm tối
Đă cầm tù bạn về tội vượt biên,
Để rơ thêm cái bộ mặt bưng biền
Của bè lũ cầm quyền đang đắc thế. 


Rồi muốn ghé chỗ học xưa th́ ghé,
Nhưng chớ lầm gọi Trường Mẹ, trường con,
Sau Bảy Lăm, Trường Mẹ đó đâu c̣n,
Sớm đă bị lũ cáo chồn cướp xác!        


Nếu chỉ biết toàn rong chơi chỗ khác,
Th́ qua đây đừng mang rác t́m tôi,
Để khoe khoang cùng quảng cáo lôi thôi,
Rồi giở giọng cười chê tôi ngoan cố.


Đừng ngụy biện bảo rằng về bên đó,
Cốt cho ḿnh được biết rơ Quê Hương!
Sao ngày xưa phải van vái tứ phương,
Chui nhủi kiếm cho được đường bỏ xứ?


Quê Hương cũ giờ đây c̣n đâu nữa,
Chỉ là nơi bầy quỷ dữ lộng hành,
Khiến triệu triệu dân lành
Luôn tiếc nhớ cảnh thanh b́nh thuở trước.


Kể từ Tháng Tư mất nước,
Quê nhà bước bước tang thương,
Vẫn văng vẳng đêm trường,
Tiếng than khóc từ đại dương vọng lại.


   Trần Văn Lương
Cali, đầu Mùa Quốc Hận 4/2024

 

 

 

 

 

 

 

 

   ĐỌC SÁCH      T̀M HIỂU  

 

 

BÍ TÍCH THÁNH THỂ

Bánh Tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống. (Ga 6,51)    

Bí tích Thánh Thể là việc Chúa Giêsu ban ḿnh cho chúng ta qua hy tế thập giá dưới h́nh bánh rượu để trở thành lương thực thiêng liêng nuôi dưỡng con người.

 

1-*  Chúa Giêsu thiết lập bí tích Thánh Thể lúc nào ?

   Đức Giêsu chọn lễ Vượt Qua để thực hiện điều Người đă loan báo là ban Ḿnh và Máu Người làm lương thiêng nuôi sống các môn đệ (x.Lc 22,7-20; Mt 16,17-29; Mc 14,12-25; 1Cr 11,23-26).

   Vào cuối bữa tiệc, Đức Giêsu làm một cử chỉ báo trước hy tế thập giá mà Người sẽ dâng ngày hôm sau bằng cách biến đổi bánh và rượu thành Thịt và Máu Người làm lễ vật dâng lên Chúa Cha, rồi bẻ ra phân chia cho các môn đệ và truyền cho các ông phải năng làm việc đó để tưởng niệm cuộc Tử Nạn và Phục Sinh của Người.

   Như thế Đức Giêsu muốn để lại cho Hội Thánh một hy tế hữu h́nh v́ bản tính con người cần như vậy. Hy tế đẫm máu đă được thực hiện một lần duy nhất trên thập giá sẽ được cử hành luôn măi, đem lại ơn cứu độ cho con người.

 

2-*  Chúa Kitô có hiện diện thực trong bí tích Thánh Thể không ?

   Đức Giêsu Kitô, Đấng đă chết, đă sống lại và đang ngự bên hữu Thiên Chúa mà chuyển cầu cho chúng ta” (Rm 8,34). Tuy nhiên, đối với Hội Thánh, Người vẫn hiện diện dưới nhiều h́nh thức: Lời Chúa, kinh nguyện, người nghèo, Phụng Vụ, bí tích, thừa tác viên... nhưng đặc biệt là trong Thánh Thể dưới h́nh bánh và rượu. Khi linh mục cầm lấy bánh và rượu, đọc lời Truyền Phép th́ bánh rượu không c̣n là bánh rượu nữa nhưng đă trở thành Thịt Máu Chúa. Linh mục đọc lời Truyền Phép nhưng hiệu quả và ân sủng là do quyền năng Thánh Thần. Dấu chỉ hữu h́nh không thể thiếu của bí tích Thánh Thể là bánh rượu và lời Truyền Phép.

   Chúa Kitô hiện diện trong Thánh Thể bao lâu h́nh bánh rượu c̣n tồn tại. Chúa Kitô hiện diện trọn vẹn trong h́nh bánh hoặc h́nh rượu, và trong bất cứ phần nhỏ bé nào cũng có trọn vẹn Chúa Kitô. Khi Rước Lễ là chúng ta đón nhận sự hiện diện thực sự của Chúa Kitô nhưng chỉ một chốc lát thôi v́ bánh rượu sẽ tan ngay, song sự hiện diện thiêng liêng của Chúa vẫn kéo dài.

   Hội Thánh bảo quản Ḿnh Thánh Chúa trong Nhà Tạm để có sẵn Thánh Thể cho các bệnh nhân và những người vắng mặt, và cũng để cho các tín hữu tôn thờ khi không cử hành Thánh Lễ.

 

3-*  Bí tích Thánh Thể ban cho ta những ơn ǵ ?

*- Việc rước lễ giúp tăng triển sự hiệp thông với Chúa Kitô. Sự hiệp nhất với Chúa Giêsu đă bắt đầu trong Thánh Tẩy, nay đạt tới đỉnh cao trong Thánh Thể qua việc tiếp rước Ḿnh Thánh Chúa. Như của ăn vật chất mang lại sự sống cho thân xác thế nào, việc rước lễ cũng đem lại sự sống kỳ diệu cho đời sống thiêng liêng như vậy. Một khi đă hiệp nhất với Chúa Giêsu, đời sống tâm linh của chúng ta trở nên vững mạnh, giúp vượt thắng và xa lánh tội lỗi.

*- Sự hiệp nhất với Chúa Giêsu trong Thánh Thể đưa tới sự hiệp nhất giữa các tín hữu với nhau, làm nên Hội Thánh (x.1Cr 10,16-17). Trong bí tích Thánh Thể, chúng ta được mời gọi trở thành một thân thể duy nhất mà Đức Kitô là Đầu, c̣n chúng ta là chi thể, v́ cùng chia sẻ một tấm bánh là thân ḿnh Chúa Giêsu.

*- Bí tích Thánh Thể là một bảo chứng chắc chắn cho vinh quang Nước Trời sau này, cho việc Phục Sinh thân xác cát bụi của chúng ta. Là con người, chúng ta cần lương thực trần thế để sống nhưng sự sống ấy cũng có giới hạn; là con Thiên Chúa, chúng ta cần được lương thực thần linh để sống và tồn tại măi măi. Nếu Đức Kitô chỉ là người th́ thịt máu Ngài cũng chỉ là lương thực trần gian, song Đức Kitô c̣n là Thiên Chúa, và hai bản tính này không tách biệt nhau nên Thịt Máu Ngài cũng chính là sự sống thần linh.

 

4-* Phải làm ǵ để được lănh nhận Thánh Thể ?

   Chúa Giêsu khẩn thiết mời gọi chúng ta đón rước Người trong bí tích Thánh Thể: Thật, Tôi bảo thật các ông: Nếu các ông không ăn Thịt và uống Máu Con Người, các ông không có sự sống nơi ḿnh. (Ga,53). Để chuẩn bị cho giây phút cực trọng này, chúng ta phải xét ḿnh (x.1Cr 11,27-29), ai biết ḿnh đang mắc tội trọng th́ phải lănh nhận bí tích Hoà Giải (Xưng Tội) trước khi rước lễ, phải giữ chay Thánh Thể (kiêng ăn uống trước một giờ), và khiêm tốn xin Chúa biến đổi tâm hồn ḿnh cho xứng đáng (sám hối, Mt 8,8). Tiếng ‘AMEN’ mà chúng ta thưa trước khi Rước Lễ là một lời tuyên xưng đức tin - Vâng, con tin đây là Ḿnh Thánh Chúa Kitô - và một ước muốn tiếp nhận Chúa Kitô. Mỗi ngày Hội Thánh cho phép Rước Lễ một lần, nếu ai tham dự thánh lễ thứ hai th́ được phép thêm một lần nữa (tối đa là hai lần mỗi ngày).

   Bí tích Thánh Thể là trung tâm và cao điểm của đời sống Hội Thánh.

 

Tóm Lược:

1* Bí tích Thánh Thể là ǵ ?

- Bí tích Thánh Thể là việc Chúa Giêsu ban ḿnh cho ta qua hy tế thập giá dưới h́nh bánh và rượu để trở thành lương thiêng nuôi dưỡng con người.

2* Bí tích Thánh Thể được cử hành thế nào ?

- Bí tích Thánh Thể được cử hành trong Thánh Lễ khi linh mục cầm lấy bánh và rượu, đọc lời Truyền Phép th́ bánh và rượu trở thành Ḿnh và Máu Chúa Giêsu.

3* Chúa Giêsu hiện diện thế nào trong bí tích Thánh Thể ?

- Trong bí tích Thánh Thể, Chúa Giêsu hiện diện thực sự với đầy đủ nhân tính và thần tính của Người.

4* Bí tích Thánh Thể ban cho ta những ơn ǵ ?

- Bí tích Thánh Thể giúp tăng triển sự hiệp thông với Thiên Chúa và với nhau, và là một bảo chứng chắc chắn cho sự sống đời đời.

5* Muốn lănh nhận Thánh Thể th́ phải làm ǵ ?

- Muốn lănh nhận Thánh Thể th́ phải sạch tội và kiêng ăn uống trước một giờ. Nếu là tội nhẹ th́ chỉ cần ăn năn sám hối, c̣n tội nặng th́ phải xưng tội rồi mới được Rước Lễ.

 

Quyết Tâm: Mỗi lần vào nhà thờ là tôi ư thức Chúa Giêsu đang hiện diện trong Nhà Tạm, và cung kính bái lạy.

 

   Nguyễn Mạnh Thường - Trích Sách Giáo Lư

 

 

 

 

PHIM CÔNG GIÁO - MOVIE - BIBLE VIDEOS

 

THE LIFE OF JESUS | English | Official Full HD Movie 2 giờ 57

 

CUỘC ĐỜI CHÚA GIÊSU | Vietnamese | Official Full HD Movie 2 giờ 57

 

LETTERS TO GOD - Free Full Movie - Family l Drama 1 giờ 54

 

 THE GIRL WHO BELIEVES IN MIRACLES - Free Full Movie 1 giờ 40

 

 

 

ĐI DU LỊCH TRÊN COMPUTER, iPAD, iPHONE

        

 

XE LAM SÀI G̉N Trước 1975 và chương tŕnh HỮU SẢN HÓA 14 phút 21 nhấn vào đây

 

 

【4K Orchid】 International ORCHID and FLOWER Show 2023 - 46 phút 50 nhấn vào đây

 

BORN TO FLY - Early Life Of Birds - Full Nature Documentary 50 phút 14 nhấn vào đây

 

CALIFORNIA TIỂU BANG GIÀU CÓ VÀ NHIỀU NGƯỜI VIỆT NHẤT NƯỚC MỸ nhấn vào đây

 

PEACOCK Flying and PEACOCK Sound - Vườn cho CHIM CÔNG ăn 10 phút 14 nhấn vào đây

 

 

ĐẤNG TẠO HÓA hay THIÊN CHÚA đă mang sự sống đến Trái đất ? | Khám phá VŨ TRỤ ? - 43 phút 36 nhấn vào đây

 

BẢY NGÔI SAO BẮC ĐẨU Trong Cḥm ĐẠI HÙNG TINH | Khoa Học Vũ Trụ - 12 phút 16 nhấn vào đây

 

Discover the mysterious STAR: ALTAIR - VEGA | SAO NGƯU LANG - SAO CHỨC NỮ | 11 phút 00 nhấn vào đây

 

    

ĐỊNH VỊ TOÀN CẦU - GPS - HOẠT ĐỘNG RA SAO ? - Hiểu rơ trong 5 phút 09 nhấn vào đây

 

QR Code HOẠT ĐỘNG THẾ NÀO ? Giải thích rất dễ hiểu 5 phút 18 nhấn vào đây

 

WIND TURBINES - ĐIỆN GÍO HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO ? 9 phút 48 nhấn vào đây

 

 

TẬP THỂ DỤC HẰNG NGÀY

 

 

 

 

SỰ RA ĐỜI CỦA PHỞ - 12 phút 44 nhấn vào đây

 

Những thói quen hủy hoại năo bộ 7 phút 41 nhấn vào đây

 

Thói quen giúp bạn sống lâu và khỏe mạnh 10 phút 14 nhấn vào đây

 

 

 

   

 

 

    Thuật Sống-Lâu-Trẻ-Khoẻ  vào xem 25 chủ đề hữu ích

 

 

 

 

  ÂM LỊCH - DƯƠNG LỊCH - CALENDAR 2024 - LỊCH VẠN SỰ

 

 

 

XEM PHIM GIẢI TRÍ

  T̀M LẠI T̀NH YÊU - Tập 1 |  => 37 Tập Phim Bộ Việt Nam 2021

 

  CHẠM ĐẾN TIM ANH - Tập 1 | => 76 Tập Phim T́nh Cảm 2019

 

  HẠNH PHÚC TRONG TẦM TAY  => 45 Tập (2021)

 

   THIÊN ĐỊA T̀NH DUYÊN => 36 Tâp  (2020)

 

  TÂN ÔNG BÀ THỔ ĐỊA - Tập 1 - Tập 55 (2021) 

 

   THÁI Y NGHỊCH NGỢM => Tập 1 - Tập 37 (2020) 

 

 

 

   T́m Hiểu Về CHÚA GIÊSU KITÔ

 

 Nhà Thờ CHÚA KITÔ, TP GARDEN GROVE, Giáo Phận ORANGE    https://www.facebook.com/ChristCathedralCA/  

 

CHÚA NHẬT III PHỤC SINH NĂM B | 17:30 THỨ BẢY 13-4-2024 | NHÀ THỜ ĐỨC BÀ

 

09h00 | TRỰC TIẾP | Thánh Lễ TRUYỀN CHỨC LINH MỤC - Giáo Phận PHÚ CƯỜNG | 12.04.2024 (2 giờ 40 phút)

 

 

 

 CHẦU THÁNH THỂ CHUỖI KINH L̉NG CHÚA THƯƠNG XÓT Audio 48 phút 25

 

 THIÊN CHÚA BA NGÔI - TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN - DĐGD Lên Đường Audio 15 phút 54

 

GIÁO HỘI CẦN LOẠI LINH MỤC NÀO ?

 

Chương:  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

 

 

ĐỌC SÁCH GIÚP BẠN - AUDIO BOOK - ĐỌC SÁCH GIÚP BẠN

 

100 Truyện Tích Về KINH MÂN CÔI 7 giờ 33 phút

 

Mừng Kính ĐỨC MẸ MÂN CÔI ngày 7 tháng 10  nhấn vào đây

 

DIỄN ĐÀN GIÁO DÂN Đọc       KINH MÂN CÔI - NĂM SỰ VUI - Audio 29 phút 20

 

DIỄN ĐÀN GIÁO DÂN Đọc        KINH MÂN CÔI - NĂM SỰ SÁNG - Audio 28 phút 53

 

DIỄN ĐÀN GIÁO DÂN Đọc       KINH MÂN CÔI - NĂM SỰ THƯƠNG - Audio 29 phút 28

 

DIỄN ĐÀN GIÁO DÂN Đọc      KINH MÂN CÔI - NĂM SỰ MỪNG  - Audio 29 phút 00

 

  Bài giảng - MẸ MARIA - YouTube

 

Chúng ta ngỏ lời với Thiên Chúa khi chúng ta Cầu Nguyện... KINH THÁNH CỰU ƯỚC (Giờ Kinh Phụng Vụ dịch)

Và chúng ta nghe Thiên Chúa lúc chúng ta đọc Sách Thánh...  KINH THÁNH TÂN ƯỚC (Giờ Kinh Phụng Vụ dịch)

 

 

   Read The NEW AMERICAN STANDARD BIBLE Free Online (biblestudytools.com)

 

   KINH THÁNH CỰU ƯỚC Công Giáo - Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ (augustino.net)

 

  VIỆT NAM TỰ ĐIỂN - Khai Trí Tiến Đức (vietnamtudien.org)

 

Part 1 - Quốc Gia Việt Nam Cộng Ḥa (song ngữ Việt-Anh) (33 phút 00) nhấn vào đây

 

Part 2 - Văn Hóa Giáo Dục Việt Nam Cộng Ḥa (55 phút 38) nhấn vào đây

 

Part 3 - Truyền Thông Và Báo Chí Việt Nam Cộng Ḥa (37 phút 12) nhấn vào đây

 

Part 4 - Nền Y Tế Việt Nam Cộng Ḥa (21 phút 51) nhấn vào đây

 

Part 5 - Phụ Nữ Việt Nam Cộng Ḥa (43 phút 39) nhấn vào đây

 

Part 6 - Nền Thể Thao Việt Nam Cộng Ḥa (33 phút 24) nhấn vào đây

 

CÁC CÂU HỎI -   VÀ CÂU  - ĐÁP GIÚP BẠN

 

 

Giải Đáp Kinh Thánh Về Sự Sống Và Tổ Tiên Loài Người Phần 1 (1:00:14)

 

 

Giải Đáp Kinh Thánh Về Linh Hồn, Sự Dữ, Hỏa Ngục, Trừ Ma Quỷ Phần 2 (1:10:02)

 

 

Giải Đáp Kinh Thánh - Giáo Hội Và Quan Điểm Về Các Tôn Giáo Khác Phần 3 (1:00:56)

 

 

Giải Đáp Kinh Thánh Về T́nh Yêu, T́nh Dục, Ly Dị, Phá Thai, Phụ Nữ Với Chức Linh Mục Phần 4 (1:11:23)

 

 

Sách: GƯƠNG CHÚA GIÊSU, diễn đọc Kim Hà & Nguyệt Nga (4 cuốn) (9:30:13)

 

 

Làm Sao Tránh Khỏi LỬA LUYỆN TỘI - Giai Đoạn ĐỀN TỘI Sau Khi Chết (38 phút)

 

ĐỌC CHUYỆN        ĐỌC TRUYỆN

 

 

Nếu Có Kiếp Sau XIN EM ĐỪNG NÓI CÂU XIN LỖI - SÀI G̉N RETRO - 18 phút 00

 

 Câu chuyện thật cảm động của Nguyễn Thị Thêm: VỢ LÍNH - 17 phút 36

 

Truyện ngắn MÓN NỢ ÂN T̀NH - của Ngân B́nh, diễn đọc Cô Linda - 17 phút  44

 

Chuyện THẰNG CHÁU ĐÍCH TÔN - của Nguyễn Vĩnh Long Hồ, diễn đọc Cô Linda - 25 phút 33

 

Chuyện CƠN BĂO CUỐI MÙA - của Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích, diễn đọc Cô Linda - 29 phút 11

 

Chuyện BA MƯƠI NĂM SAU - của Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích, diễn đọc Cô Linda - 31 phút 21

 

Truyện ngắn BÀ BẮC VÔ NAM T̀M CHỒNG - của Nhă Ca, diễn đọc Cô Linda - 37 phút 20

 

Chuyện BA NGƯỜI PHI CÔNG TỊ NẠN - của Trường Sơn Lê Xuân Nhị - 66 phút 10

 

Nghe truyện HẠNH của Khái Hưng, diễn đọc Cô Trinh (1:47:17)

 

Tuyển Chọn 10 Truyện Ngắn Tâm Lư, Xă Hội | Đọc Truyện Đêm Khuya ĐTNVN VOV 595

 

TRUYỆN KIỀU (Trọn bộ) - Tác gỉa NGUYỄN DU, diễn đọc Cô Trinh (3:03:46)

 

NỬA CHỪNG XUÂN của Khái Hưng, diễn đọc Dương Liễu (8:05:55)

 

  Không Lực VNCH - VIETNAM Air Force, VNAF | Flickr | 2 trang - 187 photos (h́nh)

 

  VIỆT NAM Tự Điển - Hội Khai Trí Tiến Đức (vietnamtudien.org) nhấn vào đây

 

  SÁCH GIÁO KHOA - VIỆT NAM CỘNG H̉A - Google Drive (vào khoảng 100 cuốn)

    https://drive.google.com/ drive/folders/13nujCRm- 0coPbRiFW2jsu7zMj5abbmjy? fbclid= IwAR0Oa8gFGKvWEU9DOQwYbDYgfenn G7CsnpIRNR_ZWx6fYqIr_QyPVlg4- J4

 

https://tusachtiengviet.com/

  TRANG NHÀ - Tủ Sách Tiếng Việt (tusachtiengviet.com)

 

Giới thiệu Sách Báo đang có trong QUÁN VEN ĐƯỜNG (vài ba chục ngàn tờ nhật báo và tạp chí):

 

Nhật Báo Ḥa B́nh Nhật Báo Tiền Tuyến Nhật Báo Chính Luận An Hà Nhựt Báo Đông Pháp Thời Báo
Nhât Báo Sóng Thần Nhật Báo Thần Chung Nhật Báo Đuốc Nhà Nam Nhật Báo Thời Luận Nhật Báo Tiếng Dân
Tuần Báo Phong Hóa Nam Phong Tạp Chí Bách Khoa Tạp Chí Phụ Nữ Tân Văn Nhật báo Cấp Tiến

 

ĐỌC SÁCH GIÚP BẠN - AUDIO BOOK - ĐỌC SÁCH GIÚP BẠN

 

TẮT LỬA L̉NG của Nguyễn Công Hoan, diễn đọc Chân Như & Kiều Loan (5:34:08)

 

 

 

HAI BUỔI CHIỀU VÀNG của Nhất Linh, diễn đọc Cô Trinh (51:15)

 

 

 

V̉NG TAY KỶ NIỆM #01/03 của Quỳnh Dao, diễn đọc Lan Hạnh (3:19:23)

 

V̉NG TAY KỶ NIỆM #02/03 của Quỳnh Dao, diễn đọc Lan Hạnh (3:31:59)

 

V̉NG TAY KỶ NIỆM #03 HẾT của Quỳnh Dao, diễn đọc Lan Hạnh (3:16:00)

 

 

 

BÀ NỘI của Nguyễn Thị Việt Nga, diễn đọc NSƯT Kim Cúc (29:09)

 

 

 

Chuyện TTKH, diễn ngâm: Hoàng Oanh, Hồng Vân, Mộng Lan, Mai Hiên, Đoàn Yên Linh & Trọng Nghĩa (41:21)

 

 

 

ĐẮC NHÂN TÂM dịch gỉa Nguyễn Hiến Lê - 30 Nguyên Tắc Vàng (7:42:23)

 

 

 

Nghe truyện SỐ ĐÀO HOA của Khái Hưng, diễn đọc Cô Trinh (1:54:05)

 

 

 

ĐỊNH MỆNH của Bà Tùng Long, diễn đọc Kim Phượng (7:29:45)

 

 

 

Tập truyện ngắn GIÓ LẠNH ĐẦU MÙA của Thạch Lam, diễn đọc Ngô Hồng (3:55:53)

 

 

 

GÁNH HÀNG HOA của Khái Hưng và Nhất Linh, diễn đọc Ngô Hồng (4:50:53)

 

 

 

HỒN BƯỚM MƠ TIÊN của Khái Hưng, diễn đọc Xuân Hiếu (1:59:14)

 

 

 

SỐNG THEO ĐÚNG MỤC ĐÍCH - RICK WARREN | Ngày 1 - 7 | Vườn Xanh Audio Book

 

SỐNG THEO ĐÚNG MỤC ĐÍCH - RICK WARREN | Ngày 8 - 14 | Vườn Xanh Audio Book

 

SỐNG THEO ĐÚNG MỤC ĐÍCH - RICK WARREN | Ngày 15 - 21 | Vườn Xanh Audio Book

 

SỐNG THEO ĐÚNG MỤC ĐÍCH - RICK WARREN | Ngày 22 - 28 | Vườn Xanh Audio Book

 

SỐNG THEO ĐÚNG MỤC ĐÍCH - RICK WARREN | NGày 29 - 35 | Vườn Xanh Audio Book

 

SỐNG THEO ĐÚNG MỤC ĐÍCH - RICK WARREN | NGÀY 36 - 40 | Vườn Xanh Audio Book

 

        

 

 

KINH THÁNH - SÁCH THÁNH

   Kinh Thánh là Món Quà từ Thiên Chúa ban tặng cho con người. Kinh Thánh là những Bức Thư T́nh Thiên Chúa gửi xuống cho chúng ta. Kinh Thánh chứa đựng những thông tin mà chúng ta không thể t́m được ở nơi nào khác. Ví dụ, sách này cho biết Thiên Chúa tạo nên Trời và Đất, người đàn ông và đàn bà đầu tiên.

   Kinh Thánh đưa ra những nguyên tắc có thể giúp chúng ta đương đầu và đối phó với các vấn đề. Nhờ Kinh Thánh, chúng ta biết được cách Thiên Chúa sẽ thực hiện Ư Định của Ngài để biến trái đất thành nơi tốt đẹp hơn. Kinh Thánh quả là món quà cao quư ban cho nhân loại.

   Nhờ Kinh Thánh mà chúng ta hiểu biết về Cội Nguồn, về Đức Tin, về Thiên Chúa. Cho dù tà thần và con người t́m đủ mọi cách chia rẽ, hăm hại, giết hại Thiên Chúa Giáo, nhưng Giáo Hội Thiên Chúa vẫn không ngừng phát triển.

   Kinh Thánh là cuốn sách luôn được biết đến và sử dụng nhiều nhất trên thế giới.

   Kinh Thánh là sách được in đầu tiên trên thế giới, ước tính đă có hơn 3 tỷ cuốn Kinh Thánh được in ra, sách được dịch ra hơn 2 ngàn ngôn ngữ, Sách Thánh được bán mỗi năm trên 100 triệu cuốn.

   Kinh Thánh gồm 73 cuốn: 46 cuốn Cựu Ước, và 27 cuốn Tân Ước, được viết bởi 40 Thư Kư của Thiên Chúa, trong khoảng thời gian 1 ngàn 600 năm

   Theo thống kê, trong Sách Thánh gồm có: 6 ngàn 468 huấn lệnh, 1 ngàn 260 lời hứa, 3 ngàn 294 câu hỏi, và 3 ngàn 268 lời tiên tri.

   Kinh Thánh là Lời Thiên Chúa, và Tác giả chính là Thiên Chúa: Tất cả những ǵ viết trong Kinh Thánh đều do Thiên Chúa linh hứng, mạc khải và rất có ích cho việc giảng dạy, biện bác, sửa dạy, giáo dục để trở nên toàn thiện và công chính.

 

   Đọc Kinh Thánh hằng ngày thực sự rất cần thiết, như Thánh Giêrônimô đă nói: “Không biết Kinh Thánh là không biết Đức Giêsu Kitô.

 

   Nguyễn Mạnh Thường - nguồn Internet

       

 

The HOLY BIBLE - The HOLY BOOK  

   The Holy Bible is a Gift from God to man. The Holy Bible are God's love letters to us. The Holy Bible contains information that we cannot find elsewhere. For example, this book says God created Heaven and Earth, the first man and woman.

   The Holy Bible provides principles that help us cope with and deal with problems. Through The Holy Bible, we know how God will carry out His Will to make the earth a better place. The Holy Bible is a noble gift to humanity.

   It is through The Holy Bible that we know about the Source, about the Faith, about God. Although evil spirits and human beings seek to divide, harm, and kill Christianity, the Church of God is constantly growing.

   The Holy Bible is the best known and used book in the world.

   The Holy Bible was the first printed book in the world, it is estimated that more than 3 billion Bibles were printed, books were translated into more than 2 thousand languages, and Holy Books were sold every year over 100 million copies.

   The Holy Bible consists of 73 books: 46 books of the Old Testament, and 27 books of the New Testament, written by 40 Secretaries of God, over a period of 1,600 years

   According to statistics, in the Holy Bible there are: 6,468 commandments, 1,260 promises, 3,294 questions, and 3,268 prophecies.

   The Holy Bible is the Word of God, and the Author is God: Everything written in The Holy Bible is inspired, revealed by God, and is very useful for teaching, apologizing, correcting, educating to be perfect and righteous.

 

   Daily reading of The Holy Bible is essential, as Saint Jerome said, "Not knowing The Holy Bible is not knowing Jesus Christ."

 

   Nguyễn Mạnh Thường - Internet source

       

 

NGHE LỜI CHÚA - AUDIO BOOK - NGHE LỜI CHÚA

 

 SÁCH SÁNG THẾ (01) KINH THÁNH CỰU ƯỚC | Vườn Xanh Audio Book (4:48:57)

 

 SÁCH XUẤT HÀNH (02) KINH THÁNH CỰU ƯỚC | Vườn Xanh Audio Book (4:01:11)

 

SÁCH LÊ-VI (03) KINH THÁNH CỰU ƯỚC | Vườn Xanh Audio Book (2:34:20)

 

SÁCH DÂN SỐ (04) KINH THÁNH CỰU ƯỚC | Vườn Xanh Audio Book (3:53:28)

 

SÁCH ĐỆ NHỊ LUẬT (05) KINH THÁNH CỰU ƯỚC | Vườn Xanh Audio Book (3:22:15)

 

SÁCH GIÔ-SUÊ (06) KINH THÁNH CỰU ƯỚC | Vườn Xanh Audio Book (2:18:31)

 

 

SÁCH THỦ LĂNH (07) KINH THÁNH CỰU ƯỚC | Vườn Xanh Audio Book (2:15:58)

 

SÁCH RÚT (08) KINH THÁNH CỰU ƯỚC | Vườn Xanh Audio Book (19:08)

 

SÁCH SAMUEL 1 (09) KINH THÁNH CỰU ƯỚC | Vườn Xanh Audio Book (3:02:10)

 

SÁCH SAMUEL 2 (10) KINH THÁNH CỰU ƯỚC | Vườn Xanh Audio Book (2:36:17)

 

SÁCH CÁC VUA 1 (11) KINH THÁNH CỰU ƯỚC | Vườn Xanh Audio Book (3:01:49)

 

SÁCH CÁC VUA 2 (12) KINH THÁNH CỰU ƯỚC | Vườn Xanh Audio Book (2:42:48)

 

SÁCH SỬ BIÊN NIÊN 1 (13) KINH THÁNH CỰU ƯỚC | Vườn Xanh Audio Book (2:44:38)

 

SÁCH GIÓP (22) KINH THÁNH CỰU ƯỚC | Vườn Xanh Audio Book (2:33:38)

 

 SÁCH CHÂM NGÔN (24) KINH THÁNH CỰU ƯỚC | Vườn Xanh Audio Book (2:41:28)

 

SÁCH GIẢNG VIÊN (25) KINH THÁNH CỰU ƯỚC | Vườn Xanh Audio Book (47:12)

 

SÁCH DIỄM CA (26) KINH THÁNH CỰU ƯỚC | Vườn Xanh Audio Book (38:29)

 

 SÁCH KHÔN NGOAN (27) KINH THÁNH CỰU ƯỚC | Vườn Xanh Audio Book (1:53:40)

 

SÁCH HUẤN CA (28) KINH THÁNH CỰU ƯỚC | Vườn Xanh Audio Book (4:11:42)

 

 TIN MỪNG THEO THÁNH MÁT-THÊU (47) KINH THÁNH TÂN ƯỚC | Vườn Xanh Audio Book (3:22:47)

 

 TIN MỪNG THEO THÁNH MÁC-CÔ (48) KINH THÁNH TÂN ƯỚC | Vườn Xanh Audio Book (2:06:15)

 

 TIN MỪNG THEO THÁNH LU-CA (49) KINH THÁNH TÂN ƯỚC | Vườn Xanh Audio Book (3:28:10)

 

 TIN MỪNG THEO THÁNH GIO-AN (50) KINH THÁNH TÂN ƯỚC | Vườn Xanh Audio Book (2:33:29)

 

 SÁCH CÔNG VỤ TÔNG ĐỒ (51) KINH THÁNH TÂN ƯỚC | Vườn Xanh Audio Book (2:56:44)

 

SÁCH KHẢI HUYỀN - KINH THÁNH TÂN ƯỚC CÔNG GIÁO | Thanhlinh.net (1:33:48)

 

 

GỬI NGƯỜI ĐI T̀M HẠNH PHÚC

   Bạn rất quư mến của tôi,

   Nếu bạn đang đi t́m hạnh phúc th́ xin bạn hăy đọc những ḍng chữ dưới đây:

– Nếu sáng mai tỉnh dậy, cảm thấy ḿnh khỏe mạnh, th́ bạn đă hạnh phúc hơn hàng ngàn người không c̣n cơ hội sống đến ngày mai.

– Nếu bạn c̣n cảm nhận được vẻ đẹp của một ngày nắng mới, th́ bạn đă hạnh phúc hơn hàng triệu người khác không may mắn được nh́n những vẻ đẹp giản dị của đời thường.

Nếu bạn c̣n bước đi được th́ bạn đă hơn hàng trăm triệu người trên quả địa cầu này, tàn tật chống nạn gỗ, ngồi xe lăn, bán thân bất toại hoặc chỉ nằm trên giường bệnh chờ ngày ra đi vĩnh viễn.

– Nếu bạn chưa bao giờ phải trải qua sự tàn phá của chiến tranh, sự đơn độc, lạnh lẽo trong nhà tù, chưa bị đói rét ŕnh rập, th́ bạn đă hạnh phúc hơn 600 triệu người trên trái đất.

– Nếu trong nhà bạn có thức ăn, có quần áo để mặc, có tiền để tiêu xài, th́ bạn đă hạnh phúc hơn 950 triệu người nghèo đói vô gia cư trên thế giới.

– Nếu bạn có tài khoản trong ngân hàng, th́ bạn đă được xếp vào nhóm 10% những người giàu nhất thế giới.

– Nếu Cha Mẹ bạn vẫn c̣n sống và sống vui vẻ hạnh phúc bên nhau, th́ bạn thuộc nhóm người hạnh phúc nhất trên thế giới.

– Nếu trên khuôn mặt bạn lúc nào cũng nở nụ cười tươi tắn, bạn luôn cảm thấy lạc quan yêu đời, th́ bạn là người vô cùng hạnh phúc bởi trên thế giới có rất nhiều người muốn lạc quan như bạn mà không được.

– Nếu bạn được ôm người thân vào ḷng, được chia sẻ cùng họ những tâm sự của ḿnh, th́ bạn đă là người hạnh phúc hơn nhiều người khác không bao giờ nhận được t́nh yêu thương từ người khác.

– Nếu bạn vẫn c̣n nhận được những lời chúc phúc từ những người xung quanh, th́ bạn đă hạnh phúc hơn rất nhiều người cô đơn, không người thân thuộc.

– Nếu bạn đọc được những ḍng chữ này, th́ bạn đă hạnh phúc hơn 2 tỷ người không thể đọc được trên thế giới.

   Sau khi bạn đọc xong những ḍng chữ này, bạn có thể nh́n lại ḿnh qua gương và mỉm cười:Hóa ra, ḿnh cũng là một người giàu có và hạnh phúc”. Đừng đi t́m hạnh phúc, chỉ cần bạn biết cảm nhận nó… hạnh phúc đang trong ḷng bạn.

   Nguyễn Mạnh Thường - nguồn Internet

      

 

 

Sống như chuyện pha trà:  Life is like making tea:

Nấu sôi cái tôi, cái tôiBoil your ego, your ego !

Bốc hơi mọi điều lo lắngEvaporate all your worries.

Pha loăng những muộn phiềnDilute your sorrows.

Thanh lọc những lỗi lầm và,   Filter your mistakes and,

Nếm hương vị của hạnh phúc !  Get the taste of happiness !

Chúc mọi người tách trà thơm ngon.  Wishing all of you a delicious cup of tea.

 

 

 

NÓI VÀ LÀM ĐIỀU TỐT

Khi con chim c̣n sống, nó ăn kiến. Khi chim chết, kiến ăn nó. 

Thời gian và hoàn cảnh có thể thay đổi bất cứ lúc nào.

V́ vậy, đừng nhục mạ, đừng làm khổ bất cứ ai trong đời sống này

Bạn có thể đầy quyền lực ngày hôm nay, nhưng đừng quên rằng, thời gian c̣n nhiều quyền lực hơn bạn. 

Một cây có thể làm được hàng triệu que diêm, Nhưng một que diêm cũng có thể thiêu hủy được hàng triệu cây. 

Hăy là người tốt và làm những điều tốt.  

 

 

 

Thử nghĩ mà xem, Thiên Chúa cấu tạo cơ thể con người một cách rất hợp lư, nhưng sao chúng ta lại không sử dụng nó theo đúng ư của Ngài:  

  - Ngài đặt hai mắt chúng ta ở đằng trước, v́ Ngài muốn chúng ta luôn hướng tới phía trước, chứ không phải để chúng ta cứ ngoái nh́n về những sự việc ở phía sau.
  - Ngài đặt hai tai chúng ta ở hai bên là để chúng ta nghe từ hai phía, cả lời khen lẫn tiếng chê, chứ không phải để chúng ta chỉ nghe từ một phía hoặc chỉ để nghe những lời tâng bốc êm tai.
  - Ngài tạo cho chúng ta chỉ một cái miệng và một cái lưỡi mềm mại, v́ Ngài muốn chúng ta nói ít nghe nhiều và chỉ nói những lời khôn ngoan, chứ không phải để chúng ta nói nhiều hơn nghe và nói những lời sâu hiểm làm tổn thương người khác.

  - Ngài đặt bộ năo chúng ta trong một hộp sọ vững chăi, v́ Ngài muốn chúng ta nên tích lũy tri thức, những thứ chẳng ai có thể lấy đi, chứ không phải chỉ chăm lo tích lũy những của cải bên ngoài, những thứ dễ dàng bị mất.
  -Ngài đặt trái tim chúng ta nằm trong lồng ngực, v́ Ngài muốn những t́nh cảm yêu thương giữa những con người phải được xuất phát và lưu giữ tận nơi sâu thẳm trong cơi ḷng, chứ không phải ở một nơi hời hợt bên ngoài.  

   

 

When the bird was alive, it eats ants. 

When birds die, ants eat birds. 

The time and circumstances may change at any time, 

So don't be insults don't make anyone in this life. 

Do you swear powerhouses today, but don't forget that, the time has more power than you. 

A tree can do millions of sticks (matches), but sticks may also be destroying millions of trees. 

Be a good person and do good things.  

 

 

Try to think that view, God made the human body a very reasonable way, but why we don't use it in the correct sense of Him:

   1.- He put our two eyes in front, because He wants us to always towards the front, rather than for us to keep last year's look about things at the back.
   2.- He puts two ears on either side of us is do we hear from the two sides, both praise and damn, rather we just heard from one side or just to hear these words flattered mellow.
   3.- He gives us only a mouth and a soft tongue, because He wants us to talk less listen more and speak only the words of wisdom, not for us to say more to hear and speak the words deep cover to hurt other people.
   4.- He put the brain in a strong skull, because He wants us to accumulate knowledge, things that no one can take away, not only take care of the external wealth accumulation, easy things lost.
   5.-He put our heart in the chest, because He wants the loving feelings between people must be stemmed and take it deep in the mind, not in a superficial place outside. 

 

 

Lời Nói không là Dao mà cắt ḷng đau nhói!

Words are not knives that cut the heart throbbing!

Lời Nói không là Khói mà mắt lại cay cay...

Words are not smoke but eyes are spicy...

Lời Nói không là Mây mà đưa ta xa măi...

Words are not clouds that take us far away forever...

Sao không ngồi lại mà nói cho nhau nghe?

Why don't you sit back and talk to each other?

 

   Nguyễn Mạnh Thường - nguồn Internet

         

 

 

CON NGƯỜI Từng Sống Gần NGH̀N NĂM (tuổi) ? | Tinh Hoa TV - 10 phút 00 nhấn vào đây

 

 

   Ngày Giỗ tổ Hùng Vương là một trong những ngày Lễ Truyền Thống quan trọng của người Việt Nam nhằm tưởng nhớ công lao dựng nước của Các Vua Hùng. Vào ngày Giỗ tổ Hùng Vương 10 tháng 3 Âm lịch hàng năm, các nghi lễ truyền thống được tổ chức trang trọng tại Đền Hùng ở thành phố Việt Tŕ, tỉnh Phú Thọ. Bên cạnh đó, người dân trên cả nước cũng có những hoạt động kỷ niệm và tri ân công lao Vua Hùng.

   Theo truyền thuyết xưa th́ nước Việt Nam có tới 18 đời Vua Hùng. Theo Đại Việt Sử kư Toàn thư, tính từ thời Kinh Dương Vương (2879 TCN) cho đến hết thời Hùng Duệ Vương (năm 258 TCN) th́ Nhà Nước VĂN LANG kéo dài 2621 năm.

 

 

TÊN 18 VỊ VUA HÙNG VƯƠNG

   Trong cuốn sách "Thế Thứ các triều Vua Việt Nam" (2008, trang 14 - 15) nhà sử học Nguyễn Khắc Thuần, 18 vị Vua Hùng được liệt kê đầy đủ và rơ ràng như sau:

     1. Kinh Dương Vương: 2879 - 2794 TCN = trị v́ 85 năm. Huư là Lộc Tục

     2. Hùng Hiền Vương, gọi là Lạc Long Quân: 2793 - 2525 TCN = trị v́ 268 năm. Huư là Sùng Lăm

     3. Hùng Lân Vương: 2524 - 2253 TCN = trị v́ 271 năm.

     4. Hùng Việp Vương: 2252 - 1913 TCN = trị v́ 339 năm.

     5. Hùng Hi Vương: 1912 - 1713 TCN = trị v́ 199 năm. (phần bên trái chữ "Hi" là bộ "ngưu" )

     6. Hùng Huy Vương: 1712 - 1632 TCN = trị v́ 80 năm.

     7. Hùng Chiêu Vương: 1631 - 1432 TCN = trị v́ 199 năm.

     8. Hùng Vĩ Vương: 1431 - 1332 TCN = trị v́ 99 năm.

     9. Hùng Định Vương: 1331 - 1252 TCN = trị v́ 79 năm.

   10. Hùng Hi Vương: 1251 - 1162 TCN = trị v́ 89 năm. (phần bên trái chữ "Hi" là bộ "nhật" )

   11. Hùng Trinh Vương: 1161 - 1055 TCN = trị v́ 106 năm.

   12. Hùng Vũ Vương: 1054 - 969 TCN = trị v́ 85 năm.

   13. Hùng Việt Vương: 968 - 854 TCN = trị v́ 114 năm.

   14. Hùng Anh Vương: 853 - 755 TCN = trị v́ 98 năm.

   15. Hùng Triêu Vương: 754 - 661 TCN = trị v́ 93 năm.

   16. Hùng Tạo Vương: 660 - 569 TCN = trị v́ 91 năm.

   17. Hùng Nghị Vương: 568 - 409 TCN = trị v́ 159 năm.

   18. Hùng Duệ Vương: 408 - 258 TCN = trị v́ 150 năm.

 

ÔNG BÀNH TỔ

   Bành Tổ (khoảng 1237/1214  TCN - khoảng 1100  TCN) tức Bành Khang, là một nhân vật trong truyền thuyết Trung Hoa được cho là sống lâu trên 800 tuổi.

   Thời xưa, nhà nọ sinh được một bé trai kháu khỉnh, mặt mũi sáng sủa, đặt tên là Bành Nhi. Có một vị thầy bói đi qua thấy chú bé liền thất kinh nói rằng: Tội nghiệp, thằng bé đĩnh ngộ thế mà 10 tuổi đă phải chết!

   Cha mẹ cậu bé hoảng hốt, xin thầy cứu giúp. Thầy liền bảo cha mẹ cậu bé phải làm theo đúng các bước ông chỉ dẫn.

   Sáng hôm sau, Bành Nhi bèn bưng một mâm đào vừa to vừa ngon lên núi, tới nơi thầy bói dặn, th́ thấy ở nơi đó suối chảy, hạc bay, mây vờn tùng bách, trên một tảng đá phẳng có hai ông tiên đang ngồi đánh cờ tướng. Bành Nhi rón rén lại gần, nhẹ nhàng đặt mâm đào xuống rồi ṿng tay ngồi đợi. Hai ông tiên mải đánh cờ, thấy có đào ngon bèn cứ thế cầm lên, vừa đánh cờ vừa thưởng thức đào.

   Khi đánh xong ván cờ, hai vị tiên mới phát hiện ra chú bé dâng đào lấy làm thích lắm, bèn hỏi chuyện. Bành Nhi bèn kể hết mọi chuyện của cậu.

   Té ra hai vị tiên đó là Nam Tào và Bắc Đẩu, giữ sổ sinh tử trên Thiên đ́nh. Giở sổ ra, hai ông thấy số tuổi của Bành Nhi đến số 10 là hết. Cả hai bèn bàn nhau thêm một nét phẩy lên trên chữ "thập", biến chữ thập thành chữ thiên hay ngh́n. Thế là Bành Nhi được sống đến ngh́n tuổi. 

   Từ sự tích này mới có câu Sống lâu như Ông Bành Tổ.

   Nguyễn Mạnh Thường - nguồn Internet

 

 

Sáng Thế Kư - Chương 5: Các tổ phụ trước Đại Hồng Thủy

1 Đây là gia phả ông A-đam: Ngày Thiên Chúa sáng tạo con người, Chúa làm ra con người giống như Thiên Chúa.

2 Chúa sáng tạo con người có nam có nữ, Chúa ban phúc lành cho họ và đặt tên cho họ là “người”, ngày họ được sáng tạo.

3 Khi ông A-đam được (130 tuổi) một trăm ba mươi tuổi, th́ ông sinh ra một người con trai giống như ông, theo h́nh ảnh ông, và đặt tên là Sết.

4 Sau khi sinh ông Sết, ông A-đam sống (800 năm) tám trăm năm và sinh ra con trai con gái.

5 Tổng cộng ông A-đam sống được (930 năm) chín trăm ba mươi năm, rồi qua đời.

6 Khi ông Sết được (105 tuổi) một trăm lẻ năm tuổi, th́ sinh ra E-nốt.

7 Sau khi sinh E-nốt, ông Sết sống (807 năm) tám trăm lẻ bảy năm và sinh ra con trai con gái.

8 Tổng cộng ông Sết sống được (912 năm) chín trăm mười hai năm, rồi qua đời.

9 Khi ông E-nốt được (90 tuổi) chín mươi tuổi, th́ sinh ra Kê-nan.

10 Sau khi sinh Kê-nan, ông E-nốt sống (815 năm) tám trăm mười lăm năm và sinh ra con trai con gái.

11 Tổng cộng ông E-nốt sống được (905 năm) chín trăm lẻ năm năm, rồi qua đời.

12 Khi ông Kê-nan được (70 tuổi) bảy mươi tuổi, th́ sinh ra Ma-ha-lan-ên.

13 Sau khi sinh Ma-ha-lan-ên, ông Kê-nan sống (840 năm) tám trăm bốn mươi năm và sinh ra con trai con gái.

14 Tổng cộng ông Kê-nan sống được (910 năm) chín trăm mười năm, rồi qua đời.

15 Khi ông Ma-ha-lan-ên được (65 tuổi) sáu mươi lăm tuổi, th́ sinh ra Gie-rét.

16 Sau khi sinh Gie-rét, ông Ma-ha-lan-ên sống (830 năm) tám trăm ba mươi năm và sinh ra con trai con gái.

17 Tổng cộng ông Ma-ha-lan-ên sống được (895 năm) tám trăm chín mươi lăm năm, rồi qua đời.

18 Khi ông Gie-rét được (162 tuổi) một trăm sáu mươi hai tuổi, th́ sinh ra Kha-nốc.

19 Sau khi sinh Kha-nốc, ông Gie-rét sống (800 năm) tám trăm năm và sinh ra con trai con gái.

20 Tổng cộng ông Gie-rét sống được (962 năm) chín trăm sáu mươi hai năm, rồi qua đời.

21 Khi ông Kha-nốc được (65 tuổi) sáu mươi lăm tuổi, th́ sinh ra Mơ-thu-se-lác.

22 Sau khi sinh Mơ-thu-se-lác, ông Kha-nốc đi với Thiên Chúa (300 năm) ba trăm năm và sinh ra con trai con gái.

23 Tổng cộng ông Kha-nốc sống được (365 năm) ba trăm sáu mươi lăm năm.

24 Sau khi đi với Thiên Chúa, ông không c̣n nữa, v́ Thiên Chúa đă đem ông đi.

25 Khi ông Mơ-thu-se-lác được (187 tuổi) một trăm tám mươi bảy tuổi, th́ sinh ra La-méc

26 Sau khi sinh La-méc, ông Mơ-thu-se-lác sống (782 năm) bảy trăm tám mươi hai năm và sinh ra con trai con gái.

27 Tổng cộng ông Mơ-thu-se-lác sống được (969 năm) chín trăm sáu mươi chín năm, rồi qua đời.

28 Khi ông La-méc sống được (182 tuổi) một trăm tám mươi hai tuổi, th́ sinh ra một người con trai.

29 Ông đặt tên cho con là Nô-ê; ông nói: “Khi tay chúng ta phải làm lụng cực nhọc, th́ trẻ này sẽ đem lại cho chúng ta niềm an ủi phát xuất từ đất đai ĐỨC CHÚA đă nguyền rủa.”

30 Sau khi sinh ông Nô-ê, ông La-méc sống được (595 năm) năm trăm chín mươi lăm năm và sinh ra con trai con gái.

31 Tổng cộng ông La-méc sống được (777 năm) bảy trăm bảy mươi bảy năm, rồi qua đời.

32 Khi ông Nô-ê được (500 tuổi) năm trăm tuổi, th́ sinh ra Sêm, Kham và Gia-phét.  

  Sáng Thế Kư - 5: 1-32

Sáng Thế Kư - Chương 6: Con trai Thiên Chúa và con gái loài người

1 Vậy khi loài người bắt đầu thêm đông trên mặt đất, và sinh ra những con gái,

2 th́ các con trai Thiên Chúa thấy con gái loài người xinh đẹp; những cô họ ưng ư th́ họ lấy làm vợ.

3 ĐỨC CHÚA phán: Thần khí của Ta sẽ không ở lại măi măi trong con người, v́ con người chỉ là xác phàm, tuổi đời của nó sẽ là (120 năm) một trăm hai mươi năm.

4 Có những người khổng lồ trên mặt đất vào thời bấy giờ và cả sau đó nữa, khi các con trai Thiên Chúa đi lại với con gái loài người, 

và các cô này sinh cho họ những người con. Đó là những anh hùng thuở xưa, những người có tên tuổi.

   Sáng Thế Kư - 6: 1-4

Sáng Thế Kư - Chương 9: Ông Nô-ê

28 Sau hồng thủy, ông Nô-ê sống được (350 năm) ba trăm năm mươi năm.

29 Tổng cộng ông Nô-ê sống được (950 năm) chín trăm năm mươi năm, rồi ông qua đời.

   Sáng Thế Kư - 9: 28-29

 

 

 

 

  Nhà Thờ có lối kiên trúc độc đáo TRỜI TR̉N - ĐẤT VUÔNG duy nhất tại VIỆT NAM 8 phút 12

 

   ĐỨC MẸ NÚI CÚI 06/2022 | 1000 Người về thăm Tượng ĐỨC MẸ LỚN NHẤT VIỆT NAM - 37 phút 53

 

    HÀNH TR̀NH (2021) Leo 1000 bậc thang Ngắm Toàn Cảnh Vũng Tàu trên vai tượng CHÚA KITÔ VUA - 20 phút 42

 

 

  TƯỢNG PHẬT BÀ BẰNG ĐỒNG CAO NHẤT CHÂU Á TRÊN NÚI BÀ ĐEN - 13 phút 17

 

   NÚI BÀ ĐEN TÂY NINH Tấp Nập Du Khách Chuẩn Bị Lễ Quốc Tế Lao Động Năm 2022 - 59 phút 22

 

  DU LỊCH Siêu Du Thuyền HARMONY OF THE SEAS - H̉A ĐIỆU CỦA ĐẠI DƯƠNG - 27 phút 36

 

   DU LỊCH và KHÁM PHÁ 10 KỲ QUAN THIÊN NHIÊN Nổi Tiếng và Vĩ Đại Nhất Thế Giới - 35 phút 35

 

  NGƯU LANG CHỨC NỮ | Chuyện Cổ Tích - Phim Cổ Tích Dân Gian Việt Nam THVL - 58 phút 49

 

  Tập CHUYỆN DÀI CHỮ NGHĨA - Đỗ Văn Phúc - January 2022 (96 trang)

 

*** Lưu trử h́nh ảnh xưa của Việt Nam Cộng Ḥa và website của Nam Ṛm

 

*** Tông Huấn NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN      TÔNG HUẤN NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN

Kỷ niệm 30 năm ban hành Tông Huấn NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN (1988-2018)

*** Đọc sách HỌC THUYẾT XĂ HỘI CÔNG GIÁO     HỌC THUYẾT XĂ HỘI CÔNG GIÁO

 

1.- Nguyệt San DIỄN ĐÀN GIÁO DÂN - báo viết http://diendangiaodan.com 

 

2.- Facebook DIỄN ĐÀN GIÁO DÂN  -  videos   http://facebook.com/pg/ddgdtv/videos 

 

3.- Website DIỄN ĐÀN GIÁO DÂN - báo mạng  http://diendangiaodan.us 

 

Tại Sao 40% Người Việt Mang HỌ NGUYỄN ? | Nguồn Gốc Và Lư Do HỌ NGUYỄN Áp Đảo Ở Việt Nam nhấn vào đây

 

XEM VẼ TRANH  Acrylic Landscape Painting in Time-lapse / The River's Water Reflections / JMLisondra (20 phút 28)

 

3D Art Painting On The Road For fun  8 phút 42 nhấn vào đây

 

 

Street Art That Is At Another Level #1 8 phút 39 nhấn vào đây

 

 

   Âm nhạc: TỰ HỌC SÁNG TÁC CA KHÚC (Nguyễn Mạnh Thường)

 

SỰ THẬT VỀ CA KHÚC - HAPPY BIRTHDAY - DIỄN ĐÀN GIÁO DÂN LÊN ĐƯỜNG  nhấn vào đây

 

 

Cám ơn quí vị đă theo dơi chương tŕnh của Diễn Đàn Giáo Dân

Xin Thiên Chúa chúc phúc lành đến quí vị.