Sách mới: Giáo Hội Cần LOẠI LINH MỤC NÀO ? (Bernard Haring, C.SS.R.) 

   

 

BERNARD HARING, C.SS.R.

 ------------------------------

GIÁO HỘI  CẦN

LOẠI LINH MỤC NÀO ?

  ------------------------------

                                                   

<OJ>

-2001-

Lm. Lê Công Đức

  Chuyển ngữ từ bản tiếng Anh:

PRIESTHOOD IMPERILED,

A Critical Examination Of The Ministry

In The Catholic Church

Của: BERNARD HARING, C.SS.R.

Do nhà:  TRIUMPHTM BOOKS,

Liguori, Missouri xuất bản

 

 

11. NÀY TÔI LÀ NỮ T̀ CỦA ĐỨC CHÚA!

Tôi kết thúc quyển sách này bằng cách qui hướng tất cả sự chú ư của ḿnh về Đức Maria – đây hoàn toàn không phải chỉ là chuyện cảm tính hay chuyện điểm tô cho có màu mè đạo đức. Một cách độc đáo, Đức Maria đứng bên cạnh Đức Kitô, Người Tôi Tớ Giavê. Đáp lại lời Thiên Chúa đề nghị, Maria đă thưa: “Này tôi đây, là nữ t́ của Đức Chúa” (Lc 1,38). Lời ấy không cho thấy rằng Maria (mà Giáo Hội gọi là “Đức Trinh Nữ”) đă nhận hiểu sâu sắc về vai tṛ hiện diện của ḿnh bên cạnh Đức Giêsu trong ánh sáng của bốn Bài Ca Người Tôi Tớ đó sao? 

     Maria: Nữ T́ của Thiên Chúa và mẫu gương của con người linh mục

Cùng với Giu-se, phải chăng chúng ta không thể giả định rằng Maria đă rót vào ḷng con trẻ chính những Bài Ca Người Tôi Tớ trong truyền thống Do Thái của ḿnh – những Bài Ca đă nuôi dưỡng đức tin của Maria một cách sâu sắc? Niềm hy vọng nơi Maria hoàn toàn tương phản với niềm hy vọng của các thượng tế Do Thái, những người bắt hụt sứ điệp đích thực của Thánh Kinh và đă ngưỡng vọng một Mêsia quyền uy vung gươm lấp lóa. Đức tin của Maria là đức tin của những người anawim, những con người bé nhỏ thấp hèn trong It-ra-en. Với niềm hy vọng không lay chuyển, họ không ngừng cầu xin Người Tôi Tớ khiêm nhường và phi bạo lực đến giải phóng họ. Niềm hy vọng thẳm sâu ấy âm vang trong họ qua những lời đầy cảm kích của Ngôn Sứ Isaia Đệ Nhị. Maria là Nữ T́ được đặc tuyển cho con trai ḿnh, Đức Giêsu, Đấng là hiện thân trọn vẹn niềm hy vọng của những người anawim.

Maria, trong tư cách là Nữ T́ khiêm tốn của Giavê (như ngài tự mô tả chính ḿnh trong khoảnh khắc quyết định), là con người đi vào sâu thẳm nhất trong mầu nhiệm và trong sứ mạng của Đức Kitô - một mầu nhiệm được vén mở ngay từ đầu trong biến cố phép rửa của Ngài ở sông Gio-đan, được mang tới chỗ hoàn tất trong phép rửa bằng máu của Ngài trên Thập Giá, và cuối cùng được đóng ấn bằng cuộc Phục Sinh.

Có lẽ ở đây cần phải nhắc qua giáo thuyết truyền thống vốn quả quyết rằng nghi thức truyền chức linh mục in một dấu ấn không thể xóa được trong linh hồn của người linh mục – một giáo thuyết (mà tôi nói thêm rằng) không hề liên quan ǵ với những quan niệm pháp thuật và cũng không được hiểu theo nghĩa đen. Từ quan điểm của Maria, chúng ta có thể thực sự nói rằng Maria là h́nh ảnh phản chiếu cách hiện lộ của con ḿnh, được đóng dấu và niêm ấn bởi ơn gọi trở thành người Nữ T́ của Chúa. Chính bởi quyền năng Chúa Thánh Thần mà Maria được “rửa” và được thánh hiến để phục vụ cho “Người Tôi Tớ Vô Song Của Đức Chúa”, trong tư cách là người nữ t́ đau khổ và phi bạo lực để tôn vinh Thiên Chúa, để phục vụ cho ơn cứu độ của loài người và của mọi tạo vật. Như vậy, chúng ta có thể kết luận rằng Maria là một người tham dự chính yếu vào cuộc chiến thắng cánh chung đập tan tinh thần cao ngạo và bạo lực. Nếu cách giải thích của tôi về đặc tính không thể xóa nḥa của chức linh mục – như cũng được mạc khải trong vai tṛ của Đức Maria - là đúng, th́ tôi hy vọng rằng cách giải thích này có thể trở nên một động lực mạnh mẽ và một viễn tượng thiết yếu cho đời sống linh mục, một cách hoàn toàn cụ thể.

Vai tṛ của Đức Maria trong đời sống Giáo Hội được kết tinh nơi sự hiện diện trung kiên của ngài với Đức Kitô trong cuộc khổ nạn và cái chết Thập Giá. Chúng ta ca ngợi Đức Maria bởi v́ Thiên Chúa “đă nh́n đến phận hèn nữ t́ của Chúa / ... Thiên Chúa đă xô người quyền thế xuống khỏi ngai vàng / và nâng lên những người bé mọn” (Lc 1, 48-52). Bài kinh Magnificat, lời cầu nguyện bất hủ của những người anawim, không chỉ là một lời tiên tri tuyệt vời được thốt lên từ môi miệng Đức Maria. Đúng hơn, chính Maria là Bài Kinh Magnificat nhập thể. Cả cuộc sống ḿnh, Maria hiện diện với Đức Giêsu, Người Tôi Tớ Giavê, trong tất cả những khoảnh khắc ư nghĩa nhất của cuộc sống Người Tôi Tớ này.

Ở đây, tưởng nên quay trở lại với các tiêu chuẩn mà Phê-rô đưa ra để tuyển chọn một tông đồ: Đó là một người “đă đi với chúng ta suốt quăng thời gian mà Chúa Giêsu hiện diện với chúng ta, bắt đầu từ phép rửa của ông Gioan, cho đến khi Ngài được đưa lên khỏi chúng ta .... để người ấy cùng với chúng ta làm chứng cho sự Phục Sinh của Chúa” (Cv 1,21-22). Hơn tất cả các tông đồ của thuở ấy và hơn tất cả các Kitôhữu nhiệt thành trong mọi thời đại, Maria hoàn toàn đáp ứng những tiêu chuẩn về sự hiện diện của người tông đồ - qua việc sinh hạ Đức Giêsu trong khó nghèo, dâng Đức Giêsu trong Đền Thờ, chia sẻ với Đức Giêsu cuộc trốn thoát sang Ai cập, nuôi dạy Đức Giêsu cho đến tuổi trưởng thành, và cuối cùng đứng bên Thập Giá Đức Giêsu cùng với Gioan, người tông đồ duy nhất khác hiện diện. Đức Giêsu đă trao phó hai người cho nhau.

Tại sao Thánh Kinh không nói ǵ về những cuộc hiện ra của Đức Kitô Phục Sinh với Maria, Mẹ Ngài? Tôi cho rằng sự giải thích sau đây có thể thuyết phục: Tất cả các tŕnh thuật Tin Mừng về những cuộc hiện ra của Chúa Phục Sinh đều tập chú chủ yếu đến viễn tượng giúp cho các môn đệ Đức Giêsu dần dần vượt qua nỗi thất vọng và nghi ngờ. Maria, đàng khác, đă được đặc ân đi vào trực tiếp trong đức tin đối với cuộc Phục Sinh vinh quang của Đức Giêsu – trên cơ sở mối hiệp thông độc đáo trong tinh thần của Maria với Người Tôi Tớ Giavê.

Trong văn kiện Marialis Cultus nổi tiếng của ḿnh, chính Giáo Hoàng Phao-lô VI đă hướng Thánh Mẫu học và ḷng tôn sùng Đức Maria theo chiều nhận thức Thánh Kinh như trên. Bài kinh Magnificat là một trong những lời cầu nguyện vô song của một thần học giải phóng đích thực. Nếu chúng ta, những linh mục, nhận biết và yêu mến Đức Maria, Nữ Vương các ngôn sứ và các tông đồ, Đấng đứng gần sát nhất với Người Tôi Tớ Giavê, th́ chắc chắn chúng ta sẽ nhảy được một bước dài trong việc nhận thức và sống tốt hơn ơn gọi của ḿnh. <OJ>

 

   Lời Nguyện Đúc Kết

Lạy Chúa Giêsu Kitô,

Năm mươi sáu năm qua,

Chúa đă cho phép con làm sứ vụ của ḿnh

với hàng ngàn anh em trong chức linh mục,

bằng việc giảng dạy, tư vấn, khích lệ, và an ủi họ.

Cùng với nhau, chúng con đă học 

và - con hy vọng rằng - sẽ c̣n tiếp tục học để biết khiêm nhường

và can đảm theo Chúa, Người Tôi Tớ Đau Khổ của Giavê,

để biết kính trọng và phục vụ mọi thành viên đoàn dân tư tế của Chúa trên thế giới này.

 

Xin hăy đổ đầy trong chúng con đức tin,

niềm vui, hy vọng và t́nh yêu nồng cháy!

Xin hăy đào sâu trong chúng con

khả năng nhận biết Chúa mỗi ngày một hơn - Chúa là Người Tôi Tớ phi bạo lực,

là Con Đường Ḥa B́nh, là Đấng An Ủi của những ai sầu muộn và thất vọng!

Bằng sức mạnh của Thánh Thần,

xin hăy giúp chúng con nhận hiểu hơn và thăng tiến hơn nữa các đại lộ ḥa b́nh.

 

Xin giúp mỗi người trong chúng con

quyết tâm trở thành - trước hết - những đầy tớ trung tín của Lời Chúa,

những thừa tác viên vui tươi và khiêm tốn

để phục vụ tất cả mọi người mà Chúa ủy thác cho chúng con.

Xin Chúa chúc lành cho giáo hoàng và các giám mục của chúng con,

cho tất cả những ai đang nắm quyền bính trong Giáo Hội,

để các vị sống tốt hơn và thúc đẩy một cách sáng tạo hơn

sự hiệp nhất trong khác biệt.

 

Xin ban nghị lực cho tất cả chúng con, để chúng con có thể trở thành

những chứng nhân đích thực và thánh thiện cho Chân Lư của Chúa,

và trở thành những khí cụ hữu hiệu 

trong công cuộc thăng tiến sự hiệp nhất các Kitôhữu,

thăng tiến mối liên đới giữa mọi người - v́ ơn cứu độ của toàn thế giới. Amen.

   

     Hậu chú

   Bản văn của sách này đă được viết trước khi Vatican tuyên bố rằng việc không chấp nhận phụ nữ vào chức linh mục thừa tác phải được coi như một chân lư bất khả ngộ. Tôi nghĩ rằng cho tới nay, bạn đọc cũng đă nhận ra vấn đề không hẳn như vậy. Những phản ứng trên khắp thế giới, nội trong phạm vi Kitô giáo, có thể cho thấy rơ điều này.

   Sự phê phán rộng răi đối với việc sử dụng phạm trù “bất khả ngộ” tựu trung dựa vào hai lư do sau đây:

1. Cách thức công bố “bất khả ngộ” trong vụ này không đáp ứng những điều kiện bắt buộc cho một giáo thuyết bất khả ngộ của giáo hoàng, như đă được ấn định bởi Công Đồng Vatican I (Pastor aeternus), nghĩa là, mọi tuyên bố bất khả ngộ phải được chuẩn bị trước bằng một cuộc thẩm tra niềm xác tín của mọi tín hữu, và khi thẩm tra như vậy, “mọi phương tiện mà Chúa Quan Pḥng ban cho phải được vận dụng.” Hơn nữa, sự tuyên bố bất khả ngộ phải được chứng minh là đặt nền trên Thánh Kinh và trên truyền thống cổ sơ nhất của Giáo Hội.

2. Phần đông các nhà thần học và nhất là các học giả Thánh Kinh đều đồng ư rằng trong Thánh Kinh không thể t́m thấy chứng cứ thuyết phục nào cho việc tích cực ngăn chặn phụ nữ khỏi chức linh mục. Chứng cứ rằng Đức Giêsu “đă không truyền chức cho phụ nữ” là một chứng cứ ngớ ngẩn, v́ Thánh Kinh cũng đâu có nói ǵ về việc “truyền chức” cho nam giới. Đức Giêsu thiết lập Bí Tích Thánh Thể, ủy trao cho toàn thể các tín hữu như một quà tặng tối thượng, một mệnh lệnh và một di chúc: “Hết thảy các con hăy làm việc này để tưởng nhớ Thầy!” Cũng rất cần ghi nhận rằng Đức Giêsu đă chọn các phụ nữ để làm chứng nhân và sứ giả loan báo về cuộc Phục Sinh của Người. 

Trong bản văn quyển sách của tôi, tôi đă tránh không ủng hộ hay phản đối việc truyền chức linh mục cho phụ nữ. Tôi muốn để độc giả tự rút ra kết luận dựa vào các dữ kiện của Thánh Kinh và từ “các dấu chỉ của thời đại”. Tuy nhiên, tôi muốn nhắc độc giả rằng Giáo Hoàng Gioan XXIII không chỉ khẩn thiết kêu gọi chúng ta ư thức các dấu chỉ của thời đại mà ngài c̣n vạch rơ rằng vai tṛ ngày càng quan trọng của phụ nữ trong xă hội, trong văn hóa, và trong Giáo Hội là một trong những dấu chỉ nổi bật nhất của thời đại chúng ta.

Tôi nghĩ rằng chúng ta nên thảo luận một cách tử tế và nhă nhặn về vấn đề nóng bỏng này, với những luận cứ có cơ sở đàng hoàng, và với khiếu hài hước nữa.

BERNARD HARING

 

      ĐÔI D̉NG VỀ TÁC GIẢ

    Cha Bernard Haring, linh mục Ḍng Chúa Cứu Thế, là một nhà thần học luân lư lừng danh và là tác giả của hơn tám mươi quyển sách. Luật Của Đức Kitô (The Law of Christ) (1954), một bộ sách nhiều tập, và Tự Do Và Trung Thành Trong Đức Kito (Free and Faithful in Christ) (1978,1980) là hai trong số những tác phẩm chính yếu nhất của ngài.

   Ngài sinh ngày 10-11-1912, là con áp út trong 12 người con của một gia đ́nh người Đức mộ đạo. Cuộc đời đầy biến cố của Cha Haring đă đi qua các giai đoạn khốc liệt của lịch sử. Tuổi ấu thời, ngài chứng kiến những tàn phá của Chiến Tranh Thế Giới Thứ Nhất. Rồi sau đó, những năm tháng trưởng thành của ngài trùng với sự xuất hiện của Hitler và Chủ Nghĩa Quốc xă.

   Là một linh mục trẻ, ngài bị động viên vào ngành quân y. Ngài phục vụ cho quân đội và cho thường dân ở Pháp, Ba lan và Nga - cả trong tư cách là lính cứu thương lẫn trong tư cách một linh mục. Trong cuộc rút quân của quân đội Đức khỏi Stalingrad, Cha Haring đă thuyết phục các đồng đội ngài buông vũ khí và theo ngài để bảo toàn sinh mạng; ngài được cứu khỏi một trại tù binh ở Nga – nhờ sự giúp đỡ của cả một giáo xứ Ba lan.

   Sau chiến tranh, Cha Haring trở về Đức, ở đó, ngài hoàn thành học tŕnh tiến sĩ vào năm 1947, và trở thành một giáo sư thần học luân lư ở Gars am Inn. Trong thời gian này, ngài cũng phục vụ cho những người dân Âu Châu tị nạn trong tư cách là một mục tử lưu động.

   Sau đó Cha Haring được bổ nhiệm giảng dạy thần học luân lư tại Rôma và tham gia vào công việc chuẩn bị Công Đồng Vatican II – ngài cũng tham gia cả trong tiến tŕnh chính thức của Công Đồng nữa.

   Vào thập niên 1970 và đầu thập niên 1980, Cha Haring phải đương đầu với không chỉ một cuộc điều tra đầy phiền phức về các tác phẩm của ngài – do Thánh Bộ Giáo Lư Đức Tin tiến hành – mà ngài c̣n phải vật lộn dằng dai và sống dở chết dở với căn bệnh ung thư cuống họng. Do chứng bệnh này, ngài mất tiếng nói và phải bập bẹ tập nói lại.

   Cha Haring qua đời ngày 3 tháng 7 năm 1998.

 

 

Hết

Chương:  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

 

   

  

 Cám ơn quí vị đă theo dơi chương tŕnh của Diễn Đàn Giáo Dân

Xin Thiên Chúa chúc phúc lành đến quí vị.