Sách mới: Giáo Hội Cần LOẠI LINH MỤC NÀO ? (Bernard Haring, C.SS.R.) 

   

 

BERNARD HARING, C.SS.R.

 ------------------------------

GIÁO HỘI  CẦN

LOẠI LINH MỤC NÀO ?

  ------------------------------

                                                   

<OJ>

-2001-

Lm. Lê Công Đức

  Chuyển ngữ từ bản tiếng Anh:

PRIESTHOOD IMPERILED,

A Critical Examination Of The Ministry

In The Catholic Church

Của: BERNARD HARING, C.SS.R.

Do nhà:  TRIUMPHTM BOOKS,

Liguori, Missouri xuất bản

 

 

     LỜI TỰA

Cả đời linh mục của ḿnh, tôi đă suy tư, giảng dạy và viết về câu hỏi: Giáo Hội cần đến loại luân lư và loại thần học luân lư nào? Quan điểm của tôi về vấn đề luân lư đă luôn luôn nhận ảnh hưởng từ – và luôn luôn được hiểu trong – bối cảnh rộng lớn hơn của một câu hỏi căn bản khác: Thế giới của chúng ta hiện tại và tương lai cần đến loại Giáo Hội nào? Gắn không rời hai câu hỏi nền tảng ấy là một câu hỏi thứ ba: Giáo Hội và thế giới của chúng ta cần đến loại sứ vụ nào?

Bởi v́ tôi đă làm linh mục một cách vui vẻ và tận t́nh trong 56[1] năm qua và bởi v́ trong phần lớn thời gian ấy, tôi đă đảm nhận công việc giảng dạy cho các linh mục và các chủng sinh, nên tôi được thúc đẩy – như một bổn phận – phải suy tư về loại linh mục mà tôi tin rằng Đức Giêsu đă mường tượng cho Giáo Hội trong sứ mạng thể hiện và loan báo sức mạnh cứu độ của Thiên Chúa trong thế giới chúng ta.

Trong thực tế và một cách cốt yếu, tôi đă phải đương đầu và trải qua những thay đổi rất quan trọng trong việc đào tạo linh mục qua ngần ấy tháng năm – đồng thời tôi cũng đă giúp bao người khác đương đầu và trải qua như vậy. Trong tiến tŕnh đó, tôi không thể không suy nghĩ lại h́nh ảnh của chức linh mục cho thời đại chúng ta. V́ thế, khi tuổi đời ḿnh đă xế chiều, có lẽ là thích hợp việc tôi cố gắng – qua tập sách nhỏ này – đưa ra lời chứng và chia sẻ kinh nghiệm của ḿnh cho các anh em linh mục hôm nay và tương lai, cũng như cho tất cả các Kitôhữu là những người thi hành sứ vụ của ḿnh trong Giáo Hội và trong thế giới.

Hơn nữa, tôi vuốt ve hy vọng rằng các Kitôhữu trưởng thành dấn thân trong sứ mạng và trong các sứ vụ của Giáo Hội - và tất cả những ai quan tâm sâu sắc đến chức linh mục - cũng sẽ đọc tập sách này. Tôi nói lên điều đó v́ hai lư do. Thứ nhất, tập sách này sẽ tập chú vào ơn gọi linh mục chủ yếu từ nhăn quan ơn gọi căn bản của mọi Kitôhữu đă lănh nhận Phép Rửa. Thứ hai, người linh mục không thể thực sự nhận hiểu ơn gọi chuyên biệt của ḿnh nếu không có một nhận thức đúng mức và một ḷng kính trọng sâu sắc đối với ơn gọi vừa cao cả vừa đầy thách đố của mọi Kitôhữu; cũng vậy, một điều rơ ràng không kém là tất cả các Kitôhữu dấn thân đích thực cần phải nhận hiểu sâu hơn, toàn triệt hơn về ư nghĩa của sứ vụ – để họ có thể sống triệt để và trân trọng đúng mức ơn gọi vừa phổ quát vừa độc đáo của họ.

Thần học luân lư thiết yếu phải suy tư về tất cả các nguồn thần học chính yếu, th́ cũng vậy, quả là thiết thực việc chúng ta suy tư về chức linh mục Kitô giáo với cùng một cách thế tương tự. Tất nhiên, công việc suy tư này sẽ tùy thuộc vào một nhăn quan về nhân loại học, về những h́nh ảnh của Thiên Chúa và con người tương hợp cho thời đại chúng ta, về bản chất và sứ mạng của Giáo Hội... Đành rằng các suy tư thần học và cuộc hành tŕnh không ngừng kiếm t́m sự thật của tôi có hàm chứa các kinh nghiệm bản thân mà tôi đă sống trong các bối cảnh khác nhau qua ngần ấy tháng năm, th́ kỳ thực chúng vẫn được khơi lên bởi - và được cắm rễ trong - điều mà tôi cho là một khởi điểm tất yếu, đó là nhăn quan của Đức Giêsu như chúng ta khám phá thấy trong Thánh Kinh và trong truyền thống sống động của chúng ta, một truyền thống vừa lâu dài vừa phức tạp. Hai nguồn tri thức và khôn ngoan ấy phục vụ như một xúc tác giúp chúng ta biện phân: 1/ Thiên Chúa đ̣i hỏi những ǵ đối với con người linh mục? – và, 2/ Bằng cách nào chúng ta sẽ nhận diện được sự đ̣i hỏi đó cho hôm nay và tương lai?

Tôi không phủ nhận rằng ḿnh cũng hơi sợ và âu lo khi dám chia sẻ những hy vọng, những cố gắng, những ước mơ và những xác tín riêng của ḿnh với bạn. Thế nhưng, dù lo sợ, tôi vẫn tin rằng ḿnh có lư do chính đáng để chia sẻ. Những giấc mơ của tôi, nếu chỉ được một ḿnh tôi ôm ấp, sẽ vẫn cứ là những giấc mơ suông, nhưng nếu được chia sẻ bởi hàng triệu con người có khả năng hiện thực hóa chúng, th́ chúng có thể xác lập một mức đáng kể tương lai của đời sống và sứ vụ linh mục. Thật vậy, các suy tư của tôi - được chia sẻ cho người ta thuộc nhiều ngôn ngữ và văn hóa khác nhau - đă trở thành một phương tiện giúp tôi tinh lọc các tư tưởng của ḿnh, cũng như giúp tôi nhận định rơ và đo lường những chọn lựa dấn thân của ḿnh. Tiến tŕnh đó đă dẫn tôi đến chỗ tin tưởng sâu xa hơn rằng Giáo Hội và thế giới của chúng ta đang khẩn thiết cần biết hy vọng và biết nh́n một cách can đảm. Nói chung, Giáo Hội trong thế giới hôm nay cũng cần một công luận lành mạnh, không bị bưng bít và có sức chữa trị nữa.

Hồi tôi bước vào đời linh mục, mối quan hệ giữa linh mục và giáo dân có thể được đúc kết trong những dấu hỏi như sau: Các linh mục săn sóc dân Thiên Chúa như thế nào? Và bằng cách nào các ngài có thể vận động để các tín hữu hợp tác với các ngài? Tuy nhiên, ngày nay, mẫu thức làm việc là một mẫu thức mang tính hỗ tương và cộng tác, nó khơi lên một câu hỏi khác hẳn: Các linh mục cộng tác như thế nào cả với giám mục của ḿnh lẫn với anh chị em giáo dân? Từ lăng kính này tôi đă mường tượng một chức linh mục cũng rất khác! Tôi thấy tất cả chúng ta cùng t́m kiếm với nhau trong một tinh thần tra vấn nhau để nhận hiểu hơn về quyền năng và ân sủng cứu độ của Thiên Chúa đối với Giáo Hội và thế giới.

Cuối cùng, xin chân thành cám ơn Joyce Gadoua, CSJ, đă tích cực cộng tác trong việc thực hiện bản dịch tiếng Anh của tập sách này.

BERNARD HARING, C.SS.R.

 

     LỜI GIỚI THIỆU

Mới đây, tôi t́nh cờ bắt gặp một bài viết với cái tựa đề giựt gân: ĐỨC GIÊSU ĐÂU CÓ CẦN CÁC LINH MỤC! Là một linh mục cao niên, đă bỏ ra gần cả đời ḿnh để giúp người ta xây dựng một tinh thần an ḥa, vui tươi và bản lĩnh, song phải thú nhận rằng thoạt đầu tôi đă khó chịu với cái tiêu đề ấy. Thế nhưng, khi lần đọc qua bài viết, tôi khám phá rằng tác giả của nó, một nhà thần học Công Giáo, không hề có ư định chống đối chức linh mục. Đúng hơn, bằng những luận cứ chặt chẽ, ông thách đố bạn đọc suy ngẫm một câu hỏi thâm trầm hơn, đó là: “Đức Giêsu đă thực sự có ư định ǵ khi Ngài chọn và sai các Tông Đồ và các môn đệ đi rao giảng Tin Mừng cho mọi người?”

Được gợi hứng từ bài viết đó, tôi đă đặt cho một số người Công Giáo tích cực câu hỏi rằng Đức Giêsu thực sự muốn hay không muốn chức linh mục. Họ trả lời câu hỏi của tôi bằng cách đặt ra câu hỏi của chính họ: “H́nh ảnh nào về chức linh mục, theo cha, phù hợp với ư định của Đức Giêsu?” Trong khi câu hỏi của họ ít nhất biểu lộ một cách mặc nhiên niềm tin rằng Đức Giêsu đă có một cái nh́n về chức linh mục, th́ họ đẩy lại cho tôi công việc phác họa cái nh́n đó.

Nhằm yêu cầu những con người trưởng thành ấy cùng tham gia vào cuộc suy tư này, tôi đặt lại câu hỏi nguyên thủy của ḿnh một cách cụ thể hơn và hỏi họ: “Các bạn coi ai là mẫu linh mục lư tưởng mà Đức Giêsu đă phác họa?” Người thứ nhất trả lời: “Thưa cha, con nghĩ đến những người như Giám mục Jacques Gaillot, một vị tông đồ trung thực, thẳng thắn của ḥa b́nh,  một con người hoàn toàn dấn thân cho những kẻ bị loại ra bên lề cuộc sống.”

Mới đây, sau một bài nói chuyện với một nhóm vài trăm nhà hoạt động cho ḥa b́nh, tôi thẳng thắn tuyên bố rằng một Kitôhữu, nhất là một linh mục, nếu không tỏa ra tinh thần ḥa b́nh và không giúp thăng tiến ḥa b́nh, nếu không cổ vơ cho con đường phi bạo lực và cho một nền công lư phổ cập, th́ Kitôhữu ấy chẳng có giá trị ǵ. Lập tức, từ trong thính giả có ư kiến: “Vậy phải nghĩ sao về việc cách chức Giám mục Gaillot, vị giám mục duy nhất ở Pháp nêu rơ lập trường chống vũ khí hạt nhân và kiên quyết đứng về phía những người tội lỗi và những kẻ bị khinh thường?” Hơi ngập ngừng, tôi nói: “Dường như một Kitôhữu, hoàn toàn dấn thân cho tinh thần phi bạo lực theo Tin Mừng, đương nhiên sẽ gặp rủi ro.” Tôi tin rằng đó là một rủi ro cùng loại với rủi ro của các ngôn sứ thời xưa, nhất là của Đức Giêsu, vị Ngôn Sứ và Người Mẫu của mọi thời đại.

Bạn đọc thân mến, v́ thế, tôi mời bạn cùng bước vào cuộc t́m hiểu này để nhận hiểu sâu xa hơn về điều Đức Giêsu nhắm đến khi Ngài kêu gọi những kẻ tin Ngài thể hiện sự sống Phục Sinh của Ngài và loan báo chiến thắng cuối cùng của ḥa b́nh trong và xuyên qua cuộc Phục Sinh ấy. Trong quá tŕnh t́m hiểu, chúng ta sẽ tham chiếu đến Thánh Kinh và lịch sử – bởi v́ Đức Giêsu, Đấng đă có, đang có và sẽ đến, dạy chúng ta trong nhăn giới của toàn lịch sử cứu độ.

Thật vậy, một lư do chính để khảo sát Thánh Kinh - (ngoài công việc rất quan trọng là văn hồi ư nghĩa nguyên thủy trong những bối cảnh lịch sử khác nhau của nó) - là nhằm để khám phá theo một khoa chú giải mới những ǵ mà Tin Mừng muốn nói hôm nay, và những nhận hiểu này có thể ảnh hưởng như thế nào đến ư nghĩa của sứ vụ linh mục hôm nay và ngày mai. Như vậy, khoa chú giải này đ̣i hỏi chúng ta phải nhận hiểu và vận dụng các dấu chỉ của thời đại như một phần cốt yếu của cuộc thảo luận, nếu chúng ta muốn biện phân đúng đắn loại chức linh mục nào mà Đức Giêsu đă h́nh dung. Điều này đặc biệt quan trọng, v́ với chủ điểm “linh mục”, chúng ta hầu như không t́m thấy ǵ liên quan trong Kinh Thánh Kitô giáo – chính bởi v́ từ ngữ này chưa tồn tại vào thời mà Kinh Thánh được viết ra hay được sưu tập. Cuối cùng, điều quan trọng không phải là chính bản thân hạn từ chuyên biệt ấy mà đúng hơn là hiện tượng chức linh mục, theo một ư nghĩa chuyên biệt Kitô giáo, được ghi nhận trong lịch sử và qui hướng về cuộc đời và sứ vụ của chính Đức Giêsu. <OJ>

  

1. KINH NGHIỆM GÓP NHẶT TRÊN ĐƯỜNG ĐỜI TÔI

Dù được ư thức hay không, các kinh nghiệm sống của chúng ta sẽ ảnh hưởng trên cách nghĩ  và cách cảm nhận của chúng ta về thực tại. Suy tư về những kinh nghiệm – cả tích cực lẫn tiêu cực - có thể là một công việc đầy bổ ích để hiểu sâu xa hơn cách thức Thiên Chúa hiện diện và hướng dẫn chúng ta trên hành tŕnh đức tin của ḿnh. Mang hoài băo ấy, khi kết thúc 56 năm linh mục của ḿnh, tôi muốn suy tư ở đây về các kinh nghiệm của chính tôi - cũng như về cách mà những kinh nghiệm đó đă giúp tôi khám phá và tiếp tục thăng tiến ơn gọi linh mục của ḿnh.   

     Khám phá ơn gọi của tôi

Đầu tiên, một điều thật chắc chắn: Những kinh nghiệm ấu thời của tôi với cha sở, một con người trung b́nh về mọi tiêu chuẩn, không gợi ra nơi tôi ư tưởng nào hay niềm khát khao nào muốn bắt chước ngài. Tuy nhiên, vào thời ấy, với chức thánh, vị mục tử được đoàn chiên nh́n nhận như một con người cao cả trỗi vượt, một thứ ông chủ, và là một trong những người được kính trọng nhất trong thị xă, cha sở là con người đưa ra phán quyết cuối cùng về mọi sự – dù phán quyết đó đúng hay sai.

Ngay từ hồi c̣n bé tẻo teo, tôi đă có một kinh nghiệm hăi hùng về con chó của cha sở. Không biết v́ lư do ǵ, nó ghét cay ghét đắng tôi. Không giống như các thiếu nhi được cha sở đưa vào khuôn khổ răm rắp trong lớp học, con chó dữ tợn ấy được cho phép đi lang thang tùy thích. Không may, con đường từ nhà tôi đến trường phải đi ngang nhà xứ! Những lúc đi một ḿnh, tôi tự vơ trang bằng vài cục đá để tự vệ, pḥng chống khả năng con chó có thể tấn công bất cứ lúc nào.

Vào một ngày như thế, con chó của cha sở chứng tỏ thế “thượng phong” của nó và tấn công tôi. Nó cắn đúng vào chỗ kín của tôi. Hoảng sợ, tôi chạy về nhà với mẹ, khóc bù lu bù loa suốt con đường. Sau khi săn sóc vết thương cho tôi, mẹ dẫn tôi đến nhà xứ và xin gặp cha sở để ngài tận mắt chứng kiến những ǵ con chó hung dữ của ngài đă gây ra cho tôi. Người giúp việc của ngài lạnh lùng trả lời: “Con Ki không vô cớ tấn công ai bao giờ!”

Thế đấy! Bạn thử tưởng tượng đi.

Tuy nhiên, tôi rất mừng để nói rằng khi cha sở thấy tôi trong t́nh trạng thê thảm như vậy, ngài tỏ vẻ cảm thông. Ngài cố an ủi tôi, rồi trao cho mẹ tôi một món tiền để mua cho tôi một cái quần mới. Nhiều năm sau, khi giảng tĩnh tâm cho các linh mục, tôi đă chia sẻ một bài suy niệm với đề tài “Con Chó Của Cha Sở” - dựa vào câu chuyện thời thơ ấu ấy của ḿnh.

Họa vô đơn chí, đó không phải là kinh nghiệm cuối cùng của tôi với con chó kia. Vào giai đoạn đói kém ở Đức thời hậu chiến, tôi là một linh mục trẻ, phờ phạc dấu vết chiến tranh, trở về vùng quê ấy để giúp Mùa Chay. Vừa nhác trông thấy con chó ác ôn ngày trước - bấy giờ đă to mập hơn và hỗn láo hơn! - tôi cảm thấy sôi sục trong ḷng. Dù tôi không tỏ ra một dấu hiệu ǵ ác cảm với nó, con chó vẫn gầm gừ khiêu khích. Rồi sau đó – vào khoảng nửa đêm, khi tôi giải tội về muộn - nó đă ra tay! Số là, trong bóng đêm tối mịt, tôi đứng đợi ở cửa nhà xứ, phía gần với khu vườn chỗ con chó hay đi qua và sủa la inh ỏi; tôi hy vọng sẽ có ai đó nghe tiếng nó và can thiệp. V́ chẳng ai chú ư, tôi đánh liều mở cửa và lập tức bị con chó độp một phát vào cổ. Hoảng hồn, tôi kêu thét lên. Nhưng một lần nữa, tôi hết sức ngạc nhiên và không thể tin vào tai ḿnh khi nghe có tiếng nói vọng ra: “Con Ki không bao giờ vô cớ bắt nạt ai.” Sau này, có nhiều dịp lui tới rất nhiều nhà xứ, tôi ghi nhận rằng ḿnh đă gặp rất nhiều con chó thân thiện, phản ảnh đúng những cha sở thân thiện - giống như con Ki phản ảnh rất đúng chủ của ḿnh.

Kinh nghiệm thực tế đầu tiên của tôi với cha sở quê ḿnh – xét trong tư cách là thầy dạy - đă xảy ra khi tôi tham dự lớp giáo lư của ngài. Là một con người rất nghiêm khắc, ngài thường giận dữ đến độ bất nhẫn, sử dụng đ̣n roi để kiểm soát và quản lư đám học sinh – không khác mấy với nhiều nhà giáo thời ấy. Đó là một trong những lư do khiến tôi không bao giờ gần gũi ngài, cũng không nhận được ấn tượng ǵ từ cung cách ngài giảng dạy đức tin Công Giáo.

Năm lên chín tuổi, tôi và các bạn cùng lớp được giúp sửa soạn rước lễ lần đầu, và biến cố này trở thành một kinh nghiệm không vui ǵ đối với tôi. Để đảm bảo rằng bọn nhóc sẽ xưng tội cách trọn vẹn, cha sở kể câu chuyện kinh khủng sau đây – câu chuyện làm tôi sợ điếng người:

Thầy tu già nọ qua đời một cách rất thánh thiện. Sau bài kinh “Requiem”, vị tu viện trưởng bắt đầu bài điếu văn ca ngợi người quá cố. Bỗng dưng, có một tiếng thét lớn từ trong quan tài:

-“Ngừng! Ngừng! Xin hăy ngừng những lời nói vô nghĩa ấy! Tôi đang ở trong hỏa ngục.”

-“Ủa, sao lạ kỳ thế?”, tu viện trưởng hỏi.

Người chết trả lời: “Dạ, lúc con xưng tội lần đầu, v́ xấu hổ, con đă giấu đi một tội!”

Quá run sợ, tôi đă lấy giấy bút, ghi ra một bảng liệt kê dài ngoằng các tội – tội thực và tội tưởng tượng – và bắt đầu xưng thú với hy vọng ‘vuốt giận’ được Thiên Chúa, vị Thiên Chúa mà tôi h́nh dung là rất khắc nghiệt và sẵn sàng tống cổ tôi xuống hỏa ngục bất cứ lúc nào. Niềm háo hức trước đó của tôi đối với bí tích này chợt tắt ngúm ... cho tới khi một cha giải tội khôn ngoan của một tu viện gần đó đă cứu tôi.

Đối lập lại với kinh nghiệm nói trên, tôi có những kư ức dễ thương về người mẹ rất khôn ngoan của ḿnh. Mỗi buổi tối mùa đông, mẹ đọc cho tôi nghe những đoạn Tân Ước đầy cảm kích, những câu chuyện về cuộc đời các thánh, và nhất là những mẩu chuyện về các nhà truyền giáo được viết phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi. Thật vậy, bố mẹ tôi đặc biệt quan tâm đến những tin tức về hoạt động truyền giáo ở  nước ngoài. T́nh yêu và ḷng quan tâm của bố mẹ đối với công cuộc truyền giáo là hạt giống nuôi dưỡng nơi tuổi trẻ của tôi một khát vọng trở thành nhà thừa sai rao giảng Tin Mừng tại Phi Châu hay Á Châu. Đó là niềm cảm hứng pha trộn giữa chất lăng mạn của tuổi trẻ và một nhận thức nghiêm túc về ư nghĩa của việc rao giảng Tin Mừng.

Khi tôi lên mười tuổi, việc chuẩn bị rước lễ lần đầu đă được cha sở làm một cách khá hơn. Sau mẹ tôi, chính chị Constantine là người đă giúp tôi nhiều nhất. Mẹ tôi ủy thác tôi cho sự ân cần hướng dẫn của chị Constantine – và vào hôm Rước Lễ lần đầu, tôi cảm thấy rất tự tin để nói với chị: “Em muốn trở thành một vị thánh.” Không chút tham vọng nào, nhưng vốn có tấm ḷng và sự khôn ngoan của một giảng viên giáo lư đích thực, chị tôi đă trả lời một cách đơn sơ: “Nên lắm chứ!” Theo cách nghĩ của tôi, tôi thấy chị Constantine vượt xa cha sở nhiều năm ánh sáng về việc rao giảng cho tôi Tin Mừng ơn cứu độ. Và rơ ràng, chị đă bước đi trên con đường của Đức Kitô; rồi ở tuổi 51, chị qua đời một cách thánh thiện trong tư cách là một nữ tu Phan Sinh.

Gần 12 tuổi, có lần trong một khoảnh khắc lắng đọng, tôi sà lại chỗ mẹ tôi và hỏi: “Mẹ ơi, mẹ nghĩ ǵ nếu con trở thành một nhà truyền giáo – dù con biết ḿnh phải cố gắng rất nhiều để đạt được điều đó?” Âu yếm nh́n tôi, mẹ khích lệ: “Bernard con, không có vị thánh nào từ trên trời rơi xuống cả. Điều mà những người khác làm được th́ – với sự trợ giúp của ơn Chúa - con cũng sẽ làm được.” Kể từ giây phút đó, tôi quyết tâm hiện thực hóa giấc mơ thừa sai của ḿnh. Tuy vậy, ở lứa tuổi đó, ư niệm làm ‘linh mục ‘ c̣n quá xa vời đối với tôi. H́nh ảnh linh mục bằng xương bằng thịt của cha sở địa phương đă không hấp dẫn tôi chút nào, nhưng ư niệm về một nhà thừa sai rao giảng Tin Mừng th́ ngập tràn trong đầu óc non trẻ của tôi, với bao h́nh dung tuyệt vời. Đằng sau niềm hy vọng ấy, dấu hỏi căn bản vẫn c̣n nguyên đó với tôi: “Trở thành một vị thánh! Tại sao không?”

Ít lâu sau, niềm hy vọng truyền giáo của tôi được củng cố mănh liệt bởi các cha Ḍng Chúa Cứu Thế khi các ngài đến giảng tuần đại phúc tại giáo xứ. Tôi có ấn tượng đặc biệt với Cha Leonard Eckl, người về sau đă trở thành một nhà truyền giáo và được bầu làm Bề Trên Giám Tỉnh Ḍng Chúa Cứu Thế ở Brazil. Ngài có đặc sủng đặc biệt về việc khơi gợi và nâng đỡ các ơn gọi trong thanh thiếu niên. Các câu chuyện của ngài về những chuyến đi truyền giáo trên lưng ngựa để cử hành các bí tích và rao giảng về một Thiên Chúa t́nh yêu tại một số vùng của đất nước ấy đă thu hút sự chú ư của tôi cách mănh liệt và đă củng cố nhiệt tâm nơi tôi.

Nhiều năm sau, khi sắp hoàn thành học tŕnh tú tài, tôi đă manh nha nghĩ đến việc trở thành một nhà truyền giáo Ḍng Tên. Số là, tôi rất ngưỡng mộ nhiệt huyết truyền giáo của các vị ấy: trở thành mọi sự cho mọi người tại các vùng đất A Châu. T́m hiểu chương tŕnh huấn luyện của ḍng này, tôi được biết rằng sau giai đoạn tập, có hai hướng được mở ra: các sinh viên có năng lực được khuyến khích trở thành giáo sư, c̣n những sinh viên trung b́nh th́ được mời gọi đi truyền giáo. Biết được điều này, niềm thích thú của tôi đối với Ḍng Tên chợt tan biến – v́ tôi muốn (song đă không đạt được) sự bảo đảm rằng ḿnh sẽ trở thành một nhà truyền giáo chứ không phải là một giáo sư.

Bỏ cuộc với Ḍng Tên, tôi t́m đến tham vấn vị Bề Trên Giám Tỉnh Ḍng Chúa Cứu Thế và dọ ư xem ngài có thể bảo trợ cho tôi trở thành một nhà truyền giáo hay không. Hết sức nghiêm túc, ngài nói rằng ngài có thể cung cấp cho tôi 90 phần trăm cơ hội để tôi hiện thực hóa giấc mơ của ḿnh. Với đầy ḷng xác tín, tôi gia nhập và hoàn thành giai đoạn tập của ḿnh, rồi không lâu sau đó tôi được chỉ thị học tiếng Bồ Đào Nha và nghiên cứu văn hóa Brazil. Cho tới lúc được truyền chức linh mục, tôi đă được chuẩn bị sẵn sàng để sống cuộc đời thừa sai và tôi hân hoan xác tín rằng đó là con đường cụ thể để tôi sống đời linh mục của ḿnh.     

      Thánh lễ mở tay

Cùng với John Flad – là bạn và là anh họ của tôi - tôi thụ phong linh mục vào tháng 5, 1939. C̣n nhớ, hồi tôi bắt đầu học thần học, mẹ của John (cũng là vú đỡ đầu của tôi) nói với anh ta: “Nếu Bernard, bạn con, dám học thần học, tại sao con không dám hở?” Ở đây có thể nói thêm rằng tôi vốn luôn được coi là kẻ dám liều hơn John; chắc hẳn cũng v́ vậy mà tôi không được kể là một anh chàng ngoan ngoăn lắm. Điều thú vị là khá lâu trước những cải cách của Công Đồng Vatican II, John và tôi đă hăng hái bênh vực cho việc canh tân phụng vụ. V́ thế, xét rằng cả hai cùng đồng hành với nhau trong suốt những năm chủng viện, chúng tôi không thể h́nh dung ḿnh không được phép dâng thánh lễ mở tay đồng tế với nhau. Tuy nhiên, không phải là những kẻ phản loạn, chúng tôi chỉ phê phán các qui định đó một cách ôn ḥa mà thôi. Thật tiếc, mỗi chúng tôi phải làm lễ riêng, người này sau người khác, tại giáo xứ nhà quê của ḿnh.

Hôm ấy trời trút mưa tầm tă, chúng tôi tự hỏi đó là điềm ǵ vậy. V́ John và tôi đều là những con người lạc quan, nên chúng tôi giải thích rằng cơn mưa ấy là một dấu hiệu của ân sủng Thiên Chúa tuôn tràn trên chúng tôi - để chúng tôi có thể trổ sinh dồi dào hoa trái.

Ít lâu sau, lúc tôi chuẩn bị mua vé tàu đi Brazil, Bề Trên Giám Tỉnh bất ngờ gơ cửa pḥng tôi – và tôi hết sức ngạc nhiên về vinh dự này. Đây chính là vị giám tỉnh sáu năm trước đă bảo rằng tôi không cần phải sợ trở thành một giáo sư – và ngài cũng là người thầy đă hướng dẫn tôi học tiếng Bồ Đào Nha và nghiên cứu văn hóa Brazil sau khi tôi khấn lần đầu. Té ra, cơn mưa hồng phúc dịp tôi thụ phong linh mục trở thành một gáo nước lạnh dội lên đầu tôi, khi tôi nghe vị giám tỉnh chậm răi nhấn từng tiếng: “Khi các giáo sư của anh nghe biết anh được chỉ định đi Brazil, họ tỏ ra rất bức xúc với tôi. Họ muốn anh tiếp tục học để lấy học vị tiến sĩ thần học luân lư.” Giật ḿnh, tôi trả lời: “Thưa Bề Trên, một yêu cầu như thế chỉ có thể là sự chọn lựa cuối cùng của con thôi.” Tôi cũng thẳng thắn tŕnh bày thêm rằng tôi không ‘kỵ’ ǵ hơn việc phải học đào sâu loại thần học luân lư mà ḿnh đă được dạy cho trong chương tŕnh đào tạo. Giám Tỉnh lập tức trả lời: “V́ thế, chúng tôi muốn có sự thay đổi. Vả lại, anh không phải đi học ở Rôma đâu! Anh có thể chọn giữa Tubingen và Munich.”

Dù rất trân trọng sự tín nhiệm lớn lao mà các giáo sư dành cho khả năng trí thức của ḿnh, tôi vẫn rất thất vọng v́ các mơ ước và dự định của ḿnh xem như đă hoàn toàn sụp đổ. Chỉ sau này khá lâu tôi mới nhận ra rằng lúc đó bề trên đă trao cho ḿnh một sứ mạng thật quan trọng: tôi phải cố gắng hết sức ḿnh để làm cho việc giảng dạy thần học luân lư thực sự trở thành một phần cốt yếu trong công cuộc rao giảng cho mọi người Tin Mừng về quyền năng và sự hiện diện cứu độ của Thiên Chúa. Vả chăng, lúc đó tôi không thể nào thấy trước rằng việc học và những kinh nghiệm của ḿnh sau này trong chiến tranh sẽ giúp tôi có nhiều cơ hội để thực sự trở thành một nhà truyền giáo như ḿnh vẫn ước mơ.   

     Trong ngành y tế

Được phép chọn lựa, tôi đă chọn học ở Đại Học Munich dưới sự hướng dẫn của Giáo sư Theodore Steinbuckel; đây chính là một nhà tiên phong trong công cuộc canh tân thần học luân lư. Đề tài tôi được giao để làm luận văn tiến sĩ là: “Thánh và Thiện - hay mối Quan Hệ giữa Tôn Giáo và Luân Lư.” Tuy nhiên, chưa kịp bắt tay vào luận văn này th́ tôi đă trở thành một trong những linh mục đầu tiên được gọi nhập ngũ vào quân đội Đức. Theo qui định của Bản Thỏa Ước giữa nhà nước với Rôma, các linh mục có thể được gọi nhập ngũ nhưng chỉ để phục vụ trong tư cách là những nhân viên y tế mà thôi. Đơn vị huấn luyện mà tôi được bố trí vào hầu như gồm toàn là các linh mục, bác sĩ và sinh viên y khoa. Tất cả chúng tôi sống với nhau trong bầu khí ấm t́nh huynh đệ – và tất cả đều chia sẻ nỗi căm ghét đối với cuộc chiến tranh phi nghĩa này.

Có một anh hạ sĩ nọ trong đơn vị tôi, tính t́nh rất chất phác, nhưng đồng thời cũng có nhiều mặc cảm tự tôn. Lần nọ, anh ta ra lệnh cho một linh mục phải vừa chạy dọc suốt chiều dài sân vừa la lớn: “Tôi là một thằng ngốc!” Chấp hành mệnh lệnh, anh linh mục ấy cắm cổ chạy và lém lỉnh la thật to: “Thưa hạ sĩ! Đúng, đúng! Hạ sĩ là một thằng ngốc!” Sự táo bạo ấy của anh bạn linh mục đă đem lại cho chúng tôi một trận cười nghiêng ngả – và nó cũng giúp đào sâu t́nh đồng đội của chúng tôi. Hơn nữa, câu chuyện ấy cũng cho thấy rằng các linh mục không ngu đần cũng không nhát đảm. Họ cũng không hề nghèo khiếu hài hước!

Là lính cứu thương, chúng tôi được qui định không bao giờ được phép làm bất cứ ǵ thuộc sứ vụ linh mục, trong bất luận trường hợp nào. Ai vi phạm điều lệnh ấy có thể phải nhận h́nh phạt tới chín năm tù. Tôi tự nhủ ḿnh sẽ vi phạm điều lệnh ấy bất cứ khi nào có dịp cho ḿnh vi phạm – tôi vốn đă chẳng từng mang tiếng là một anh chàng ‘bướng bỉnh’ đó sao! Trong cuộc chiến tranh kéo dài với Nga, tôi phục vụ trong bộ binh với tư cách là một trung sĩ cứu thương. Rất nhiều trường hợp, tôi mang về tuyến sau những người lính bị thương ở mặt trận, và tôi luôn luôn sẵn sàng phục vụ cho bất cứ ai cần đến sự săn sóc y tế. Qua thái độ sẵn sàng ấy của tôi, người ta nhận thấy rằng tôi thực sự là “một người trong họ” – và cũng nhờ đó, tôi nhận được sự tín nhiệm của họ ngày càng hơn.

Đàng khác, cũng có nhiều người quá khích luôn luôn tỏ thái độ khinh miệt các linh mục. Một hôm, một đại úy đă lăng nhục tôi trước mặt nhiều người lính. Tôi điềm tĩnh nói với anh ta: “Nếu một ngày nào đó anh cần sự giúp đỡ, tôi sẽ sẵn sàng. Xin anh đừng quên nhé!” Vài tuần sau, chuyện xảy ra là tôi mang chính viên đại úy ấy từ mặt trận về tuyến sau trong một cuộc tải thương ‘thập tử nhất sinh’ cho chính bản thân tôi – tôi chăm sóc vết thương cho anh ta một cách tận t́nh. Nước mắt ràn rụa, viên đại úy xin tôi tha thứ về sự xúc phạm của anh đối với tôi. Kinh nghiệm này đă giúp tôi thấy rơ hơn ư nghĩa của mấy tiếng “một người trong chúng ta”, một ư nghĩa được đào sâu thấm thía trong suốt cuộc chiến tranh ấy.

Đức Kitô, Con Người, là “một người trong chúng ta” cho hết mọi người không trừ ai. Cũng vậy, với tất cả niềm xác tín của ḿnh, tôi đă chọn lựa vượt qua mọi biên giới quốc gia. Mùa đông 1940-41, đơn vị tôi đóng quân ở Normandy, nơi mà ban đầu rất nhiều gia đ́nh Pháp và các linh mục địa phương đă coi tôi như một người bạn của họ. Bất chấp luật cấm của chế độ Đức Quốc xă, Chúa Nhật nào tôi cũng cử hành Thánh Lễ trọng thể trong Nhà Thờ Chính Ṭa Bayeux, cho các quân nhân của chúng tôi và cho cả dân chúng địa phương của vùng đó. Vốn bị đói khát về tâm linh do hoàn cảnh chiến tranh, người ta đến tham dự thánh lễ mỗi tuần mỗi đông hơn. Chắc hẳn nhiều người trong họ không thể lường hết được sự liều lĩnh của tôi khi thi hành sứ vụ của ḿnh như thế!

          Một ngày Chúa Nhật, tôi cưỡi xe đạp vào thị xă và, trên đường, tôi gặp viên sĩ quan chỉ huy ở Bayeux, ông gọi tôi lại. Tôi bồn chồn tự hỏi có phải ông ta muốn hạch tội ḿnh về sự vi phạm của ḿnh không. Và tôi sung sướng thở phào khi ông nồng nhiệt chào tôi và nói rằng ông cũng sẽ giúp tôi trong chuyện làm lễ ấy. Thêm nữa, ông c̣n ngỏ ư gửi đội quân nhạc tới để giúp cho Thánh Lễ thêm phần long trọng. Thế là từ đó ông cho người đưa tôi đến Nhà Thờ Chính Ṭa bằng xe hơi! Rơ ràng, do nhận hiểu sự bất công của luật, viên chỉ huy này đă thể hiện một tinh thần cương trực và can đảm khi dám gạt luật qua một bên – ví ích lợi của mọi người.

Trong những tháng tiếp theo sau, các đường ranh giáo phái sụp đổ rất ngoạn mục. Một hôm, một nhóm quân nhân Tin Lành đến gặp tôi và ngỏ ư xin tôi tổ chức một buổi tối học hỏi Thánh Kinh với họ. Suốt thời gian ở đơn vị này, tôi đă gặp họ đều đặn và t́nh thân của chúng tôi ngày càng được đào sâu. Vào thời gian trước khi bùng nổ cuộc chiến tranh với Nga, tôi đảm nhận việc cử hành Thánh Thể và giải tội chung cho các quân nhân thuộc các Giáo Hội khác nhau, và đa số trong họ đă tham dự. Trong t́nh h́nh khẩn trương lúc ấy, và với cảm nghiệm sâu sắc rằng tất cả chúng tôi là một trong Đức Giêsu Kitô, tôi nhận thấy quả là điều hết sức kỳ quái và tởm gớm việc kiên quyết duy tŕ sự phân biệt giữa người Tin Lành và người Công Giáo. Mọi người chúng tôi, bất kể thuộc niềm tin nào, đều cảm thấy được mời gọi chia sẻ trong mối hiệp thông. Vào một dịp khác, tôi nói với các người bạn Tin Lành của tôi rằng vị mục tử chính thức của họ chắc chắn sẽ đến để săn sóc họ, nhưng câu trả lời của họ là: “Thưa cha, thực sự chẳng có lư do nào để tạo ra bất cứ sự thay đổi nào cho chúng tôi cả, v́ cha là ‘một người trong chúng tôi!’” Vâng, trở thành một người giữa những người khác – đó là một niềm vui và là đặc ân lớn lao hơn bất cứ cảm nghiệm nào khác mà tôi có được trong thời chiến, và tôi đă có nhiều dịp để kinh nghiệm lại điều này.

Tôi đă có những cơ hội tuyệt vời để cung ứng sự trợ giúp – cả về y tế lẫn về tâm linh - cho nhiều anh em Chính Thống Nga cũng như  Ucraina. Chúng tôi đă cùng nhau chia sẻ một cảm nghiệm đầy cảm kích qua một nghi lễ rửa tội cho một nhóm đông đảo các thiếu nhi và thiếu niên. Ít lâu sau đó, khi tôi nói với một số phụ nữ rằng tôi sẽ đến dâng Thánh Lễ vào Chúa Nhật tuần tới - tin tức này đă lan ra rất nhanh, và rất nhiều người, khao khát niềm vui của bí tích này, đă đến tham dự.

Gần cuối cuộc chiến bi thảm ấy, tôi là một tù nhân chiến tranh, được giam giữ tại một căn cứ ở Ba-lan. Giáo dân của một giáo xứ Ba-lan gần đó – mà tôi đă từng săn sóc  cho một số bệnh nhân trong họ và rửa tội cho các em bé của họ – đă quyết định cứu tôi và vận động để tôi trở thành cha sở của họ. Một lần nữa, tôi cảm nghiệm được ư nghĩa thâm sâu thế nào là “một người trong chúng ta”. Đó là một biến cố giúp tôi thực sự nh́n thấy - bằng con mắt đức tin – ánh sáng của Đức Kitô, Đấng nh́n nhận chính Ngài là “Con Người”, là “một người trong chúng ta”.   

    “Chúa Có Thể Gửi Một Linh Mục Đến Với Tôi Sao?”  

Vào một trong những ngày khốc liệt nhất ở mặt trận Nga, tôi hoàn toàn kiệt sức do phải làm việc với quá nhiều quân nhân bị thương và tử trận. Hy vọng tranh thủ được một chút nghỉ ngơi để hồi sức, tôi bắt đầu đào một hố cá nhân ngay trong tầm quan sát của ‘đối phương’. Vừa khi bắt đầu đào, tôi nghe một tiếng rên ở gần đó: “Cứu thương, cứu tôi với!” Xét theo tự nhiên con người và xét trong bối cảnh nhà binh, lúc ấy tôi có thể cho phép ḿnh làm ngơ. Thứ nhất, v́ tôi cảm thấy ḿnh hoàn toàn kiệt sức; và thứ hai, con người đang kêu rên kia không phải là người của đơn vị tôi, không phải là “một người trong chúng tôi”. Tuy nhiên, bất chợt tôi nhận thấy rơ rằng anh ta là “một người trong chúng tôi”, một người – như mọi người chúng ta – đang cần tôi trong tư cách là một linh mục. Tôi tập trung hết sức lực c̣n lại của ḿnh, ḅ ra kiếm người lính ấy. Mười phút sau, tôi t́m thấy anh ta giữa khoảng đồng trống, ngay trong tầm nh́n của lính Nga. Giờ đây nhớ lại, tôi vẫn c̣n ngạc nhiên không biết tại sao hôm ấy phía Nga đă không bắn tôi. Có lẽ họ nhận ra tôi là một lính cứu thương, và v́ họ tôn trọng luật quốc tế nên tha mạng cho tôi. Đối với tôi, không bao giờ có chuyện phân biệt đối xử bên ta bên địch. Người linh mục không biết đến các vành đai phân cách; và người nhân viên cứu thương - do đặc tính công việc của ḿnh - là người phục vụ kẻ khác không cần biết kẻ đó là ai.

Khi tôi tới chỗ người lính bị thương, tôi cố gắng giúp anh ta nhưng lập tức nhận ra rằng ḿnh không thể làm ǵ để cứu sống anh ta được. Trong tâm trạng ân hận, tôi nói với anh: “Là một nhân viên cứu thương, tôi đă đến quá trễ, nhưng trong tư cách là một linh mục, tôi đang có mặt ở đây kịp thời cho anh.” Đôi mắt mở rộng với ánh nh́n ngạc nhiên, người lính hỏi: “Chúa có thể gửi một linh mục đến với một tội nhân như  tôi sao?” Anh càng sửng sốt hơn nữa khi tôi cho biết rằng tôi có đem theo Ḿnh Thánh Chúa cho anh làm của ăn đàng.[2] Về sau, khi tôi báo tin cho gia đ́nh người lính ấy về cái chết của anh, một linh mục – là anh em họ của người quá cố – đă cho biết: “Thật là một phép lạ! Anh ấy đă bỏ không lui tới nhà thờ kể từ khi xảy ra một vụ trong đó anh bị cha sở cư xử bất công một cách thậm tệ. Anh ấy đă không bao giờ trở lại – dù mẹ anh ấy vẫn không ngừng cầu nguyện đêm ngày cho anh được ơn trở lại.”

Một linh mục, nếu không phải là người cho người khác, th́ linh mục ấy đang đi ngược lại ơn gọi của ḿnh. Chỉ khi nào linh mục đáp ứng cho nhu cầu của con người trong bất cứ hoàn cảnh nào ḿnh được mời gọi đáp ứng, th́ linh mục mới khám phá ra căn tính đích thực của ḿnh nơi Đức Kitô, Đấng là “Con Người”, Đấng măi măi là “một người trong chúng ta.”

Riêng cá nhân tôi, thật là phấn khởi được nghe những người Nga, Ucraina, Ba-lan nói: “Cha Haring là ‘một người trong chúng tôi.’” Đành rằng nói cho cùng, đó không phải là cái ǵ phi thường lắm, song đó là một xác nhận quan trọng về căn tính của tôi – và là một thách đố tôi tiếp tục đào sâu và phát triển căn tính linh mục của ḿnh suốt cuộc đời ḿnh.

 

     Giữa đám dân tị nạn

Ít lâu sau chiến tranh, niềm hy vọng thừa sai của tôi được hiện thực hóa giữa những nạn nhân chiến tranh. Tôi và vài linh mục đồng sự trải qua một số năm rao giảng Tin Mừng cho những người tị nạn Công Giáo không nhà cửa ở Đức – họ sống trong những vùng, mà cho tới thời ấy, là những vùng riêng của Tin Lành. Không có một tổ chức giáo xứ hay cộng đoàn Công Giáo nào tồn tại ở đấy. Suốt thời gian đó, mỗi năm tôi bỏ ra khoảng mười tuần để viếng thăm các vùng nói trên với ba linh mục khác – nhưng mỗi người chúng tôi phụ trách các thị trấn hay các làng riêng.

Ban đầu, chúng tôi thăm từng gia đ́nh trong một khu vực nào đó - và đôi khi vị mục sư Tin Lành cho chúng tôi mượn nhà thờ để qui tụ và cử hành phụng tự. Tuy nhiên, đa số các trường hợp, chúng tôi thuê một vũ trường hay một căn pḥng rộng để làm địa điểm qui tụ. Việc ăn uống ngủ nghỉ của chúng tôi do chính những người dân tị nạn này sắp xếp.

Tại một thị trấn nhỏ, không có người tị nạn Công Giáo nào mời tôi ngủ lại trong nhà họ, v́ thế tôi đi tới một pḥng trọ của một người Tin Lành. Chủ nhân cung cấp cho tôi một chỗ vốn thường dành cho những người ăn xin lang thang. Tôi không ngạc nhiên khi nhận thấy các tấm trải giường lâu rồi chưa được thay. V́ những người ăn xin không có tiền để chi trả, nên chủ pḥng trọ không buồn nghĩ đến chuyện săn sóc giường chiếu cho họ. Khi gia đ́nh của một giáo viên Tin Lành phát hiện ra tôi đang ở đấy, họ thay tấm trải giường cho tôi, mời tôi đi ăn tối, và thậm chí báo cho các người tị nạn Công Giáo biết về t́nh trạng chỗ ở của tôi. Nhờ biến cố đó, tôi đă nhận được sự trợ giúp đáng kể của những người tị nạn nhiệt t́nh liên đới với tôi.

Trước khi tôi nhận sứ vụ đặc biệt này, với ḷng hăng hái của một linh mục, tôi đă chuẩn bị mười sáu bài giảng về các chủ đề chính của Kitô giáo, nhưng tôi đă không bao giờ dùng đến bất cứ bài nào trong số đó! Sống gần gũi người nghèo, tôi sớm hiểu ra rằng cách tốt nhất để rao giảng Lời Chúa cho họ là tiên vàn phải biết lắng nghe những ưu tư, hy vọng và niềm vui của họ.

Chính trong những năm đầy khó khăn thử thách ấy mà tôi đă bắt đầu viết ra các tư tưởng của ḿnh, kết đọng lại trong tác phẩm ba tập Luật của Đức Kitô. Nếu không có những kinh nghiệm chia sẻ cuộc sống với bao người nghèo khổ và túng thiếu thời chiến tranh và sau chiến tranh như thế, th́ bản văn kia của tôi rất có thể đă khác đi rất nhiều.

Quả thật, quăng thời gian đó đă giúp tôi nhận hiểu hơn rất nhiều về con người và sứ vụ của Đức Giêsu, Đấng đă đi khắp các thị trấn và làng mạc Galilê rao giảng Tin Mừng cho người nghèo và là Đấng không bao giờ biết ḿnh sẽ tựa đầu vào đâu. Việc săn sóc và rao giảng Tin Mừng cho các quân nhân và những người tị nạn đă trở thành một kinh nghiệm căn bản cho tôi. Mười tám quốc gia Phi Châu mà tôi đă phục vụ (một cách không liên tục) trong quăng thời gian hai mươi năm sau Công Đồng Vatican II đă định h́nh nhăn quan, các ư tưởng và các phương thức thi hành sứ vụ của tôi trong Thế Giới Thứ Ba, và cũng đă hiện thực hóa những niềm hy vọng truyền giáo trước đây của tôi gấp trăm lần.

Những kinh nghiệm vừa có sức thay đổi đời sống vừa có tính thách đố sâu xa này đă cho phép tôi nhận thức những vấn đề nền tảng mà tôi nghĩ rằng rất có thể ḿnh không bao giờ thực sự nhận hiểu nếu như ḿnh không sống giữa người nghèo. Những kinh nghiệm ấy cũng giúp đào sâu nhận thức của ḿnh về vai tṛ của người linh mục xét như là môn đệ Đức Kitô. Quả thật, làm sao chúng ta có thể thực sự chia sẻ sứ điệp Tin Mừng với những người cùng khổ nếu chúng ta không sẵn sàng đảm nhận thân phận nghèo của họ? Biết về cái nghèo và sống cái nghèo, hai điều ấy hoàn toàn khác nhau. Trở thành môn đệ của Con Người, điều đó đ̣i hỏi chúng ta phải suy niệm hằng ngày - ở đây, bây giờ, và trong bối cảnh cuộc sống cụ thể - về ư nghĩa của tiếng gọi trở thành “một người trong chúng ta”. Tất cả điều này sẽ trực tiếp cho thấy chúng ta có thực sự “biết Đức Kitô” hay không. Vâng, chúng ta chỉ “biết” Đức Giêsu Kitô thông qua việc dấn thân giúp đỡ những người nghèo, những người tội lỗi, những kẻ bị bóc lột và bất cứ ai cần chúng ta giúp đỡ.

 

    Đánh thức ơn gọi

T́m cách đánh thức và nuôi dưỡng các ơn gọi truyền giáo giữa những người tị nạn, đó là một trong những mục tiêu sứ vụ thiết thực nhất của chúng tôi. Việc hiện thực hóa những mục tiêu đó đă nhắc tôi nhớ đến Thánh Phaolô và các bạn đường của ngài – các ngài không bao giờ rời một nơi bao lâu các ngài chưa phát hiện và đào tạo được những con người có khả năng thiết lập và phát triển cộng đoàn tín hữu, những người sẽ tiếp tục công việc của các ngài. Tại mỗi nơi, chúng tôi có thể nhận ra những người nam cũng như nữ sẵn sàng đồng hành với chúng tôi và - khi cần – giới thiệu chúng tôi cho các gia đ́nh.

Kinh nghiệm đầu tiên của tôi trong việc tuyển chọn những người giáo dân có tiềm năng cho sứ vụ này là trong một vùng Tin Lành đôi khi có bầu khí căng thẳng – nơi mà những người tị nạn sống tạm bợ. Ở đó tôi đă may mắn có hai phụ nữ cao niên thánh thiện và một phụ nữ 22 tuổi tên là Matje. Trong khi hai phụ nữ cao niên kia tỏ ra hết sức nhiệt thành, th́ tôi cũng nhận thấy rằng họ cần điều chỉnh một đều ǵ đó. Số là hai phụ nữ này khư khư yêu cầu tôi đừng viếng thăm một gia đ́nh Công Giáo nọ mà họ cho là quá bê bối. Mỗi lần họ nêu chuyện này ra, tôi hết sức kiên nhẫn và ân cần giải thích cho họ rằng tiêu điểm của sứ mạng Đức Giêsu là t́m kiếm chính những loại người đặc biệt ấy. Đến cuối tuần, cả hai bị sửng sốt v́ những ǵ đă xảy ra. Họ nói: “Tất cả những người mà chúng tôi xem là vô vọng đă bắt đầu tham gia sinh hoạt phụng tự đầy đủ và đă trở nên những con người hoàn toàn mới.”

Matje, một phụ nữ rất không b́nh thường, là thành viên duy nhất trong gia đ́nh quan tâm đến đức tin Công Giáo. Hoàn toàn cởi mở đón nhận đức Kitô, cô đă lắng nghe và nội tâm hóa Lời Chúa. Ít lâu sau đó, cô tiết lộ cho tôi một điều cô đă hứa với Chúa: “Nếu con có thể thuyết phục gia đ́nh con trở lại với Giáo Hội, con nguyện sẽ trở thành một nhà truyền giáo.”  Và cô ta đă thành công một cách kỳ diệu về cả hai phương diện ấy. Cô đă không chỉ đưa mẹ và em gái ḿnh trở lại trong dịp tôi đến vùng đó lần đầu tiên, mà cô c̣n đưa cả bố và anh trai cô trở lại khi tôi đến đó lần thứ ba. Rồi ít lâu sau, cô trở thành một nhà thừa sai Benedictine rất đắc lực ở Tanzania. Nhiều năm sau, khi cả hai chúng tôi bị bệnh ung thư, chúng tôi gặp lại nhau ở Đức. Bất chấp t́nh trạng bệnh hoạn của ḿnh  (cô đă chết v́ chứng bệnh này ít lâu sau khi cô thăm tôi), niềm vui rạng rỡ của cô không bao giờ tắt. Đó quả là một tông đồ tuyệt vời.

Tại thị trấn kế bên, một người tị nạn và cũng là một giáo viên gốc ở Silesia - là người giúp đỡ tôi rất đắc lực - cũng đề cập đến những “trường hợp vô vọng” mà anh ta nghĩ là mọi nỗ lực đều vô ích. Thật cực kỳ khó để thuyết phục anh chấp nhận quan điểm mà tôi thường xuyên nhắc đến, đó là Đức Giêsu không bao giờ có thái độ kỳ thị đối với bất cứ ai. Khi chuyến viếng thăm của tôi kết thúc, anh kể cho tôi về trường hợp một phụ nữ Công Giáo - là mẹ của sáu đứa con - đă trở thành x́ căng đan trong thị trấn. Phụ nữ này liên can đến hoạt động mại dâm với các quân nhân Mỹ. Kể xong câu chuyện, anh thốt lên: “Là một bậc vị vọng, cha không thể bước chân vào nhà của con mụ ấy!” Để nhắc anh nhớ rằng điều quan trọng là phải thực thi sứ mạng của Đức Giêsu, tôi trả lời: “V́ cả anh và tôi đều là những ‘bậc vị vọng’, chúng ta có thể cùng nhau viếng thăm chị ấy.” Khi chúng tôi bước vào nhà người đàn bà nói trên, chị đang có mặt với một phụ nữ khác cũng liên can đến mại dâm. Bực bội v́ sự hiện diện của chúng tôi, chị phun ra xối xả những lời thô tục mà cả đời ḿnh cho tới lúc đó tôi chưa bao giờ nghe. Anh bạn của tôi nói: “Đấy! Con đă không cảnh báo trước với cha rồi đó sao?” Tôi trả lời: “Có lẽ chúng ta đáng nhận những lời chửi bới của chị ấy, v́ trong thâm tâm ḿnh chúng ta đă xem thường chị ấy!” Chiều hôm đó, người phụ nữ kia trố mắt ngạc nhiên thấy tôi ghé thăm chị lần nữa – lúc này chị đang một ḿnh với các con của chị - và tôi đă tỏ ra thân thiện với chị như thể chưa có chuyện ǵ xảy ra cả. Sau một cuộc chuyện gẫu ngắn, chị hứa sẽ đến tham dự việc cử hành phụng tự của chúng tôi hai lần, v́ tôi đă đến thăm chị hai lần. Cuối cùng chị đă vượt xa khỏi sự ‘mặc cả’ ban đầu của ḿnh để đi bộ năm dặm với những đứa con lớn của chị, đến tham dự với chúng tôi vào mọi buổi tối.

Một năm sau, khi tôi trở lại, người đàn ông giáo viên đă trở thành bạn và mạnh thường quân rất đắc lực của tôi ấy đă nói: “Cha thật có lư. Chị ấy đă trở thành một con người mới và các con cái chị ấy cũng đă thay đổi rất nhiều.” Đây quả là tin mừng lớn lao. Trước hết, người mẹ goá bụa này vốn bị khinh miệt do bởi ngôn từ thô tục của chị – th́ ra, (thật trái ngược với điều chúng tôi nghĩ ban đầu) việc chị sử dụng ngôn từ đó không phải v́ chị phản kháng chúng tôi nhưng đúng hơn bởi v́ chị bị thất đoạt[3] nghiêm trọng. Thứ hai, nhiều người tốt đă giúp đỡ chị thoát ra khỏi t́nh cảnh khốn nạn và bước vào một cuộc sống mới tốt đẹp hơn. Và cuối cùng nhưng không kém quan trọng, người giáo viên mạnh thường quân của tôi nói trên đă trải qua một cuộc hoán cải trong tâm hồn, anh nhận hiểu từ kinh nghiệm này rằng – giống như Đức Giêsu – ơn gọi cốt yếu của anh là ưu tiên phục vụ cho những người bị xem là tội lỗi, những kẻ bị gạt ra ngoài lề xă hội.

Thật vậy, hoạt động truyền giáo là một nỗ lực ‘gây nhiễm’ trong đó nếu chúng ta muốn thể hiện sức mạnh yêu thương và cứu độ của Đức Kitô th́ chúng ta không thể không nhúng tay chân ḿnh vào śnh lầy khốn nạn của con người. Hiện diện giữa những người cùng khổ nhất để phục vụ họ, đó là một con đường rất quan trọng để khám phá, đánh thức và nuôi dưỡng các ơn gọi truyền giáo giữa những người nghèo cũng như giữa bao người khác nữa xung quanh.

Một đàng, theo cách hoạt động tông đồ của Giáo Hội sơ khai, chúng tôi đă cố gắng xây dựng những cộng đoàn đức tin mọi nơi mà chúng tôi tới. Nhưng đàng khác, trong khi các Kitô hữu đầu tiên không bao giờ rời một cộng đoàn nhỏ nào nếu cộng đoàn ấy chưa được cung cấp một thừa tác viên Thánh Thể, th́ trái lại chúng tôi – do một truyền thống nào đó và do những qui định khắt khe của giáo luật – đă để tất cả những cộng đoàn ấy lại phía sau lưng ḿnh trong t́nh trạng không có linh mục! Dù sao, đáng ghi nhận rằng ngay cả dù không có thánh lễ, ít nhất nhiệt tâm truyền giáo cũng đă phát triển tại những khu vực bần cùng ấy. Thực tế Chúa cũng ban cho tôi khả năng cổ vơ các ơn gọi linh mục và tu sĩ suốt trong thời gian đó, song rơ ràng đấy không phải là tiêu điểm nhấn mạnh của tôi. Bởi điều quan trọng hơn trong bổn phận của linh mục, theo tôi, là giúp người giáo dân ư thức về ơn gọi Phép Rửa của họ – qua đó họ sẽ dấn thân thi hành sứ mạng của ḿnh trong Giáo Hội và trong thế giới. Một trách nhiệm quan trọng không kém, đó là hợp tác với các tín hữu để biện phân các nhu cầu của thời đại, để khám phá ra những sứ vụ nào phù hợp nhất với họ, theo các khả năng riêng của họ, và cuối cùng để nâng đỡ họ trong những sứ vụ mà họ đă chọn lựa.

 

    Sát cánh với các bệnh nhân

Năm 1977, hồi tôi cần một cuộc giải phẫu thứ hai cho căn bệnh ung thư của ḿnh, tôi đă quyết định đến với một trong những bệnh viện nghèo nhất ở Colleferro (phía nam Rôma), nơi làm việc của vị bác sĩ giải phẫu đă phát hiện ra t́nh trạng ung thư của tôi. Vị bác sĩ này đă học một phương pháp mới ở Hoa Kỳ – chỉ có thể được áp dụng cho những người không hút thuốc. Trong tư cách là ứng viên đầu tiên của ông, tôi xem đây là một cơ hội tuyệt vời không chỉ cho chính ḿnh mà c̣n để cho vị bác sĩ  này kiểm tra hiệu năng của kỹ thuật mới. Trong khi động lực riêng của tôi ở đây có thể không hoàn toàn có tính bác ái, tôi vẫn sung sướng được ở giữa những người nghèo, trở thành “một người trong chúng ta”.

Thật ra, về mặt kỹ thuật, bệnh viện này cũng là một bệnh viện hàng đầu - nhưng mặt khác, ở đây có nhiều người rất nghèo và mang trọng bệnh nhưng không có nhiều khả năng tài chánh. Hằng ngày, một nhóm thiện nguyện đến phục vụ các nhu cầu cần thiết cho các bệnh nhân mới. Họ tặng tôi một con dao, món quà đơn giản nhất. Cũng như với mọi người nghèo, họ mang đến cho tôi một bó hoa để làm cho căn pḥng và tinh thần tôi được vui tươi phấn chấn hơn. Cả những bệnh nhân cũng niềm nở với tôi. Một phụ nữ đứng tuổi ở pḥng bên cạnh ngày nào cũng sang thăm. Chị hát một bài hát rất hay. Một cách hóm hỉnh, chị nói: “Tôi điếc, c̣n cha th́ câm. Chúng ta giống nhau.” Tôi suy ngẫm và nhận ra rằng những quà tặng của người nghèo, được diễn tả một cách ân cần và thân ái, th́ thâm sâu hơn và quan trọng hơn bất cứ sự an ủi nào khác.

V́ hoàn toàn câm, tôi học cách giao tiếp thuần túy bằng cử chỉ và chữ viết. Khi giai đoạn khó khăn nhất của ḿnh đă trôi qua, tôi rất ngạc nhiên thấy các y tá và các bệnh nhân đến với tôi để lănh bí tích hoà giải. Từ kinh nghiệm này, tôi càng xác tín hơn rằng ngay cả trong t́nh trạng bệnh hoạn, người ta vẫn có thể vượt qua các rào chắn để đem lại niềm an ủi cho nhau.

Kinh nghiệm sống không có thanh quản của 15 năm qua – theo một nghĩa nào đó – là một ân huệ thật sự đối với tôi, bởi v́ nó đem lại cho tôi nhiều cơ hội tuyệt vời để an ủi bệnh nhân, nhất là an ủi những người cùng cảnh ngộ với ḿnh. Đó là những cơ hội mà tôi không thể có được nếu tôi không ở trong t́nh trạng ấy. Tôi nói như thế bởi v́ khi bạn hoàn toàn khoẻ mạnh và bạn cố gắng an ủi khích lệ một bệnh nhân, rất có thể người bệnh sẽ trả lời: “Anh nói nghe có vẻ dễ dàng. Nhưng làm sao anh thực sự hiểu được hoàn cảnh của tôi?” Tôi tin rằng một linh mục nếu không bao giờ đau ốm hay không bao giờ bị những vấn đề thể lư giống như các bệnh nhân th́ sẽ không thể hiểu được hay diễn tả được niềm đồng cảm chân thành sâu sắc như một linh mục ở trong hoàn cảnh của họ.

Từ đó đến nay, tôi ngày càng thấm thía hơn lời của Ngôn Sứ Isaia: “Ta đă nghe lời ngươi cầu nguyện, Ta đă thấy nước mắt của ngươi. Này Ta chữa lành ngươi” (2V 20,5). Tôi cảm nhận được ư nghĩa thật thâm sâu trong những lời ấy bởi v́ chính căn bệnh của tôi đă trở thành phương tiện kết hợp tôi với nỗi đau khổ của bao người khác; tôi có thể thực sự hiểu và chia sẻ lời cầu nguyện của họ, nước mắt của họ, niềm hy vọng được chữa trị của họ. Cũng vậy, chương hai Thư Do Thái nối kết những nỗi thống khổ của Đức Kitô một cách mật thiết với việc Ngài chia sẻ cảnh ngộ của tất cả chúng ta. Nghĩa là, Thiên Chúa đă làm cho Đức Kitô, huynh trưởng của chúng ta, nên hoàn hảo xuyên qua đau khổ. Tôi tin rằng tôi đă được đặc ân “biết” Đức Kitô này, người anh em tôi, người cùng chịu đau khổ và là người chữa trị của tất cả. Và tôi cũng nhận ra ư nghĩa của sứ vụ Ngài bằng những cách mà tôi có thể không bao giờ hiểu nếu như chính bản thân tôi không đau khổ sâu xa.

Trong trường học đau khổ, Đức Giêsu, người anh em của tất cả chúng ta, không chỉ học vâng phục những ǵ Thiên Chúa đ̣i hỏi, mà c̣n học thương xót một cách đặc biệt (Dt 5,8-9). Không chỉ bằng lời nói mà c̣n bằng gương mẫu của Ngài, Đức Giêsu dạy chúng ta: “Hăy thương xót, như Cha anh em là Đấng xót thương” (Lc 6,36). Ư nghĩa sâu xa nhất của hy tế Đức Kitô trên Thập Giá được hiểu như mang lấy gánh nặng tội lỗi của loài người (Dt 9,8), bằng cách chia sẻ khổ đau của người ta với ḷng trắc ẩn vô hạn. Qua cuộc khổ nạn của Ngài, Đức Kitô đă trở thành bí tích tối thượng, trở thành người chuyển tải cao nhất ḷng thương xót của Chúa Cha. V́ thế, không chỉ là thích hợp mà c̣n là cần thiết việc các linh mục cũng chịu đau khổ, và qua đau khổ các ngài trở thành cảm thông hơn với mọi người, nhất là với các bệnh nhân.

 

    “Hăy chữa lành những người ốm đau!”   

Xuyên qua các thế kỷ, Giáo Hội đă dạy và đă thúc đẩy việc săn sóc y tế và mục vụ cho các bệnh nhân. Trên khắp thế giới, Giáo Hội đă xây dựng rất nhiều bệnh viện. Sự săn sóc đầy yêu thương đối với những người đau ốm đă là chứng tá hùng hồn của t́nh yêu nơi Giáo Hội. Thánh Vincent de Paul, vị linh mục thánh thiện và được thần hứng, vượt lên trên những cấm kỵ văn hóa của thời ấy, đă giải phóng năng lực của hàng ngàn nữ tu có lời khấn để họ phục vụ cho bệnh nhân. Sự săn sóc và sự hiện diện đầy yêu thương của những con người thánh thiện ấy – nam cũng như nữ – tự nó là một sức mạnh chữa trị.

Tuy nhiên, trong vài thế kỷ qua, một thái cực không lành mạnh đă phát triển trong đó việc rao giảng Tin Mừng bị tách rời khỏi sứ vụ chữa trị. Duờng như đă có hai cơ chế của Giáo Hội hoạt động song song nhau, một cho việc loan báo Tin Mừng và một cho việc chữa trị. Càng nghiêm trọng hơn nữa, đó là sự phổ biến của một nền luân lư đầy nguy hiểm và dễ gây tổn thương, lạc xa đức tin theo Thánh Kinh, như được đặc biệt ghi nhận vào thời sau Công Đồng Trindentinô. Những hiện tượng không lành mạnh này đă sinh ra nhiều chứng thần kinh loạn nghiêm trọng có nguồn gốc từ tâm lư và trí năng, đôi khi được coi là t́nh trạng thần kinh loạn và rối loạn tâm thần có nguồn gốc từ ... Giáo Hội!

Trái lại, cần phải khẳng định mạnh mẽ rằng một đức tin chân thực và một nền luân lư cắm rễ trong đức tin theo Tân Ước th́ không bao giờ – trong bất luận trường hợp nào – là nguyên nhân của sự suy nhược tâm thần như thế. Đúng hơn, đức tin đích thực - được sống đúng đắn, được rao giảng và được làm chứng – luôn luôn là hiện thân của một sức mạnh chữa trị độc đáo.

Việc phát triển chiều kích chữa trị của đức tin và của luân lư Kitô giáo đă và vẫn c̣n là một mối quan tâm chính của tôi. Đức tin, trong toàn diện tính của nó, không thể bị giảm trừ đến chỉ c̣n là việc bám chặt vào một hệ thống các chân lư (niềm tin) được dạy bởi Giáo Hội. Một cách căn bản, đức tin - theo nghĩa chân thực và thâm sâu nhất của nó - là một mối quan hệ có tính chữa trị và có sức cứu độ với Thiên Chúa. Như vậy, một đức tin sống động phải thiết yếu quan tâm đến những mối quan hệ lành mạnh và có sức chữa trị cũng như phải quan tâm đến việc phát triển toàn diện các cơ cấu của sự sống. Trong công cuộc loan báo Tin Mừng, các linh mục và tất cả những ai nhận sứ vụ phục vụ người khác phải được hướng dẫn chu đáo và được đào tạo nội tâm cách kỹ lưỡng theo những viễn tượng này.

Cách đây khoảng 40 năm, khi tôi ở Rôma, có một phụ nữ trẻ, đang trong thời gian hoàn thành đợt thi tốt nghiệp ở đại học, bỗng trở nên cáu kỉnh, quạu quọ, hung hăn. Người ta khám phá ra rằng cô ta có một nhân cách tâm thần phân liệt (schizophrenic personality). Khi tôi lần đầu tiên gặp cô ta, con người Adam cũ trong tôi bỗng đùng đùng phẫn nộ, tôi tự hỏi: “Tại sao người ta luôn luôn đưa đến cho tôi những gánh nặng như thế này?  Người ta phải biết rằng lúc này tôi không thể làm được ǵ nhiều để giúp đỡ bất cứ ai chứ!” Tuy nhiên, ơn Chúa chạm đến trái tim tôi, và tôi hiểu rằng nơi người phụ nữ này, Đức Giêsu Kitô đang gặp tôi và trắc nghiệm sự nhận thức của tôi đối với Lời Ngài: “Những ǵ ngươi làm cho một trong những kẻ bé mọn nhất của gia đ́nh Ta đây là ngươi làm cho chính Ta” (Mt 25, 40). Trong khoảnh khắc mạc khải ấy, tôi quyết định kính trọng, yêu thương người phụ nữ tội nghiệp kia. Cô đang là sự hiện diện hữu h́nh của Đức Kitô đau khổ ngay tại cửa nhà tôi. Cảm nhận ḿnh được yêu thương và tôn trọng, Lina sẵn sàng tín nhiệm và cộng tác với tôi. Dù vừa trải qua một phẫu thuật tâm lư (psychochirurgy) – vốn thường tàn phá mọi khả năng chủ động – Lina không bao giờ bỏ một cái hẹn nào, và trong những lần gặp nhau sau đó, cô đă biết nh́n tôi bằng ánh mắt hiền từ, tŕu mến.

Mặc dù không có bằng cấp nào về tâm lư trị liệu, nhưng tôi đă đọc rất nhiều tác phẩm của các nhà trị liệu nổi tiếng của thế kỷ này và tôi đă chú ư nhiều đến những trường phái trị liệu nhấn mạnh đến các mối quan hệ có tính chữa trị. Loại liệu pháp này chỉ thực sự có hiệu năng tùy theo mức độ người ta có ḷng kính trọng thâm sâu và bền vững đối với người bệnh. Nhưng như thế cũng chưa đủ. Bên cạnh việc học hỏi và thực hành những ǵ thuộc chuyên môn của một nhà trị liệu tâm lư, cũng cần phải triển khai sứ mạng của Đức Kitô như được ủy thác cho chúng ta và các hệ quả của sứ mạng đó: “Hăy loan báo Tin Mừng rằng Nước Trời đă gần đến. Hăy chữa lành những người đau yếu, ... băng bó những kẻ cùi hủi” (Mt 10, 7-8; Lc 10,9). 

Đành rằng học kỹ thuật là điều rất quan trọng, nhưng sứ mạng chữa trị c̣n liên can đến rất nhiều chuyện khác nữa. Người linh mục phải cởi mở ḿnh ra tới những chiều sâu của đức tin, và với một tâm hồn đầy tràn ḷng biết ơn và niềm vui, người linh mục hoàn toàn phó thác chính ḿnh trong bàn tay Thiên Chúa. Đặc biệt, tâm t́nh biết ơn sẽ là ch́a khóa mở toang ḷng trí người ta để họ đón nhận quà tặng t́nh yêu đầy năng lực chữa trị và giải phóng của Thiên Chúa. Như vậy, tiên vàn không phải là tôi phải làm ǵ – mà một cách căn bản hơn, đó là tôi phải ǵ và tôi phải đem cái ǵ tới cho mối quan hệ của tôi với Thiên Chúa và với anh chị em ḿnh. Chỉ khi biết mở rộng ḷng ḿnh ra đón nhận phúc ân và an b́nh tràn ngập của Thiên Chúa th́ người linh mục mới có thể đem lại sức chữa trị cho người anh em bên cạnh, nhất là cho những ai bệnh hoạn thể lư hay tâm thần. Điều này khác hẳn với h́nh ảnh ‘bác ái’ của người linh mục ở xa xa bệnh nhân -và từ trên cao nh́n xuống, ban phát cho người ta ánh mắt thương hại!

Sự cứu chuộc, sự lành mạnh và sự chữa trị được đóng dấu sâu sắc bởi điều mà thần học gọi là ơn dự pḥng (gratia praeveniens). Khi giải thích điều này cho chính ḿnh và cho người khác, tôi so sánh nó với một món quà ân sủng được ban cho trước. Chẳng hạn, chính Thiên Chúa luôn luôn có sáng kiến tín nhiệm và yêu thương chúng ta trước - dù chúng ta là ai, dù chúng ta nói ǵ và làm ǵ. Các linh mục và các thừa tác viên săn sóc bệnh nhân có thể đi vào trọn vẹn trong nhiệm cục cứu độ này theo mức độ mà – để tôn vinh Thiên Chúa – họ luôn luôn bày tỏ cho người anh em ḿnh, ngay cả những người thù địch nhất, một sự tín nhiệm trước và vô điều kiện chảy ra từ thiện chí. Nghệ thuật cung ứng sự khích lệ trước được ghi nhận ở cốt tủy của Paraklesis trong Thánh Kinh, đó là sự khích lệ tuôn chảy từ sức mạnh của Chúa Thánh Thần.

Những bạn trẻ thường xuyên bị đánh giá thấp, bị lăng nhục, bị trách mắng bởi cha mẹ và bởi các nhà giáo dục của ḿnh sẽ vô t́nh đi đến chỗ tự xem ḿnh là vô giá trị. Khi người ta “dis-ease”[4] với chính ḿnh trong thời niên thiếu, lớn lên người ta sẽ đi đến chỗ bại xụi, yếu nhược, què quặt, trở thành những bệnh nhân phung cùi thời hiện đại. Ngược lại, những cha mẹ và nhà giáo biết sống trọn vẹn vai tṛ Paraklesis và biết khôn ngoan đặt sự tín nhiệm trước nơi con cái, th́ họ sẽ có khả năng làm những phép lạ – theo nghĩa đích thực của Thánh Kinh – có sức chữa trị các quả tim và các mối quan hệ căn bản nhất. Hơn nữa, trên chính nền tảng ấy, đôi khi họ có thể chữa lành cả các chứng bệnh thực tế nữa. Đây là những nhà chữa trị thực sự có năng lực sáng tạo.

Trong tư cách là linh mục, chúng ta đừng bao giờ gán bất cứ loại sức mạnh kỳ diệu nào cho chính chúng ta viện lẽ rằng nhờ được truyền chức thánh. Chúng ta chẳng có ǵ kỳ diệu hay thần nhiệm cả đâu! Đàng khác, Thiên Chúa thực hiện những việc trọng đại nơi và qua những người – như Đức Maria – biết ca ngợi và vững tâm tín thác vào Ngài. Đúng theo ơn gọi của ḿnh, không hơn không kém, chúng ta là những cộng tác viên bé nhỏ của Thiên Chúa, những kẻ mở rộng ḷng ḿnh đón nhận ơn Chúa để đem lại sự chữa trị trong mọi mối quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa, với tha nhân và với toàn thể tạo vật. Luôn luôn tiên vàn chúng ta phải nhận thức rằng cả chính chúng ta nữa cũng là những kẻ luôn luôn cần được chữa trị - cả chúng ta nữa cũng không ngừng cần đến t́nh yêu và sự hiện diện đầy khích lệ trước của Thiên Chúa. Xét cho cùng, chúng ta cũng chỉ là những nhà chữa trị mang đầy thương tích mà thôi. Trong mức độ mà chúng ta biết mau mắn khích lệ và tín nhiệm người khác, th́ sự tín nhiệm và khích lệ này sẽ chảy ngược về với chúng ta – hóa thành năng lực chữa trị và củng cố.

Cuối cùng, không chỉ một ḿnh các Kitô hữu, các tông đồ giáo dân hay các linh mục, được mời gọi và được sai đi trong sứ vụ chữa trị. Nói theo ngôn ngữ của Cha Teilhard de Chardin th́ chính “Cảnh Vực Thần Linh” là nguồn mạch trước hết từ đó mọi năng lực chữa trị chảy ra và lan tỏa. Nhận thức quan trọng này, do đó, buộc chúng ta phải t́m kiếm những mối quan hệ lành mạnh và những cơ cấu lành mạnh ở khắp nơi, bên trong và bên ngoài Giáo Hội. Vả chăng, nhăn quan này không phát xuất từ sứ mạng nền tảng của chúng ta là loan báo Tin Mừng và chữa lành những người đau yếu một cách toàn diện đó sao?

 

     Vai tṛ chữa trị của thần học luân lư và của việc giảng dạy luân lư

          Phải dần dần tôi mới khám phá được rằng thần học luân lư và, tổng quát hơn, sư phạm luân lư có những chiều kích chữa trị và tác động rất đáng kể. Một trong những trách nhiệm quan trọng nhất là giúp cho Giáo Hội, nhất là các linh mục, ngày càng trở nên những tấm gương mẫu mực hơn, những biểu tượng sống động hơn của vị Thầy Thuốc vĩ đại là Đức Giêsu Kitô – bằng việc sống triệt để Tin Mừng về sự chữa trị. Đành rằng các linh mục không giữ độc quyền về sứ mạng chữa trị và mạc khải của Giáo Hội, tuy nhiên họ có thể phục vụ tốt nhất cho dân Thiên Chúa trong việc tiên phong sống sứ mạng chữa trị một cách nhất quán, trong xây dựng cộng đoàn, trong rao giảng và làm chứng cho Tin Mừng.

Người ta luôn luôn choáng váng khi nhận thấy một nền luân lư sách nhiễu - gây ra bệnh hoạn, phẫn nộ, xét nét và gây hấn - trong Giáo Hội. Nếu có tồn tại những tâm bệnh có nguồn gốc từ Giáo Hội gây phiền hà cho hầu như mọi mối quan hệ chủ yếu với Thiên Chúa, với bản thân và với tha nhân, th́ cần phải có một nỗ lực phối hợp để điều nghiên và sửa chữa tất cả những qui phạm của thần học, nhất là thần học luân lư – vốn không tổng hợp và hội nhập được hai chiều kích chữa trị và mạc khải. Đương nhiên công việc này cũng cần đến một cuộc cải cách các cơ cấu Giáo Hội có tính đàn áp, chẳng hạn những cơ cấu hậu thuẫn cho chủ trương tập quyền đầy quan liêu và cho một quan điểm độc đoán về vai tṛ lănh đạo ở mọi cấp độ. Trong nỗ lực này, khởi điểm của cuộc cải cách phải luôn luôn là những cố gắng hợp tác của chúng ta để hiểu biết thấu đáo Đức Kitô là Đấng Chữa Trị, là Ngôn Sứ và là h́nh ảnh Nhập Thể của Đấng Sáng Tạo.

Nhiều người Công Giáo đă được đánh thức bởi nhận định kịp thời và thích đáng của Karl Rahner rằng: Giáo Hội trước Công Đồng, thật đáng tiếc, đă gán là tội trọng (mortal sin) cho vô số chuyện vặt vănh và vớ vẩn. Trong tư cách là một nhà thần học luân lư trẻ, tôi có lần giảng tĩnh tâm ở Tyrol cho một trăm linh mục. Trong phần dẫn nhập, tôi nói: “Thưa các cha, tôi không có ư giảng về một danh mục các tội trọng.” Một linh mục hạt trưởng cao niên lập tức công khai phản ứng lại: “Nhưng như vậy là không thực tế! Làm sao chúng ta là những linh mục tránh được khả năng phạm tội trọng trong liên quan đến những luật chữ đỏ?” Quan điểm của vị linh mục này phát xuất từ thủ bản Noldin cũ kỹ, trong đó vạch ra vô số qui định về nghi thức mà các linh mục buộc phải tuân hành “nếu không th́ mắc tội trọng”. Chẳng hạn, cho đến năm 1949, Thánh Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích của Vatican c̣n tuyên bố rằng một phụ nữ hay nữ tu mà trong Thánh Lễ tới gần bàn thờ vượt quá lan can cung thánh là mắc tội trọng. Khoảng ba mươi năm sau, có lần tôi vẫn c̣n đụng chạm với một hồng y kiên quyết bảo vệ một luật của Giáo Hội buộc trẻ em trên bảy tuổi phải xưng tội lần đầu trước khi rước lễ lần đầu, v́ người ta giả định rằng trẻ em ở tuổi này có khả năng phạm tội trọng.

Kinh nghiệm ấy nhắc tôi nhớ lại thật rơ những nỗi kinh hoàng thuở ấu thời của ḿnh với vị cha sở khư khư đ̣i chúng tôi xưng thú mọi tội trọng, đe doạ rằng chúng tôi sẽ bị đốt trong lửa và diêm sinh nếu như chúng tôi xưng thú không đầy đủ! Người ta tŕnh bày cho trẻ em – chưa nói là cho người lớn - một khuôn mặt Thiên Chúa kỳ dị biết bao! Rất may là cả lúc đó lẫn bây giờ tôi vẫn không chia sẻ tư tưởng bi quan của Eugen Drewermann. Nhưng ngay cả trong thời đại hiện nay, quyền bính Giáo Hội ở mọi cấp vẫn cần phải quan tâm đến những cảnh báo nghiêm túc của các nhà trị liệu tâm lư có nhiệt tâm và giàu hiểu biết khi họ cảnh giác chúng ta về các chứng bệnh có nguồn gốc từ Giáo Hội, những chứng bệnh có thể phát xuất từ một cái nh́n tiêu cực, sai trái và hà khắc.

Một điều nhấn mạnh mấy cũng không vừa, đó là giáo huấn của Giáo Hội và việc thực  hành mục vụ - trong quan hệ với mọi chiều kích và mọi cơ cấu của đời sống - phải được giải phóng khỏi một nền luân lư cứng nhắc và phải được định h́nh lại trong viễn tượng một tổng hợp vững chắc và có tính nhân văn của hai sứ vụ rao giảng và chữa trị. Hơn nữa, tổng hợp này phải đặc điểm hoá việc huấn luyện và đời sống linh mục. Trong khi từ đầu, tôi là một người ủng hộ mạnh mẽ thần học giải phóng, tôi vẫn khẳng định mạnh mẽ sự cần thiết phải bao gồm chiều kích giải phóng và chữa trị trong mọi qui phạm thần học.

 

     Quan tâm mục vụ đối với những người li dị

          Mối quan tâm của tôi đối với những người li dị không phải là kết quả của các nghiên cứu lư thuyết – mặc dù tôi vẫn nh́n nhận công việc nghiên cứu có vai tṛ rất quan trọng. Đúng hơn, mối quan tâm này của tôi phát xuất từ hai nguồn: một là, từ t́nh thương và niềm kính trọng của Đức Giêsu đối với những con người đứng bên lề cuộc sống, những người bị coi là hư hỏng - và hai là, từ vô số các kinh nghiệm của bản thân tôi với những người li dị.

          Nỗi thất vọng cùng cực và nỗi khổ đau tâm cảm của quá nhiều người li dị thiết tưởng cũng đă đủ lư do không chỉ để thúc đẩy niềm cảm thông nơi các linh mục mà c̣n để dẫn Giáo Hội tới một cách suy nghĩ mới. Gần như ở khắp những nơi trên thế giới mà tôi đă đi qua, các bạn tôi – nhất là những tu sĩ nam nữ – đă giới thiệu những người li dị đến gặp tôi, hoặc đă bày tỏ với tôi những nỗi quan tâm của họ đối với những người li dị mà họ quen biết. Tôi nhớ có lần, một giám mục Phi Châu giới thiệu chính em trai của ngài, một người li dị, đến gặp tôi. Giám mục nói với người em ḿnh: “Chú hăy làm theo những ǵ Cha Haring khuyên chú làm!”

          Những nỗi khổ đau cùng cực của những người li dị – thường đa số họ là những người rất đáng nể phục – luôn luôn làm tôi trằn trọc và suy nghĩ về những Lời này của Đức Kitô: “Những ǵ các ngươi làm cho một trong các anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đă làm cho chính Ta” (Mt 25,40). 

          Tôi cảm kích sâu xa trước tấm ḷng của Đức Giêsu đối với người phụ nữ Samaria – người phụ nữ mong muốn có được một đời sống nghiêm túc, nhưng đă bị khước từ bởi năm người đàn ông. Trong truyền thống Do Thái lúc bấy giờ, một “người đàng hoàng” sẽ không bao giờ tiếp xúc với một phụ nữ như thế. Đức Giêsu đă không chỉ khôi phục lại ḷng tự trọng và phẩm giá cho chị mà, hơn thế nữa, Ngài đặt chị làm một tông đồ của Ngài. Trong tư cách là một môn đệ Đức Giêsu, tôi không thể nghĩ đến những con người khốn khổ ấy mà không đồng thời nghe âm vang Lời Đức Giêsu: “Tôi đến không phải để xét xử, nhưng là để chữa trị” (x. Ga 3,17; Lc 19,10).

          Trong đa số các trường hợp li dị mà ḿnh tiếp xúc, tôi cảm nhận đó là một nỗi mất mát và nỗi đau bi thảm hơn là một tội. Từ kinh nghiệm và suy tư của chính ḿnh, tôi ngày càng xác tín rằng phương thức oikonomia của Giáo Hội Chính Thống phù hợp với Thánh Kinh hơn so với hữu thể luận (ontologism) đầy tính pháp lư của giáo thuyết Công Giáo hiện đại. Tôi cho rằng chúng ta nên liều chấp nhận khổ sở (khổ sở do bị hiểu lầm và khổ sở do bị chỉ trích) để dám suy nghĩ lại và định h́nh lại việc săn sóc mục vụ nhằm giúp chữa trị những con người khốn nạn và mang đầy thương tích này. Trong tư cách là các thừa tác viên của Đức Kitô đối với dân Ngài, phải chăng chúng ta không thể h́nh dung rằng Đức Giêsu đă viết tên của chúng ta – tên bạn và tên tôi – trên đất và nói: “Ai trong các ngươi sạch tội, hăy ném đá chị ấy trước đi!” (Ga 8,7-8)? Xin mở ngoặc để nói thêm ở đây: nhiều người li dị đến gặp tôi không thể bị gọi là những kẻ ngoại t́nh – theo bất cứ nghĩa nào!

          Người linh mục đích thực không phải là một quan ṭa cũng không phải là một robot bị đóng hộp trong những phạm trù phán quyết quá đơn giản. Phần ḿnh, thú thực tôi rất xấu hổ nếu cảm thấy ḿnh hơi thoáng nghiêng về ư nghĩ rằng những người li dị và tái hôn là những người “đang sống trong t́nh trạng tội trọng một cách khách quan” sau khi họ đă chịu đựng quá nhiều nỗi khổ đau và ô nhục trong biến cố găy đổ hoàn toàn cuộc hôn nhân thứ nhất của ḿnh.

          Săn sóc một cách chữa trị cho những người li dị, đó cũng là một trắc nghiệm đo lường quyết tâm đại kết của Giáo Hội. Các Kitôhữu Chính Thống và nhiều Kitôhữu thuộc các giáo hội Cải Cách khác rất choáng váng trước sự khắc nghiệt của những giám mục và linh mục Công Giáo cố khư khư bám vào một hữu thể luận nặng tính pháp lư lỗi thời để cắt xén, bóp méo hoặc thay thế hoàn toàn nhăn quan của Thánh Kinh về tính bất khả phân ly bằng lối suy nghĩ và kiểm soát quá đơn giản hóa và quá nhũng nhiễu của họ. <OJ> 



[1] Tác giả chịu chức linh mục năm 1939, và viết quyển sách này năm 1995, xuất bản 1996.

[2] của ăn đàng:  Ḿnh (Máu) Thánh Chúa được rước bởi người tín hữu trong t́nh trạng nguy tử, để như lương thực thiêng liêng cho đương sự lên đường về Nhà Cha.

[3] Thất đoạt (deprivation): thuật ngữ tâm lư chiều sâu, chỉ t́nh trạng hụt hẫng, chới với do mất điểm tựa cố hữu nào đó.

[4]Di-ease”: không thoải mái. Cách dùng chữ này cho thấy tác giả muốn nhấn mạnh: không thoải mái = bệnh hoạn (disease).

 

Xem tiếp Chương  2 / 11  

Chương:  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

   

  

 Cám ơn quí vị đă theo dơi chương tŕnh của Diễn Đàn Giáo Dân

Xin Thiên Chúa chúc phúc lành đến quí vị.