HỌC ĐỂ THAY ĐỔI - TIẾNG ANH Phần 10
|
||||||||||||||||
Video TIẾNG ANH Phần 10
|
||||||||||||||||
|
||||||||||||||||
HỌC
ĐỂ THAY ĐỔI
Những h́nh thức học làm thay đổi
nhận thức, tư duy là: 1.-Đọc sách: Đọc sách là h́nh thức phổ biến
nhất của việc học. Mặc dù đă có rất
nhiều h́nh thức truyền tải thông tin khác nhưng
đọc sách vẫn được nhiều người
ưa thích. Tôi chẳng phải là người mê đọc
sách, nhưng một khi đă tự ép ḿnh để đọc
một cuốn sách th́ sau cuốn sách đó, tư duy tôi
thay đổi tương đối nhiều. Đọc sách
cũng là h́nh thức khiến người ta phải động
năo nhiều hơn là xem TV hay nghe Radio. 2.-Xem TV: Đối với những ai đang học
ngoại ngữ th́ xem TV hay xem phim là h́nh thức tuyệt
vời nhất để luyện nghe. Tôi từng là
một sinh viên chuyên ngành Anh ngữ và tôi đă được
chỉ dạy một bí quyết luyện nghe từ giáo sư
của ḿnh là cứ bật TV chương tŕnh tiếng
Anh lên và để đấy. Chẳng cần biết là
bạn có chăm chú lắng nghe hay không, nhưng việc
TV cứ ra rả suốt ngày các chương tŕnh
tiếng Anh th́ năo của bạn quen dần với
việc nghe phong cách và ngữ điệu trong tiếng Anh.
Đó cũng là một h́nh thức luyện cách nhấn
nhá khi nói chuyện bằng tiếng Anh cho tự nhiên. 3.-Internet: Internet là ứng dụng cuộc sống tuyệt
vời nhất mà tôi từng biết. Không đến
mức là nghiện nhưng ở nhà tôi nếu một ngày
không có Internet th́ mọi thứ khó chấp nhận như
việc đi ra ngoài mà bỏ quên điện thoại di
động vậy. Tôi tự học nhiều qua Internet. Tôi
học kỹ thuật sử dụng Photoshop và Corel Draw
để chỉnh sửa ảnh; Adobe Audition và Sound Forge
Studio để thu âm, Pinnacle Studio để thu h́nh và
xử dụng các video qua Youtube từ Internet. Các bạn
nữ cũng có thể học cách nấu ăn, cách đan,
may, trang điểm qua Internet. 4.-Đường phố: Đường phố chính là phản ánh
một nét của xă hội, chính đường phố
sẽ là phương tiện mà cũng là môi trường
học tập tốt nhất và thực tế nhất.
Quan sát đường phố, quan sát nhu cầu của cư
dân qua lại và đúc kết ra cần phải kinh doanh
một dịch vụ nào đó phục vụ cho nhu
cầu của những cư dân đó, chẳng phải là
một cách học hay sao? 5.-Công sở: Nhiều người nghĩ rằng một khi
đă vào công sở làm việc th́ chẳng có ai cho phép
ngồi làm việc riêng (trong đó có việc học).
Đúng là như vậy nhưng học bao gồm những
h́nh thức chỉ cần sử dụng ngũ quan và
một chút suy tư động năo. Học cách điều
hành từ cấp trên, học chị văn thư cách
photo tài liêu, học cô tiếp tân cách nghe điện
thoại (cung cấp thông tin sao cho nhă nhặn). Ngay cả
khi nhận một công việc mới cũng là cách để
học.
Giống như tiêu đề của bài viết này
đă nói lên tất cả ư nghĩa và mục đích: Chúng
ta hăy học để cùng nhau thay đổi. Thay đổi
v́ một tương lai tươi sáng hơn, v́ một xă
hội tốt đẹp hơn và v́ một đất nước
tiến bộ hơn. Trong tất cả mọi vấn
đề, yếu tố con người vẫn là yếu
tố quan trọng hàng đầu. V́ vậy, muốn thay
đổi, hăy thay đổi từ chính con người. Và
muốn như vậy, mỗi người cần là
một sinh viên đi học trong bất cứ ngơ ngách nào
của cuộc sống.
Cao Huy Huân
|
||||||||||||||||
THÁNH ĐƯỜNG 57 XU Ở PHILADELPHIA (The Baptist Temple Church, PA, USA)
Vào một
ngày Chủ Nhật của năm 1884, một cô gái
nhỏ đứng gần cửa ra vào của nhà
thờ, nơi cô bị đẩy ra v́ trong đó
đă quá đông. “Con không vào lớp được.”
Cô khóc thút thít
với vị mục sư khi ông bước ngang qua.
Nhận thấy cô bé ăn mặc tiều tụy và
không gọn gàng, vị mục sư đoán
được lư do. Ông nắm tay cô gái nhỏ,
dẫn vào trường và t́m một chỗ cho cô bé
trong một lớp học Chủ Nhật của nhà
thờ. Đứa bé rất vui mừng v́ người
ta đă t́m được một chỗ cho bé và
trong giấc ngủ đêm đó, bé đă nghĩ
đến những đứa trẻ không có chỗ nào
để ca tụng Thiên Chúa. Hai năm
sau, cô gái nhỏ đó đă chết trong căn chung
cư nghèo nàn của gia đ́nh sau thời gian đau
bệnh. Cha mẹ em đă nhờ vị mục sư
tốt bụng người đă làm bạn với
con gái nhỏ của họ để làm những
thủ tục cuối cùng. Khi tẩm
niệm em, người ta t́m thấy một cái ví
đỏ nhàu nát, sờn rách mà có vẻ đă
được em nhặt về từ một thùng rác
nào đó. Bên trong có 57 xu và một mảnh giấy
viết nguệch ngoạc nét chữ trẻ con ghi “số tiền này để giúp xây dựng một
nhà thờ to hơn chút nữa để có thêm
nhiều trẻ em được đến trường
học Chủ Nhật”. Trong hai năm, em đă
tiết kiệm được từng đó với t́nh
yêu trong sáng. Khi mục
sư đọc những ḍng chữ đó, nước
mắt ông chảy dàn dụa và ông biết ngay
lập tức ông cần làm ǵ. Mang mảnh giấy
nhỏ và chiếc ví rách lên bục giảng, ông
kể câu chuyện về sự dâng hiến và t́nh yêu
không ích kỷ của cô gái nhỏ. Ông kêu
gọi các thành viên nhà thờ hăy làm việc tích
cực hơn để kiếm đủ tiền xây
dựng một ṭa nhà lớn hơn. Câu chuyện không
dừng ở đó… Một tờ báo biết
được câu chuyện và đăng tải nó.
Một nhà đầu tư bất động sản
đă đọc và ông đề nghị bán cho nhà
thờ một mảnh đất trị giá hàng ngàn
mỹ kim. Khi được biết, nhà thờ không có
từng đó tiền, ông đề nghị bán
với giá 57 xu. Ông sau đó tặng lại nhà
thờ 54 xu và 54 đồng xu có ghi năm 1886 này
hiện đang được trưng bày… ở
đâu th́ xin đọc tiếp đoạn dưới. Các thành viên
nhà thờ hiến tặng những khoản tiền
lớn. Checks được gửi đến từ
mọi nơi… Trong ṿng 5 năm, món quà của cô gái
nhỏ đă tăng lên tới $250,000 mỹ kim;
một khoản tiền khổng lồ vào thời
điểm của những năm đầu thập
niên 1890. T́nh yêu không vụ lợi của cô gái
nhỏ đă mang lại lợi nhuận khổng
lồ. Khi bạn
đến thăm thành phố Philadelphia, hăy đến
thăm Nhà thờ Temple Baptist, nơi có thể chứa
tới 3300 người. Và cũng đừng quên ghé
thăm Đại học Temple, nơi hàng ngàn sinh viên
đang được đào tạo; nơi 54 đồng
xu của cô gái nhỏ đang được trang
trọng trưng bày trong thư viện của trường. Bạn cũng
đừng quên tới thăm bệnh viện Good
Samaritan và ṭa nhà trường học Chủ Nhật dành
cho hàng trăm em nhỏ dễ thương được
xây lên để không một đứa trẻ nào
trong vùng sẽ bị bỏ rơi bên ngoài trong
giờ học ngày Chủ Nhật. Trong một trong các
pḥng trong ṭa nhà này có treo bức ảnh dễ thương
của cô bé nhỏ đă hiến tặng 57 xu cho nhà
thờ, Hattie May Wiatt và vị mục sư đă có công
gây dựng nên tất cả cơ sở Đại
Học đó, mục sư Rusell H. Conwell, tác giả
của cuốn sách “Hàng Hecta Kim Cương”.
|
||||||||||||||||
|
||||||||||||||||
Hattie May Wiatt |
||||||||||||||||
Cám ơn quí vị đă theo dơi chương tŕnh của Diễn Đàn Giáo Dân Xin Thiên Chúa chúc phúc lành đến quí vị.
|