HỌC ĐỂ THAY ĐỔI - TIẾNG ANH Phần 02

 

 

Video TIẾNG ANH Phần 02

 

TIẾNG ANH Phần 01

 

TIẾNG ANH Phần 02

 

TIẾNG ANH Phần 03

 

TIẾNG ANH Phần 04

 

TIẾNG ANH Phần 05

 

TIẾNG ANH Phần 06

 

TIẾNG ANH Phần 07

 

TIẾNG ANH Phần 08

 

TIẾNG ANH Phần 09

 

TIẾNG ANH Phần 10

 

TIẾNG ANH Phần 11

 

TUNG CÁNH CHIM

WINGS TO PARADISE

THI QUỐC TỊCH Câu 01-20

 

THI QUỐC TỊCH Câu 21-47

 

THI QUỐC TỊCH Câu 48-77

 

THI QUỐC TỊCH Câu 78-100

 

 

HỌC ĐỂ THAY ĐỔI

   Những h́nh thức học làm thay đổi nhận thức, tư duy là:

1.-Đọc sách: Đọc sách là h́nh thức phổ biến nhất của việc học. Mặc dù đă có rất nhiều h́nh thức truyền tải thông tin khác nhưng đọc sách vẫn được nhiều người ưa thích. Tôi chẳng phải là người mê đọc sách, nhưng một khi đă tự ép ḿnh để đọc một cuốn sách th́ sau cuốn sách đó, tư duy tôi thay đổi tương đối nhiều. Đọc sách cũng là h́nh thức khiến người ta phải động năo nhiều hơn là xem TV hay nghe Radio.

2.-Xem TV: Đối với những ai đang học ngoại ngữ th́ xem TV hay xem phim là h́nh thức tuyệt vời nhất để luyện nghe. Tôi từng là một sinh viên chuyên ngành Anh ngữ và tôi đă được chỉ dạy một bí quyết luyện nghe từ giáo sư của ḿnh là cứ bật TV chương tŕnh tiếng Anh lên và để đấy. Chẳng cần biết là bạn có chăm chú lắng nghe hay không, nhưng việc TV cứ ra rả suốt ngày các chương tŕnh tiếng Anh th́ năo của bạn quen dần với việc nghe phong cách và ngữ điệu trong tiếng Anh. Đó cũng là một h́nh thức luyện cách nhấn nhá khi nói chuyện bằng tiếng Anh cho tự nhiên.

3.-Internet: Internet là ứng dụng cuộc sống tuyệt vời nhất mà tôi từng biết. Không đến mức là nghiện nhưng ở nhà tôi nếu một ngày không có Internet th́ mọi thứ khó chấp nhận như việc đi ra ngoài mà bỏ quên điện thoại di động vậy. Tôi tự học nhiều qua Internet. Tôi học kỹ thuật sử dụng Photoshop và Corel Draw để chỉnh sửa ảnh; Adobe Audition và Sound Forge Studio để thu âm, Pinnacle Studio để thu h́nh và xử dụng các video qua Youtube từ Internet. Các bạn nữ cũng có thể học cách nấu ăn, cách đan, may, trang điểm qua Internet.

4.-Đường phố: Đường phố chính là phản ánh một nét của xă hội, chính đường phố sẽ là phương tiện mà cũng là môi trường học tập tốt nhất và thực tế nhất. Quan sát đường phố, quan sát nhu cầu của cư dân qua lại và đúc kết ra cần phải kinh doanh một dịch vụ nào đó phục vụ cho nhu cầu của những cư dân đó, chẳng phải là một cách học hay sao?

5.-Công sở: Nhiều người nghĩ rằng một khi đă vào công sở làm việc th́ chẳng có ai cho phép ngồi làm việc riêng (trong đó có việc học). Đúng là như vậy nhưng học bao gồm những h́nh thức chỉ cần sử dụng ngũ quan và một chút suy tư động năo. Học cách điều hành từ cấp trên, học chị văn thư cách photo tài liêu, học cô tiếp tân cách nghe điện thoại (cung cấp thông tin sao cho nhă nhặn). Ngay cả khi nhận một công việc mới cũng là cách để học.

   Giống như tiêu đề của bài viết này đă nói lên tất cả ư nghĩa và mục đích: Chúng ta hăy học để cùng nhau thay đổi. Thay đổi v́ một tương lai tươi sáng hơn, v́ một xă hội tốt đẹp hơn và v́ một đất nước tiến bộ hơn. Trong tất cả mọi vấn đề, yếu tố con người vẫn là yếu tố quan trọng hàng đầu. V́ vậy, muốn thay đổi, hăy thay đổi từ chính con người. Và muốn như vậy, mỗi người cần là một sinh viên đi học trong bất cứ ngơ ngách nào của cuộc sống.

   Cao Huy Huân

 

 

Bài học đầu tiên về Luật Pháp tôi học ở Nước Mỹ 

 ...Khi nằm trong tù, đôi lần tôi tự hỏi phải chăng ḿnh đă không thuộc bài học ấy, đến nỗi đă vi phạm luật pháp để vào tù? Song ngay lập tức, không xấu hổ, tôi nhận ra rằng v́ lư tưởng xây dựng một xă hội trọng pháp thực sự, người ta cần dũng cảm vi phạm những đạo luật bất công tồn tại lâu trong một xă hội vô pháp. Nguyên tắc nào cũng có những ngoại lệ cao cả là vậy, như lời dạy của thầy tôi ngày xưa, tiến sĩ luật Đào Quang Huy, cựu giáo sư Học viện Quốc gia Hành chánh thời Việt Nam Cộng Ḥa...

   Tôi nhận học bổng Fulbright sang Mỹ học chương tŕnh Master of Laws năm 1999 tại Đại học Tulane ở thành phố New Orleans, bang Louisiana. Trước khi vào Tulane, tôi đến Đại học Columbia ở thành phố New York, học chương tŕnh Orientation (định hướng) về luật và tiếng Anh. Fulbright luôn tạo điều kiện để các sinh viên có cơ hội biết thêm văn hóa tại những vùng khác nhau của nước Mỹ, nên thường người học sẽ đến vài thành phố để dự các khóa giảng. Nhờ vậy tôi được dịp sống tại New York trong hơn hai tháng. Dù thời gian ngắn, nhưng phải nói thật, tôi yêu New York hơn tất cả những nơi khác, v́ có lẽ tôi đă dành nhiều thời gian khám phá nó từ các góc cạnh khác nhau.

    Hồi sống trong khu học xá sinh viên của Đại học Columbia, tôi giữ thói quen đều đặn kiểm tra hộp thư để xem gia đ́nh có gửi thư sang hay không, v́ lúc ấy ba mẹ và anh em tôi chưa ai sử dụng email. Sau một lần nói chuyện với gia đ́nh qua điện thoại, tôi ước chừng độ mươi ngày sau thư sẽ đến. Một buổi chiều, linh tính cho biết đă có thư, đi học về, tôi nhanh chân bước vào sảnh kư túc xá, th́ thấy người giao thư đă giăng dây xung quanh nơi đặt các hộp thư. Bên trong hàng dây có một tấm biển ghi hai chữ “No entry”, cấm mọi người bước vào, để anh ta tiện sắp xếp bỏ thư. Thông thường công việc đó chỉ mất độ 15 phút, nên tôi lên pḥng ngồi chờ.

    Khoảng hơn một giờ sau tôi bước xuống, vẫn thấy hàng dây c̣n giăng ngang. Cẩn thận, tôi bước đến hỏi người bảo vệ khu học xá xem người giao thư đă làm xong chưa. Anh này nhún vai bảo không biết. Không thấy người giao thư để hỏi, tôi lại lên pḥng ngồi chờ thêm nửa giờ. Sau đó, thấy trời sắp tối, tôi lại đi xuống. Lần này vẫn thấy dây c̣n giăng xung quanh, tôi ngó trước sau không thấy cả người giao thư lẫn bảo vệ khu học xá, nên tần ngần không biết hỏi ai. Trong ḷng nôn nóng nhận thư, tôi liều lĩnh bước qua hàng dây đi vào mở hộp thư của ḿnh. Quả nhiên có thư. Tôi mừng quá, lấy xong bước qua hàng dây đi ra.

   Vừa lúc đó, anh chàng giao thư người da đen xuất hiện. Thấy tôi vừa cao chân bước qua, anh giận dữ hét lên, “tại sao anh làm như vậy?” Tôi cảm thấy xấu hổ vô cùng, vội phân bua rằng v́ đă chờ đợi quá lâu, lại đang cần đọc thư, mà t́m anh ấy không được, nên đành làm đại. Anh ấy tỏ ư thông cảm, không trách nữa, nhưng vẫn nói câu cuối trước khi mỉm cười với tôi: “But, law is law!” (Nhưng, luật là luật). Tôi choáng váng! Tất nhiên, đó không phải là luật pháp ǵ ghê gớm của Nước Mỹ, mà chỉ là luật lệ ước định giữa những người sống trong một cộng đồng dân cư nào đó thôi.

    Song quả thật, luật là luật, dù cưỡng hành hay không, vẫn không có chuyện thông cảm hay viện cớ này nọ để vi phạm. Dù anh ấy không biết tôi là sinh viên luật, dù anh ấy chỉ là người giao thư b́nh thường như bao người Mỹ đang làm việc một cách lương thiện trong xă hội, nhưng chỉ một câu nói như thế của anh đă khiến tôi học được nhiều điều. Đó là bài học đầu tiên về luật pháp mà tôi học ở Nước Mỹ. Tôi chợt hiểu ra v́ sao Nước Mỹ hùng mạnh, bởi mỗi công dân của họ đều được giáo dục đủ để biết tuân thủ luật pháp trong những điều nhỏ nhặt nhất. Đó chính là nền tảng của một xă hội văn minh và phát triển.

    Bài học đầu tiên ấy tôi vẫn c̣n nhớ đến hôm nay. Người da đen vô danh năm nào vô t́nh đă trở thành thầy dạy luật đầu tiên của tôi ở Mỹ. Thật ra, không cần vào đại học, không cần những bài giảng cao siêu và khó hiểu, người ta vẫn có thể học được những điều tốt đẹp trong cuộc sống này. Về sau, khi nằm trong tù, đôi lần tôi tự hỏi phải chăng ḿnh đă không thuộc bài học ấy, đến nỗi đă vi phạm luật pháp để vào tù (?!). Song ngay lập tức, không xấu hổ, tôi nhận ra rằng v́ lư tưởng xây dựng một xă hội trọng pháp thực sự, người ta cần dũng cảm vi phạm những đạo luật bất công tồn tại lâu trong một xă hội vô pháp. Nguyên tắc nào cũng có những ngoại lệ cao cả là vậy, như lời dạy của thầy tôi ngày xưa, tiến sĩ luật Đào Quang Huy, cựu giáo sư Học Viện Quốc Gia Hành Chánh thời Việt Nam Cộng Ḥa.

     Luật sư Lê Công Định

__._,_.___

 

Cám ơn quí vị đă theo dơi chương tŕnh của Diễn Đàn Giáo Dân

Xin Thiên Chúa chúc phúc lành đến quí vị.