VŨ TRỤ VỚI SỰ KHỞI ĐẦU: Thiên Chúa Và Các Nhà Khoa Học

Dien Dan Giao Dan 

Quí vị đang nghe  T̀NH YÊU THIÊN CHÚA  của Thế Thông - Đ́nh Diễn (Lệ Hằng & Elvis Phương hát)

  "Thật vô cùng khó khăn để giải thích tại sao vũ trụ lại được bắt đầu đúng như phương cách này, trừ phi là hành động của Thiên Chúa là Đấng có ư định tạo dựng nên con người giống như chúng ta."

Stephen Hawking, A Brief History of Time

 

T

́m hiểu xem các khám phá mới nhất của khoa học hiện đại sẽ hỗ trợ hay làm suy yếu cho sự hiện hữu của Thiên Chúa. Lư luận này sẽ nh́n đến vật lư, thiên văn, và sinh vật học, tuy không cần phải có kiến thức đặc biệt về bất cứ lănh vực nào. Ở đây tôi sẽ dựa trên các phát minh của vật lư cổ điển để t́m hiểu nguồn gốc của vũ trụ và những ứng dụng của các khám phá ấy. Câu hỏi của vấn đề là sự thiết kế của thiên nhiên có cho thấy Đấng Sáng Tạo hay có thể giải thích sự sắp xếp đó theo thuần túy tự nhiên.

   Trước đây, chúng ta đă nghe khẩu hiệu của Carl Sagan rằng "Tất cả vũ trụ chỉ có thế, trước đây cũng vậy, măi măi cũng vậy." Nhà vật lư Steven Weinberg lư luận rằng "với tất cả những ǵ mà chúng ta có thể khám phá ra được về các định luật của thiên nhiên, chúng không có ngôi vị, không ám chỉ ǵ đến hoạch định của Thiên Chúa hay bất cứ địa vị nào đặc biệt cho loài người." Tôi muốn chứng minh rằng các nhận định này th́ sai lầm dựa trên sự thật. Thật vậy, tôi nhận lời thách đố mà nhà sinh vật học E.O. Wilson đă đưa ra, ông nói, "nếu có thể t́m thấy bất cứ chứng cớ nào về một động lực chỉ đạo siêu nhiên…nó sẽ là một khám phá vĩ đại nhất của mọi thời đại." Trong các thập niên gần đây, qua những phát triển ngoạn mục nhất của vật lư và thiên văn, chứng cớ ấy thực sự đă được t́m thấy.

   Trong sự thừa nhận Sách Sáng Thế một cách ngạc nhiên, các khoa học gia hiện đại khám phá ra rằng vũ trụ được tạo thành qua sự bùng nổ nguyên thủy về năng lực và ánh sáng. Vũ trụ không chỉ bắt đầu trong thời gian và không gian, nhưng nguồn gốc của vũ trụ c̣n khởi đầu với thời gian và không gian. Trước khi có vũ trụ th́ chưa có thời gian và không gian. Nếu bạn chấp nhận rằng mọi sự có một khởi đầu th́ đều có một động lực, vậy vũ trụ vật chất phải có một động lực tinh thần hay phi vật chất. Động lực tinh thần này đưa vũ trụ vào sự hiện hữu mà không dùng đến bất cứ nguyên tắc vật lư nào.

   Sự tạo dựng vũ trụ là một phép lạ, hiểu đúng với nghĩa đen. Đấng tạo nên vũ trụ được biết là một đấng thiêng liêng, một bản thể vô cùng về khả năng và sự sáng tạo vượt quá mọi giới hạn có thể tưởng tượng được. Ngay từ khởi thủy có tinh thần, chứ không phải chất liệu. Với sự giúp đỡ của khoa học và lư luận, tất cả những điều này có thể chứng minh một cách hữu lư.

   Câu chuyện bắt đầu khoảng một thế kỷ trước đây, khi các khoa học gia bắt đầu đi t́m bằng chứng rằng vũ trụ có một khởi đầu – không chỉ trái đất hay ngân hà của chúng ta – nhưng tất cả mọi vật thể hiện có. Lư do của sự t́m kiếm này là v́ một trong những quy tắc vật lư rất phổ thông, quy tắc thứ hai về nhiệt động lực (thermodynamic), báo trước một khởi đầu như vậy. Quy tắc này đơn giản khẳng định rằng, nếu để tự nó, mọi vật thể sẽ tan ră. Chúng ta thấy điều này ngay chung quanh: đường xá và dinh thự mục nát và sụp đổ, con người già và chết, kim loại rỉ sét, tấm vải trở thành sợi chỉ, núi đá và bờ biển bị soi ṃn. Nếu bạn chưa học về vật lư, bạn có thể nghĩ rằng quy tắc thứ hai này có thể bị bác bẻ bởi bằng cớ là những người xây đường xá và dinh thự, nhưng đó không phải là trường hợp. Các vật liệu và sức mạnh bị sử dụng cho đến kiệt quệ trong tiến tŕnh xây dựng. Phải có thêm tài nguyên và năng lực để duy tŕ đường xá và dinh thự. Ngay cả vậy, mọi vật sẽ hao ṃn và đổ nát. Các khoa học gia dùng chữ "entropy" như một cách đo lường mức độ hỗn loạn, và quy tắc thứ hai cho thấy rằng toàn thể mức độ entropy trong vũ trụ th́ tiếp tục gia tăng.

   Quy tắc thứ hai có một ngụ ư thật giật ḿnh. Hăy lấy mặt trời làm thí dụ. Khi thời gian trôi qua, nhiên liệu dự trữ của nó giảm dần, và rồi sau cùng mặt trời sẽ không c̣n sức nóng và trở nên lạnh lẽo. Nhưng điều này có nghĩa, lửa của mặt trời phải được đốt lên tại một thời điểm nào đó. Mặt trời không cháy măi. Và điều này cũng đúng với các tinh tú. Chúng cũng sẽ từ từ cạn kiệt, có nghĩa rằng chúng cũng được đốt cháy vào lúc nào đó trước đây. Như nhà thiên văn vĩ đại người Anh là Arthur Eddington có nói, nếu có thể so sánh vũ trụ với chiếc đồng hồ, th́ đồng hồ thật sự đang từ từ chậm lại và điều đó dẫn đến kết luận rằng sẽ có lúc đồng hồ hoàn toàn chấm dứt hoạt động. Vũ trụ được khởi đầu với đầy đủ năng lượng và từ lúc đó trở đi nó ngày càng tiêu hao. Các dữ kiện này được biết ngay từ thế kỷ mười tám, nhưng các khoa học gia không biết tại sao lại như vậy.

   Vào đầu thế kỷ hai mươi, Albert Einstein công bố các công thức của thuyết tương đối và nhà thiên văn người Ḥa Lan, Willem de Sitter, t́m thấy một ứng dụng cho các công thức ấy khi tiên đoán vũ trụ đang nở rộng. Đây cũng là một dự đoán quan trọng bởi v́ nếu vũ trụ đang nở rộng và nếu các ngân hà đang di chuyển xa nhau, điều này có nghĩa trong quá khứ chúng từng gần với nhau. Nếu vũ trụ từng "nổ tung" trong quăng thời gian được thành lập, điều này có nghĩa nó thực sự phải có khởi đầu.

   Einstein không biết rằng các công thức của ông lại đưa đến giả thuyết là vũ trụ nở rộng nên ông đau khổ khi nghe biết về ứng dụng này. Khi nhà toán học Nga Alexander Friedmann t́m cách thuyết phục ông, Einstein lại t́m cách chứng minh là Friedmann sai. Thực sự Einstein sai. Theo lời của chính ông, nhà vật lư vĩ đại này thật "ngứa ngáy" về ư tưởng vũ trụ nở rộng. Ông đă đi quá xa khi sáng chế ra một lực mới, "phản trọng lực" (antigravity), cũng như đưa ra một con số được gọi là "hằng số vũ trụ" (cosmological constant), cố để bác bỏ ư niệm về một khởi đầu. Sau này, Einstein thú nhận những sai lầm của ḿnh và coi hằng số vũ trụ của ông là một sai lầm lớn nhất trong đời.

   Vào cuối thập niên 1920, nhà thiên văn Wilson Hubble, qua viễn vọng kính tối tân của Đài Thiên Văn Mount Wilson ở California, ông thấy các ngân hà đang tách rời nhau v́ các tinh vân "bớt đỏ dần". Số lượng tinh tú trong giải ngân hà tản mác này cho thấy vũ trụ bao la một cách kinh hoàng, lớn hơn bất cứ ai đă từng nghĩ đến. Một số ngân hà cách xa nhau hàng triệu năm ánh sáng. Cảm tưởng mà nhiều người từ lâu cho rằng không gian bất động và bất biến chỉ là ảo tưởng... Hubble nhận xét rằng các hành tinh và toàn thể các ngân hà đang tách xa nhau với một vận tốc lạ thường. Hơn thế nữa, không gian dường như ngày càng lớn hơn. Vũ trụ không nở rộng vào đằng sau không gian, bởi v́ không gian nằm trong vũ trụ. Thật không thể tin được, chính không gian nở rộng theo vũ trụ. Các khám phá của Hubble, sau này được xác nhận bởi rất nhiều người khác, gây nên sự sôi nổi lớn trong giới khoa học.

   Ngay lúc đó các khoa học gia nhận thấy rằng các giải ngân hà không bay tách xa nhau v́ một lực huyền bí nào đó đẩy chúng ra xa. Đúng hơn, chúng tách xa nhau bởi v́ trước đây chúng bị bắn tung đi bởi một sự bùng nổ ban đầu. Suy ngược theo thời gian, mọi ngân hà dường như có chung một điểm nguyên thủy được ước lượng khoảng mười lăm tỉ năm trước. Các khoa học gia suy đoán một thời điểm mà trong đó mọi khối lượng trong vũ trụ bị ép lại thành một điểm vô cùng dầy đặc. Toàn thể vũ trụ th́ nhỏ hơn một phân tử.

   Sau đó trong một sự bùng nổ vĩ đại độc nhất – Đại Thanh (Big Bang) – vũ trụ mà chúng ta đang cư ngụ được h́nh thành. Steven Weinberg viết, "Vũ trụ tràn đầy ánh sáng." Thật vậy, "chính ánh sáng tạo nên phần tử trổi vượt của vũ trụ." Nhiệt độ lúc bấy giờ khoảng một trăm tỉ tỉ (trillion) độ bách phân. Sau đó, trong một tiến tŕnh thật sống động được Weinberg miêu tả trong cuốn The First Three Minutes (Ba Phút Đầu Tiên), các dương tử (proton) và trung ḥa tử (neutron) đầu tiên bắt đầu tạo thành nguyên tử. Một khi vật thể được h́nh thành, các hấp lực bắt đầu tạo thành ngân hà và tinh tú. Sau cùng các nguyên tố nặng hơn, tỉ như ốc-xi và sắt được h́nh thành và, trên hàng tỉ năm, sinh ra thái dương hệ và các hành tinh. Dù có vẻ điên rồ, sự hiện diện của trái đất chúng ta, chính vật thể mà chúng ta được thực sự tạo thành, là nhờ ở "biến cố tạo dựng" xảy ra cách đây khoảng mười lăm tỉ năm.

   Thuyết vũ trụ nở rộng không chỉ phù hợp với quy tắc thứ hai của nhiệt động lực nhưng c̣n phù hợp với thuyết tương đối của Einstein. Hubble t́m thấy rằng một ngân hà càng xa chúng ta bao nhiêu th́ càng lùi ra xa nhanh hơn bấy nhiêu. Bây giờ điều này được gọi là Quy Luật Hubble, và nó giải đáp cho điều phỏng đoán được dựa trên cơ sở thuyết Einstein. Thuyết vũ trụ nở rộng c̣n giải quyết một vấn đề hắc búa từng làm vỡ mộng các khoa học gia: tại sao các ngân hà lại tiếp tục cách xa nhau. Tại sao trọng lực không kéo chúng lại gần với nhau? Lư do là v́ chúng bị bắn tung ra trong một vụ nổ nguyên thủy mà sức ấy vẫn tiếp tục đẩy chúng ngày càng cách xa nhau. Nhà thiên văn John Barrow gọi phát minh của Hubble là "sự khám phá vĩ đại nhất của khoa học trong thế kỷ hai mươi mốt."

   Ngay cả vậy, nhiều khoa học gia bực ḿnh với ư niệm Đại Thanh (Big Bang). Robert Jastrow kể ra nhiều thí dụ trong cuốn "God and the Astronomer." Nhà thiên văn Arthur Eddington gọi ư niệm này là "phi lư… không thể tin cậy… mâu thuẫn." Nhà vật lư Philip Morrison của MIT thú nhận, "Tôi thấy khó để chấp nhận thuyết Đại Thanh (Big Bang). Tôi muốn tẩy chay nó." Allan Sandage của Pḥng Thí Nghiệm Carnegie nói ư tưởng này là "một kết luận lạ lùng" mà "nó không thể nào đúng sự thật." Cũng như Einstein, các khoa học gia nổi tiếng bắt đầu đưa ra các giả thuyết nhằm loại trừ nhu cầu của một sự khởi đầu. Họ làm việc chăm chỉ để t́m ra một phương cách đáng tin cậy về khoa học để chứng minh là vũ trụ hiện hữu măi măi.

   Jastrow lư luận rằng lư do mà một số nhà khoa học nổi tiếng bối rối về ư niệm Đại Thanh (Big Bang) là v́, nếu đúng như vậy, thuyết ấy ngụ ư rằng có "Giây Phút Tạo Dựng" mà trong đó mọi  sự - vũ trụ và các quy luật của nó - bắt đầu hiện hữu. Thật quan trọng để biết rằng trước khi có biến cố Đại Thanh (Big Bang), không hề có các quy tắc vật lư. Thật vậy, các quy tắc vật lư không thể dùng để giải thích Đại Thanh (Big Bang) bởi v́ chính Đại Thanh (Big Bang) tạo ra các quy tắc vật lư. Các quy tắc khoa học giống như một loại văn phạm để giải thích thứ tự và sự tương giao của các vật thể trong vũ trụ. Cũng như quy tắc văn phạm không thể hiện diện ở bên ngoài các từ và câu mà nó xác định, th́ các quy tắc khoa học cũng không thể hiện hiện bên ngoài vũ trụ của các vật thể mà nó mô tả sự tương giao.

   Các khoa học gia gọi gây phút khởi sự của vũ trụ là "độc nhất", một điểm nguyên thủy mà không bị ảnh hưởng bởi không gian, thời gian và các quy tắc khoa học. Trước thời điểm đó, khoa học không biết ǵ cả. Thật vậy, chữ trước không có ư nghĩa v́ chính thời gian cũng không hiện diện trước điểm độc nhất. Ngày xửa ngày xưa không có thời gian. Jastrow muốn nói rằng các ư niệm như vậy, tiếp giáp với siêu h́nh, làm cho các khoa học gia cảm thấy nôn nao. Nếu vũ trụ được tạo dựng bên ngoài các quy tắc vật lư, th́ nguồn gốc của vũ trụ minh chứng cho định nghĩa căn bản của phép lạ. Chữ này làm cho các khoa học gia bất an.

   Hăy thử tưởng tượng các khoa học gia này khuây khỏa chừng nào khi các nhà thiên văn Hermann Bondi, Thomas Gold, và Fred Hoyle đưa ra điều mà sau này nó được gọi là "t́nh trạng kiên định" của vũ trụ. Thuyết này cho rằng vũ trụ th́ vô tận về tuổi. Một cách căn bản, Bondi, Gold, và Hoyle đưa ra giả thuyết rằng khi năng lượng bị dùng hết theo thời gian, năng lượng mới và vật thể mới được tạo thành một cách nào đó trong không gian. Như vậy, bất kể mức độ "entropy" và quy luật thứ hai của nhiệt động lực, mọi thứ vẫn giữ được quân b́nh và không lay chuyển, và như vậy vũ trụ có thể hiện hữu măi. Không gian và thời gian cũng vĩnh viễn. Thuyết t́nh trạng kiên định mau chóng trở nên phổ thông và là sự giải thích được ưa thích nhất về vũ trụ trong giới khoa học gia ở Âu Châu và Mỹ Châu. Cho đến cuối năm 1959, nó được sự hỗ trợ của hai phần ba các nhà thiên văn và vật lư.

   Trong một phương cách nào đó, thuyết t́nh trạng kiên định được xây dựng trên một nền tảng rất xưa cũ. Ư niệm về một vũ trụ vĩnh viễn từng xuất hiện từ thời cổ Hy Lạp. Các triết gia và nhà khoa học tự nhiên của Hy Lạp có nhiều quan điểm về nguồn gốc của thế giới, nhưng tổng quát tất cả đều đồng ư một nguyên tắc rằng không có ǵ được tạo thành từ hư vô: ex nihilo, nihil. Cần có vật thể để đem lại h́nh dạng cho vật thể. Do đó, v́ vũ trụ vật chất không thể xuất hiện từ "không khí", nó phải luôn luôn có ở đó. Vật thể th́ vĩnh viễn. Một cách tổng quát, các khám phá của Newton trong thế kỷ mười tám hỗ trợ cho ư tưởng của một vũ trụ vĩnh hằng. Với Newton, không gian là một khối ba chiều dăn nở không giới hạn về mọi phía, và thời gian là một chiều kích kéo dài vô tận vào quá khứ và tương lai. Chính ư niệm về vũ trụ vĩnh hằng mà thuyết t́nh trạng kiên định t́m cách chứng thực như một thay thế cho thuyết Đại Thanh (Big Bang).

   Những người hỗ trợ thuyết t́nh trạng kiên định công khai nh́n nhận rằng thuyết này hàm ư tính cách vô thần. Nếu vũ trụ luôn luôn hiện hữu th́ không có ai dựng nên nó. Chính Newton t́m cách né tránh hàm ư này. Trong khi vũ trụ có thể vận hành theo các quy tắc cơ học, có lẽ ngay cả các quy tắc luôn luôn hiện hữu, Newton lư luận rằng có một đấng sáng tạo các quy tắc đó và "chắc chắn không phải là cơ học" nhưng đúng ra ngài "vô h́nh, sống động, hiểu biết, ở khắp nơi." Nhưng vào đầu thế kỷ hai mươi, hầu hết các khoa học gia coi lư lẽ của Newton như sự bào chữa đặc biệt của một người đạo đức mà chính ông không thể tuân theo quy tắc của ḿnh. Phần lớn khoa học dường như nghiêng về quan điểm của Pierre-Simon Laplace, là người được Napoléon hỏi về vị trí của Thiên Chúa trong các lư thuyết về tinh vân của ông, và ông trả lời, "Tôi không cần đến giả thuyết ấy." Thuyết t́nh trạng kiên định có tác dụng là nhiều khoa học gia bỏ qua giả thuyết về Thiên Chúa.

   Tuy nhiên, trong thập niên 1960, thuyết t́nh trạng kiên định bị một cú tàn phá khi hai kỹ sư vô tuyến làm việc tại Bell Labs, Arno Penzias và Robert Wilson, khám phá ra một số phóng xạ bí ẩn đến từ không gian. Phóng xạ này không đến từ một hướng nhất định mà từ đủ mọi phía như nhau. Thật vậy, dường như nó xuất phát từ chính vũ trụ. Không lâu sau đó, Penzias và Wilson mới biết là các khoa học gia từng phỏng đoán rằng, nếu vũ trụ khởi đầu từ một vụ nổ nguyên thủy khoảng mười lăm tỉ năm trước, th́ một số phóng xạ từ vụ nổ kinh hoàng đó vẫn sẽ c̣n lởn vởn. Người ta cho rằng phóng xạ này có nhiệt độ từ một vài độ trên không độ. Penzias và Wilson đo được phóng xạ này chỉ ít hơn con số đó chút đỉnh, và họ bàng hoàng khi biết rằng họ đă gặp được tiếng th́ thào ma quái từ giây phút tạo dựng nguyên thủy.

   Rất nhiều khám phá khác – kể cả các dữ kiện từ vệ tinh "Cosmic Background Explorer" (COBE) của NASA – giờ đây xác nhận sự hiện hữu của phóng xạ nguyên thủy này. Dựa trên thuyết Đại Thanh (Big Bang), các khoa học gia có thể tiên đoán số lượng khí hydrogen, lithium, deuterium, và helium phải có trong vũ trụ. Các tiên đoán này thật kinh ngạc v́ phù hợp với số lượng thực sự mà chúng ta t́m thấy ngày nay. Năm 1970 nhà vật lư Stephen Hawking và nhà toán học Roger Penrose viết một bài nổi tiếng chứng minh rằng vũ trụ phải có một khởi đầu, căn cứ vào thuyết tương đối và số lượng vật thể có trong vũ trụ. Như Hawking khẳng định trong cuốn A Brief History of Time, "Phải có một biến cố Đại Thanh (Big Bang) độc nhất." Nhà thiên văn Martin Rees nhận xét rằng hàng loạt dữ kiện cùng lúc hiện nay đă làm mất uy tín của thuyết t́nh trạng kiên định và xác nhận thuyết Đại Thanh (Big Bang).

   Trong Sách Sáng Thế, Thánh Kinh viết, "Từ nguyên thủy, Thiên Chúa dựng nên các tầng trời và trái đất." Trong các tài liệu lịch sử xa xưa, Thánh Kinh th́ độc đáo khi thừa nhận một khởi đầu tuyệt đối. Trong Phật Giáo, nhờ Dalai Lama chúng ta biết "có nhiều hệ thống vũ trụ... trong t́nh trạng liên tục xuất hiện và qua đi." Thánh Kinh cũng hiển nhiên khẳng định là thời gian th́ giới hạn. Ngược lại, Ấn Giáo và Phật Giáo thừa nhận các chu kỳ vô tận của thời gian kéo dài vào quá khứ vô cùng. Người Hy Lạp và La Mă, cũng như các văn hóa xa xưa, tin ở sự vĩnh cửu của lịch sử. Như Leon Kass nhận xét trong việc khảo cứu Sáng Thế Kư, các tác giả Thánh Kinh không cần mạo hiểm vào lănh vực này. Họ có thể khởi sự từ Vườn Địa Đàng và không đụng ǵ đến câu chuyện tạo dựng. Nhưng sự tường thuật Thánh Kinh trâng tráo nhấn mạnh rằng vũ trụ hiện hữu tại một thời điểm nhất định của thời gian như một hành vi sáng tạo tự ư bởi một hữu thể siêu nhiên đă có từ trước.

   Ở đây cũng quan trọng để làm sáng tỏ một hiểu lầm phổ thông. Nhiều văn sĩ thế tục dường như nghĩ rằng, theo lập trường chính thống Kitô Giáo, vũ trụ và trái đất được dựng nên trong sáu ngày theo nghĩa đen. Nhưng Thánh Kinh dùng tiếng cổ Do Thái (Hebrew) nên đó có thể là một ngày hay một mùa hay một thế hệ. Trong thư II của Phêrô (3:8) chúng ta cũng đọc: "với Thiên Chúa một ngày giống như một ngàn năm, và một ngàn năm giống như một ngày."  Từ thời Kitô Giáo tiên khởi, các chức quyền trong Giáo Hội từ Irenaeus đến Origen, Augustine đă đưa ra sự giải thích có tính cách biểu tượng với "những ngày" trong Sáng Thế Kư. Hầu hết các Kitô Giáo truyền thống không có khó khăn ǵ với câu chuyện tạo dựng mà nó có thể kéo dài hàng triệu, ngay cả hàng tỉ năm.

   Thật đặc biệt, người Do Thái và Kitô Giáo luôn tin rằng Thiên Chúa không chỉ tạo nên vũ trụ, nhưng Ngài c̣n tạo ra từ hư không: "từ nguyên thủy đă có Ngôi Lời." Với câu này Thánh Kinh ngụ ư rằng vũ trụ được thành h́nh qua mệnh lệnh. Trong gần hai ngàn năm điều này dường như không có ư nghĩa. Chúng ta cảm nghiệm thời gian và không gian theo một phương cách mà chúng ta không thể tưởng tượng được là có khởi đầu hay có kết thúc. Trong huyền thoại tạo dựng vũ trụ của các tôn giáo khác, thần linh thường tạo thành thế giới từ một số sự vật đă có từ trước. Sự hợp lư dường như nghiêng về phía người Hy Lạp xưa: ex nihilo, nihil. Nhưng giờ đây, khoa học hiện đại cho thấy Thánh Kinh th́ đúng. Vũ trụ thật sự được h́nh thành từ hư không. Và nó được h́nh thành như thế nào? Chúng ta không biết và có lẽ không bao giờ biết, v́ tạo hóa dùng các phương pháp mà trong vũ trụ tự nhiên bây giờ không thấy có.

   Lạ lùng hơn nữa là người Do Thái và Kitô Giáo từ lâu tin rằng Thiên Chúa dựng nên không gian và thời gian cùng lúc với vũ trụ. Chúng ta từng thấy giáo phụ Augustine, khi được hỏi tại sao Thiên Chúa ngồi chơi trong một thời gian dài trước khi tạo nên vũ trụ, ngài trả lời rằng câu hỏi ấy vô nghĩa. Augustine viết, trước khi có sự tạo dựng th́ chưa có thời gian v́ sự tạo dựng vũ trụ bao gồm sự tạo dựng thời gian. Các vật lư gia hiện đại nh́n nhận Augustine và sự hiểu biết xưa của người Do Thái và Kitô Giáo là đúng.

   Thuyết Đại Thanh (Big Bang) giải quyết một trong những mâu thuẫn hiển nhiên trong Sách Sáng Thế. Trên hai thế kỷ, những người chỉ trích Thánh Kinh thường vạch ra rằng từ nguyên thủy – ngày đầu tiên – Thiên Chúa dựng nên sự sáng. Sau đó vào ngày thứ tư Thiên Chúa tách biệt đêm với ngày. Vấn đề này được vạch ra bởi triết gia Leo Strauss: "Ánh sáng được tŕnh bầy như có trước mặt trời." Từ lâu, Kitô Hữu phải vất vả giải thích sự lạ thường này mà không thành công nhiều. Tác giả Sáng Thế Kư dường như rơ ràng có nhầm lẫn.

   Nhưng thực sự th́ không lầm. Vũ trụ được tạo dựng trong một bùng nổ ánh sáng cách đây mười lăm tỉ năm. Mặt trời và các hành tinh hiện hữu nhiều tỉ năm sau đó. Do đó ánh sáng quả thật đi trước mặt trời. Trong Sách Sáng Thế 1:3, ánh sáng đầu tiên được nhắc đến có thể coi như ám chỉ chính biến cố Đại Thanh (Big Bang). Sự tách biệt ngày và đêm được nói trong Sáng Thế Kư 1:4 ám chỉ việc h́nh thành mặt trời và trái đất. Ngày và đêm – chúng ta cảm nghiệm như kết quả của việc trái đất xoay tṛn – thực sự được thành h́nh chậm hơn vũ trụ nhiều. Bí ẩn Sáng Thế Kư được giải quyết, và câu chuyện tạo dựng được minh chứng nó không chỉ là một ngụ ngôn lờ mờ nhưng là một câu chuyện chính xác lạ lùng về cách tạo dựng vũ trụ.

    Nên nhớ rằng Cựu Ước được viết cách đây trên 2,500 năm bởi một người cho rằng họ được Thiên Chúa kể cho biết những ǵ Ngài thực hiện. Gerald Schroeder nhận xét, "Những tường thuật này không được sáng tác để trả lời cho những khám phá về vũ trụ như một toan tính nhằm gượng gạo phù hợp thần học với vũ trụ học… Thần học tŕnh bầy một quan điểm cố định về vũ trụ. Khoa học, qua sự hiểu biết được cải tiến đáng kể về thế giới, đă đi đến sự phù hợp với thần học."   

    Các nhà khoa học nổi tiếng nhiều khi do dự tán thành câu kết luận này. Arthur Eddington, là người sau cùng nh́n nhận tính cách xác thực của thuyết Đại Thanh (Big Bang), thú nhận rằng "sự khởi đầu dường như đưa ra những khó khăn không thể vượt qua trừ khi chúng ta đồng ư nh́n đến nó như thực sự thuộc về siêu nhiên." Arno Penzias, người đoạt giải Nobel nhờ khám phá ra phóng xạ vũ trụ mà nó minh chứng cho thuyết Đại Thanh (Big Bang), nói rằng, "Các dữ kiện tốt nhất chúng ta có th́ đúng như những ǵ tôi tiên đoán, là giả như tôi không có ǵ khác hơn để khởi sự th́ tôi sẽ dùng năm cuốn sách của Môsê, Thánh Vịnh, và toàn bộ Thánh Kinh."

   Nhà thiên văn Robert Jastrow tŕnh bầy một cách sống động hơn nữa. "Với khoa học gia từng sống niềm tin của ḿnh trong sức mạnh của lư lẽ, câu chuyện chấm dứt như một ác mộng. Hắn vượt qua được nhiều ngọn núi ngu dốt; hắn sắp sửa chinh phục được đỉnh núi cao nhất. Khi vừa trèo lên được tảng đá sau cùng, hắn được chào đón bởi các thần học gia là những người từng ngồi ở đây hàng thế kỷ."

   Tôi không đưa ra Thánh Kinh để minh chứng là Thiên Chúa tạo nên vũ trụ. Tôi đưa ra để cho thấy câu chuyện Thánh Kinh về cách tạo dựng vũ trụ th́ thật sự chính xác. Thánh Kinh không phải là sách dậy về khoa học. Sách này không có ư định, như các khoa học gia, cung cấp các chi tiết về cách tạo thành vũ trụ và trái đất theo như h́nh dạng ngày nay. Nhưng những ǵ sách ấy nói về sự tạo dựng – về dữ kiện tạo dựng và thứ tự của sự tạo dựng – th́ hóa ra chính xác. Có thể nói trước đây tưởng như là bất khả, bây giờ Thánh Kinh được minh chứng bởi các khám phá của khoa học hiện đại.

   Bây giờ là lúc cung cấp "đoạn thiếu sót" và cho thấy vũ trụ phải có người tạo nên. Chứng cớ này thật đơn giản. Mọi sự bắt đầu hiện hữu đều có một động lực. Vũ trụ bắt đầu hiện hữu, bởi thế vũ trụ phải có một động lực. Động lực đó chúng ta gọi là Thiên Chúa. Trong một thời gian khá lâu, sự từ chối Đấng Tạo Hóa được dựa trên việc từ chối định đề thứ hai. Người vô thần đưa ra các khám phá của Newton như một chứng cớ và họ nhất quyết vũ trụ không có một khởi đầu. Nó là một loại bộ máy luôn luôn chuyển động. Nó luôn luôn có ở đó. Giờ đây khoa học đă bỏ đi lư luận ấy.

   Bởi thế các người vô thần – kể cả các khoa học gia vô thần – phải đi đến việc từ chối định đề thứ nhất. Mọi sự có một khởi đầu không nhất thiết phải có một động lực. Vũ trụ chỉ có vậy và chúng ta không thể nói ǵ hơn. Triết gia Bertrand Russell chấp nhận lập trường này trong cuộc tranh luận về sự hiện hữu của Thiên Chúa. Ông nói, "Vũ trụ ở đó, và chỉ có vậy." Vật lư gia Victor Stenger nói vũ trụ có thể "không có động lực" và có thể "xuất phát từ hư không." Ngay cả David Hume, một trong những triết gia đa nghi nhất, coi lập trường này là nực cười. V́ trong tất cả những điều hoài nghi của ông, Hume không bao giờ từ chối quan hệ nhân quả. Trong năm 1754 Hume viết, "Tôi không bao giờ khẳng định một định đề quá lố bịch là có điều ǵ đó phát sinh mà không có động lực."

   Nếu mọi kết quả trong thiên nhiên đều có một động lực, điều ǵ là động lực của thiên nhiên? Ai hoặc điều ǵ đă đưa vật thể và năng lực vào vũ trụ? Có hợp lư không, dù rất mơ hồ, khi cho rằng thiên nhiên tự tạo ra chính nó? Nếu chỉ với một khoảng khắc không có ǵ hiện hữu – không vật thể, không vũ trụ, không Thiên Chúa – th́ làm thế nào có thể có được điều ǵ? Khi các biến cố xảy ra – tỉ như một cái hố khổng lồ trên nền đất, một nữ minh tinh điện ảnh được t́m thấy bị cắt cổ - ngay lập tức chúng ta hỏi điều ǵ đă gây ra các biến cố ấy. Thật khó để coi đó là một giải thích hợp lư hay có tính cách khoa học khi nói, "Nó tự động xảy ra. Chẳng có nguyên nhân nào cả." Chúng ta biết điều ǵ đó đă tạo nên cái hố khổng lồ. Chúng ta biết ai đó đă cứa cổ nữ minh tinh điện ảnh. Có thể chúng ta không biết rơ danh tính của người đă thi hành, nhưng chúng ta biết có ai đó đă làm điều ấy.

   Tương tự, có thể chúng ta không biết Đấng Sáng Tạo nào đă làm nên vũ trụ, nhưng chúng ta biết là nó đă được dựng nên, và có ai đó đă thi hành điều ấy. Thế giới của chúng ta thật quá tự nhiên, nhưng với sự chắc chắn về khoa học chúng ta biết nó là kết quả của một sức lực ở bên ngoài tự nhiên... Đây là nghĩa đen của chữ siêu h́nh – đó là điều đằng sau hay bên ngoài vật lư tự nhiên. Khoa học đă khám phá ra một thực thể mà trước đây được cho rằng thuộc lănh vực đức tin. Nhưng ngày nay, không cần đức tin để thấy rằng nguồn gốc của vũ trụ th́ thuộc về siêu h́nh. Vũ trụ mà nó hiện hữu trong một vụ bùng nổ nguyên thủy cách đây mười lăm tỉ năm trước th́ không tự ḿnh hiện hữu. Nó được tạo nên, điều đó có nghĩa phải có Tạo Hóa. Với Tạo Hóa đó chúng ta đặt tên là Thiên Chúa.

   Vào lúc này, dường như chúng ta đă chứng minh sự hiện hữu của một tạo hóa, nhưng không biết ǵ về bản tính của tạo hóa ấy. Tôi cho rằng không phải như vậy. Nhiều đặc tính của tạo hóa vẫn chưa được biết hay được giấu kín, nhưng có một số kết luận mà chúng ta có thể hợp lư rút ra từ những ǵ được biết. Khi vũ trụ được tạo thành bởi một hành vi sáng tạo, thật hợp lư để suy diễn rằng nó được tạo thành bởi một loại tâm linh nào đó. Tâm linh là nguồn gốc của vật thể, và chính tâm linh tạo ra vật thể, hơn là ngược lại. Khi vũ trụ bao gồm toàn thể thiên nhiên, chứa đựng bất cứ ǵ là thiên nhiên, Đấng sáng tạo ra nó cần phải ở bên ngoài thiên nhiên. Khi Đấng Tạo Hóa không dùng đến các quy luật hay sức lực tự nhiên để tạo nên vũ trụ, hiển nhiên Đấng Tạo Hóa là Siêu Nhiên... Khi thời gian và không gian nằm trong vũ trụ, Đấng Tạo Hóa cũng phải nằm ngoài không gian và thời gian, được gọi là vĩnh cửu. Khi vũ trụ là vật chất, Đấng Tạo Hóa phải là phi vật chất. Khi vũ trụ được tạo dựng từ hư không th́ Đấng Tạo Hóa phải có quyền thế không thể hiểu, hoặc chúng ta có thể nói, khả năng vô hạn.

   Có phải vũ trụ chỉ có thế, trước đây cũng vậy, măi măi cũng vậy? Dĩ nhiên là không. Ư tưởng ấy hoàn toàn vô nghĩa, và của một người mà lẽ ra phải biết rơ hơn. Các quy luật tự nhiên không ám chỉ ǵ đến một hoạch định thánh thiêng hay đấng sáng tạo sao? Làm thế nào Steven Weinberg lại đưa ra một khẳng định điên rồ như thế? Với người vô thần độc đoán, nó dường như giống với khoa học giả tưởng, hay một ác mộng định kỳ. Nhưng không thể bỏ qua sự thật khoa học. Sự khám phá của khoa vật lư hiện đại rằng vũ trụ có một khởi đầu theo không gian và thời gian đă trả lời bài toán hóc búa của E.O. Wilson về một trong những khám phá khoa học quan trọng nhất chưa từng có. Với tất cả những ai dám đương đầu với khó khăn để hiểu biết và chiêm niệm về điều đó, nó đem lại một chứng cớ mạnh mẽ và có sức thuyết phục về sự hiện diện của một bản thể siêu nhiên, vĩnh cửu đă tạo nên thế giới chúng ta và mọi sự ở trong đó.

   Dinesh D'Souza

(trích trong cuốn What's So Great About Christianity – Pt Giuse TV Nhật chuyển dịch)

 

 

 

    12 Slide Show về Thánh Kinh  (English ---> Xin xem Love Letter)