Nghĩa Từ Ngữ: CỤ THỂ & TRỪU TƯỢNG, TÂM & VẬT (Nguyễn Khắc Dương)
Cho nên Thượng Đế của chúng ta không phải là một quan niệm Trừu Tượng do những trí óc (dù là thiên tài) h́nh dung nên nhờ suy luận, mà là một Hữu Thể Cụ Thể đă tỏ ḿnh ra với những cá nhân, những tập thể qua các thời đại lịch sử từ ngày tạo thiên lập địa cho đến ngày cánh chung. Thiên Chúa của chúng ta là Thiên Chúa của Abraham, của Issaac, của Pascal, của chân phước Anrê Phú Yên, của chị, của anh, của tôi, tỏ ḿnh ra ở đây, ở đó, trên núi Sinai, trên đường đi Damas, có thể ở đầu đường xó chợ, trong một trại giam, nơi tiền đồn chống ngoại xâm, giữa buổi yến tiệc vương giả hay nơi pḥng the khuê các, trên bàn thí nghiệm khoa học, qua ống kính hiển vi, qua một nụ cười, một áng mây, một nốt nhạc, một bức tranh, một bài thơ, một câu Thánh Kinh, qua một lần thất bại cũng như một lần thành công, mọi nơi, mọi lúc, dưới mọi h́nh thức, trong mọi hoàn cảnh, với đủ mọi hạng người. Các tâm hồn gặp Chúa như đạp phải cái gai, như đâm vào bức tường. Cứ đọc Thánh Kinh th́ sẽ thấy sự HIỆN HỮU CỤ THỂ của Thiên Chúa. Có chạy trốn, có phủ nhận cũng không được !
I.-
CỤ
THỂ VÀ TRỪU TƯỢNG
Chúng ta thường lẫn lộn giữa hai nghĩa khác nhau của các từ ngữ CỤ THỂ và TRỪU TƯỢNG. Sự lẫn lộn này có thể tạo dịp cho ta rơi vào ngụy biện trong các suy luận. Vậy ta cần phân biệt cho thật rơ ràng. Hai từ ngữ này thường được dùng theo hai nghĩa hoàn toàn khác nhau. 1./ NGHĨA PHỔ THÔNG: (nghĩa này không được chính xác lắm và đáng lẽ không nên dùng mà phải dùng từ ngữ khác cho chính xác hơn) Thông thường người ta dùng chữ trừu tượng và cụ thể để phân biệt hai loại sự việc có những đặc tính khác nhau: Trừu Tượng được dùng để chỉ đặc tính của những sự vật không thuộc về thế giới vật chất, khả giác, hữu h́nh. Thí dụ: Tảng đá là một vật cụ thể, tâm t́nh của con người là một sự vật trừu tượng; v́ tảng đá ta sờ được, đo lường được, c̣n tâm t́nh của con người, ta chỉ có thể phỏng đoán qua các biểu hiện gián tiếp chứ tự nó th́ ta không sờ được, không đo lường lớn, nhỏ, nặng, nhẹ, được. Theo nghĩa này th́ Linh hồn, Thượng Đế thuộc về các sự vật trừu tượng. Và khi nói rằng một sự vật hay sự việc nào là trừu tượng th́ không hề đề cập đến khía cạnh nó có hay không mà chỉ muốn nói lên cái đặc tính của nó là thuộc về loại vô h́nh, bất khả giác, không thuộc về vật chất (như tư tưởng con người, như một nguyên lư toán học). C̣n khi nói một sự vật hay sự việc nào là cụ thể th́ ta cũng không hề đề cập đến vấn đề nó có thực hay không mà ta chỉ muốn nói lên đặc tính hữu h́nh, khả giác, thuộc về vật chất (như tảng đá, cành hoa, giọt nước v.v…) 2./
NGHĨA CHUYÊN MÔN CỦA LUẬN LƯ HỌC (VÀ NHẤT
LÀ CỦA VẤN ĐỀ TRI THỨC)
Theo nghĩa chuyên môn này th́ hai từ ngữ trừu tượng và cụ thể không phải dùng để chỉ tính chất (đặc tính) của sự vật nơi chính tự nó, mà để chỉ: đứng về b́nh diện nào mà xét. a. Khi muốn chỉ một sự vật (dù hữu h́nh hay vô h́nh, khả giác hay bất khả giác, vật chất hay không thuộc về vật chất) mà ta xét về chính trong sự hiện hữu thực sự của nó như là một sự vật đặc thù th́ ta dùng từ ngữ “cụ thể”. Thí dụ: Một em bé vấp phải một cục đá lúc 4 giờ 25 phút 30 giây ngày 22 tháng 1 năm 2010 trên một đoạn đường nhất định nào đó. Ḥn đá đó khối lượng bao nhiêu, trọng lượng bao nhiêu, màu sắc ra sao, h́nh thù thế nào, thuộc loại đá ǵ v.v… th́ trong vũ trụ vô biên khoáng hậu này chỉ có một ḿnh nó độc nhất vô nhị là chính nó, với vô số vô lượng vô biên chi tiết đặc thù làm cho nó là nó cá thể chứ không phải là một ḥn đá khác. Và không có trí óc nào có thể kiểm kê cho tận tuyệt hết được tất cả những chi tiết đặc thù của nó (v́ là vô hạn, vô cùng tận). Chỉ có một trí óc vô biên như của Thượng Đế mới múc cạn được các chi tiết của nó thôi.
Vậy trong sự
hiện hữu cụ thể
th́ sự vật nào, sự việc nào cũng vậy
cả: một sợi lông mi cũng vậy, một
nỗi buồn của một em bé ngủ trưa
dậy không có ǵ bỏ vào miệng cũng vậy,
một tảng đá cũng vậy, Thượng
Đế cũng vậy, linh hồn của một người
nhất định nào đó cũng vậy. Do đó không phải sự vật này là cụ thể, sự vật kia không là cụ thể mà sự vật nào (nếu có và giả sử như là có) th́ đều có thể xét về b́nh diện cụ thể, tức là xét về b́nh diện trong sự hiện hữu của nó hay nói đúng hơn, xét về nó trong sự hiện hữu của nó như là nó, với tư cách một hữu thể đặc thù cá thể. Một tảng đá nào đó, Thượng Đế hay một vị thần linh nào đó, hay linh hồn một người nào đó đều có thể xét về B̀NH DIỆN Cụ Thể cả. b. Khi muốn chỉ nội dung (hay nội hàm) của sự biết của con người NÓI CHUNG về một sự vật, qua sự h́nh dung của trí óc con người, chứ không phải chính sự vật trong sự hiện hữu cá thể đặc thù của nó th́ người ta dùng từ ngữ Trừu Tượng. Và sự biết qua h́nh dung của trí óc này được gọi là trừu tượng v́ nó là kết quả của một động tác của trí năng qua hai giai đoạn: - Trừu: rút tỉa ra. - Tượng: h́nh dung lên. Nghĩa là trong vô số vô lượng chi tiết đặc thù của mỗi sự vật cá thể thuộc một loại (thí dụ: đá), tính năng chỉ rút ra, tách rời ra (trừu) một số những đặc tính chung cho mỗi cục đá, rồi kết hợp lại thành một tổng hợp toàn bộ, và h́nh dung lên (tượng) trong trí năo để rồi có thể áp dụng sự h́nh dung ấy cho bất cứ ḥn đá nào. Theo nghĩa này trừu tượng nghĩa là tính cách của nội dung (hoặc nội hàm) của những khái niệm do trí năng tạo ra để h́nh dung một loại sự vật hoặc phẩm tính hay động tác của sự vật nói chung. Khái niệm đen là trừu tượng v́ quạ đen, trâu đen, mực đen, tóc đen v.v… mỗi sự vật đen mỗi kiểu, nhưng trong khái niệm đen do trí óc h́nh dung th́ chỉ ghi lại những nét chung đă do trí năng tách rời ra khỏi các thứ đen cá biệt. Khái niệm đá là trừu tượng v́ có đá vôi, đá cuội, đá hoa cương v.v... mỗi thứ đá, mỗi cục đá có nhiều chi tiết đặc thù, nhưng trong khái niệm đá do trí óc h́nh dung lên th́ chỉ ghi lại những nét chung do trí năng tách rời ra khỏi các thứ đá, các cục đá cá biệt. Khái niệm chạy là trừu tượng v́ mỗi người, mỗi con vật chạy mỗi cách cá biệt đặc thù, nhưng trong khái niệm chạy th́ trí óc chỉ h́nh dung lên những nét chung cho bất cứ kiểu chạy nào của các sự vật đang chuyển động nhanh: người chạy, ngựa chạy, xe chạy v.v… Vậy trừu tượng không có nghĩa là do trí óc con người dựng đứng lên mà không có trong thực tế, cũng không phải là tính chất của sự vật vô h́nh, mà có nghĩa là tính chất của sự h́nh dung về sự vật do trí năng tạo ra để biết về sự vật (dù là vật hữu h́nh hay vô h́nh, khả giác hay bất khả giác, vật chất hay không vật chất). Cho nên KHÁI NIỆM đá là TRỪU TƯỢNG, KHÁI NIỆM Thượng Đế là TRỪU TƯỢNG, chứ không phải đá là trừu tượng, mà cũng chẳng phải Thượng Đế là trừu tượng. Nói theo nghĩa chuyên môn này, bất cứ sự vật nào nếu xét dưới b́nh diện trong sự hiện hữu cá thể đặc thù của chính ḿnh nó th́ đều là cụ thể cả: cục đá mà đứa bé vấp phải chiều hôm nọ trên quăng đường ấy là cụ thể, nỗi buồn xâm chiếm tâm hồn người chinh phu nọ trong buổi chiều tà kia bên khung cửa sổ ấy cũng là cụ thể, linh hồn của ông sinh ngày tháng năm nọ tại chỗ kia v.v… cũng là cụ thể, Thượng Đế xét trong chính sự hiện diện cụ thể của Ngài cũng là cụ thể. C̣n khái niệm do trí năng tạo thành bằng hai động tác trừu và tượng là trừu tượng. Khái niệm đá, khái niệm chạy, khái niệm linh hồn, khái niệm Thượng Đế v.v… bất kỳ khái niệm nào cũng là trừu tượng cả! Vậy chân lư trừu tượng là chân lư do trí năng h́nh dung lên, không phải là nó không có hay không đúng, nhưng nó thuộc về b́nh diện tri thức. Thí dụ chân lư: nếu A>B và B>C th́ A>C. Không rơ A,B,C là ǵ, là ở đâu, là vào thời nào, chỉ biết lập luận trên là một cái ǵ rất đúng nhưng thuộc về h́nh dung của trí năng. Ta có thể chứng minh chân lư trừu tượng đó bằng nguyên lư mâu thuẫn: v́ nếu A<C th́ A<B và như vậy trái với tiền đề A>B. Do đó A phải >C th́ mới không tự mâu thuẫn. Nhưng Thiên Chúa của chúng ta không thể chứng minh như thế được, v́ nếu như vậy th́ chỉ có người mất trí mới phủ nhận Ngài (trong lúc thực tế có nhiều nhà vô thần là những đầu óc thông minh sáng suốt hơn người) và v́ Thiên Chúa của chúng ta là Thiên Chúa của Abraham, của Issac, của Giacob, của Phêrô, của Phaolô, của Gioan Phaolô II v.v… của các bà phước tận tuỵ hy sinh trong trại cùi, của ông Lê Bảo Tịnh thà chịu chết chứ không chịu chối Chúa, của cậu Đôminicô Saviô c̣n bé mà đă có đời sống hơn người v.v… nghĩa là của các chứng nhân đă “vấp phải”, đă “đụng phải” chính Ngài trong sự hiện hữu của Ngài, tức là trong sự cụ thể của Ngài, y như một em bé vấp phải cục đá chảy máu chân ra không thể chứng minh sự hiện hữu của ḥn đá theo kiểu chân lư trừu tượng A>B và B>C th́ A>C, mà chỉ khóc v́ đau thật, chỉ đưa chân bị thương chảy máu ra (tức là các sự kiện) cho mẹ xem, cho cô y tá băng lại. Thánh Phêrô không chứng minh Chúa Giêsu sống lại theo kiểu A>B và B>C th́ A>C, mà chỉ nói trước Hội Đồng Tư Tế Do Thái là: “Tôi không thể phủ nhận những ǵ mắt thấy tai nghe, tay sờ được,” và Ngài sống lại thật, theo sự kiện Chúa sống lại, và chẳng thà chết chứ không thể phủ nhận sự kiện Giêsu chết và phục sinh. Cũng như em bé vấp phải đá chảy máu th́ phải khóc và chỉ đưa chân ra làm chứng mà thôi! Không minh chứng Thiên Chúa như chứng minh một chân lư mà làm chứng về Thiên Chúa như một sự kiện, làm chứng bằng cách sống và nếu cần th́ bằng cái chết. Tử đạo, Martyr có nghĩa là làm chứng mà! Tiện dịp, cũng xin vạch rơ sự ngụy biện trong một tam đoạn luận thường hay bị lợi dụng v́ vô t́nh hay hữu ư lẫn lộn hai nghĩa của trừu tượng: 1/ Thiên Chúa (A) là trừu tượng (B). 2/ Trừu tượng (B’) là chỉ có trong sự h́nh dung của trí óc (C). 3/ Vậy Thiên Chúa chỉ có trong sự h́nh dung của trí óc! Tam đoạn luận này mới xem qua tưởng là đúng quy tắc, nhưng thực ra là phạm luật v́: Trong tiền đề thứ nhất, trừu tượng (B) có nghĩa theo nghĩa thông thường, thần linh, vô h́nh, không vật chất (từ trừu tượng trong mệnh đề này không sát nghĩa và thực ra là sai). C̣n trừu tượng (B’) trong tiền đề thứ hai có nghĩa theo nghĩa chuyên môn: đặc tính của các khái niệm (chữ trừu tượng ở đây mới thật là sát nghĩa, là đúng). Vậy tuy cùng một chữ “trừu tượng” nhưng thực ra là hai hạn từ (terme) hoàn toàn khác nhau. Đáng lẽ ra phải nói: 1/ Thiên Chúa (A) là thuần linh (là vô h́nh, là không vật chất) (B). 2/ Cái ǵ trừu tượng (thuộc về khái niệm) (B’) th́ do trí năng tạo ra (C). Rơ ràng hai mệnh đề trên không tạo để cho phép ta rút ra một kết luận nào hết v́ không có hạn từ chung cho cả hai mệnh đề cả v́ khi A=B và B’=C không cho phép ta kết luận A=C được (B và B’ khác nhau mà!!!) Sau khi đă phân biệt rạch ṛi các nghĩa khác nhau của hạn từ trừu tượng và cụ thể, và vạch rơ những nguỵ biện do sự lầm lẫn giữa các nghĩa ấy, chúng ta cùng nhau đào sâu sự phân biệt của Pascal khi ông nói Thiên Chúa của chúng ta là “Thiên Chúa của Abraham, của Issaac, của Giacob, chứ không phải Thiên Chúa của các nhà triết học”. Đă nhiều lần chúng ta nhấn mạnh đến vai tṛ của các SỰ KIỆN, và thấy rằng về phương diện phương pháp luận, có một cái ǵ tương đồng giữa tinh thần khoa học thực nghiệm và suy tư thần học Kitô giáo: cả hai đều tôn trọng, đón nhận, khiêm tốn trước các SỰ KIỆN. Nghĩa là cả hai hướng về thế giới cụ thể với tất cả những sự phong phú vô cùng vô tận của nó, rồi cố gắng t́m hiểu, t́m cách lư giải, và nếu cần th́ cũng không ngần ngại phá tung ngay cả những hệ thống dù cổ truyền khả kính mấy đi nữa. Cũng chính Pascal (nên nhớ Pascal là một nhà khoa học) đă nói: “Thực tại (thực hữu) đem lại cho chúng ta (cung cấp cho chúng ta) hằng hà sa số sự việc nhiều gấp trăm ngàn lần các điều mà đầu óc ta có thể tưởng tượng nổi”. V́ thế trí óc của con người có đức tin không trùm lên Thiên Chúa những quan niệm, những biểu tượng, những hệ thống của con người, không bắt Thiên Chúa phục tùng khuôn khổ của cái lư của ḿnh (tức cái trừu tượng) nhưng mở mắt ra mà nh́n, mà đón nhận Thiên Chúa như một SỰ KIỆN CỤ THỂ (dù mới xem qua th́ gần như phi lư). Thí dụ: mỗi lần dự lễ và rước lễ, người tín hữu Công Giáo mở mắt NH̀N, lắng tai NGHE, đón nhận vào miệng lưỡi (tức là nếm với vị giác) Ḿnh Thánh Chúa Giêsu là Thiên Chúa Ngôi Hai nhập thể, Tử nạn, Phục sinh. Và để đơn giản cho dễ thấy, chúng ta đă thưa AMEN khi linh mục trao Ḿnh Thánh và nói: “Ḿnh Thánh Chúa Kitô”. Thiên Chúa không phải là một cái ǵ con người tạo ra để cho an tâm tĩnh trí, mà thường là một cái ǵ chướng tai gai mắt, ngược đời, nghịch lư làm đảo lộn tất cả: Thiên Chúa là cơn gió lốc, là ngọn lửa thiêu, là ḍng nước lũ, là ḥn đá vấp phạm cho nhiều người, lôi kéo nhiều người ra khỏi sự an thân, ném họ vào giữa bao chống đối gian nan (xem đời Abraham, Môisen, Phaolô, các Tiên tri, các Thánh nam nữ th́ sẽ rơ!). Thiên Chúa không phải là một thứ thuốc an thần ru ngủ với ảo ảnh một thiên đàng cực lạc xa xôi nào, mà Thiên Chúa đă đặt để và dẫn dắt chúng ta vào trong cuộc đời này. Thánh Kinh là một pho lịch sử đầy chất trần gian, gồm các sự kiện: gia đ́nh, xă hội, quốc gia, quốc tế, kinh tế, xă hội, chính trị, văn hoá, ái t́nh, chinh chiến, thương măi, kể chuyện từ cái đuôi con chó ve vẩy chào chủ đi xa về đến sự hưng vong của các triều đại; và cuối cùng là một lời tha thiết nài xin khao khát một biến cố: sự trở lại của Chúa Giêsu Kitô (xem Kh 22,20). (Đừng quên Đức Giêsu là một nhân vật lịch sử, lư lịch rơ ràng được ghi chép trong 4 cuốn Tin Mừng). Có lẽ v́ vậy khi Môisen hỏi Thiên Chúa là ai, Ngài không dùng bất cứ danh từ nào để nói lên yếu tính (Toàn năng, Toàn thiện, v.v…) mà Ngài đă tự xưng ḿnh là Hằng Hữu, là Có, tức là HIỆN HỮU CỤ THỂ (xem Kh 3,14). Ngài đi vào đời sống cá nhân cũng như nhân loại qua tiểu sử từng người cũng như lịch sử cả loài người. Ngài thực hiện một chương tŕnh cụ thể chứ không phải giải quyết suy tư siêu h́nh trừu tượng cho một thiểu số triết gia. Cái chương tŕnh ấy thánh Phaolô gọi là MẦU NHIỆM được mặc khải cho những tâm hồn đơn sơ, mà lại che khuất đối với kẻ tự xem ḿnh tài giỏi (thật ra là vuợt quá tầm với của bất cứ trí khôn nào ở nơi trần thế này chứ không phải bị che khuất). Cho nên một em bé, một bà già thất học có thể thấy rơ mà những khối óc uyên thâm lại không hiểu hết, và một em bé chăn cừu có thể thực hiện SỐNG ĐẠO của MẦU NHIỆM ấy dễ như chơi, trong khi những nhà khổ tu rèn luyện suốt cuộc đời vẫn thấy như không thể nào sống nổi hay c̣n quá xa lư tưởng! Thiên Chúa chúng ta là một SỰ KIỆN CỤ THỂ, nhưng v́ hữu hạn, trí óc ta không thể nào múc cạn được sự kiện cụ thể ấy cả (nên nhớ rằng trí óc hữu hạn của ta không thể nào biết hết được tất cả, h́nh dung hết được tất cả về bất cứ một sự kiện nào, huống hồ là Thiên Chúa!), cho nên ta lại phải TRỪU TƯỢNG để h́nh dung Thiên Chúa như h́nh dung bất cứ một sự kiện nào! Mà đă là trừu tượng th́ bao giờ cũng đại khái, cũng có hạn, cũng khiếm khuyết, cũng mô phỏng theo quan niệm, thành kiến, lập trường, vị tri, hoàn cảnh, tâm t́nh, cơ thể của mỗi người, mỗi văn hoá, mỗi thời đại, nghĩa là ta đóng khung Thiên Chúa vào những khuôn khổ chật hẹp của ta: trừu tượng hoá. V́ thế, dưới ảnh hưởng của triết thuyết Platon, ta có xu hướng h́nh dung Thiên Chúa như là Linh Niệm Chí Thiện; dưới ảnh hưởng học thuyết Aristote, ta có xu hướng h́nh dung Thiên Chúa như là Hiện thể (Acte) toàn hảo; c̣n dưới ảnh hưởng của Nho giáo, ta lại có xu hướng đồng hoá “Ư Cha” với thiên mệnh. Trong một xă hội quân chủ, ta dễ quan niệm Thiên Chúa như “Vua Cả Trên Trời”; trong chế độ xă hội chủ nghĩa, h́nh ảnh Người Thợ Mộc Thành Nadarét trở nên phổ biến. Một cựu quân nhân như Inhaxiô Lôyôla quan niệm phục vụ Thiên Chúa như phục vụ một vị nguyên soái đi mở Nước Trời; một thiếu nữ vốn được Cha già âu yếm đùm bọc như Têrêxa Hài Đồng th́ chỉ muốn trọn đời sống âm thầm lặng lẽ ca ngợi t́nh yêu xót thương của Thiên Chúa, v.v… Một cuộc đời bầm dập giáp trận với tội lụy đau thương của nhân thế như Eve Lavallière th́ ch́m đắm trong mầu nhiệm khổ giá luôn luôn khắc khoải như đối đầu với sự dữ. Một cuộc đời không có biến cố ǵ như Elisabeth de la Trinité th́ lại muốn hoà tan vào trùng dương bát ngát và vắng lặng của mầu nhiệm Ba Ngôi. Sự h́nh dung Thiên Chúa và cách sống mối tương quan giữa Ngài với con người và vũ trụ, bao giờ cũng bị giới hạn và nếu không luôn luôn cảnh giác và thanh lọc, th́ dễ bị biến thành những khái niệm trừu tượng, những ngẫu tượng lệch lạc, ô nhiễm bởi những hiện tượng tâm lư xă hội, mà Freud và Marx đă phân tích một cách rất sâu sắc. Thực ra, những nhà thần nhiệm học cũng đă biết và đă phân tích đến nơi đến chốn những hiện tượng đó trong các giai đoạn của cuộc đời thần hiệp dưới các khái niệm như đêm tối giác quan (nuit des sens) và đêm tối tâm linh (nuit de l’esprit). Và các ngài cho thấy những sự tinh luyện, thanh lọc ấy có được một phần nào là do cố gắng của tâm hồn, nhưng phần lớn chính là nhờ tác động của Ân Sủng Thiên Chúa mời gọi lên đến đỉnh cao của thần hiệp. Con người bao giờ cũng dính bén, bám víu vào những đối tượng không phải là Thiên Chúa, nên Thiên Chúa phải can thiệp để giúp con người “từ bỏ” tất cả những ǵ có thể tha hoá chính con người, làm con người vong thân trong những thần tượng do ḿnh tạo nên theo con đường “thăng hoa” như Freud đă phát hiện ra diễn tiến, hoặc con đường tha hoá như Marx đă phân tích và nêu rơ (v́ thế xét về mặt này, Freud và Marx là hai vị đại ân nhân đă giúp đức tin ư thức về chính ḿnh để đề cao cảnh giác mọi thăng hoa tâm lư và mọi tha hoá xă hội, luôn luôn đe doạ làm mờ tối, lệch lạc, khô cứng, phiếm diện, hủ hoá nguồn mạch sự sống, ánh sáng của đức tin vẹn tuyền tinh tuư). Và nếu đời sống cá nhân phải qua những chặng đường thử thách tôi luyện, th́ đời sống của Giáo Hội trong cộng đoàn cũng phải qua những chặng đường thử thách, những “đêm tối” tương tự. Những thử thách của cuộc đời cá nhân, cũng như những “thăng trầm” của dân Israel đời Cựu Ước, của Giáo Hội đời Tân Ước chỉ là những tinh luyện mà Thiên Chúa dẫn đưa chúng ta đi qua để thoát khỏi sự trừu tượng hoá về Ngài, để nhận chân chính ḿnh Ngài trong sự HIỆN HỮU CỤ THỂ của Ngài, để có thái độ của một NIỀM TIN SỐNG ĐỘNG, không biến thành những ư hệ khô cứng dù là màu mè tín ngưỡng.
II.-
TÂM VÀ VẬT
Có một cặp từ ngữ khác cũng thường gây nên nhiều ngộ nhận và do đó gây nhiều tranh luận vô bổ. Đó là TÂM và VẬT, và nhất là từ DUY TÂM. Lư do chính là v́ chữ TÂM có rất nhiều nghĩa khác nhau: * Có khi nó có nghĩa chuyên môn hữu thể luận như khi nó được dùng để chỉ một loại bản thể vô h́nh, bất khả giác. Ví dụ linh hồn bản thể là Tâm, thân xác bản thể là Vật. * Có khi nó có nghĩa chuyên môn triết học đạo đức luận, như khi nó được dùng để đối lập với chữ Tài. Khi ấy nó có nghĩa gần như là Đức. * Có khi nó có nghĩa chuyên môn về khoa học nhân văn như trong các từ ngữ: tâm lư học thực nghiệm, tâm lư học loài vật, v.v… khi đó nó được dùng để chỉ về một loại hiện tượng thuộc về lănh vực ư thức hoặc là ư thức thực sự, hoặc là những động thái tương tự như có ư thức. * Và cuối nó đă được dùng sai (hay ít là không được chính xác lắm!) trong từ ngữ DUY TÂM hiểu theo nghĩa là ngoại giới không có thực mà chỉ do tâm trí con người h́nh dung ra, biểu tượng ra, tưởng ra (như trong ảo giác, trong giấc mộng); đáng lẽ ra ở đây phải dùng chữ TƯỞNG – DUY TƯỞNG mới đúng!
Vậy trong khi biện luận mà có từ DUY TÂM,
trước khi tranh luận, cần phải xác định
rơ xem chữ DUY TÂM đang bàn
đến được hiểu theo nghĩa nào. Ví
dụ khi có người đặt vấn đề
học thuyết Platon có phải là duy tâm không,
hoặc Thiên Chúa Giáo có duy tâm không, th́ trước
khi trả lời ta cần phải hỏi lại xem Trong
Mỗi Một Câu Hỏi đó người ấy
đă hiểu từ ngữ DUY TÂM theo nghĩa nào? Sở dĩ thường có sự lẫn lộn giữa các giữa các nghĩa của từ ngữ Duy Tâm như vậy là v́ được dịch từ chữ « IDÉALISME » mà ra! Và chữ Idéalisme được tạo thành bởi chữ IDÉE, thế mà chữ idée th́ có nhiều nghĩa lắm. Đại khái nó có những nghĩa sau đây: 1/ NGHĨA THÔNG THƯỜNG: nó dùng để chỉ một hiện tượng tâm lư: a). Hoặc là chỉ sự h́nh dung do trí óc tạo ra tưởng ra. Ví dụ: ư tưởng về con chó trong trí khôn của tôi (l’idée du chien dans mon esprit). b). Hoặc là chỉ ư tưởng, chủ ư (intension). Ví dụ: tôi có ư đến thăm bạn (j’ai l’idée d’aller vous voir). Ta thấy chữ IDÉE ở đây chỉ ư tưởng có trong đầu óc con người. 2/ NGHĨA TRIẾT HỌC TRONG THUYẾT PLATON: Idée (linh niệm) là những hữu thể có THỰC trong một thế giới thực (thực hơn là thế giới khả giác hữu h́nh) vốn là khuôn mẫu, nền tảng của thế giới khả giác. Như vậy, chữ Idée ở đây được dùng để chỉ một thực thể đặc biệt mà ta gọi là Linh Niệm. Nhưng để có thể hiểu rơ hơn các nghĩa của từ Duy tâm, có lẽ ta cần phải phân biệt 2 vấn đề triết học sau đây: - Thứ nhất là vấn đề về sự hiện hữu của ngoại giới và giá trị của tri giác (tức là sự biết của con người về ngoại giới ấy). Trước vấn đề này ta thấy thường có hai cách trả lời: Duy Thực (Réalisme) và Duy Tâm (Idéalisme subjectif, mà ta tạm gọi là Duy Tâm A, phải gọi là Duy Tưởng mới hợp lư). - Thứ hai là vấn đề về hữu thể học, về bản thể của sự vật (của bất cứ vật nào). Trước vấn đề này thường ta cũng có hai cách trả lời: Duy Vật (Matérialisme) và Duy Tâm (Idéalisme objectif mà ta tạm gọi là Duy Tâm B). Xin nói ngay rằng chính sự lẫn lộn giữa Duy Tâm A và Duy Tâm B là đầu mối của mọi sự ngụy biện, sai lầm. Nhưng Duy Tâm A khác Duy Tâm B như thế nào? Duy Thực và Duy Vật là ǵ? Sau đây chúng ta sẽ tŕnh bày qua các vấn đề này và nhận định xem sao: DUY THỰC và DUY TÂM A (phải dùng DUY TƯỞNG mới đúng). Theo xu hướng tự nhiên th́ ai cũng có thái độ duy thực về vấn đề tri giác và ngoại giới, nghĩa là cho rằng: a). Ngoại giới là có thực. Ví dụ: cuốn sách tôi đang cầm đọc đây là có thực chứ không do tôi tưởng tượng ra như trong giấc mơ. b). Và sự h́nh dung của tôi về nó là đúng y hệt như nó là tự chính nó, nghĩa là cái màu xanh của b́a sách tôi đang cầm nghĩa là có thật ở nơi chính tấm b́a chứ không phải chỉ có trong sự h́nh dung bởi tâm trí tôi. Chúng ta không đi vào chi tiết chuyên môn mà chỉ ghi nhận rằng vấn đề này có 2 loại triết thuyết chính: - Thuyết Duy Thực là thuyết cho rằng ngoại giới có thật. - Thuyết Duy Tâm A cho rằng không có ngoại giới; ngoại giới chỉ do sự h́nh dung của tâm trí ta mà có y như giấc mộng vậy. Nếu hiểu từ Duy Tâm theo nghĩa (A) này (tức là Duy Tưởng), th́ học thuyết Platon không phải là Duy Tâm (Duy Tưởng) mà là Duy Thực, v́ Platon vẫn cho rằng ngoài tâm trí con người có một thực thể khác. Theo nghĩa này th́ Thiên Chúa giáo cũng là Duy Thực v́ tôn giáo này quan niệm rằng ngoài tâm trí con người c̣n có Thiên Chúa là Hữu Thể có thực và ngoại giới do Thiên Chúa tạo nên cũng là có thực. Vậy nếu bây giờ ta phải trả lời cho câu hỏi: Học thuyết Platon có phải là Duy Tâm không? th́ ta có thể trả lời ngay là VỀ VẤN ĐỀ TRI THỨC, học thuyết của Platon không phải là Duy Tâm nhưng là Duy Thực (nghĩa là quan niệm ngoài trí óc con người c̣n có những hữu thể khác có thực không phải do trí óc tưởng tượng ra), nhưng VỀ VẤN ĐỀ HỮU THỂ th́ học thuyết này là Duy Tâm (theo nghĩa B) nghĩa là cho rằng cái hữu thể khác có thực ấy bản thể không phải là vật mà là Tâm (đáng lẽ ra phải dùng chữ Linh mới phải v́ chữ Idée (linh niệm) khác với Idée (Ư tưởng) như trên đă phân biệt. DUY
VẬT và DUY TÂM B
Đây không c̣n là vấn đề tri thức luận nữa mà là vấn đề hữu thể học về vấn đề bản thể của sự vật. Về vấn đề này ta thấy có 3 triết thuyết chính: - THUYẾT DUY VẬT
Thuyết này quan niệm mọi sự đều chỉ là Vật Chất hoặc chỉ do Vật Chất tạo ra mà thôi! Ví dụ thuyết của Karl Marx cho rằng mọi sinh hoạt tinh thần văn hoá của con người cũng chỉ dựa trên nền tảng Vật Chất, v́ chỉ có một bản thể duy nhất là Vật mà thôi! - THUYẾT DUY TÂM
Thuyết này ngược lại, quan niệm mọi sự đều là Tâm Linh. Thế giới mà ta gọi là Vật Chất hoặc là không có thực chỉ do tâm trí h́nh dung ra như là giấc mộng (Duy Tưởng) hoặc là do một sự sa đoạ nào đó của Tâm Linh mà thôi (Duy Thực kiểu Platon). - THUYẾT LƯỠNG NGUYÊN
Thuyết này cho rằng Vật Chất và Tâm Linh cả hai đều là những bản thể có thực. Có thể nói Thiên Chúa Giáo thuộc về loại thuyết này. Vậy ai khẳng định Thiên Chúa Giáo là Duy Tâm là sai, v́ Thiên Chúa Giáo chủ trương rằng ngoại giới có thực và thuộc về vật chất và vật chất là có thực. Thiên Chúa Giáo không chủ trương rằng chỉ có Tâm Linh mà thôi! Thiên Chúa Giáo chủ trương rằng nguồn gốc của mọi sự là Thiên Chúa mà Thiên Chúa th́ thuần linh, nhưng thuần linh là muốn nói lên tính cách siêu việt của Thiên Chúa: Thiên Chúa vô cùng phong phú gồm đủ tất cả những ǵ có ở trong Tâm Linh cũng như ở trong Vật Chất và c̣n có nhiều nhiều vô cùng, vô tận, vô hạn, vô biên, chứ không phải là như tinh thần con người mà thôi đâu! Thật ra có lẽ ta chỉ nên nói “Thiên Chúa là Duy Hữu”, hay gọn hơn là HỮU: nghĩa là mọi cách có, có kiểu Vật, có kiểu Tâm, tất cả đều có trong Thiên Chúa. Và trong Thiên Chúa c̣n có vô vàn, vô biên, vô tận, vô hạn kiểu có mà tâm trí ta không tài nào múc cạn hết được. Hơn nữa trong Thánh Kinh, Chúa cũng đă tự xưng Danh Ḿnh là ĐẤNG CÓ, ĐẤNG HỮU, HẰNG HỮU, chứ Ngài đâu có xưng ḿnh là Tâm, là Vật, là Thiện, là Mỹ, là Chúa, là ǵ ǵ cả! (xem Kh 3,14). Thiên Chúa chỉ là… CÓ, v́ CÓ bởi Thiên Chúa; CÓ trong Thiên Chúa: tâm linh, vật chất, X, Y, Z, W, v.v… và mọi kiểu có (tâm, vật, X, Y, Z, W, v.v…) mà ta kinh nghiệm được chỉ là những yếu tính hữu hạn trong một cách có nào đó, c̣n Thiên Chúa th́ không có yếu tính, nếu không muốn nói yếu tính Ngài là CÓ. Vậy khi nói Thiên Chúa là thuần linh th́ phải phá vỡ khái niệm Linh, và tốt hơn, nên bỏ cách nói như vậy đi để tránh mọi lầm lẫn. Có lẽ khi có ai hỏi Chúa là Giêsu, hay là Vật, hay X, hay Y, hay Z, hay W, hay v.v… th́ ta cứ dùng Lời Chúa mà trả lời: Chúa là ĐẤNG-CÓ (và CÓ là bao gồm tất cả những ǵ ta biết và ta không biết, là vô tận, vô biên, vô cùng, vô hạn, và cũng là nguồn gốc tất cả, nền tảng cho tất cả mà cũng là ngàn trùng vượt trên tất cả), và đó chính là điều chúng ta muốn nói lên khi tung hô: THÁNH, THÁNH, THÁNH ngàn trùng chí THÁNH! Ngoài ra, chúng ta thấy rằng khi người ta gán cho một học thuyết hay một trường phái nào cái « nhăn hiệu » Duy Tâm th́ thường là họ đă (vô t́nh hay hữu ư) lẫn lộn giữa hai nghĩa (A) và (B) của từ ngữ ấy. Ví dụ: Học thuyết Platon có thể gọi là Duy Tâm theo nghĩa (B) (và theo nghĩa này th́ cách duy tâm của nó không phải là không có giá trị, v́ nó cũng nói lên được một khía cạnh nào đó của hữu thể) nhưng người ta gây cho người nghe một ấn tượng không mấy thiện cảm đối với học thuyết ấy v́ thường người nghe lại liên tưởng (một cách tiềm thức) với nghĩa (A) (tức là Duy Tưởng) của từ ngữ ấy. Thực ra có rất ít người chấp nhận nghĩa (A) nầy bởi v́ theo đó đến cùng th́ nó sẽ dẫn đến thuyết Duy Ngă độc hữu (Solipsisme hay Subjective Abolu) là một học thuyết quá khích và có thể nói là sai lầm. Khi người ta gán cho Thiên Chúa giáo hai chữ Duy Tâm th́ cũng vậy! Nếu biện bạch ra ta thấy hầu hết đều đồng ư Thiên Chúa Giáo là Duy Thực về vấn đề tri giác và ngoại giới, nhưng khi nói phớt qua, gán từ Duy Tâm cho Thiên Chúa giáo (vô t́nh hoặc hữu ư) th́ người ta lại muốn gợi (hoặc không muốn gợi nhưng vô t́nh gợi ra) cho người nghe cái cảm tưởng là Thiên Chúa giáo thuộc về phe Duy Tâm (nghĩa là A) tức là Duy Tưởng, tức là sai, là phi lư. Trong khi đó Thiên Chúa giáo là Duy Hữu (và nếu có gọi là Duy Linh hay Duy Tâm đi nữa th́ phải phá vỡ khung chật hẹp thường có của hai từ ngữ ấy và cho chúng một nghĩa rộng lớn như chúng ta đă nói trên). Tóm lại, những cách gán ghép từ ngữ Duy Tâm ấy là vô t́nh ngụy biện hay vô t́nh xuyên tạc bằng cách sử dụng từ ngữ một cách hàm hồ. Trong trường hợp đó ta chỉ cần b́nh tĩnh sáng suốt phân tích, định nghĩa nhận định và phân biệt rơ ràng tức th́ nhiều vấn đề ngụy tạo sẽ được giải quyết hoặc nói đúng hơn là sẽ được dẹp đi ngay! Bây giờ ta thử suy nghĩ thêm về từ ngữ VẬT xem sao: Thường thường mới xem qua ai lại chẳng tưởng rằng VẬT là cái ǵ dễ hiểu, dễ biết rơ bản thể nhất. Ḥn đá kia, khối nước nọ tôi sờ được, nếm được, nh́n được, ngửi được, cân đo được, v.v… Đó là vật chất. Nhưng từ trước các nhà triết học đă biết rằng dù sao th́ vật chất cũng chỉ được biết qua giác quan mà thôi. Và cái thế giới vật chất hữu h́nh mà ta tưởng là ta nắm bắt được bản chất đó, thực ra là một tổng hợp giữa sự kích thích do ngoại giới và phản ứng của giác quan. Mầu xanh, mùi thơm, vị đắng, sức nặng, độ cứng, không phải là có tự nơi vật chất mà là một cấu tạo phối hợp giữa yếu tố kích thích và lệ thuộc vào cơ cấu của giác quan! Nói như các nhà Duy Tâm rằng cơ thể không đau mà chỉ có linh hồn đau khi tôi bị chặt tay th́ có hơi quá, nhưng cũng là một cách lưu ư ta về tính cách tương đối, biểu tượng của tri giác, và sự khó hiểu biết của vật chất.
Ngày nay các nhà khoa học đă biến những
đặc tính khả giác (qualité sensible) đầy
chủ quan thành những số lượng khách quan: màu
xanh là bao nhiêu chấn động, độ ấm
lạnh được xác định bằng tốc
độ của phân tử v.v… và vật chất
trở nên một cái ǵ rất trừu tượng
đến nỗi cuối cùng những nhà duy vật
như Lénin cũng chỉ định nghĩa vật
chất là một cái ǵ có thực được
kết hợp giữa một bên là thiên nhiên
ngoại giới với một bên là trí năng và
động năng của con người. Thật ra
từ « duy vật biện chứng » có thể
chỉ có nghĩa là một quan niệm « duy thực
» về trí thức và hiệu năng hoạt động
của con người trên thế giới tự nhiên,
nhiều hơn là về bản thân của sự
vật, và như vậy th́… cái nh́n về tương
quan của con người và thế giới tự nhiên
(về cả hai mặt trí thức và hành động)
của Thiên Chúa Giáo cũng không khác hơn nhiều
lắm đâu! V́
Thiên Chúa của Thánh Kinh là Thiên Chúa của một
lập trường Duy Thực, chứ không phải là
Thượng Đế theo kiểu Duy Tưởng, Duy
Tâm, Duy Linh. Cho nên nhiều lúc chúng ta có thể tự hỏi phải chăng bao nhiêu đối lập, bao nhiêu biện luận, bao nhiêu ngộ nhận, bao nhiêu… xa cách, bao nhiêu… xương máu hận thù sẽ được giải toả (không nói là hoàn toàn được giải quyết hẳn) biện bạch giảm nhẹ nếu ta biết chịu khó khách quan và chân thành phân biệt cho rơ ràng một số danh từ. V́ vậy, tuỳ theo bạn định nghĩa thế nào là Tâm, là Vật, là Thực, là Tưởng, mà tôi có thể Duy ǵ cũng được. Nếu chữ Tâm được hiểu theo nghĩa (A – tức là Duy Tưởng) th́ Thiên Chúa Giáo không phải là Duy Tâm v́ tôn giáo này có quan niệm Duy Thực. Ngược lại nếu Vật được định nghĩa tương tự như là cái ǵ có thực mà tri giác và hành động của con người vừa nắm được vừa phải tuỳ theo mà xử sự, th́ Thiên Chúa Giáo có quan niệm Duy Vật hiểu như thế, v́ thực ra lúc đó Duy Vật và Duy Thực tương tự như nhau mà Thiên Chúa Giáo là Duy Thực. Chính v́ thế nếu có nhà Thánh Kinh học nào có cho ra một tác phẩm nào nhan đề là «Một cách đọc Duy Vật Tin Mừng theo Máccô» th́ cũng là chuyện thường, nếu tác giả dùng chữ Duy Vật theo nghĩa Duy Thực, v́ quả thật trong 4 cuốn Tin Mừng, cuốn của Máccô có nhiều nét Duy Thực cụ thể nhất, chẳng hạn Ngài ghi chép ngay cả chuyện băi đất mà các môn đệ sắp đặt chỗ ngồi để chia bánh cho quần chúng có mọc cỏ xanh tốt (xem Mc 6,39). Duy Vật như vậy cũng tốt thôi!
Nguyễn Khắc Dương
|