Lư Hương Công Giáo: ĐẤT TRỜI GIAO H̉A - Hội Nhập Văn Hóa

   

Quí vị đang nghe  ĐÊM THÁNH VÔ CÙNG - SILENT NIGHT của Franz Gruber & Joseph Morh - Lời Việt: Hùng Lân (hợp ca)

   Đêm Giáng Sinh 2009, tại Phố Cổ Hội An, Giáo xứ đă chọn chủ đề “Trời đất Giao ḥa: Chúa đă làm người“. Trong bài thuyết giảng, linh mục quản xứ Nguyễn Trường Thăng đă bắt đầu bằng câu chuyện từ bài hát Đêm Thánh Vô Cùng và ca tụng nhạc sĩ tài hoa Hùng Lân đă đặt lời Việt cho bài hát nầy vào thập niên 60 thế kỷ trước. Nhạc sĩ đă xử dụng những từ ngữ văn chương đi sâu vào tâm thức người Việt “Xe chữ đồng. Nhắp chén phiền. Vương phong trần. Tuyết sương mịt mùng. Ơn châu báu không bờ bến...

   Và với những ca từ tuyệt vời như thế, nữa thế kỷ qua, không một dịch giả Việt Nam nào c̣n muốn chuyển thể lại nguyên văn lời bài hát ban đầu của Joseph Morh & Franz Gruber.

   Linh mục Nguyễn Trường Thăng triển khai: “Đất với trời. Xe chư đồng. C̣n ǵ tuyệt diệu hơn những từ ngữ xuất thần nầy. Đất với trời, xe chữ đồng... Chữ đồng mang nhiều ư nghĩa. Một chữ đồng đi từ t́nh bạn: đồng chí, đồng môn; đến t́nh yêu quê hương dân tộc: đồng bào, đồng hương; đến tôn giáo: đồng đạo; sự xẻ chia: đồng quan điểm, đồng lao (cam) cộng khổ... đến đồng dạng đồng h́nh. Và trên hết là t́nh yêu đôi lứa: đồng tịch đồng sàn.

   Chữ Đồng trong bài hát nầy muốn nói đến t́nh yêu đất trời. T́nh trời với đất. T́nh đất với trời. T́nh Thiên Chúa yêu trần thế chúng ta.

   Triết lư tam tài Thiên Địa Nhân: Trời, Đất, và Con Người đă ảnh hưởng sâu đậm trên hệ tư tưởng Á Đông. Trong đó ước vọng trời đất và con người ḥa hợp với nhau. Thiên địa nhân ḥa là ước vọng ngàn đời của nhân loại. Nh́n lên mặt trống đồng nổi tiếng Ngọc Lũ, ba ṿng đồng tâm đầu tiên như muốn nói lên ư tường nầy. Trung tâm là mặt trời tỏa 14 cánh ánh sáng ấm áp là tượng trưng cho Trời. Ṿng kế tiếp là những con người đang nhảy múa mừng vui, tượng trưng cho con người và ṿng kế tiếp mới là hươu nai, chim chóc... thế giới khoáng vật, sinh vật, thực vật.

   Đến Huế, mấy ai không ghé Đàn Nam Giao được xây dựng năm 1804, hai năm sau khi vua Gia Long thống nhất đất nước và đặt quốc hiệu Việt Nam. Nơi đây các hoàng đế thay mặt toàn dân làm lễ tế trời mỗi năm hoặc ba năm. Ba tầng đàn: - Tầng một vuông màu đỏ: tượng trưng cho con người, - Tầng hai Phương đàn cũng vuông, màu vàng: tượng trưng cho đất, - Tầng ba h́nh tṛn, Viên đàn, màu xanh: tượng trưng cho trời. Kiểu kiến trúc phản ảnh văn hóa phương Đông, thuyết Tam Tài: Thiên, Địa, Nhân. Thiên thanh, địa hoàng: Trời tṛn, Đất vuông.

   Triết lư thâm thúy ấy qua thời gian lại được nhiều người xử dụng ngôn từ nầy đơn giản là dừng lại ở góc độ thời tiết, chỉ tiết đông lạnh lẻo đi qua và mùa xuân ấm áp trở lại. Trời đất giao ḥa.

   Hoặc thậm chí áp dụng vào kinh tế, chính trị: thiên thời, địa lợi, nhân ḥa.

   Tiền nhân khi đưa ra mệnh đề nầy chắc chắn không chỉ nhằm đến đất trời vô tri vô giác kia mà hướng về Đấng Tối Cao, Đấng tạo thiên lập địa, Đấng sáng tạo muôn loài, Đấng đă đặt con người là hoa của đất, kẻ đội trời chân đạp đất, là tạo vật duy nhất có thể hướng mắt nh́n về trời cao thay v́ cúi gầm xuống mặt đất như loài cầm thú.

   Đêm nay, Đêm Thánh Vô Cùng, đêm đầy ánh sáng, đêm huyền diệu Giáng Sinh, cái mệnh đề có vẻ mơ hồ trên đây: trời đất giao duyên, t́nh trời với đất, đất với trời xe chữ đồng, trời đất giao ḥa bổng trở nên ḥa toàn dễ hiểu và tràn đầy ư nghĩa.

   Sứ điệp của Chúa Giêsu mang đến từ trời cao đă biến đổi và ảnh hưởng mạnh mẻ đến tư tưởng nhân loại và hoàn toàn đáp ứng những khát vọng của con người về Tam Tài: Thiên Địa Nhân Ḥa, nguồn tư tưởng chủ đạo tại Á Châu chúng ta.

   Đêm nay, nh́n vào hang đá, cỏ cây, tinh tú, cầm thú với con người tinh hoa trời đất ḥa cùng muôn v́ thiên thần trên cơi thiên không như chung lời tri ân Thượng Đế muôn trùng cao cả. Nguyện ước cho nhân loại trên khắp địa cầu ơn an b́nh hạnh phúc. Chúa Giêsu xuống thế làm người để nhắc nhở con người phẩm giá của họ, để họ không quay lại với quỷ ma, với tội lỗi, không c̣n sợ hăi khổ đau và thần chết. Đă trả lại cho họ quyền làm con Thiên Chúa, làm người quản lư vũ trụ và thiên nhiên đẹp xinh. Họ phải biết xử sự đúng đắn với các tạo vật Thiên Chúa ban và nhất là phải tôn trọng đồng loại là h́nh ảnh Thiên Chúa vô h́nh, để không c̣n cảnh người bóc lột người, áp chế, nhục mạ, tàn bạo, nô lệ dưới mọi h́nh thức... Được sống trong một thế giới ḥa b́nh, yêu thương như ước mơ ngàn đời trời đất giao ḥa c̣n ǵ hạnh phúc hơn....” (Trích bài thuyết giảng Giáng sinh 2009 của linh mục Antôn Nguyễn Trường Thăng)

      Trong dịp nầy, giáo xứ dự tính sẽ làm phép Lư Hương Công Giáo “Trời đất giao ḥa” nhưng do thời tiết mưa lụt liên tục Miền Trung, công việc nầy đành gác lại vô thời hạn.

   Ư tưởng phải thực hiện một lư hương mang nét dân tộc nhưng hoàn toàn mang dấu ấn đức tin công giáo đă được người viết bài nầy ấp ủ từ lâu. Qua nhiều năm tháng, các nhà thờ vẫn tiếp tục: rồng, lân...thậm chí chữ Vạn của tôn giáo bạn Phật Giáo được khắc đậm trên lư.

   Nhân bộ lư đồng của giáo xứ “không cánh mà bay” trong một đêm “vừa gió lại vừa mưa”. Cha quản xứ đă báo tin buồn trên, đồng lúc nghĩ rằng thời cơ đă đến để thực hiện ước mơ công giáo hóa bộ lư phụng vụ. Tiền: có thể huy động. Người thực hiện: đội ngũ anh em làng đúc đồng Phước Kiều, gồm cả giáo lương. Nhưng những ư tưởng để lư giải mới là chuyện đau đầu. 

Phác thảo Lư hương Trời Đất Giao ḥa (Trường Thăng 10 - 2009)

   Thuyết tam tài: thiên địa nhân sẽ là nền tảng tư tưởng. Trời tṛn đất vuông sẽ là h́nh dáng. Nhưng sắp đặt, lư giải như thế nào đây. Cuối cùng th́ một phát thảo trên giấy cũng ra đời. Trời là nơi Chúa ngự cùng các thiên thần, trong hạnh phúc sẽ là bầu tṛn. Đất nơi các sinh vật, thực vật, khoáng vật cư ngụ là đế vuông, không khó. C̣n con người sẽ ở chỗ nào đây. Khó giải quyết quá. Không lẻ, để cho trời đất đất đè bẹp họ. Tội nghiệp. Đành cho họ đứng riêng một cỏi nhưng trong mối tương quan trời đất, họ có một vị thế đặc biệt. Họ bá chủ chim trời, cá biển... nhưng họ là những sinh vật duy nhất biết thờ phượng và yên mến Đấng tối cao. Thôi, để họ cầm đèn như nguồn ánh sáng chiếu soi vạn vật và làm trung gian đất trời, giúp tất cả hướng về Thiên Chúa, trong niềm tri ân cảm tạ.

   Đất vuông, chiếc đế với họa tiết lẻ ra phải rất cầu kỳ với kỳ hoa dị thảo, chim bay, cá lượn, voi đi, cọp chạy v.v. Nhưng tốn công quá. Tạm thời hoa văn đơn sơ và trang trí bề mặt là h́nh trống đồng Việt Nam.

   Ba chân là những chùm nho mọng chín, nối kết với các bông lúa như hoa màu ruộng đất tiếp tục được dâng tiến để trở thành tấm bánh thánh thể trên lư tṛn.

   Bên trên cụm mây, hai bên sẽ có hai thiên thần chấp tay thờ lạy Con Chiên Thiên Chúa với cờ chiến thắng đứng trên lư đồng vừa thay thế cho con lân trang trí truyền thống.

   Hai bên lư là hai người Việt, một nam, một nữ trong y phục truyền thống cầm đèn tôn vinh Thiên Chúa.

   Toàn bộ lư hương chân đèn sẽ được đặt trên bệ gỗ chạm khắc.

   Ư tưởng về bộ lư nầy không biết có thực hiện nỗi không?

Thực hiện: Anh em Làng Đúc Phước Kiều. Điện Bàn, Quảng Nam.

Đang “làm nguội”. Tháng Giêng Dương lịch 2010.

   Cuối cùng tôi có thể vui mừng báo cho những ai muốn giáo hội dấn thân hơn nữa vào việc hội nhập văn hóa: bộ lư tuy c̣n trong khâu “làm nguội” nhưng đă cơ bản hoàn thành.

   C̣n một khâu khó: hương thơm công giáo. Lúc nhỏ, mỗi lần linh mục xông hương, tôi thường “ hít lấy hít để” hương thơm từ b́nh hương bay ra. Bây giờ, hương dành cho người “cỏi âm” loại th́ khét lẹt, loại hóa học th́ thơm quá đến khó chịu. Ai biết loại nhựa thơm ǵ, xin mách nước.

 Nghệ nhân làng đúc Phước Kiều.

   Từ thử nghiệm nầy, tác giả bài nầy cũng ước mong nhiều người, nhiều nơi cũng sẽ thử thực hiện nhiều chủ đề lư hương công giáo khác, chẳng hạn: Bài ca vạn vật, các thánh Tử đạo...

   V́ là tác phẩm đầu tay nên lư hương nầy chỉ thích hợp cho nhà thờ to rộng, dự định 7, 8 chục kư đồng nhưng thực tế vượt quá 100 kư. Hy vọng sẽ thu nhỏ lại loại trung và lọai tiểu, dành cho các gia đ́nh. Có điều khó là các người đúc lư nầy cũng cần phải sống, nên tôi hy vọng các giáo xứ hoặc các ân nhân cũng hăy khuyến khích và đặt hàng để họ tiếp tục thực hiện những công tŕnh hội nhập văn hóa kế tiếp: nhà tạm, chuông nhà thờ, chuông phụng vụ, chân đèn... Ngoài cồng chiên “tây nguyên” là nghề “ruột” của làng đúc Phước Kiều, hiện nay, khi thời tiết sang xuân hè, họ sẽ đúc chiếc trống đồng trang trí “kỷ lục” trên ba mét đường kính và nhà tạm “Tây nguyên” cho linh mục Viển ở Louisiana, Hoa Kỳ. Mong họ sẽ thành công trong việc thực hiện “công tŕnh nầy”. Theo sự t́m hiểu riêng: cở 400.000 đồng Việt Nam (tháng 2 năm 2010) cho một kư đồng đúc thủ công là họ có lời. Cứ có kư có tiền. Hy vọng nhiều nhà hảo tâm trong công việc “Việt hóa đạo” giúp đở họ và các cha xứ chúng tôi nữa để tiếp tục có những tác phẩm mới cống hiến cho Giáo Hội Việt Nam từng hiện diện từ bốn thế kỷ qua trên đất nước nầy. Mong vậy thay.

     Linh mục Antôn NGUYỄN TRƯỜNG THĂNG.

 GIÁO XỨ HỘI AN NHÂN DỊP KỶ NIỆM 395 NĂM

                    (18-1-1615 ..... 18- 1-2010)

 

   

  

 Cám ơn quí vị đă theo dơi chương tŕnh của Diễn Đàn Giáo Dân

Xin Thiên Chúa chúc phúc lành đến quí vị.