|
|
KHU
TRỤC VIỆT NAM CỘNG H̉A - PHI
DIỄN F5E TIGER II
|
|
Video:
Phi diễn F5E Tiger II - Không Quân
VN Hành Khúc (đồng
ca)
Sáng
tác: Văn Cao
(Sau
15 giây vẫn chưa thấy âm thanh xin ấn vào F5
hay Refresh
hay Icon Play)
|
|
Không Quân
Việt Nam Hành Khúc
Sáng
tác: Văn Cao
Giờ từng đoàn người vượt qua
biên giới quyết chiến đấu,
Đă chiếm chiến công ngang trời.
Giờ từng đoàn người vượt qua
biên giới quyết chiến thắng.
Đi không ai t́m xác rơi.
Lúc đất nước
muốn bao người con thân yêu ra đi.
Hối tiếc tấm thân làm chi.
Giờ từng đoàn người vượt trên
lưng gió quyết chiến đấu,
Nhớ lấy phút giây từ ly.
Ta là đàn chim
bay trên cao xanh.
Khi nh́n qua khói những kinh thành xa
Đôi cánh tung hoành vượt trên mây xanh.
Ta là tinh cầu bay trong đêm trăng.
Đây
đó hồn nước ơi !
Không Quân Việt Nam lướt trên ngàn mây gió.
U... u… u… u… u… u…
Ôi Không Quân danh tiếng muôn đời.
Nh́n xa phi trường Việt Nam.
Không Quân ra đi cánh bay rợp trời.
U... u… u… u… u… u…
Xa giang san ngắm nh́n về khắp nơi.
Đàn chim dù
bay ngàn phương cũng về
Để rồi ngày ngày sống ḥa nhịp đời
cùng ngàn kiếp chim.
Đoàn ta càng đi càng xa quyết khi về đem
lại đây chiến công
Dù thân mồ quên lấp ch́m.
|
|
|
KHU
TRỤC VIỆT NAM CỘNG H̉A
Cũng
một mùa hè; năm mươi năm trước, Chàng
tuổi trẻ nằm trên đồi thông sứ Hoàng
Triều cương thổ, mơ màng!…Chàng mơ màng…
trên bầu trời xanh kia, đang vần vũ hàng
đoàn phi cơ khu trục điều khiển
bởi những Hiệp Sĩ Phi Công Thần Tượng
của chàng, với bao chiến công; và bao hành động
kiêu hùng của một “thời c̣n có Hiệp Sĩ
Không Gian”…mà Chàng vừa đọc trong cuốn sách
bên cạnh Chàng.
Chàng đă
bị “đầu độc” bởi các sách
truyện nói về phi công khu trục của Thế
Chiến II. Những chuyện do Pierre Clostermann kể
(phi công khu trục Pháp với 16 chiến công), ám
ảnh cậu teenager ngày đêm. Nào là một Walter
Nowotny, mới 16 tuổi đă khai gian tuổi để
vào Không Quân Đức; năm 19 tuổi đă hạ
trên 150 phi cơ Nga; và làm Không Đoàn Trưởng
chỉ huy 3 phi đoàn khu trục… nhưng anh chưa
thỏa măn v́ theo anh nghĩ phi cơ Nga dở quá, cũ
quá (ngành hàng không Nga lúc này c̣n yếu, phải mua máy
Roll Royce cũ của Anh, hoặc dùng phi cơ cũ
Mỹ cho), phi công Nga cũng ít kinh nghiệm và dở
đối với anh. Anh cũng nghe nói bên chiến trường
Miền Tây, trên bầu trời có nhiều hảo hán
xứng đáng là địch thủ của anh, và anh
xin đổi về Miền Tây để có cơ
hội so tài với những aces khu trục thứ
thiệt… Đến đây, nói tới Ace khu
trục, phải mở ngoặc để trở
về với Việt Nam Cộng Ḥa những năm
đầu 1970, có “nhà
văn quân đội” P. Huấn có lần viết
về Không Quân Việt Nam (đang lúc sung măn) đă
“vui tánh quá độ” mà bơm một vài phi công
Việt Nam lên hàng Ace, khiến người đọc
phải rợn tóc gáy v́ ngượng. Ace (trong
giới khu trục thế giới) được
định nghiă là: HẠ ĐƯỢC NĂM PHI CƠ
ĐỊCH trên trời; trong lúc không chiến… Không
Quân Việt Nam có phi cơ khu trục và có phi công khu
trục nhưng nhiệm vụ là YỂM TRỢ quân
bạn do đó không có không chiến và không thể có
Aces được. Nhờ anh P. Huấn một tư!
Trở lại
Walter Nowotny, chỉ một thời gian sau khi bay trên
bầu trời Miền Tây, anh đă lại sơn trên
60 lá cờ Anh và Mỹ bên hông chiếc phi cơ khu
trục (Me110 hoặc FW109) của anh, mỗi lá cờ
là một phi cơ anh hạ. Đă có lúc, Pierre
Clostermann kể: Walter Nowotny dẫn một đàn khu
trục ra trận,và chiếc đầu đàn, do anh
lái, sơn một mầu vàng khè như để thách
đố phi công đồng minh hăy đến mà so tài
với anh. Rồi tới phần cuối của
cuộc chiến, khi Không Quân Đức có phản
lực Me262 th́ Walter Nowotny cũng lái, và các phi công
Đồng Minh lắc đầu chịu thua, không cách
nào hạ nổi Walter Nowotny Me262 văn minh quá! Bay nhanh
và cao quá cho dù P51 Mustang hay P38 Lightning của Mỹ, hay
Typhoon của Anh; cũng chỉ nh́n thấy bóng
một Me262 bay thoáng qua rồi mất hút. Măi sau, phi
đoàn của Pierre C., phi đoàn C̣ Trắng, Croix de
la Lorraine, phải dùng chiến thuậtt Chasse-au-rat “không
mấy đẹp, không hiệp sĩ tính” (chữ
của tác gỉa P.C.) để hạ Me262: Đồng
Minh được biết Me262 chỉ có đủ nhiên
liệu để bay đúng 1 giờ, biết nơi
cất cánh và giờ cất cánh các phi công đồng
minh bay Typhoon tới gần phi trường và chờ
Me262 về đáp, tới cận tiến gears-flap ḷng tḥng,
là quân ta nhào vô ăn có. Walter Nowotny bị hạ trong
trường hợp này. Ngày đám tang Walter Nowotny phi
cơ đồng minh đă bay ngang đám tang và
thả một ṿng hoa Lauriers, vừa có nghĩa là hoa
tang vừa có nghĩa là ṿng hoa chiến thắng cho người
hùng.
Rồi tới
chuyện người hùng khu trục Anh, Bader với hai
cẳng sắt. Anh bị tai nạn phi cơ lúc c̣n
trẻ và phải cưa hai cẳng, rồi chiến
tranh bùng nổ, Không Quân Anh cần nhiều phi công khu
trục, anh nhất định trở lại nghề
cũ, phần anh mê bay, phần anh muốn chia sẻ gánh
nặng với bạn bè cũ. Nhờ một số
bạn cũ, giờ đây đă thành các chỉ huy
cao cấp trong quân đội nên anh đă được
trở lại không gian và chiến đấu. Anh cũng
trở thành một Ace của Không Quân Anh, và Không Quân
Đức cũng biết đến một Ace Anh bay
với 2 cẳng sắt, đáng nể!… Anh bị
hạ trong một trận không chiến, và người
phi công Đức hạ anh, khi ṿng lại để
nh́n người phi công đang tọng teeng dưới cái
dù… đă gọi máy về báo cáo “thằng phi công
địch tao mới hạ, đă nhẩy dù sống
sót nhưng cụt hai chân!” Các phi công Đức
biết ngay là Bader, ra tận nơi đón anh về
bệnh xá của họ, và tối hôm đó họ
đă mang Champagnes đến tận giường anh
để ăn mừng và tṛ truyện giữa
những con người HIỆP SĨ KHÔNG GIAN, người
chiến sĩ của thế kỷ 20, chiến đấu
với tinh thần thượng vơ của Hiệp Sĩ
Thế Kỷ 20, lăng mạn…
Nói tới tinh
thần hiệp sĩ đạo… Mặt trận Thái
B́nh Dương đă tới đoạn cuối,
tại một ḥn đảo hẻo lánh, ông tướng
Tư Lệnh căn cứ nọ; Washami, đêm hôm
đó mời ông đại tá Tư Lệnh Không
Đoàn - Shiroto - tới lều tư lệnh uống
sakê. Cả hai ông mặc trang phục đại
lễ của Samurai đầy đủ kiếm dài,
kiếm ngắn, cả hai cấp chỉ huy đều
biết chiến tranh đă chấm dứt và Nhật
đă đầu hàng. Cả hai cùng nhận trách
nhiệm là đă gửi đi gần hết đàn
em của ḿnh đi làm những phi vụ Kamikasê không
trở về… cho nên đêm nay họ sẽ từ gĩa
nhau qua vài ly sakê, trao tặng nhau bảo kiếm Samurai,
rồi sáng sớm mỗi người sẽ leo lên
một chiếc Jinrai Baka (bomb bay) đeo dưới
bụng 2 chiếc Betty, ra gần tới hạm đôị
Mỹ, Betty sẽ thả Jinrai và họ sẽ chọn
một tầu Mỹ, FlatTop th́ càng tốt, bay
thẳng tới và đâm đầu vào… như các
đàn em của họ đă làm… C̣n cái Chết nào
Đẹp và Hùng hơn cái Chết của Người
Hiệp Sĩ Không Gian!
Đầu óc
đầy một mớ mộng mơ, Chàng tuổi
trẻ rời đồi thông, đi vào thành phố
tới nhà một người anh họ, để
đổi sách. Căn nhà này là một Hội Quán Hàng
Không nhỏ, anh chủ nhà là “một con mọt
về máy bay”, anh có đủ thứ sách về máy
bay, nhưng tài nhất là anh làm máy bay bằng gỗ:
anh gọt, anh mài, anh sơn những chiếc máy bay
nhỏ bằng bàn tay với đủ chi tiết ly
ty, không thua ǵ những chiếc Plastic Model sau này.
Ở đây cũng có mặt một Người Khu
Trục Việt Nam tương lai: anh Dzũng Mặt
Đỏ.
Thế rồi
chiến tranh Đông Dương chuyển sang giai đoạn
hai, từ súng Ngựa Trời đổi qua AK47,
rồi 12ly7, Chàng tuổi trẻ ra nhập gia đ́nh
Khu Trục Việt Nam.
|
|
F8F Bearcat
|
|
T-28
|
Khu trục Việt Nam bắt
đầu là Phi Đoàn 1 Khu Trục, bay F8F Bearcat,
đóng tại Biên Ḥa. Mỹ làm ra chiếc Bearcat, cho
Hải Quân Hoa Kỳ, để thay thế chiếc
Hellcat, vào khoảng cuối Thế Chiến II. Bearcat là
phi cơ khu trục thuần túy (không chiến),
một cái máy tổ bố kéo theo một cái thân và cánh
tương đối ngăn để “bay cao và bay
nhanh”. Khi Bearcat tới tay Người Khu Trục
Việt Nam th́ cũng đă nhăo nhuẹt rồi,
(từ tay ông Mỹ qua tay ông Tây) nên Phi Đoàn 1 Khu
Trục, mỗi ngày khả dụng hành quân giỏi
lắm dưới 10 chiếc, và phi công bay trung b́nh 10
giờ tới 20 giờ (kể cả giờ trên T6). Lúc
này Chàng tuổi trẻ đang học Trung Học
Đệ Nhất Cấp, xuống Biên Ḥa ở 3 tháng
nghỉ hè, bám sát các anh Khu Trục Việt Nam: sáng
đi ăn sáng, tối cũng leo 4x4 ra phố ăn cơm,
trong ngày lang thang trong phi đoàn nh́n ra sân đậu,
hàng dài F8F - Bearcat, mới hôm trước sơn đen,
nay lại cạo trắng màu bạc… phảng
phất mùi “săng máy bay”, say sưa ngày nọ qua
ngày kia không chán! Làm sao quên được những
buổi chiều hết nắng, không gian yên tĩnh
chỉ có một chiếc Bearcat (hoặc 1 chiếc T6)
đang nhào lộn làm Acrobaties trên tít trời cao.
Hoặc một lần khác trên ṿm trời Vũng Tàu,
Sàig̣n, thấy chiếc Constellation chở Ngô Tổng
Thống, được escorted bởi Bearcat của Không
Quân Việt Nam, mỗi bên cánh 3 chiếc, hợp đoàn
thiệt đẹp… Được gặp những
người Khu Trục Việt Nam đầu tiên mà
đâu có biết là số đông sau này đă
trở thành những nhân vật lịch sử của
Việt Nam Cộng Ḥa hay những “người xây
dựng lên Không Quân Việt Nam.” Nhớ nhất là các
anh thuộc “Khóa 13 Người”. Hồi đó các
anh c̣n mặc áo bay bằng Kaki Vàng nội hóa cũng
Áo Liền Quần và nhiều túi, giầy bốt th́
mỗi người một kiểu, cánh bay th́ có người
đeo Macaron của Tây hoặc “Con chim cụt đầu”
của Ta; nói một cách khác quân trang không đồng
nhất, nhưng sao vẫn thấy nét hùng và bất
cần của Người Khu Trục (so với “tóc
tai chải chuốt, áo quần bảnh bao” của
những người khác), tứ đổ tường
có đủ!
Thời điểm
này cũng phải nhắc tới một loại phi cơ
và phi công, cũng thả bomb, bắn súng nhưng không
gọi là Khu Trục v́ không phải “một người,
một ngựa, một động cơ”, đó là
phi cơ Marcel Dassault 315, khi đánh B́nh Xuyên cũng
thả Napalm (từng hàng thùng sắt 40 lít, chở
trong thân tầu, được đẩy qua cửa)
và đại liên ở cánh.
|
|
AD6 Skyraiders
|
|
AD6 Skyraiders
|
Thế hệ thứ hai
của Khu Trục Việt Nam Cộng Ḥa là phi công AD6
Skyraider được Hải Quân Hoa Kỳ huấn
luyện tại Biên Ḥa (ngoại trừ một số
nhỏ được huấn luyện ở Mỹ,
thời điểm 58/60), và Phi Đoàn 1 trở thành
Phi Đoàn 514; rồi thêm 516, 518, 520 và Biệt Đoàn
83… Thời gian sau 1966, có thể gọi là thời
Việt Nam Hóa, phi công khu trục được
huấn luyện trên A1E tại Hoa Kỳ do 1st Air
Commando đảm nhiệm (TT Kennedy chế ra Special Force
cho Lục Quân, c̣n Không Quân là Air Commando; gọi là
Counter Insurgency để “chống” chiến tranh du kích)…
Lúc này “đánh nhau thứ thiệt”, số phi công
khu trục chết, phần nhiều là tại pḥng không
và trên chiến trường, chứ không phải như
trước “lỗi phi công”, hay tại phi cơ cũ,
hay trở ngại kỹ thuật… Phi cơ AD5/AD6
(Hải Quân Hoa Kỳ) hay A1E (2 chỗ ngồi), A1H (1
chỗ ngồi - Không Quân Hoa Kỳ) là một phi cơ
một máy cánh quạt của Hải Quân Hoa Kỳ
được sử dụng nhiều nhất trong
chiến tranh Triều Tiên, không phải là phi cơ khu
trục thuần túy (không chiến) do đó tên
gọi có chữ A là Attack. Tuy nhiên trong Không Quân
Việt Nam vẫn gọi là khu trục v́ tính cách
“một người, một ngựa, một động
cơ” và nhiệm vụ chính của Khu Trục
Việt Nam là yểm trợ quân bạn, nên Skyraider là
đúng chỉ số. Riêng đối với người
viết bài này, khi mới thấy Skyraider bay trên ṿm
trời Việt Nam th́ chê: vừa xấu, vừa
chậm, (quen nh́n Bearcat rồi); đến khi lái
Skyraider đi đánh giặc rồi th́ mê! Chưa có
phi cơ một máy nào, mà bị bắn bể 3
cylinders, dầu bắn ra xối xả, sơn đen
cả tầu, mà vẫn bay được thêm 20 phút
để về căn cứ hạ cánh an toàn. Đạn
pḥng không 12ly7 chỉ găm dính chung quanh pḥng lái, không
thể xuyên qua, đụng tới da thịt người
phi công, v́ những miếng Ammo-Plates dầy cả 1cm.
Cockpit Plexiglas cũng cả inch như ngồi trong xe tăng.
|
|
Phản lực siêu thanh
F5E
|
Gia đ́nh Khu Trục Việt
Nam có thêm một phi đoàn Phản Lực Siêu Thanh
đầu tiên, Phi Đoàn 522, với phi cơ F5.
Thủa đầu khi hăng Northrop c̣n đang trong
thời kỳ test & experimental, và đă đăng
báo quảng cáo chiếc N156F Freedom Fighter tương
lai sẽ bán cho đệ tam quốc gia (trong chương
tŕnh MAP), sách vở học sinh của Chàng từ b́a
trước đến b́a sau toàn h́nh vẽ N156F.
Nhưng mê th́ mê vậy thôi chứ chàng có bao giờ
mường tưởng tới ngày ḿnh có thể
được lái F5. Rồi Không Quân Hoa Kỳ mua
một loạt Version 2 chỗ ngồi để làm phi
cơ huấn luyện Talon T-38. Phi Đoàn F5A đầu
tiên xuất hiện tại chiến trường
Việt Nam 1965, sau một năm hoạt động
ở Miền Nam, thi hành các phi vụ thả bombs
yểm trợ, phi công về Hoa Kỳ, để
lại phi cơ cho Không Quân Việt Nam. Vào những năm
chót của cuộc chiến VNCH có được 3 phi
đoàn F5E Không Chiến. Phi cơ F5E lúc đầu c̣n
được gọi là F5/21, được làm ra
để “chống” Mig21. Nhưng phi công Việt Nam
Cộng Ḥa, chưa được đối đầu
với những phi công Mig21 Bắc Việt, chuyên viên
chiến thuật “chốn trong mây chờ, phi cơ
địch tới nhẩy ra vồ…” nên Không Quân
Việt Nam Cộng Ḥa không có Ace!
|
|
A-37 (Cessna T-37)
|
Sau Tết Mậu Thân và cũng
là thời Việt Nam Hóa, Skyraider đă thật sự
“Ǵa” rồi! phi công nhận những “cảnh cáo
không nên” dùng Ca Nông 20, đeo bombs tối đa, hay
gấp cánh lúc ở parking… Rồi từng phi đoàn
A-37B, bắt đầu xuất hiện, lần lượt
thay thế A-1(Skyraiders)… Phi cơ A-37, cũng là sản
phẩm
của Counter Insurgency và là “hoá thân” của
chiếc Cessna T-37: 2 máy phản lực mới và
mạnh như F5, cánh đựơc tăng cường
cứng gấp bội để đeo xăng và bomb.
Có những người Không Quân “đặt tên không
mấy đẹp” cho A-37, như là “SlowJet” hay “Ṇng
Nọc Bay”, hay ǵ ǵ đi nữa… A-37 là Một Phi
Cơ Tốt cho chiến trường Việt Nam. Phi cơ
dễ bay, dễ bảo tŕ, nhỏ bé trên cao độ
(khó bắn), là một Platform vững khi thả bomb, nhờ hệ thống
YawDumper nên bomb thả rất
chính xác. Từ khi có A-37, số phi xuất mỗi ngày
gia tăng gấp bội, pḥng không địch cũng
tăng như SA-7, 23ly, 37ly mang từ Bắc vào khi Mỹ rút
lui, tỷ số phi cơ bị hạ ít hơn trước.
Trong một phi vụ, trên ṿm trời Quảng Đức,
số 2 bị SA-7 hạ, số 1 đă bay cover thời
gian lâu hơn sách vở cho phép… phi công tắt
một máy… A-37 có thể bay với 1 máy an toàn cũng
gần như 2 máy.
“Người
Khu Trục Việt Nam: sống Vui, Thích Bay, bất
cần, sống ngày hôm nay thôi, c̣n chơi hết thôi…”
Với chút vốn, triết lư đó Người Khu
Trục Việt Nam Công Ḥa mới có thể làm cái
việc họ làm ngày này qua ngày khác, năm này qua năm
kia! Nếu không phải là mê Bay… như anh mê chơi
Tennis, vài ngày không ra sân, cảm thấy nhớ,
ngứa ngắy chân tay, thậm chí có lúc được
đi phép vài ngày, một tuần, lúc lái phi cơ
về phi đoàn thấy hăng say và vui sướng…
th́ không ở trong ngành lâu được v́ cuộc
chiến và cuộc sống hàng ngày, đ̣i hỏi Người
Khu Trục Việt Nam một sự Hy Sinh Quá Lớn và
Quá Chênh Lệch. Không có Người Khu Trục nào
sống đủng đỉnh chứ đừng nói
dư giả, thậm chí có anh cả năm không
thấy Thẻ Lương! (di chuyển từ tay bà Thượng
Sĩ này qua tay ông Trung Sĩ kia) đành chờ Du
Học để “recover-from-dive”…
Đúng
không bạn ta ? Họ thuộc thành phần “tôi
hănh diện tôi nghèo, chứng tỏ tôi không tham nhũng
!” Ngay cả phần thưởng tinh thần
của người chiến sĩ: Huy Chương.
Từ quyết định của Tư Lệnh
Chiến Trường đến hồ sơ cá nhân Người
Khu Trục Việt Nam, qua cả ngàn bàn tay, chữ kư
và rồi phần thưởng bị “thất
lạc” là chuyện thường!
Nhưng rồi cũng
có những giây phút nhớ đời. Anh Bạn L-19,
c̣n nghi ngờ tài năng thả bomb của Khu Trục
Việt Nam nên bắn trái khói cách mục tiêu cả
100 thước rồi bảo số 1: “Hit my smoke”
để thử tài… Số 1 nhào xuống, bấm nút,
kéo lên crosswind, ngoái cổ lại coi bomb nổ và gáy:
“Where’s your smoke?”… một cụm khói đen
của bomb vừa thả đă bao trùm cụm khói
trắng… ông bạn đồng minh thét lên trên
tần số: “Beautiful! excellent bomb! never seen before!”
rối những quả bomb kế tiếp cũng
vậy: Excellent bomb để chứng tỏ không
phải là Rùa hay Lucky.
Trận Thác Lác,
thả Napalm cách quân bạn (có Paneau đỏ che
đầu) 20/30 thước; sau mỗi pass lại
thấy quân bạn tiến chiếm mục tiêu, đếm
xác địch… đến chiều về Căn
Cứ quân bạn cho xem Paneau c̣n dính bột Napalm
trắng. Nhiều lắm! những tiếng gáy trên
tần số (gáy với L-19, phe ta: “Nếu quân
bạn đánh cận chiến, tao có thể thả
bom safe, giết địch, phe ta an toàn!”) Những
tiếng gáy đó đă thúc đẩy Người
Khu Trục Việt Nam sách dù mang nón thi hành phi vụ
kế tiếp.
Có một nữ
phóng viên người Ḥa Lan tới Căn Cứ để
viết một bài về phi công Việt Nam Cộng Ḥa.
Cô có một thân h́nh khổng lồ, to khỏe, đứng
bên cạnh phi công Việt Nam, có anh bạn gọi là
“thằn lằn đeo cột nhà”, thế mà
“lửa để gần rơm”, đêm cô ngủ
lại Cư Xá Độc Thân. Sáng hôm sau cô tuyên
bố: “Các anh (những người phi công) thật
là Quốc Tế (inter-national), cô đă từng
biết phi công Ḥa Lan, Đức, Anh, Pháp… các anh
giống nhau, có một lối sống bất cần
(blasé), Không Có Ǵ Quan Trọng Cả, nó quyến rũ
phái nữ lạ lùng, nhất là cô nào có tư máu
mạo hiểm, thích đùa với lửa. “Tất cả chỉ như gío thoảng, như mây
nổi, như chiêm bao...”
Năm 1973; trong
một cuộc phỏng vấn truyền h́nh giữa các
Em gái hậu phương và Chiến sĩ xuất
sắc Không Quân, có em hỏi: “Khi
anh t́nh nguyện vào Không Quân, động lực nào
đă thúc anh chọn vào nghề Khu Trục: vào sinh ra
tử, lại nghèo đói và bao giờ anh ra được
khỏi nghề ?”… “Từ thủa nhỏ tôi mê và bị ám ảnh
bởi h́nh ảnh một người, một ngựa,
bay ngả nghiêng, vi vút trên tuốt trời xanh,
rồi sau này lại tin vào “sống chết có
số” nên tôi vẫn bay khu trục…”
Bài này viết nhân ngày Đại Hội “40 năm
Khu Trục Việt Nam Cộng Ḥa” do các bạn Khu
Trục vùng Thung Lũng Vàng tổ chức tại San
Jose tháng 5/2005, hy vọng chia sẻ t́nh cảm và
kỷ niệm cùng các Phi Công, nhớ lại một
thời đă cùng nhau đi “Bứt sao trời, cho
nhức nhối không gian”.
Vân
Đ́nh
(Biên Hùng & Đàm Thượng Vũ chuyển)
|
|
|
Có người lính già đi dưới Quân
Kỳ.
Nghe dấu đạn bom nhớ đời
Viễn Thám.
Dầu đă nát chinh y, dầu đă gẫy gươm
thiêng.
C̣n ṿng tay Quê Hương, c̣n T́nh Yêu Đồng
Đội.
Khi
người lính già,
người lính chỉ
mờ đi.
Người lính
chỉ mờ đi, mà không chết bao giờ…
Dzuy Lynh
(Người Lính không bao giờ chết)
|
Cám
ơn quí vị đă theo dơi chương tŕnh của Diễn
Đàn Giáo Dân
Xin
Thiên Chúa chúc phúc lành đến quí vị.
|