CÂU CHUYỆN DI CƯ VÀO MIỀN NAM CỦA TÔI  (Đoàn Thanh Liêm)

Dien Dan Giao Dan 

Quí vị đang nghe  NỖI L̉NG NGƯỜI ĐI  của Anh Bằng (Sĩ Phú hát)

(Hồi tưởng của: Đoàn Thanh Liêm)    

   Nhân đọc cuốn “20 Năm Miền Nam 1955 – 1975" của tác giả Nguyễn Văn Lục, mà sẽ được giời thiệu với công chúng trong buổi Ra Mắt Sách tại Pḥng Sinh Hoạt của Nhật báo Người Việt ở Nam California vào ngày Chủ Nhật ngày 1 Tháng Tám sắp tới, tôi nhớ lại chuyện Di Cư vào Miền Nam của bản thân ḿnh, và xin được ghi lại một số chi tiết như sau đây.

   Năm 1954, tôi vừa tốt nghiệp văn bằng tú tài 2 qua kỳ thi vào tháng 6 tại Hà Nội, th́ được tin quân đội quốc gia đă rút khỏi miền quê tôi tại Bùi Chu để ra Hải pḥng bằng đường thủy. Và một số bà con ruột thịt của tôi cũng t́m cách đi theo đoàn quân để tới được thành phố cảng này. Tôi lại có ông anh cả thuộc đơn vị quân đội trú đóng ở Quảng Yên sát với mỏ than Ḥn Gai. Nên vào đầu tháng 7, tôi đă t́m cách đi từ Hà Nội đến Hải Pḥng để t́m bà con và đi thăm gia đ́nh ông anh luôn thể.

   Trước khi rời Hà Nội, tôi phải đến nhà Thầy Nguyễn Ngọc Cư là Phó Trưởng Ban Giám Khảo kỳ thi Tú Tài, để xin Thầy cấp cho một Giấy Chứng Nhận Đă Thi Đậu Tú Tài, để nộp kèm theo hồ sơ ghi danh vào Đại học. Dù đă biết rơ tôi là học tṛ của Thầy tại trường Chu Văn An, mà đă thi đậu trong kỳ thi vừa qua, thầy vẫn phải cẩn thận rà lại danh sách các thí sinh trúng tuyển, rồi mới cấp cho tôi một “Giấy Chúng Nhận Tạm Thời” để tùy nghi sử dụng. Thầy nói: Giấy Chứng Nhận Chính Thức phải do Bộ Giáo Dục cấp phát, chứ Ban Giám Khảo chỉ có thể cấp Giấy Chứng Nhận Tạm Thời mà thôi. Biết tôi có ư định vào miền Nam, thầy cầu chúc tôi lên đường gặp nhiều may mắn.

   Ở vào tuổi 20 lúc đó, tôi nh́n cuộc đời với nhiều lạc quan tin tưởng, nên chẳng hề e ngại trước cuộc phiêu lưu phải rời xa quê hương đất Bắc, để mà đi tới Miền Nam xa xôi cả mấy ngàn cây số. Một phần đó là do tính ưa thích phiêu lưu mạo hiểm của tuổi trẻ, nhưng phần lớn là do động cơ thúc đảy bởi cái chuyện “phải tránh thoát khỏi cái nạn cộng sản độc tài nham hiểm”, mà đang sắp sửa bủa vây, bao trùm xuống khắp Miền Bắc. Tôi phải ở lại thành phố Hải Pḥng đến hơn một tháng, th́ mới t́m được phương tiện chuyên chở vào đến Sàig̣n hồi giữa tháng 8.

   Đó là nhờ một ông chú là cháu của bà nội tôi, tên là chú Nhân. Chú làm việc tại cơ quan hành chánh phụ trách về việc sắp xếp tàu bè đi vào Nam, nên đă xin cấp trên ưu tiên cấp phát giấy tờ di chuyển cho tôi và một bà cô là Cô Nguyệt để leo lên được chiếc tàu khá lớn của quân đội Pháp có tên là Gascogne. Con tàu này chuyên môn chở quân trang quân dụng cho quân đội, nên không có đủ tiện nghi như là tàu chở hành khách thông thường. Nhưng mà lúc đó, lớp người di cư tỵ nạn chúng tôi đâu c̣n có sự lựa chọn nào khác, miễn là đi thoát khỏi Miền Bắc cộng sản là được may mắn lắm rồi? Số lượng hành khách trên tàu lúc đó có đến 7-800 người, phần đông là từ các tỉnh xa mà sớm ra được tới Hải Pḥng để đi vào Nam trong mấy chuyến đầu tiên được tổ chức cấp tốc sau ngày kư kết Hiệp Định Geneva 20 Tháng Bảy 1954, chia đôi đất nước. Măi ít lâu sau, th́ mới có loạt các tàu của Mỹ với tiện nghi thoải mái hơn.

   Con tàu chạy trong chừng ba ngày, th́ đến Cap Saint Jacques, tức là cảng Vũng Tàu bây giờ, để chuẩn bị vào cửa sông đi đến bến Nhà Rồng của thành phố Sàig̣n. Sau khi tàu cập bến ít lâu, th́ chúng tôi được xe chuyên chở đưa tới nơi tạm cư là trường tiểu học Tôn Thọ Tường trên đường Trần Hưng Đạo bây giờ (mà hồi đó vẫn c̣n mang tên Pháp là Boulevard Gallieni), gần với Chợ Bến Thành. Lúc đó bên phía đối diện với ngôi trường, th́ có một ṭa nhà lớn đang được xây cất, mà sau này chính là rạp chiếu phim Đại Nam. Bà con di cư chúng tôi được các công nhân ở đây thật là hào phóng cấp cho một số gỗ ván gỡ từ giàn “cốt pha”, để dùng làm củi đun cơm, nấu nước: Đó thật là một nghĩa cử đầu tiên của người dân Sàig̣n, mà làm cho tôi cứ nhớ hoài.

   Chúng tôi được mấy bà con đến được Saigon vài ba tuần lễ trước, nên họ t́m đến để chỉ dẫn đường đi nước bước tại cái thành phố rộng mênh mông này. Riêng tôi th́ gặp lại một số bạn bè cũng từ Hà Nội hay từ Nam Định mà đến đây trước ít lâu, như Vơ Thế Hào, Trần Ngọc Vân, Nguyễn Phi Hùng…, các bạn cũng giúp tôi việc này chuyện nọ trong bước đầu c̣n nhiều bỡ ngỡ.

   Sau mấy bữa, th́ tôi làm xong thủ tục ghi danh ở Đại Học Sàig̣n và được nhận vào ở trong Trường Gia Long dành riêng cho các sinh viên di cư. Tại đây, sinh viên chúng tôi được cư ngụ trong khu kư túc xá, nên có đày đủ tiện nghi về nơi ăn chốn ở, nhà vệ sinh, pḥng tắm giặt thật là đàng hoàng tươm tất. Ban tiếp cư c̣n lo cho chúng tôi mỗi ngày ba bữa ăn đày đủ. Và mỗi tháng chúng tôi c̣n được cấp phát cho một số tiền nhỏ để chi tiêu lặt vặt. Có lần chúng tôi lại được tiếp đón Thủ Tướng Ngô Đ́nh Diệm cùng phái đoàn chánh phủ đến thăm nom và úy lạo sinh viên nữa. Nói chung, th́ sự chăm sóc của nhà nước đối với lớp người di cư đầu tiên trong mấy tháng cuối năm 1954 rơ ràng là đă được tổ chức hết sức chu đáo, gọn gàng. Đặc biệt là mấy trăm sinh viên từ Hà Nội như tôi đă được hưởng một chế độ ưu đăi quá tốt đẹp, vượt xa ngoài sự mong đợi của nhiều người trong hàng ngũ chúng tôi.

   Nhưng rồi đến lúc các học sinh tựu trường, th́ sinh viên chúng tôi phải di rời ra cư ngụ tại khu lều vải được dựng lên trên nền đất của Khám Lớn Sàig̣n cũ sát bên Ṭa Án, để trả lại trường ốc cho nữ sinh Gia Long. Vào cuối năm, trời Sàig̣n nắng nhiều và vào ban trưa nhiều anh em chúng tôi phải t́m cách chạy đến các công sở lân cận, mà có nhiều bóng cây che rợp cho bớt nóng. Và chúng tôi đă ăn cả hai cái Tết Tây và Tết Ta đầu năm 1955, tại khu lều vải tạm trú này. Thật là một kỷ niệm khó quên của cái thời bọn thanh niên trai trẻ chúng tôi nơi miền đất mới lạ Sàig̣n này. Cuối cùng, th́ vào khoảng sau Tết Âm Lịch chúng tôi được dọn đến khu Đại Học xá Minh Mạng vừa mới xây cất xong. Sinh viên di cư chúng tôi là những người đầu tiên đến cư ngụ tại khu cư xá này với đày đủ tiện nghi pḥng ốc, giường tủ... Và cứ như vậy cuộc sống của chúng tôi lần hồi đi vào mức ổn định và ḥa nhập được với nền nếp của cả thành phố thủ đô của Miền Nam tự do, phồn thịnh và thanh b́nh.

   C̣n về phần riêng gia đ́nh các anh chị em ruột thịt của tôi, th́ kẻ trước người sau chúng tôi đều quy tụ được với nhau trên mảnh đất miền Nam an lành, và nâng đỡ bảo bọc nhau xây dựng lại cuộc sống mới. Và rất nhiều các cháu thuộc thế hệ thứ hai trong đại gia đ́nh chúng tôi đều đă thành đạt tại đây. V́ thế, khi các cháu khôn lớn, th́ đều bày tỏ ḷng biết ơn đối với cha mẹ v́ đă hy sinh hết ḿnh, để mà đem được các cháu vào Miền Nam và nhờ đó mà các cháu có được những cơ hội tốt đẹp để học tập và gặt hái được nhiều thành công trên đời.

   Năm 2010 này, nhân dịp kỷ niệm 56 năm Ngày Đặt Chân đến Miền Nam Tự Do (1954 – 2010), tôi xin ghi lại một số kỷ niệm riêng tư của ḿnh như là một chứng từ của một thanh niên là một thành viên của khối gần một triệu người di cư tỵ nạn cộng sản, mà đă phải bỏ lại tất cả tài sản nhà cửa, ruộng vườn, mồ mả cha ông trên đất Bắc để đi xây dựng cuộc sống mới tại miền đất tự do, no ấm và an ḥa ở phía Nam của tổ quốc Việt Nam.

   Và nhân dịp này, với tư cách là một người thụ ơn, tôi xin được bày tỏ ḷng biết ơn đối với nhân dân các quốc gia đă góp phần yểm trợ cho công cuộc di chuyển và định cư vĩ đại của cả triệu đồng bào chúng tôi trong những ngày tháng đen tối đó. Và tôi cũng không quên công lao của các nhân viên Chánh Phủ, của Quân Đội Miền Nam Việt nam, và của biết bao nhiêu cơ quan thiện nguyện khác mà đă lo lắng chăm sóc thật là chu đáo tận t́nh cho lớp người di cư chúng tôi vào thuở đó. Dù chỉ là một cá nhân nhỏ bé, lời nói của tôi lại hết sức trung thực, như là một biểu hiện của sự cảm thông sâu sắc và quư mến chân thành đối với tất cả các vị ân nhân đáng kính của cả một thế hệ người di cư từ Miền Bắc Việt Nam năm 1954 vậy./

   California, ngày 20 tháng Bảy năm 2010

   Đoàn Thanh Liêm