Chuyện ngắn CHI PHIẾU TRẮNG - TÂM SỰ NGƯỜI LÍNH CHIẾN

 

Dien Dan Giao Dan 

  Audio: NGÀY QUÂN LỰC VNCH 19 Tháng 6 Năm 1973

 

 

  DIỄN ĐÀN GIÁO DÂN Video:  http://facebook.com/pg/ddgdtv/videos 

 

 

Chuyện ngắn CHI PHIẾU TRẮNG


   Trong mục đích cạnh tranh giảm tiền vé tối đa, các Hăng Hàng Không không c̣n cung cấp thức ăn trên máy bay cho hành khách Economy class (trừ Business class hay First class) mà thay vào đó chỉ bán sandwich, snack.


   Tôi đặt hành lư vào hộc ở trên đầu ngồi rồi ngồi xuống ghế. Đây là chuyến bay dài làm tôi ước ǵ ḿnh có một quyển sách hay để đọc trên phi tŕnh. Có lẽ tôi cũng cần chợp mắt một chút. Vừa lúc trước khi máy bay cất cánh, một nhóm 10 người lính trẻ men theo lối đi và ngồi hết vào chỗ trống rải rác c̣n lại. Chẳng có ǵ để làm, tôi bắt đầu gợi chuyện người lính ngồi gần nhất.

   - Các cậu đi tới đâu vậy?
   - Petawawa. Chúng tôi sẽ ở đó hai tuần để thụ huấn một chương tŕnh huấn luyện đặc biệt rồi sau đó sẽ bổ sung tới Afghanistan.

   Sau khi máy bay cất cánh độ một tiếng th́ tiếng loa thông báo là trên máy bay có bán thức ăn nhẹ đựng trong bao giá $5.
   Cũng c̣n lâu lắm chuyến bay mới tới phía Đông nên tôi quyết định mua một bao thức ăn để vừa ăn vừa giết th́ giờ. Khi tôi móc bóp lấy tiền th́ chợt nghe một người lính hỏi bạn ḿnh là có muốn mua thức ăn không.
   - Không! Có vẻ như mắc quá đó. Bao lunch ǵ mà tới $5. Thôi tao ráng đợi tới căn cứ hẳn hay.
   Và anh lính trẻ gật gù đồng ư với bạn. Tôi đảo mắt nh́n chung quanh th́ thấy mấy người lính khác cũng không có ư định mua ǵ cả mặc dù lúc đó cũng đă tới giờ ăn trưa rồi. Một ư nghĩ chợt đến trong đầu, tôi gọi người nữ tiếp viên tới đưa cho bà ta $50 và nói:
   - Xin bà vui ḷng lấy thức ăn cho những người lính này.
Người tiếp viên ngạc nhiên nắm chặt lấy tay tôi, qua đôi mắt long lanh ngấn lệ v́ xúc động, bà ngơ lời cám ơn tôi và nghẹn ngào:
   - Con trai tôi cũng là một quân nhân đang chiến đấu tại Iraq. Nghĩa cử này của ông như đang dành cho nó vậy.
   Rồi bà hăng hái đi lấy 10 bao thức ăn trao cho tất cả các người lính trên tàu. Sau đó bà dừng lại chỗ tôi hỏi:
   - Thưa ông dùng ǵ ạ? Ḅ, gà rất hảo hạng.
   - Xin cho tôi gà.

 Tôi trả lời bà ta trong một thoáng ngạc nhiên v́ theo tôi biết hạng Economy bây giờ chỉ có bán Sandwich thôi mà. Người nữ tiếp viên đi về phía trước của máy bay độ một phút sau đó trở lại với nguyên khay thức ăn nóng hổi dành cho hành khách vé hạng nhất, bà trịnh trọng nói với tôi:

   -Đây là tấm ḷng tri ân nho nhỏ của những người trên chuyến bay này đối với ông.

   Sau khi ăn xong với tâm trạng sảng khoái nhẹ nhàng, tôi bước tới pḥng vệ sinh ở phía sau cùng. Trên đường đi, một người đàn ông th́nh ĺnh đứng lên chận tôi lại nói:

   -Tôi rất cảm phục việc ông làm, xin ông cho tôi được chia phần mà vui ḷng nhận cho. Nói xong, ông ta dúi vào tay tôi 25 mỹ kim.

   Sau đó không lâu, viên phi công trưởng rời buồng lái vừa đi vừa nh́n số ghế ghi trên hộc hành lư, linh cảm khiến tôi thầm mong ông ta đừng kiếm tôi nhưng… ô ḱa! Ông ta dừng lại ngay hàng ghế của tôi rồi cười thật tươi và ch́a tay ra nói:

   -Tôi muốn được bắt tay ông.

Cực chẳng đă, tôi mở dây an toàn đứng dậy bắt tay viên phi công trưởng. Với giọng hân hoan, ông ta nói lớn như để mọi người cùng nghe:
   -Tôi cũng đă từng là một quân nhân và cũng là phi công chiến đấu. Có một lần có người cũng mua cho tôi thức ăn. Điều đó thực sự thể hiện cả một tấm ḷng tốt đẹp mà tôi không bao giờ quên.
   Cả một tràng pháo tay tán thưởng vang dội làm tôi đỏ bừng mặt v́ mắc cở. Chỉ với một hành động nhỏ nhặt tầm thường của tôi mà đánh động lương tâm con người đến thế sao?
   V́ chuyến bay quá dài nên có một lúc, tôi phải đi bộ về phía trước để dăn gân cốt th́ bỗng nhiên có một nam hành khách ngồi trên tôi độ sáu dăy đưa tay ra bắt và để lại trong tay tôi cũng 25 mỹ kim.
   Bầu không khí trên chuyến bay thật nhẹ nhàng và chan ḥa t́nh người cho tới khi máy bay hạ cánh. Tôi lấy hành lư và bắt đầu bước ra khi vừa tới cửa máy bay th́ một người đàn ông chận tôi lại và nhét nhanh vào túi áo tôi một thứ ǵ đó xong ông ta vội vả bước đi mà không nói một lời. Lại thêm $25 nữa.
   Nếu tính ra, tôi chỉ chi có $50 mà bây giờ thu lại tới $75. Kiếm được $25 dễ dàng đến thế sao! À! Quên! C̣n bữa ăn thiệt ngon miệng nữa chứ. Đúng là khi ta làm phải th́ không bao giờ lỗ lă cả.
   Tôi vui vẻ bước nhanh vào cửa phi trường th́ thấy mấy người lính trẻ kiểm điểm nhân số để chuẩn bị về căn cứ. Tôi tiến tới trao cho họ 75 mỹ kim và nói:

   -Từ phi trường về tới trại phải khá xa. Mà bây giờ cũng đă tới giờ để dằn bụng một cái sandwich chứ. Thượng Đế sẽ ban ơn cho các cậu.
   Mười người lính trẻ trong ngày hôm đó chắc đă rời chuyến bay trong tâm trạng yêu thương và kính mến những hành khách đồng hành. Tôi hăng hái bước tới xe với lời th́ thầm nguyện cầu cho tất cả sẽ được trở về trong an b́nh.
   Những chàng trai này đă hy sinh tất cả cho Quê Hương mà tôi chỉ biếu họ có một vài phần ăn. Thật là quá ít ỏi nếu không muốn nói là chỉ trong muôn một. Nghĩ xa hơn nữa, người chiến binh đă từng đánh đổi cả cuộc đời khi viết lên CHI PHIẾU TRẮNG đề tên người nhận là “HIỆP CHỦNG QUỐC” mà số tiền có thể lên đến chính sinh mạng của họ.

   Nguyên Trần

 

 

TÂM SỰ NGƯỜI LÍNH CHIẾN

Để Vinh Danh Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa 2018

   Bạn thân mến!

Tất cả chúng ta đă trải qua cuộc chiến. Một số lớn anh em chúng ta đă bỏ ḿnh cho Tổ Quốc, một số không nhỏ đă mang những thương tật trên thân thể và những vết sẹo trong tâm hồn. Hầu như tất cả chúng ta c̣n lại cùng gia đ́nh và bao người thân quen đều phải gánh chịu nhiều hư hao mất mát, những gảy đổ phi lư, những điêu tàn cơ cực. Trong khói lửa binh đao. Sau ngày buông súng. Trong trại tù tủi nhục. Khi lênh đênh trên biển. Lúc làm lại cuộc đời trên xứ người. Hay đành tiếp cuộc sống trong nhà tù lớn tại quê hương …

   Bạn ơi!

Có cuộc chiến nào mà không có đau thương tàn phá. Có cuộc chiến nào mà không có chết chóc chia phôi. Và chen vào giữa đời lính luôn có sự hiện diện của t́nh yêu. V́ chỉ duy nhất t́nh yêu mới có thể giúp đở, cưu mang và nuôi dưỡng người cầm súng quên đi bao gian khổ, bất chấp bao nguy hiểm thường trực, để sống sót vươn lên trong thử thách bảo lửa. Cho dù đó là t́nh yêu quê hương xóm làng, t́nh đồng đội sống chết bên nhau, t́nh nghĩa vợ chồng của đôi chinh phu chinh phụ. Là cuộc t́nh thơ mộng hay t́nh sầu giữa chàng lính chiến và em gái hậu phương, hoặc một chuyện t́nh đắm đuối trong lần về phép rồi dở dang oan trái v́ hai phương trời cách biệt.

T́nh yêu đó như thể một cánh hoa mọc giữa sườn đá. Một hơi ấm giữa cơn mưa rừng. Một cứu cánh bên bờ vực chết. Một vị ngọt giữa cái đắng, thần dược của nổi đau trong đời chiến chinh. Một cái dù bao la che chở khi ta bị thương tật. Và một ánh sáng chớp vào tim trước khi nhắm mắt trút hơi thở cuối cùng

Ôi! Người lính, t́nh yêu và nỗi chết. Thử hỏi người trai nào sống trong thời chiến mà chưa một lần biết đến những danh từ trên! Có người lính nào mà không một lần nghĩ đến thân phận khi dấn thân vào sương gió?! Và c̣n ǵ tuyệt đẹp hơn khi t́nh yêu đến trong địa ngục biển lửa, nơi mà sự nguy hiểm, thử thách kề cận bên cái chết càng thôi thúc ḷng tin yêu, nổi nhung nhớ đến tuyệt hảo. V́ trong tiếng th́ thầm của t́nh yêu thời chiến đă có sẳn chử hy sinh. V́ khi t́nh yêu vừa len nhẹ vào đời người lính nó đă mang theo mầm mống của lo sợ tan vỡ, của mất mát chia ly và chết chóc. Trong thử thách, gần với nổi chết, t́nh yêu nơi người lính càng sáng ngời hoa mộng, mang đầy từ tâm.Là nơi bám víu giữa những lằn chớp của bom đạn. Là nhung nhớ lơ lững giữa nguy hiểm. Là bao nhiêu lần mơ đến em. Là bấy nhiêu lần nguyện cầu khi không biết phải làm ǵ hơn. Là cảm nhận hạnh phúc tuyệt vời dù chỉ với lá thư t́nh trong ba lô hay một tin nhắn của người yêu từ phương xa. Hoặc đơn giản hơn là những bộc lộ thiết thực khi cảm nhận thiếu vắng em, những ao ước được dạo phố bên em, những cơn mê thèm ôm em. Ngay giữa những tiếng nổ. Giữa những đêm khuya trắng mắt. Trong những cơn say chưa đủ say. Khi không biết ngày mai sẽ ra sao:

     “Mấy tháng rồi tao chưa thấy Sài G̣n

       Mấy tháng rồi tao không được ôm em

       Tao thèm làm t́nh như tao thèm sống

       Tao thèm hôn em, hôn liên miên…”  *Mưa và Nỗi Chết ở An Lộc/ Tác giả Nguyễn Tiến Cung

Cuộc chiến nào cũng luôn nổi bật những câu truyện về những người lính xông pha nơi chiến trường có người yêu để lại đằng sau. Những t́nh cảnh dạt dào thắm thiết của chàng nơi sương gió thương nhớ em ở làng xa, “chiều chiều ngoài biên cương,nh́n ra khơi ngàn sóng biếc mơ đến em bên bến sông buồn trông chờ” Là những thơ t́nh trang tải nổi nhớ nhung của nhau. Những hẹn ḥ quư báu trong những ngày nghỉ phép ngắn ngủi. Những tâm sựthầm kín, những dự tính thơ mộng, những nụ hôn gắn bó, những hiến dâng tự nguyện. Để nhiều khi, những cuộc t́nh ấy đơm hoa kết nụ theo tháng ngày chinh chiến, cho dù về sau chàng là “bại tướng cụt chân”; hay cuộc t́nh vụt tan khi tin em sang ngang đến giữa tiếng bom đạn. Và đôi khi cuộc t́nh bị chém ngang tim với tin dữ chàng vừa gục ngă nơi một tiền đồn không tên, rơi nhẹ vào chốn miên viễn không hận thù, bỏ lại cuộc đời trai trẻ và “người t́nh c̣n đó anh nhớ không anh”.

Trong thời gian chờ ra đơn vị, tại BV Đỗ Vinh, tôi t́nh cờ đọc lại cuốn truyện dịch “Một Thời Để Yêu, Một Thời Để Chết”. Một câu truyện về người lính, t́nh yêu và sự chết xẩy ra như bao câu chuyện tương tự trong cuộc chiến hiện tại, nhưng không hiểu v́ lư do ǵ cuốn truyện này bấy giờđă để trong tôi một ấn tượng sâu đậm. Có thể v́ đó là thời gian tôi đang chơi vơi đeo đuổi mối t́nh đầu đời ở tuổi hai mươi sáu. Giữa những giường bệnh, giữa những tiếng rên đau, chưởi thề, nghiến răng của thương binh, trong mùi ẩm ướt của sàn nhà, mùi bông băng thấm máu và của thuốc men, tôi chứng kiến bao nụ cười hạnh phúc của các đồng đội thương binh kề cận, do những người mẹ, người chị hay em, hoặc người t́nh đem đến. Là những thức ăn quen thuộc do nhà nấu, trái cây tươi mát đưa tận miệng. Là những e ấp nắm tay, những an ủi tŕu mến. Là những ánh mắt thương cảm, ưu buồn lo lắng khi nh́n thấy vết thương nặng của người thân. Là những thăm hỏi, hay đôi khi chỉ là những câu nói bâng quơ, dù ngồi hằng giờ bên cạnh giường. Là những gói thuốc lá, ly cà phê đá, những chiếc khăn tay, những cuốn truyện từ các em gái hậu phươngđem đến…

Câu truyện “Một Thời Để Yêu, Một Thời Để Chết” của tác giả Erich M. Remarque chọn bối cảnh nước Đức trong thời Đệ Nhị Thế Chiến. Anh lính Đức Erust Graeber về thăm nhà lần đầu tiên sau 2 năm ở chiến trường Miền Đông. Dưới khung cảnh đổ nát của thị trấn ḿnh liên tục bị Đồng Minh oanh kích, anh t́m thấy được t́nh yêu với nàng Elizabeth Kruse, một người quen xưa của gia đ́nh. Một t́nh yêu mănh liệt giữa 2 con người không c̣n ǵ để phải sợ mất mát đă nảy mầm giữa tiếng bom đạn và chết chóc rồi vươn lên thắm thiết giữa nồng nàn ân ái,  khắc khoăi âu lo trong nổi buồn mênh mang vô định của có nhau hôm nay, mất nhau ngày mai. Thay v́ đào ngũ, Erust quyết định trở lại đơn vị để rồi gục ngă bởi viên đạn bắn do chính những tên du kích Nga anh vừa thả ra, khi tay anh đang cầm lá thư của vợ báo tin có thai con ḿnh. Truyện được kết thúc bằng một câu ngắn gọn “Đôi mắt chàng khép lại”. Khép kín luôn cả một khung trời, một giấc mơ hiền ḥa b́nh dị vụt biến khi cái chết đến quá nhanh và phi lư. Dững dưng. Không một dấu than. Không một dấu hỏi. Như một giọng hát soprano đang ngân lên thật mạnh và cao vút, bổng đột nhiên ngưng…

Thực tế, người lính trong cuộc chiến chống CS xâm lăng của ta, t́nh yêu và nỗi chết của họ rất khác biệt, dù người lính vẫnlàm bổn phận người trai khi đất nước cần, t́nh yêu vẫn giống nhau trên danh nghĩa, và cái chết vẫn là cái chết b́nh đẳng dưới mọi h́nh thức cho cả quan lẫn quân.

Người lính của chúng ta là những ai? Những chàng trai trẻ đi theo tiếng gọi non sông t́nh nguyện nhập ngũ, những kẻ động viên hay đôn quân, kẻ trước người sau rời xa mái trường, quê nhà và người thân lên đường ṭng quân bảo vệ đất nước. Họ thuộc mọi thành phần của xả hội tự do Miền Nam, đến từ mọi nẻo đường, từ những chốn xa xôi hẻo lánh hay đô thị đông người, suốt từ Đồng Hà Quảng Trị khô cằn tuyến đầu, ngang qua Cố Đô Huế rồi đến Duyên Hải nắng đẹp Miền Trung,lên tận Cao Nguyên rừng xanh âm u, quanh quẫn Thủ Đô Sàig̣n-Gia Định mến yêu, xuyên qua những mảnh đất ph́ nhiêu màu mở của Đồng Bằng Cữu Long đến tận Cà Mâu… Bao gồm mọi tôn giáo, với đầy đủ giọng nói ba miền Nam Bắc Trung, đồng một ḷng sát cánh chiến đấu bên nhau. Họ xuất thân từ các Trung Tâm Huấn Luyện địa phương, từ trường Thiếu Sinh Quân hay các Trung Tâm Huấn Luyện quốc gia Thủ Đức, Quang Trung, Đồng Đế, Dục Mỹ, TT Huấn Luyện Nhảy Dù… hay các trường ĐH quân sự Hải Lục Không Quân, Quân Y... Họ là những:

     “Người lính trẻ đă một thời giong ruổi

       Đem t́nh người t́nh lính trấn biên cương

       Vẫn một ḷng chung thủy với quê hương

       Dù oan nghiệt rẽ đời qua trăm hướng”  * Huy Văn

Những người lính ấy đồng thời cũng là anh em trong cùng một gia đ́nh, là con chú con d́ trong ḍng họ, cùng làng xóm phố phường, là bạn học cùng trường, từng quen biết nhau hay xa lạ nhưng cùng một lư tưởng, t́nh nguyện gia nhập quân đội VNCH để chống trảkẻ thù xâm lăng. Họ là những người con ưu tú của đất nước trong mọi binh chủng mà tổ quốc luôn ghi ơn khi họ đền nợ nước.

     “Xin tạ lỗi với đời trai khói lửa

       Những địa danh ngang dọc bước quân hành

       Đoàn tráng sĩ qua sông lần vĩnh biệt

       Tưởng đang c̣n cuộc rượu lúc tàn canh."  *Xin Một LầnTạ Lỗi/ Trần Ngọc Nguyên Vũ

C̣n những người yêu của lính hoặc những cô gái mà người lính đeo đuổi si t́nh là ai?Phải chăng là em gáicủa thằng bạn nối khố, là người con gái lớn lên trong cùng xóm, cùng một thị trấn, ở làng bên cạnh, trong một quận lỵ, một trường tiểu trung học,trên thềm đại học, cùng chung nhóm bạn. Là người quen biết trong gia đ́nh. Là em thím Tư, là cháu mợ Ba, là bạn thân của nhỏ em, con gái ông Thượng Sĩ trong trại gia binh. Là những o thôn nữ mộc mạc đơn sơ trong chiếc áo bà ba trắng xanh đỏ tím vàng gặp trên đường chinh chiếnkhi dừng chân uống nước ở ven đường ta nh́n thấy…

                   Em là người con gái ta chưa quen biết nhưngchợt thấy giữa nhóm bạn cùng trang lứa trong quán chè, quán kem… đang ăn vặt ḅ bía, phá lấu nước mía ở góc đường, hoặc là những thiếu nữ dung dăng dạo phố Nguyễn Huệ, Thương Xá Tax mà ta muốn t́m quen theo về tận nhà. Họ cũng là người em hậu phương đến choàng ṿng hoa chiến thắng “trong ánh vinh quang rộn ràng, anh bước hiên ngang về làng”, là người mà ta t́nh cờ bắt gặp có một đôi mắt long lanh thơ ngây, đôi má hây hây và một nụ cười hồn nhiên khiến ta bổng vương vấn trong một chiều rực nắng. Đó là một mái tóc mây hồng nghiêng ngiêng sau vành nón trên cầu Trường Tiền khiến ta mê mẫn dù lời nói khó hiểu” mô tê răng rứa - anh đừng đi gần tui mà tui ốt dột. Mạ tui thấy la tui đó!” Hay là một cô bé tóc ngắn có dáng nghịch ngợm chạy xe honda với câu nói thật ngộ “Tui hổng chịu đâu - Dzậy sao?!” Là một tà áo tím nên thơ với giọng nói nhẹ như gió thoảng của “cô em Bắc Kỳ nho nhỏ”…Là bao nổi nhớ. Bao chờ mong. Bao vấn vương. Bao mộng ảo. Bao diệu kỳ không nên lời…Là con suối nhẹ nhàng đi qua tim ta. Là cơn đau nhức nhối trong nổi thương nhớ

     “Nếu một mai bé nh́n hoa dù nở

       Lời tỏ t́nh anh gởi đó nghe cưng

      Hoa dù tṛn như nguyện ước yêu thương

      Anh lơ lững giữ gịng đời vạn biến…”

Chuyện t́nh của họ như thế nào? Cũng ngập ngừng, cũng lo sợ, lăng mạng và say đắm. Cũng liều lĩnh, bất chấp, nhanh chóng và thương đau. Đột ngột và lâng lâng tự nhiên đến như thể“nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt, bằng mây nhè nhẹ gió h́u hiu!” Như một cơn “gió thoảng xa xôi, gió nào rung động tim tôi, hay là dư âm suốt đời!” Hay nhẹ nhàng buông thả trử t́nh của “chưa nắm tay em mà ḷng đă yêu, chưa uống môiem mà t́nh đă say!”T́nh lính thường long đong ray rứt.Yêu trong vô vọng. Yêu trong cuồng si. Yêu trong chớp nhoáng. T́nh lính “tính liền” với đám cưới trong ba ngày phép trước khi ra lại đơn vị. 

Em yêu anh v́ yêu dáng phong trần hiên ngang của anh, yêu luôn cả mũ đỏ thiên thần và bộ đồ hoa dù. Yêu cái nh́n nồng nàn, đôi mắt rực lửa, nụ cười rạng rở với giọng cười sảng khoái của anh. Yêu sự ch́u chuộng săn đón của anh, yêu con đường ḿnh cùng chung lối, yêu ṿng tay siết chặt, nụ hôn nóng bỏng mang theo mây trời và giông bảo vào đời em. Là mong đợi những thư t́nh đơn sơ gởi từ KBC xa lạ. Là thích nghe anh kể chuyện đời quân ngủ, chuyện xông pha ngoài trận tuyến. Thương anh em đành thương luôn cả đầu tóc húi cao caré, làn da đen thui khét nắng và luôn cả mùi ẩm mốc của bộ đồ trận. Và từ khi em là người yêu của lính, em biết yêu nhạc lính, yêu màu tím hoa sim, biết lo sợ thấp thỏm đợi chờ tin anh, biết cầu nguyện Ơn Trên ǵn giữ anh và theo dỏi bước chân anh qua những đêm trằn trọc khó ngủ. Yêu anh là chấp nhận những ngày cô đơn xa anh, những chiều dạo phố một ḿnh, ráng làm quen với tên xa lạ của những nơi anh bước qua, là đến thăm anh tại tiền đồn hay trong quân y viện.

Làm vợ anh là chấp nhận thương đau thua thiệt, chắt chiu với tiền lính là “tính liền”, là đếm những ngày xa anh, là tạm ở tại hậu cứ trong căn pḥng nhỏ lợp tôn với hai quả tim đồng, hay nay đây mai đó theo đơn vị anh và đành phó mặt tương lai cho số phận. Là lỡ làng đời em. Ai trong chúng ta đă không một lần ngậm ngùi trước h́nh ảnh chẳng thể quên của người góa phụ trẻ tuổi phủ phục bên cạnh quan tài chồng, tay xoa xoa lá cờ che kín nắp ḥm, th́ thầm những lời yêu đương.

     “Xin tạ lỗi với ai người chinh phụ

       Đă hóa thân nàng Tô Thị trông chờ

       Đứng sừng sững giữa hai vầng nhật nguyệt

      Nhỏ xuống ḍng lệ máu bốc thành thơ

      Xin tạ lỗi cùng em người hiền phụ

      Đă v́ ta lận đận suốt một thời

      Cùng ngụp lặng trôi theo ḍng sinh mệnh

      Tấm gương đời cuối thế kỹ hai mươi.”  *Trần Ngọc Nguyên Vũ

T́nh lính thường đến nhanh gọn, nóng sốt, si mê bồng bột như trẻ con. Tuy chai sạn trong phong sương, nhưng người lính rất mềm yếu, ngây ngô, dễ rung động và non nớt trong t́nh trường “Đôi khi muốn nói yêu em nhưng ngại ngùng đành lăng phai!” Người lính thường xin chịu phần thua thiệt, lo sợ cho sự xa mặt cách ḷng, cạm bẩy và cám dổ của đèn màu đô thị.Nhưng t́nh yêu đă nuôi dưỡng họ, giữa những thực tế phủ phàng của chiến tranh. T́nh yêu cho họ thêm sức mạnh, ư chí và tinh thần chiến đấu. T́nh yêu của lính cao thượng. Biết chấp nhận sầu ly. Biết thông cảm cho t́nh cảnh của người hậu phương, “đường vào ngày mai sỏi đá, thôi em về quên hêt đi ngày xưa!” Nhận thư Má viết ngắn gọn “con Tú qua thăm Má và khóc, nói nó không thể đợi con được. Tuần sau nó sẽ lấy chồng là thầy giáo gần nhà”. Người lính hoa mắt, đông đá, sau một vài câu chửi thề, xách súng bắn một tràng chỉ thiên. Nổ nghe như pháo ngày cưới. Ông Thầy cũng đành lắc đầu. Thế là xong! C̣n với ông Thầy ‘tử thương” v́ t́nh th́ sao? Thầy và đám đệ tử tụm lại làm vài chầu ngất ngư để quên sầu hay tưởng như quên sầu, rồi lầm ĺ để sau đó t́nh nguyện lănh nhiệm vụ nguy hiểm nhất cho đơn vị trong lần đánh tới. T́nh yêu mang đến hy vọng. T́nh yêu sưởi ấm đời lính nhọc nhằn.

Bạn thân mến

Có t́nh yêu hay chưa có t́nh yêu, người lính vẫn dũng cảm xông pha trận tuyến, làm tṛn bổn phận giao phó. Thương tật hay chết chóc là chuyện không ai mong muốn nhưng vẫn chấp nhận khi trời gọi ai nấy dạ. Cái chết đôi khi đơn độc trong tiểu đội khinh binh, đôi lúc vài ba mống cùng một lúc khi trung đội tiến chiếm mục tiêu. Có khi đi đong luôn gần cả nữa đại đội v́ bom bạn thả lầm,hay nhiều hơn nữa khi tiểu đoàn bị tràn ngập…Có cái chết đến nhanh sau một tiếng nổ lớn, có cái đến từ từ, quằn quại trong đau đớn. Có cái chết thật tức tưởi oan nghiệt, có cái v́ can đảm đở đạn cho đồng đội bên cạnh. Người lính chết trong từng hố cá nhân, hay chung với nhau trong các đợt xung phong với xác quan và quân sát bên nhau, rải rác đây đó trên các nẻo đường đất nước. Chết toàn thây hay thân xác nổ tung? Chết mất tích trong bụi bờ, trên đường di tản, hay được chở về tận nhà trong ḥm nhôm? Trong giây phút tử thương, “nằm chết như mơ”ấy, người lính trận trẻ tuổi có kịp chăng kêu lên Mẹ ơi, như anh đă từng làm khi đau ốm hay trong rủi ro? Có đủ chăng anh th́ giờ nhớ đến người vợ bé bỏng luôn trông ngóng chờ đợi anh nơi hậu cứ? Hay có kịp thấy chăng anh nụ cười ánh mắt của người em nhỏ anh thầm yêu mà anh đành giả từ nơi ngôi làng xa trên bước đường chinh chiến?!

Người chết trận chính thức giả từ vũ khí. Họ thật sự là những anh hùng đă đi vào huyết sử của dân tộc, là hồn thiêng của sông núi. Họ là những cứu tinh của đơn vị, là huyền thoại của đất nước. Chết trận là chết không một than văn. Không một ai oán. Không có lấy một lời trăn trối cho người yêu, không kịp một lời xin lỗi với vợ dại con thơ ở nhà. Nhưng khi người lính nhắm mắt buông xuôi, t́nh yêu vẫn luôn hiện hữu trong ánh sáng vĩnh cữu của tin yêu, trong t́nh thương nhớ vô vàn của đồng đội và gia đ́nh.

     “Anh đi măi, không bao giờ trở lại! 

      Tôi viết vần thơ của thời hoang dại. 

      Những vần thơ hoài niệm nhớ thương anh. 

      Và đêm nay, trong khóe mắt long lanh giọt lệ buồn…

      Tôi khóc anh vĩnh biệt!”  * Hồ Sĩ Duy.

Khi một người buông tay. Một người ngă. Một thoáng yêu nhau, Một thoáng ngậm ngùi, th́ các bạn thân ơi, là những người sống sót qua cuộc chiến nay tạm dừng bước giang hồ, chúng ta cần phải ngồi lại bên nhau, xích sát vào nhau hơn nữa. Đừng hững hờ, tẻ nhạt. Hăy nhớ đến nhau hoài. Xin chớ xa lánh nhau.Cho t́nh đồng đội vẫn trung tín. Cho khí thế vẫn dũng mạnh. Để tiếp tục đồng hành với nhau và chung sức giữ đời cho nhau. Trong tinh thần anh em đoàn kết một nhà. Trong tinh thần Cố Gắng Nhảy Dù muôn thuở. Luôn giữ vững niềm tin quê hương Việt Nam sớm thoát nô lệ xiềng xích CS. Cùng tham gia sinh hoạt với cộng đồng người Việt tỵ nạn, xem đó như một đóng góp bảo tồn lịch sử VNCH ḥng giúp thế hệ hậu sinh thấu hiểu về tinh thần chiến đấu bất khuất của Quân Đội VNCH.

Xin nghiêng ḿnh yêu thương và kính trọng người lính chiến Việt Nam Cộng Ḥa

Xin cùng tưởng nhớ đến hai mươi ngàn quân nhân thuộc Binh Chủng Nhảy Dù đă nằm xuống cho cuộc chiến Việt Nam (**)

Xin cầu nguyện Ơn Trên ǵn giữ bạn cùng gia đ́nh thân yêu. Cám ơn đời cho chúng ta vẫn c̣n có nhau. Cám ơn em, người vợ lính, vẫn cùng anh đồng hành trong suốt cuộc đời. Chúng ḿnh vẫn c̣n bên nhau. Và măi măi bên nhau, nhé em. Cho nhau“một chiều vui sống. Quên hết tang bồng”. Được như vậy, anh sẽ mời em một bản tango tối nay, ngay bên bờ hồ. V́ em yêu ơi, It takes two to tango.     

   Vĩnh Chánh

(**): Con số hai mươi ngàn quân nhân Nhảy Dù thiệt mạng do Trung Tưóng tại chức Nhảy DùJoseph Anderson, chỉ huy trưởng Quân Đoàn Không Kỵ XVIII của Quân Đội Hoa Kỳ, tường tŕnh trong buổi lể trao tặng danh hiệu “Airborn of The Year 2017” cho chủ tịch tiền nhiệm của Gia Đ́nh Mũ Đỏ Việt Nam là mũđỏBS. Lê Quang Tiến, tại Atlanta, Georgia vào ngày 29 tháng Tư, 2017.