NGUỒN GỐC DÂN TỘC VIỆT NAM - VIỆT NAM TÔI ĐÂU - ANH LÀ AI

 

 

Video: VIỆT NAM TÔI ĐÂU - ANH LÀ AI

Sáng tác: VIỆT KHANG - Tŕnh diễn: THẾ SƠN, DAVID DOUGLAS, & JENNIFER LYNH

 

Nguồn Gốc Dân Tộc VIỆT NAM

   Dân tộc Việt Nam quần tụ trên bán đảo Đông Dương trải qua nhiều ngàn năm với đầy đủ những yếu tố cơ hữu: ṇi giống, ngôn ngữ, văn hoá… Địa bàn sinh sống là một hành lang thuận lợi của vùng Đông Nam Á, nơi có sự giao lưu qua lại của con người và sự sống trên địa cầu từ thời tiền sử, theo các chiều Nam-Bắc, Đông-Tây, đại dương và lục điạ.

   Sự cạnh tranh quyết liệt của các siêu cường hiện nay tập trung mọi phương tiện, mọi chiến pháp, nhằm chiếm đoạt khu vực giữ ưu thế thắng lợi đánh bại địch thủ. Sự sống c̣n của dân tộc Việt Nam và các dân tộc láng giềng đang đứng trước những thử thách vô cùng cam go.

   Mới đây, một thanh niên Việt Nam thành công bước đầu trong sự nghiệp chính trị tại điạ phương, có dịp xuất hiện rộng rải trước công chúng, đă phát biểu: “Tôi là người Việt Nam của Dân Tộc Việt Nam”. - “Tôi là người Việt Nam” là sự kiện đơn giản dễ nh́n thấy, nhưng phần tiếp theo “Dân Tộc Việt Nam” phức tạp hơn.

   Tuổi thanh xuân của nam nữ Việt Nam dù bất cứ nơi đâu, đang ḥa mình vươn lên trong xã hội, dành ra những khoảnh khắc nghĩ đến cội nguồn Dân Tộc, tương lai Dân Tộc, sẽ cảm nhận những rung động thiêng liêng cao quí, những ước mơ vị tha, vị quốc. Họ sẽ vượt qua những cám dỗ vị kỷ, tìm thấy ý nghiã cuộc sống của một đời người, trong đó có Lẽ Sinh Tồn của Dân Tộc.

   Từ trước đến nay đă có rất nhiều sử gia, các nhà khảo cổ học, nhân loại học, tiền sử học, tập trung nghiên cứu về Đông Á và Đông Nam Á. Các học giả dựa vào tài liệu đă có trước, những khám phá đương thời, đưa ra những lư thuyết thuộc các vấn đề liên quan, trong đó có Nguồn Gốc Dân Tộc Việt Nam. Sau đây là những phần trích dẫn tiêu biểu hoặc tóm tắt đại ư của một số tác phẩm nói về nguồn gốc dân tộc VIỆT NAM.

1.- Việt Nam Sử Lược

   Việt Nam Sử Lược được xem như là sách giáo khoa cuả học sinh trung học miền Nam Việt Nam trước 1975. Qua tác phẩm, cụ Trần Trọng Kim nêu lên những yếu tố căn bản:

   ‘‘Theo ư kiến những nhà nghiên cứu Pháp th́ người Việt Nam và người Thái đều ở miền núi Tây Tạng xuống. Người Việt Nam theo sông Hồng Hà lần xuống phía Đông Nam, lập ra nước Việt Nam ta bây giờ; c̣n người Thái th́ theo sông Mê Kông xuống, lập ra nước Tiêm La (tức là Thái Lan) và nước Lào.

   Lại có nhiều người Tàu và người Việt Nam nói rằng nguyên khi xưa đất nước Tàu có giống Tam Miêu ở, sau có giống Hán tộc (tức là người Tàu bây giờ) ở phía Tây Bắc đến đánh đuổi người Tam Miêu đi, chiếm giữ lấy vùng sông Hoàng Hà lập ra nước Tàu rồi dần dần xuống miền Nam. Người Tam Miêu phải lẩn núp vào rừng hay là xuống ở miền Việt Nam ta bây giờ’’.

2.- Linh mục Lương Kim Định

   Linh mục Lương Kim Định, một sử gia cũng là một triết gia. Sau nhiều năm tập trung nghiên cứu, giảng huấn, dưạ trên những công tŕnh của Vương Đằng Linh, Chu Cốc Thành, Eberhard và Eickstedt, giáo sư Lương Kim Định đă hoàn thành hai mươi ba tác phẩm, tạo nên hai bộ sách Việt Nho và Việt Triết, khai mở một nền tảng về Nguồn Gốc Dân Tộc Việt Nam.

   Thuyết của Linh mục Lương Kim Định được tóm tắt như sau: Bách Việt cũng gọi là Viêm Việt gồm có ba nhóm là Âu Việt (Miến Điện, Thái, và Lào), Miêu Việt (Mèo, Mán), và Lạc Việt (Việt Nam và Mường). Giống Bách Việt từ phương Tây tiến vào lục điạ Đông Á dài theo sông Dương Tử, mở rộng lên phương Bắc gần đến sông Hoàng Hà và lan rộng xuống phía Nam. Định cư tại điạ bàn nầy, giống Bách Việt đă tiến vào thời đại nông nghiệp, xă hội được tổ chức nề nếp và ổn định. Họ sinh sống với một tŕnh độ văn minh, văn hóa khá cao do chính họ tạo ra, đó là nền văn hóa Việt Nho.

   Tiếp theo, một giống dân du mục khác cũng đến từ phương Tây và lấn chiếm khu vực sinh tồn của giống Bách Việt. Sau khi cưỡng đoạt đất đai của người Việt, lớp người chinh phục đến sau - người Hoa - sát nhập tất cả những giá trị của Việt Nho làm thành văn hóa của Trung Hoa.

3./ Sử gia Phạm Văn Sơn và Việt Sử Toàn Thư

   Sử gia Phạm Văn Sơn đă đưa ra nhiều chi tiết trích dẫn từ Cổ Thư Trung Hoa đến các tài liệu khoa học:

   a- Căn cứ vào các sử sách của Tàu trong đời nhà Chu, ta thấy Bách Việt có mặt ở lưu vực sông Dương Tử rồi sau này tản mác khắp miền Nam bộ Trung Hoa. Nói là Bách Việt, người ta căn cứ vào thuyết truyền kỳ về Lạc Long Quân kết duyên cùng bà Âu Cơ sinh ra trăm con. Sự thực về thời thượng cổ, giống Bách Việt có nhiều nhóm, nhiều bộ lạc sinh sống rời rạc như các dân tộc thiểu số ngày nay tại các miền thượng du. Đến đời nhà Chu, các bộ lạc này đi dần đến chỗ thống nhất do các biến thiên của lịch sử, các bộ lạc nhỏ dần dần bị các bộ lạc lớn kiêm tính và họp lại thành năm nhóm lớn sau đây đă đạt đến h́nh thức quốc gia là: Đông Việt hay Đông Âu, Mân Việt, Nam Việt, Tây Việt hay Tây Âu, và Lạc Việt.

   Việt Sử Toàn Thư cũng nhắc đến sinh hoạt của Việt Tộc thời bấy giờ: Về y phục, người Việt dệt bằng sợi gai hay đay và biết dệt vải hoa như người Mường, Thổ, là một thứ sản phẩm rất được người Hán ham chuộng. Người Việt biết pha đồng và thiếc để làm binh khí. Người ta đào được ở Chiết Giang những đồ đồng như đinh ba chân, dao, thương, dao găm, mũi giáo, chuông nhỏ, chuông lớn, nhất là thứ kiếm đồng hai lưỡi là vật quư báu đời Xuân Thu.

   Họ sinh hoạt dưới nước nhiều hơn là ở trên cạn nên bơi lội rất giỏi, biết làm các thứ thuyền nhỏ là Linh, và các thứ thuyền nhỏ dài là Đĩnh, thuyền lớn gọi là Tu Lự, thuyền có lầu tức là Lâu Thuyền và thứ thuyền có gắn mũi qua tức là Qua Thuyền. Ba thứ thuyền sau là thuyền chiến. Các sách chép: người Việt rất sở trường về thủy chiến.

   Về kiến trúc, h́nh như họ ở nhà sàn bằng tre và gỗ, tuy họ biết xây mộ và thành bằng đá, gạch. Việt tuyệt thư chép: nước Việt có rất nhiều thành và lăng mộ c̣n di tích đến đời Hậu Hán.

Về văn hóa, tinh thần của người Việt, chúng ta chưa được nhiều tài liệu để xét đoán, về ngôn ngữ chẳng hạn. Ta chỉ biết rằng, tiếng nói của người Việt khác với tiếng nói của người Hán nhiều, thường một tiếng Việt phải phiên âm bằng hai, ba tiếng Hán.

   Về phong tục th́ có tục xâm ḿnh, cắt tóc là đặc tục của toàn thể Việt tộc.

   Về tính t́nh, người Hán cho người Man Di (Việt) có tính khinh bạc, hiếu chiến, sắc sảo về việc binh, không sợ chết. Việt tuyệt thư viết: Họ ở núi mà đi đường thủy, lấy thuyền làm xe, lấy chèo làm ngựa, đến th́ như gió thoảng, đi th́ khó đuổi theo. Sử kư chép: V́ dễ kiếm ăn, họ không lo xa, dành dụm, bon chen. Tóm lại người Hán có ư ghê sợ tinh thần quật cường của Việt tộc, luôn luôn chống trả kịch liệt các cuộc xâm lăng của họ. Ngoài ra, người Việt lại thường hoài vọng phát triển về miền Bắc nữa. Đáng chú ư là cái tinh thần bất úy tử của người Việt mà Câu Tiễn trong khi đánh Ngô đă có dịp phô trương. (Câu Tiễn sai quân đến trước quân Ngô khiêu chiến, la ó om ṣm, rồi tự cắt cổ mà chết. Giữa khi quân Ngô ngạc nhiên ngắm cái tṛ tự sát này th́ quân chủ lực của Việt ập đến.)

   b- Dựa vào các tài liệu về chủng tộc, Việt Sử Toàn Thư viết: Cứ những điều chúng ta biết về đặc tính văn hóa th́ Việt Tộc vào thời đó có lẽ không thuộc ảnh hưởng chủng tộc Mông-gô-lích một phần nào như người Hán, tuy chưa thể nói thấy tục xâm ḿnh là tục đặc biệt của các dân tộc thuộc giống Anh-đô-nê-diêng ở miền Nam và Tây Nam Á Châu (từ người Miêu Tử, Lô Lô, Mán, Lái, Lê, Dao, Xa, Đản, Đông cho đến người Dayak ở đảo Bornéo đều là di duệ của người Man Di). Đám người này, theo các nhà nhân chủng học chia ra hai giống Tạng-Miến (Tibeto-Birman) và Anh-đô-nê-diêng. Nhưng họ không khác biệt nhau mấy, ngay cả về đặc tính kỷ thuật. Theo các nhà bác học Leroy, Gourhan về nhân loại học, người Anh-đô-nê-diêng và giống Tạng-Miến gần nhau quá, nếu có khác nhau th́ sự khác biệt đó cũng hết sức mỏng manh, có lẽ v́ sự pha trộn tức là sự lai giống. Hai đám dân tộc này phải chăng đă sống gần gủi nhau nên có sự trạng này hay là đă cùng thoát thai ở cùng một gốc? Và chúng tôi nghĩ rằng cái gốc người ta đề cập đó có lẽ là Việt Tộc. Các nhà tiền sử học và ngôn ngữ học phát biểu rằng suốt từ miền Axam ở phía Bắc Ấn Độ trải qua Nam bộ Trung Hoa xuống tới Nam Dương quần đảo có một thứ văn hóa hiện nay c̣n di tích trong các dân tộc Anh-đô-nê-diêng. Chúng ta có thể ngờ rằng người Việt Tộc xưa có lẽ là một nhánh của chủng tộc Anh-đô-nê-diêng. Chủng tộc này trong thời thái cổ đă có mặt hầu khắp miền Đông Nam Á Châu.

   Sự phân vân của các học giả về sự tương đồng rất gần gũi giữa người Tạng-Miến và người Anh-đô-nê-diêng đă được nhà khảo cứu B́nh Nguyên Lộc giải quyết trong một công tŕnh biên soạn công phu: Nguồn Gốc Mă Lai của Dân Tộc Việt Nam.

4.- B́nh Nguyên Lộc với tác phẩm Nguồn Gốc Mă Lai của Dân Tộc Việt Nam

   Học giả B́nh Nguyên Lộc hoàn thành tác phẩm với lập luận rằng người Tạng-Miến và người Anh-đô-nê-diêng chỉ là một, thuộc chủng Mă-Lai mà địa bàn phát tích của họ là vùng chân núi Hi-Malaya.

   Hi-Malaya có nghĩa là núi của người Malaya. Danh từ Hi này c̣n thấy được trong ngôn ngữ Nhật Bổn ngày nay. Họ đọc là Khi, nhưng khi cần viết tiếng Khi bằng chữ La tinh, họ vẫn viết là Hi. (Có lẽ Hi biến thành Hui rồi thành Núi bằng vào những xâu chuỗi biến dạng kỳ dị ở chương Ngôn Ngữ Tỹ Hiệu).

   Xuyên qua 892 trang sách, học giả B́nh Nguyên Lộc đă nghiên cứu rất nhiều tài liệu của nhiều tác giả viết về con người vào thời thượng cổ và những biến động lịch sử, trải khắp từ Trung Quốc, Ấn Độ, và vùng Đông Nam Á. Ông bổ túc những điều nghi vấn hoặc bỏ sót của một số giả thuyết và đả phá mạnh mẽ hai sử gia Nguyễn Phương (Việt Nam) và Mộng Văn Thông (Trung Hoa) với chủ trương của họ: Việt là Tàu và Tàu là Việt.

   Tác giả Nguồn Gốc Mă Lai của Dân Tộc Việt Nam cũng dành ra 240 trang sách để viết về Dấu Vết Mă Lai Trong Xă Hội Việt Nam Ngày Nay qua các minh chứng:

a- Việc kính trọng trống đồng được sử gia Lê Quư Đôn ghi chép trong Kiến Văn Tiểu Lục.

b- Về âm nhạc, trên thế giới hiện nay chỉ có ba dân tộc có cây Đàn Độc Huyền, đó là dân Việt Nam, dân Mă Lai ở Indonesia, và dân Malayalam ở Nam Ấn.

c- Lối kiến trúc nhà chữ Đinh, mái nhà cong qướt lên, nhà bếp cách với nhà ở, ngói dẹp, nhà rầm.

d- Tự trị thôn xă và thần làng.

e- Thờ mặt trời và âm dương vật.

f- Đối chiếu chỉ số sọ:

‘‘Theo B.S. Huard và các cộng sự viên, cái sọ không phải chỉ có đặc sắc ở kích thước, mà các chi tiết về sinh vật h́nh thái (caractères morphologiques) rất có ư nghĩa quan trọng về mặt chủng tộc. Kết quả đối chiếu chỉ số sọ, ta biết bốn điều quan trọng:

-Sọ ta khác sọ Hoa Bắc và Hoa Nam rất nhiều về chỉ số và dung lượng.

-Sọ ta giống hệt sọ Mă Lai.

-Sọ ta có tánh cách brachycephale của Mă Lai trong khi đó đa số sọ người Hoa thuộc loại mesocephale.

-Tất cả các dân mà tiền sử học nói là Mă Lai đều có sọ Mă Lai.’’

g- Ngôn ngữ tỹ hiệu: ‘‘Ngữ vựng của dân tộc nào cũng vay mượn lung tung, tuy nhiên các cuộc vay mượn c̣n để dấu thời gian lại. Nếu phải vay mượn của Tàu, th́ ta chỉ vay mượn những tiếng chỉ những ư niệm phức tạp, những dụng cụ và vật dụng lạ, chớ không thể nào ta lại vay mượn một danh từ để chỉ nước là chất mà ta uống hằng ngày và ta đă phải có tiếng gọi hàng ngàn năm rồi.

   Hàng vạn tiếng Hán Việt đă thành h́nh đủ để làm một ngôn ngữ, nhưng không bao giờ thành ngôn ngữ cả v́ không ai mà nói chuyện với nhau bằng loại tiếng đó, các quan đại thần, các nhà trí thức nói chuyện với nhau cũng nói bằng tiếng Việt.’’

   B́nh Nguyên Lộc đưa ra 200 biểu đối chiếu tiếng nói giống nhau của Việt Nam, Mường, Khả, Chàm, Ba Na, Thái, Cao Miên, Mă Lai Á, v.v...

5.- Ngôn Ngữ

   Từ trước, đă có nhiều học giả nghiên cứu và đồng ư về sự tương đồng ngôn ngữ của các sắc dân trong vùng Đông Nam Á.

   a- Giáo sư ngữ học Nguyễn Đ́nh Hoà trong một bài khảo luận Cần Đả Phá Một Vài Huyền Thoại Về Tiếng Việt, đă nêu lên ư chính: ‘‘Trước khi đi sâu thêm vào đề tài hôm nay, chúng ta cần đả phá một vài huyền thoại. Mấy người nước ngoài đă hỗn xược nói rằng tiếng Việt là một thổ ngữ của tiếng Trung Hoa. Họ quên rằng tiếng Việt, tiếng Nhật Bản, tiếng Cao Ly, chỉ là những ngôn ngữ đồng văn với Hoa ngữ v́ cả bốn đều xử dụng chữ Hán của Trung Quốc chứ bốn ngôn ngữ đó không có quan hệ thân tộc tức họ hàng ǵ với nhau cả. Ngày nay các nhà chuyên môn đă đồng ư rằng tiếng Việt và tiếng Mường là ngôn ngữ chị em thuộc ḍng Môn Khờ Me trong đại ngữ tộc Nam Á (Austroasiatic)’’.

   b- Bác sĩ Nguyễn Hy Vọng đă dành suốt cuộc đời nghiên cứu về ngôn ngữ của dân tộc, phát hành một công tŕnh biên soạn giá trị: Tự Điển Nguồn Gốc Tiếng Việt (Vietnamese Cognatic Dictionary). Bác sĩ Nguyễn Hy Vọng giải thích: “Nhưng trên hết là, với 275 ngàn thí dụ đồng nguyên (cognatic correspondence) và hàng chục bản đồ ghi chỗ ở và nơi xuất phát của các dân tộc bộ lạc ở khắp vùng Đông Nam Á và bảng so sánh tiếng đồng nguyên của hàng chục ngôn ngữ Đông Nam Á với chừng 27 ngàn tiếng Việt của cả ba miền Bắc, Trung, Nam, để cho ai cũng thấy, người Việt cũng như người ngoại quốc, hiểu và ư thức được rất rơ ràng là tiếng Việt là tiếng Việt, không phải do Tàu mà ra, trái lại tiếng Việt là anh em họ hàng với bao nhiêu là tiếng nói khác ở Đông Nam Á, mặc dù qua hơn hai ngàn năm, cái chữ viết khác nhau cuả các thứ chữ Đông Nam A đă làm cho ta lầm tưởng là cái âm, cái tiếng, cái nghiă của các ngôn ngữ đó cũng khác nhau luôn! Thật ra chúng nó đều giống nhau đến mức ngạc nhiên, sững sờ.”

   Bác sĩ Vọng cũng nói thêm: “Nên biết rằng từ ngàn xưa, tiếng Việt đă được nói từ Động Đ́nh Hồ qua tới Ấn Độ chân núi Himalaya và xuống tới 10 ngàn ḥn đảo của Indonesia, theo các nhà ngữ học của gịng ngôn ngữ Austronesian.

   Tiếng Mường là “tiền Việt”, giống nhau 95% với tiếng Việt. Tiếng Nùng, Thổ, Tày cũng lai 50% Thái Lào, 50% Việt mà đáng kể là họ dùng 100% tiếng Hán Việt.

   Dân H'mong ở phiá Tây Nam hồ Động Đ́nh vẫn có khoảng 300 tiếng nói chung với dân Việt. Người Khasi ở chân núi Himalaya vẫn nói cả hàng trăm câu tiếng Việt xưa y hệt như chúng ta (mi shông h.ơ ni # tôi sống ở đây). Dân Indonesia và Malaysia (230 triệu) cũng có cả ngàn từ ngữ y như tiếng Việt.

   Tiếng Chàm có chung cả 3.500 từ ngữ thông thường giống với tiếng Việt Miền Trung. Sao vậy? Là v́ tiếng Việt chung ḍng với tiếng Chàm đă từ mấy ngàn năm về trước chớ không phải chỉ có từ khi dân Việt mới biết đến dân Chàm, lại càng không phải chỉ mới từ khi Việt đánh nhau với Chàm.

   c- Một sơ đồ khảo cứu ngôn ngữ trên thế giơí, nhan đề: ‘‘Language Families of the World’’ phát hành năm 1999 của hai giáo sư Joseph Greenberg và Meritt Ruhlen thuộc trường đaị học Stanford (California) đă sắp xếp tiếng Việt và Khmer vào nhóm Austroasiatic cùng ngữ tộc vơí các tiếng Tagalog, Malay, Javanese, Malagasy, Fijian, Samoan, Tahitian, Miaori, Hawaiian, Thai, Lao, Hmong, Miến, gồm 1175 ngôn ngữ và do 293 triệu ngướ xử dụng.

6.- Văn Hóa Ḥa B́nh

   Nền văn minh cổ thời của người Đông Nam Á đă được Tiến sĩ Wilhelm G. Solheim, giáo sư nhân loại học của trường Đại Học Hawaii đúc kết trong một bản nghiên cứu nhan đề: Ánh Sáng Mới Trên Một Quá Khứ Bị Quên Lảng (New Light On A Forgotten Past) với những minh chứng tích cực: Trước hết giáo sư xác định, Đông Nam Á thời tiền sử gồm có hai phần. Phần thứ nhất là lục địa Đông Nam Á, trải dài từ núi Chin Ling phía Bắc sông Dương Tử đến Singapore và từ biển Nam Hải kéo về hướng Tây xuyên qua Miến Điện vào đến Assam. Phần kia gọi là Đông Nam Á hải đảo là một h́nh cung từ đảo Andaman phía Nam Miến Điện ṿng qua Đài Loan bao gồm Indonesia và Philippines.

   Giáo sư và cộng sự viên đă làm công tác khai quật tại Non Nok Tha, một địa điểm biên giới Lào, Thái và đă t́m thấy nhiều di chỉ quan trọng:

   Một mảnh gốm vỡ có dấu vết vỏ trấu của hạt lúa Oriza sativa và khi đem xác định niên đại bằng carbon được biết rằng chậm nhất là vào khoảng 3.500 năm trước công lịch. Như vậy hạt lúa này đă hiện diện tại đây hơn 1.000 năm trước các hạt lúa đă t́m thấy tại Ấn Độ và Trung Quốc đă được các nhà khảo cổ ngày trước cho rằng là hai nơi đầu tiên của thế giới biết dùng lúa gạo làm thực phẩm.

   Một nông dân người Thái đào được một lọ gốm có h́nh vẽ giống như lọ gốm ở khu vực Udon Thani, Đông Bắc Thái Lan có niên đại 4.700 năm trước công lịch.

   Những ṿng đồng hoen rỉ vẫn c̣n nằm trong xương cánh tay và xung quanh đó những cơ thể khác có ít hoặc không có trang sức, chứng tỏ rằng nơi đây đă h́nh thành một xă hội được tổ chức hoàn chỉnh từ thiên niên kỷ thứ hai trước công lịch.

   Xác định niên đại bằng carbon, chúng ta biết rằng những ŕu bằng đồng được đúc bằng khuôn đôi bằng đá đă được chế tạo tại Non Nok Tha vào khoảng 3.000 năm trước công lịch. Như vậy, những dụng cụ bằng đồng này có sớm hơn 500 năm so với những dụng cụ bằng đồng t́m thấy tại Ấn Độ và 1.000 năm trước Trung Quốc. Những khuôn đúc h́nh chữ nhật được t́m thấy từng cặp, chứng tỏ rằng chúng được đặt sát nhau và những mănh vỡ của ḷ đúc và mẫu đồng vụn vươn văi đó đây làm chúng ta không c̣n nghi ngờ ǵ nữa, nơi đây từ ngàn xưa là một xưởng chế tạo ŕu.

   Những phần cơ thể trâu ḅ chôn theo những đám táng thời cổ sỏ tại Non Nok Tha được xác định là những gia súc tương tự với giống ḅ Á châu Zebu (Bos Indicus). Đây là sự t́m thấy về việc nuôi súc vật làm thực phẩm có sớm nhất tại vùng Đông Á.

   Chester Gorman, một nghiên cứu sinh, tŕnh luận án tiến sĩ tại Đại học Hawaii đă t́m thấy ở Hang Tử Thần (Cave of Death) gần một con suối đổ vào sông Salween của Miến Điện, những phần của thực vật đă bị carbon hóa gồm có hạt đậu, hạt giẽ, hạt tiêu và những mẫu của quả bầu, quả dưa nằm vươn văi với những dụng cụ đồ đá kiểu mẫu Ḥa B́nh.

   Những mẫu xương của súc vật bị chặt ra nhưng không bị đốt cháy khiến cho chúng ta nghĩ rằng thịt đă được nấu chín trong những ống tre tươi như người ta vẫn làm hiện nay ở vùng Đông Nam Á. Xác minh niên đại bằng carbon 14 cho thấy rằng các vật liệu này đă xuất hiện từ 6.000 năm đến 9.700 năm trước công nguyên.

   Sau khi tŕnh bày thêm nhiều chi tiết khác nữa, Tiến sĩ Wilhelm G. Solheim đưa ra giả thuyết:

a- Đồng ư với Sauer rằng cây trồng dùng làm thức ăn được thực hiện trước tiên bởi cư dân của văn hóa Ḥa B́nh vào khoảng 15.000 năm trước công lịch.

b- Những dụng cụ bằng đá mài được t́m thấy ở Bắc Úc Đại Lợi, xuất hiện 20.000 trước công lịch, có nguồn gốc xuất phát từ văn hóa Ḥa B́nh.

c- Thay thế quan niệm cổ điển trước đây cho rằng những di dân từ phương Bắc đă đem những tiến bộ quan trọng đến vùng Đông Nam Á thời tiền sử bằng giả thuyết rằng nền văn hóa đồ đá mới của vùng Bắc Trung Quốc được t́m thấy ở Yangshao là do văn hóa Ḥa B́nh phát xuất từ Bắc Đông Á và di chuyển lên hướng Bắc vào thiên niên kỷ thứ 6 hoặc thứ 7 trước công lịch.

d- Những thuyền độc mộc được xử dụng trước tiên trên các sông ng̣i vùng Đông Nam Á trước thiên niên kỷ thứ 5. Khoảng 4.000 năm trước công lịch, bộ giàn bằng cây gắn chung quanh thuyền được phát minh làm cho thuyền trở nên vững vàng hơn khi vượt biển, đă đưa đến những cuộc hải hành từ Đông Nam Á đến Đài Loan và Nhật Bản, du nhập vào đất Nhật cách trồng cây khoai sọ và một số hoa màu khác.

e- Vào khoảng thiên niên kỷ thứ 3 trước công lịch, những cư dân Đông Nam Á thành thục xử dụng ghe thuyền đă đi vào quần đảo Indonesia và Philippines. Họ mang theo những kiểu mẫu nghệ thuật h́nh xoắn ốc, h́nh tam giác, h́nh chữ nhật dùng trang trí đồ gốm, khắc vào gỗ, xâm ḿnh, quần áo và dệt sợi. Đây là h́nh thể nghệ thuật tương tự với hoa văn trên đồ đồng Đông Sơn.

f- Người Đông Nam Á cũng đi về hướng Tây, đến tận Madagasca vào khoảng 2.000 năm trước đây. Họ đă đóng góp một số cây trồng hữu ích đối với nền kinh tế Đông Phi Châu.

g- Cũng vào thời ấy bắt đầu có sự tiếp xúc giữa Việt Nam và Địa Trung Hải bằng đường biển làm phát triển ngành thương mại. Nhiều dụng cụ đồng thau khác thường xem như có nguồn gốc phát tích từ Địa Trung Hải đă được t́m thấy ở Đông Sơn.

7.- Stephen Oppenheimer và tác phẩm Thiên Đường ở Phương Đông: Lục Địa Ch́m Đắm của Đông Nam Á (Eden in the East: The Drowned Continent of Southeast Asia)

   Lư thuyết chính yếu của tác phẩm là, lần đầu tiên đặt Đông Nam Á vào trung tâm của các nguồn văn hoá và văn minh.

   a- Oppenheimer chứng minh rằng khoảng 9.000 - 10.000 năm về trước, cư dân vùng Đông Nam Á không chỉ là ngướ săn bắn và hái lượm ban sơ như giới khảo cổ Tây Phương thường mô tả mà là những nhà nông chuyên nghiệp biết trồng lúa nước, khoai lang, khoai sọ.

   b- Dưạ vào yếu tố và dữ kiện địa chất học, Oppenheimer cho rằng khoảng 8.000 năm trước đây, mực nước biển dâng cao tràn ngập các vùng đất thấp làm cho những nhà nông đầu tiên trên thế giới di tản khắp nơi, đến những vùng đất cao hơn để sinh tồn. Họ theo hướng Nam đến Úc Đại Lợi, hướng Tây đến Ấn Độ và hướng Bắc vào vùng đất liền Châu Á. Trong cuộc di cư vĩ đại này, họ đem theo ngôn ngữ, truyền thuyết, quan niệm tôn giáo, kinh nghiệm thiên văn, tổ chức xă hội đến các vùng đất mới. Những người lánh nạn đại hồng thủy này là những hạt giống cho nền văn minh lớn khác mà sau nầy được phát triển ở Ấn Độ, Mesopotamia, Ai cập và Điạ Trung Hải.

   c- Công tŕnh nghiên cứu cuả Oppenheimer c̣n dựa trên nguồn tài liệu khoa học đáng tin cậy, đó là khoa di truyền học và từ đó tác giả kết luận: ‘‘Tôi cho rằng nhiều người phải rớ bỏ Vùng duyên hải của họ ở phương Đông v́ lụt lội. Những người lánh nạn này đă vun đắp những nền văn minh vĩ đại ở phương Tây’’ .

   Trong lănh vực di truyền học, tháng ba năm 2007, các nhà khoa học thuộc Đại Học Durham và Oxford cuả Anh quốc đă nghiên cứu DNA của heo rừng và heo nhà ở vùng Nam Thái B́nh Dương và nêu giả thuyết mới về nguồn gốc cư dân các đảo ở vùng này .

   Tiến sĩ Keith Dobney thuộc khoa khảo cổ Đại Học Durham cho biết đă tiến hành nghiên cứu loại gene ít bị biến đổi trên 781 con heo ngày nay và gene heo sống từ thớ xa xưa lấy được từ các Viện bảo tàng. Họ nói rằng do có mối liên quan gene rơ ràng giữa heo hiện nay ở Việt Nam và heo ở các đảo Sumatra, Java, New Guinea, New Oceania cùng nhiều đảo Nam Thái B́nh Dương, nên họ cho rằng phần lớn các cư dân sống trên các đảo nầy có nguồn gốc từ Việt Nam chứ không từ Đài Loan.

   Tiến sĩ Greger Larson, tác giả chính của nghiên cứu, nhận xét rằng heo tuy bơi giỏi nhưng không đến mức có thể bơi đến tận Hawaii. Như thế chúng phải được người di cư chuyên chở đến đó và đây là minh chứng tuyệt vời về hoạt động di cư cuả con người. Theo ông, tổ tiên của các cư dân trên các ḥn đảo xa xôi đă rời Việt Nam cách đây vào khoảng 3.600 năm và họ đă đi qua nhiều ḥn đảo trước khi đến các đảo Nam Thái B́nh Dương. Ông hy vọng nghiên cứu này sẽ mở ra một cửa sổ mới về nguồn gốc cư dân vùng này.

8.- Giáo sư Cung Đ́nh Thanh và tác phm T́m Về Nguồn Gốc Văn Minh Việt Nam Dưới Ánh Sáng Mới của Khoa Học

   Song song với lư thuyết cuả Oppenheimer, tại Chương 8 viết về Nguồn Gốc Dân Tộc theo Cổ Sử Nhân Chủng và Khảo Cổ Học, giáo sư Cung Đ́nh Thanh đưa ra kêt luận: ‘‘Khi nước biển đă đến thời kỳ Flandrian, phù hợp với giai đoạn giăn băng cuối cùng vào khoảng 18.000 năm trước đây, cho đến lúc đồng bằng sông Hồng bắt đầu bị đe dọa th́ người Cổ Vỉnh Phú một phần di cư lên bám trụ ở vùng Tây Bắc và vùng các hang động cao ở Ḥa B́nh, phần khác, lớp có óc phiêu lưu hơn đă đi lên phiá Bắc qua hai ngả, một ngả đi qua Vân Nam đến Tứ Xuyên, Quế Châu, Thiểm Tây, một ngả đi theo ven biển phiá Đông lên đến Triết Giang, Giang Đông, Sơn Đông và gặp những vùng đất tốt mới, những môi trường thuận lợi, họ đă ở lại sinh sống, phát triển và từng nhóm họ đă tào lập ra những nước nhỏ mới. Về sau chính những nước nhỏ nầy, khoảng 3.000 nước, đă qui tụ laị để trở thành những nước lớn, sẽ tham dự vào việc tranh dành quyền làm chủ đất Trung Nguyên ở thớ Xuân Thu, Chiến Quốc (770 - 221 trước Kỷ Nguyên).

   Khi nước biển bắt đầu rút và đồng bằng Vĩnh Phú từng bước bắt đầu được tái lập vào khoảng từ 6.000 năm trở lại đây, th́ lại thấy có sự hội tụ những người trở laị đồng bằng đó. Đó là bắt đầu của Văn Hoá Phùng Nguyên, cũng là thời đại đồng thau và thời kỳ thành lập ra nhà nước Văn Lang của Vua Hùng.

   Khi người Hoa Hán thống nhất đại lục dưới triều Tần, Hán khiến những người gốc Bách Việt không chịu đồng hoá phải rời bỏ Trung Nguyên. Bằng cớ nữa là có dấu ấn Văn hóa phương Bắc góp phần xây dựng lên Văn hóa Phùng Nguyên và nhà nước Văn Lang vậy. Đó là chưa kể đến cách đối xử kỳ thị của các chính quyền Hoa Hán từ đời Tần về sau đối với dân bản địa gốc Ḥa B́nh.’’

9.- Harold Wiens và tác phẩm Trung Quốc Tiến Quân Vào Vùng Nhiệt Đới (China’s March Toward The Tropics)

   Thiên khảo luận này xây dựng trên Chín Chương gồm trong 352 trang sách và 32 bản đồ phụ lục, chứa đựng những kiến thức uyên bác của một giáo sư đại học, Đaị Học Yale.

   Ngay tại Chương I, giáo sư Harold Wiens (1912-1971) đă nêu lên chủ đề dân tộc: “Người Hoa Hán phát triển văn hoá trong khu vực Hoàng Hà, mở rộng vào vùng Dương Tử và rồi đến Tây Giang. Họ chinh phục và xua đuổi, hoặc tiêu diệt hoặc đồng hoá những bộ lạc đang cư ngụ trên những b́nh nguyên của Dương Tử và Tây Giang (Nguyên văn: The Han-Chinese, developing their culture in the Huang-Ho region, expanded first into the Yang-Tzu and then in the Hsi-Chiang region, conquering, and driving out, or exterminating, or absorbing the tribes peoples occupying the Yang-Tzu and Hsi-River valley)”.

   Trên cơ sở nầy, giáo sư khai triển đầy đủ các chứng tích, giải đáp thoả đáng các vấn đề lịch sử, chính trị, văn hoá tồn tại xưa nay trong khu vực:

- Dân tộc nào đă chiếm lĩnh khu vực rộng lớn miền Nam Trung Quốc trước khi người Hoa Hán (Han-Chinese) đến.

- Những yếu tố cơ bản nào làm nên những đợt sóng bất tận của người Hoa Hán tràn về phương Nam, phủ ngập các cư dân bản địa và nền văn hoá của họ.

- Những ǵ đă xảy ra cho những sắc dân ở miền Nam Trung Quốc không thuộc giống ṇi Hoa Hán.

- Kẻ thống trị đă áp dụng kỹ thuật bành trướng đế quốc như thế nào để củng cố những phần đất chinh phục được ở phương Nam và đồng hoá những dân tộc không thuộc ḍng giống Hoa Hán.

- Những chướng ngaị về điạ lư, văn hoá, chính trị nào đă làm chậm bước tiến của chủ nghiă đế quốc Hoa Hán.

- Thực chất về mối liên hệ của chính quyền trung ương đối với những quốc gia trong vùng Đông Nam Á có chung biên giớí và sự kiện nầy sẽ ảnh hưởng như thế nào vào khu vực Đông Nam Á.

- Cuối cùng, làm thế nào để ngăn chận sự bành trướng của người Hoa Hán vào vùng nhiệt đới.

   Mặc dù được phát hành năm 1954 và chỉ c̣n lưu trữ trong các thư viện, nhưng nội dung của sách với những sự kiện lịch sử, địa lư, nhân chủng, văn hoá là những yếu tố đă có từ nhiều ngàn năm trước và liên tục hiện hữu cho đến ngày nay nên tác phẫm vẫn giữ được giá trị bền vững.

   Riêng đối với người Việt Nam chúng ta, đây là tài liệu tham khảo cần thiết v́ lư do sau khi rút quân khỏi các tỉnh biên giới phiá Bắc năm 1979, Đặng Tiểu B́nh - một lănh tụ hàng đầu của Trung Cộng - không kiềm chế được những cảm xúc sôi nổi, đă bộc lộ ẩn ức lịch sử giữa một cuộc họp báo: ‘‘Việt Nam là vấn đề hàng trăm năm, hàng ngàn năm đối với Trung Quốc’’!

10.- Phạm Việt Châu và tác phẩm ‘‘Trăm Việt Trên Vùng Định Mệnh’’

   Tác giả Phạm Việt Châu (1932-5/5/1975) xác định rơ ràng vị trí điạ lư, yếu tố văn hoá, chính trị, và lẽ sống c̣n của giống ṇi Bách Việt:

   ‘‘Bàn tiếp đến cái mà chúng tôi gọi là vị trí định mệnh, nếu đứng trên b́nh diện nhân văn, chúng tôi nghĩ đến cái ḷ pha trộn các món văn hoá, th́ đứng trên b́nh diện nhân chủng, chúng tôi lại nh́n thấy h́nh ảnh cái hồ lớn nằm kề lục địa Đông Á để hứng lấy và bao bọc tất cả những bầy cá bị săn đuổi từ các ḍng suối, ḍng sông tản lạc về; chúng tôi muốn nói tới các bộ tộc Bách Việt qua nhiều đợt nam thiên dưới áp lực của Hán tộc.

   Ngày nay, xét về xă hội Người tại Đông Nam Á, những nhà nghiên cứu nhân chủng không khỏi ngạc nhiên khi thấy một khu vực có vẻ hỗn tạp nhất nếu nh́n thoáng qua bên ngoài, lại cũng là nơi tương đôí thuần nhất nếu đào sâu, bới rễ bên trong. Thật vậy, trừ những sắc dân cổ c̣n lại rất ít và khối người Trung Hoa mới h́nh thành gần đây, tất cả thành phần dân số chính cấu tạo nên tập thể Đông Nam Á ngày nay đều bắt nguồn từ chủng tộc Bách Việt mà các nhà nhân chủng học Tây Phương khi phân loại thường goị là Indonesian hay Malay.

   Với h́nh ảnh cái hồ, chúng tôi cũng nghĩ đến đoạn đường chót của cuộc hành tŕnh lịch sử. Thật vậy, chúng ta không c̣n đường nào, nơi nào để mà thiên di xa hơn nữa. Cửa ngơ thế giới đă khép lại trong khi áp lực từ Phương Bắc, dưới h́nh thức này hay h́nh thức khác vẫn tiếp tục đè nặng xuống. Chúng tôi cũng không thể nghĩ khác hơn là ư nghĩ của người Thái, anh em ở bên kia bờ sông Cửu Long về cùng một mối lo chung của nhân dân ‘‘Trăm Việt trên Vùng Định Mệnh’’ nầy. Ư nghĩ ấy đă được cựu ngoaị trưởng Thái, Thanat Khoman phát biểu: Không c̣n có chỗ nào cho chúng tôi lui thêm được nữa! Do đó với chúng tôi nơi đây là kháng điểm đầu tiên và cũng sẽ là kháng điểm cuối cùng!

   Là kháng điểm cuối cùng, thật thế! Cái ư nghĩ bi tráng ấy phải được cảm chiêu sâu sắc để từ đó khơi dậy ư thức đề kháng tự nhiên, chẳng riêng với Trung Hoa mà c̣n cả với các cường lực khác’’.

*** Loài người tồn tại một cách ưu thế giữa các sinh vật khác nhờ vào khả năng t́m hiểu, suy luận. Từ nhân tính nầy con người không thể chỉ ăn, ngủ, dửng dưng, vô cảm với những hiện tượng xảy ra chung quanh, v́ vậy họ đă h́nh thành các tôn giáo, hoặc lao vào khoa học để t́m sự giải đáp cho các câu hỏi: con ngướ từ đâu đến, đang làm ǵ, và sẽ đi về đâu?

   Trường hợp một người Việt Nam cũng mang niềm ưu tư đó với những chi tiết rơ rệt hơn: dân tộc chúng ta có nguồn gốc từ đâu, đang sinh sống như thế nào và rồi tương lai sẽ ra sao, th́ bài viết này được xem như là sự nhắc nhở bước đầu. Con người trong cuộc sinh tồn cũng như chiến binh khi lâm trận, ngoài những trang bị đầy đủ c̣n phải xác định vị trí xuất phát hay là điểm đứng của ḿnh để di chuyển không lạc lối, phân biệt bạn thù.

   Những tranh luận sôi nổi, những biên khảo công phu về nhân chủng và văn hoá của Vùng Đông Á, Đông Nam Á đang được minh định bằng những dữ kiện phức tạp hoặc những khám phá mới nhất, hầu hết đều đồng ư về một ranh giới giữa Việt Tộc và Hán Tộc và sự cạnh tranh sinh tồn giữa Việt và Hán khởi sinh từ nhiều ngàn năm trước tại lưu vực Dương Tử, Hoàng Hà. Các cư dân đă lập nên các quốc gia trong Vùng Đông Nam Á, các sắc tộc trong các khu tự trị tại Hoa Nam đều có chung một cội nguồn phát tích. Họ là những dân tộc trong Đại Tộc Bách Việt.  

   Sự sinh tồn của Việt Tộc trong thời tiền sử đang được tái hiện, phù hợp với nhu cầu của nhân loại, đánh trả mưu đồ bành trướng của Đế quốc Hoa Hán trong thời đại toàn cầu hóa. Hoa Kỳ và các quốc gia tiếp giáp với Thái B́nh Dương đă thoả thuận xây dựng một khu vực liên hiệp kinh tế rộng lớn bằng Hiệp Ước Đối Tác Kinh Tế Chiến Lược Xuyên Thái B́nh Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement) gọi tắt là TPP.

   Khu Vực Hóa (Regionalisation) là một giai đoạn tất yếu trong tiến trình Toàn Cầu Hóa (Globalisation). Vùng Đông Nam Á Châu văn minh, giàu mạnh, tự do, dân chủ là một trục quan trọng có đủ khả năng duy trì sự quân bình giữa các thế lực trên thế giới.

   Các dân tộc Đông Nam Á kết hợp khắng khít với nhau như một liên minh Bách Việt, một chiến tuyến đa diện (kinh tế, văn hóa, chính trị, quốc pḥng) sẽ chận đứng làn sóng chinh phục ồ ạt tiến về phương Nam một lần nữa của con cháu Tần Thủy Hoàng bằng bất cứ chiến pháp nào: đồng Yuan hoặc hạm đội.

   Biển Đông Việt Nam thường được xem là nơi có nhiều nguy cơ xảy ra chiến tranh thế giới. Một vài khuôn mặt quốc tế gốc Trung Đông không phải Ả Rập khuyến cáo Mỹ chia đôi Thái Bình Dương với Trung Cộng để giữ lấy ḥa bình. Một sáng kiến quái đản và hèn hạ! Giải pháp Đối Tác Chiến Lược Kinh Tế Xuyên Thái Bình Dương có tính nhân bản và ưu thế tất thắng.

   Trong vận hội này, mỗi người Việt Nam gạt bỏ tất cả những vị kỷ, thành tâm tìm đến với nhau, tận tâm, tận lực cùng nhau xoay chuyển thời cơ, lật đổ bạo quyền cộng sản toàn trị hiện hành, xây dựng một chế độ tự do, dân chủ thật sự. Đời sống con người có giới hạn, nhưng Dân Tộc trường tồn là danh dự và là trách nhiệm của mỗi người Việt Nam.

   Chúng ta, những người Việt Nam trong lănh thổ từ Đồng Văn đến Cà Mau, từ đồng bằng đến miền sơn cước, người Kinh, Thượng, Khmer, Chàm… gọi nhau là đồng bào với ư nghĩa chính xác, thiêng liêng và xúc động.

   Thế Việt (2/2016)

 

Cám ơn quí vị đă theo dơi chương tŕnh của Diễn Đàn Giáo Dân

Xin Thiên Chúa chúc phúc lành đến quí vị.