THẾ NÀO LÀ MỘT BÀI THƠ HAY (Xuân Vũ Trần Đ́nh Ngọc) |
||||||||||||
Quí vị đang nghe CÓ NHỮNG NIỀM RIÊNG của Tín Hương (Vân Anh hát) (Sau 15 giây vẫn chưa thấy hát xin ấn vào F5 hay Refresh)
|
||||||||||||
Người
ta đă bàn luận nhiều về đề tài: “Thế
nào là Một Bài Thơ Hay?” Người thích
bài này, kẻ ưa bài kia, thật khó mà định
nghĩa thế nào là một Bài Thơ hay, nhưng
hầu như tất cả mọi người đều
đồng ư Thơ là tuyệt đích của Văn
chương, Thơ ít chữ nhưng nói nhiều hơn
văn xuôi và v́ vậy không phải ai cũng làm
được một bài thơ hay, dù có nhiều
kẻ suốt đời nặng ḷng với Thơ.
Cá nhân người
viết bài này đều hoan nghênh tất cả các bài
Thơ do nhiều tác giả khổ công sáng tác,
chỉ không hoan nghênh những bài Thơ dùng từ
rất kêu nhưng xét giá trị từng câu, toàn bài
thấy vô nghĩa.
Vâng, nó vô nghĩa! Có nghĩa là người
đọc không hiểu tác giả bài Thơ muốn nói
lên cái ǵ, ám chỉ cái ǵ, hoặc gởi gấm cái
ǵ trong những hàng chữ kia. Có thể những ông,
bà tác giả đó nguỵ biện rằng người
đọc không đủ tŕnh độ hiểu Thơ
của họ. Nói như thế với một em bé tŕnh
độ tiểu học th́ có thể chứ với
những người đă có tŕnh độ Đại
học Việt Nam hoặc đă có làm Thơ th́ đúng
là nguỵ biện và quá cao ngạo, kiêu căng.
Để tôi
kể bạn nghe một giai thoại về Thơ.
Có một ông nhà thơ, làm được một
số bài thơ và được bè bạn cũng có,
tự ông ta cũng có, dùng ống đu đủ
thổi lên như hàng Thi vương, Thi bá, độc
nhất vô nhị. Có một người quen ông ta,
một bữa lấy 4 câu thơ của ông ta
ở mấy chỗ khác nhau, cho một cái tựa và
đặt liền vào nhau như một bài thơ. Người
này, nhân lúc trà dư tửu hậu đem ra, nói là thơ
mới làm, nhờ ông ta nhuận sắc dùm. Ông ta
đọc xong bài thơ, hét toáng lên rằng: “Thơ
ǵ vô nghĩa thế này? Tao không biết mày định
nói cái ǵ? Vứt thùng rác cho rồi!” Người
bạn lúc đó mới ôn tồn nói: “Thưa thi hào,
chính là thơ của đại gia đấy !” Nhà
thơ vẫn không tin và người bạn phải
lấy cuốn Thơ ra chỉ vào những câu ông
đă trích. “Đại thi hào” ngồi ngẩn ṭ te ra.
Vậy mà lâu nay có ai nói cho ông ta biết đâu hoặc
có nói, ông ta cũng không chịu nh́n nhận một
sự thực. Về
định nghĩa thế nào là một bài thơ hay.
Nếu trả lời cho đầy đủ kèm theo
những dẫn chứng th́ có thể phải cả
cuốn sách mới đủ. Nhưng tôi chỉ sơ
lược mấy điểm chính để các
bạn chưa từng làm Thơ hoặc có ư định
sẽ vào làng Thơ, nắm được thế nào
là một bài thơ hoặc câu thơ hay.
1-
LỜI HAY, Ư ĐẸP, TRUYỀN CẢM
Lời thơ trong sáng, tự nhiên, không cố ư
gọt dũa, hoặc có gọt dũa, nhưng người
đọc không thấy, ta gọi tắt là lời
hay. Ư
thơ hàm súc, dồi dào, gọi tắt là ư đẹp.
Đọc lên thấy xúc động, nao nao, xao xuyến
trong tâm hồn, tức là thơ có sức
truyền cảm. Đó là thơ tả t́nh. Thí dụ: (trích
truyện Kiều)
Một ḿnh nàng, ngọn đèn khuya. Áo
dầm giọt lệ, tóc se mái sầu. Hoặc Cũng
liều nhắm mắt đưa chân. Thử xem con tạo xoay vần đến dâu!
Đến như thơ tả cảnh th́ đọc
câu thơ lên thấy như vẽ trước mắt
ta phong cảnh tác giả muốn phô diễn. Thí
dụ:
Chim hôm thoi thót về rừng. Đoá
trà mi đă ngậm trăng nửa vành.
Hoặc: Cỏ non xanh
tận chân trời. Cành
lê trắng điểm một vài bông hoa.
Chỉ có một ngọn đèn khuya, chiếc áo
nàng đang mặc đẫm nước mắt và mái
tóc bù rối của nàng mà người đọc tưởng
tượng ra được một thiếu phụ
đang trải qua những đau thương, cay đắng
của cuộc đời. Chỉ có 14 chữ mà nói lên
được cái tâm sự dằng dặc cả
mấy trang nếu phải viết bằng văn xuôi.
Hai câu sau tả cảnh cũng thế. Một
buổi chiều hiu hắt, u buồn, chim lặng
lẽ về tổ, đoá trà mi cô đơn dưới
ánh trăng thượng tuần. Vẫn có hoa và
trăng nhưng hoa và trăng nhuốm vẻ tiêu điều
như ḷng người. Cái buồn của nhân vật
như lây sang ta, đó chính là truyền
cảm.
Hai câu chót là bức tranh của Claude Monet
hoặc của Vincent Van Gogh đưa tầm mắt ta
ra xa đến tận chân trời, toàn mầu xanh tươi,
chỉ điểm vài cánh lê trắng muốt. Thật
tài t́nh. Và thật thơ.
Không
chỉ trong những đọan tả cảnh, tả
t́nh mà c̣n là những đoạn Mượn
Cảnh Tả T́nh, có nghĩa người
đọc chỉ cần chú ư vào không gian, thời
gian, sự vật xung quanh nhân vật mà thấy rơ
được tâm sự nhân vật, cái rất khó
tả cho đúng. Chúng ta hăy đọc lại đoạn
“Kiều ở lầu Ngưng Bích” sau đây sẽ
nhận ra điều đó:
Trước
lầu Ngưng Bích khóa xuân. Vẻ
non xa, tấm trăng gần ở chung. Bốn
bề bát ngát xa trông, Cát
vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia. Bẽ
bàng mây sớm, đèn khuya, Nửa
t́nh nửa cảnh như chia tấm ḷng!
Tưởng
người dưới nguyệt chén đồng, Tin
sương luống những rày mong mai chờ. Bên
trời góc bể bơ vơ. Tấm
son gột rửa bao giờ cho phai?
Nhớ
người tựa cửa hôm mai. Quạt
nồng ấp lạnh những ai đó giờ. Sân
Lai cách mấy nắng mưa, Có
khi gốc tử đă vừa người ôm. Buồn
trông cửa bể chiều hôm, Thuyền
ai thấp thoáng cánh buồm xa xa. Buồn
trông ngọn nước mới sa, Hoa
trôi man mác biết là về đâu. Buồn
trông ngọn cỏ rầu rầu, Chân
mây mặt nước một mầu xanh xanh. Buồn
trông gió cuốn mặt duềnh, Ầm
ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
B́nh giải sơ
lược, sáu câu đầu tác giả tả nàng
Kiều trong hoàn cảnh tồi tệ nhất là
ở “thanh lâu” (thanh lâu hai lượt, thanh y hai
lần), Kiều bẽ bàng cho thân phận ngay cả
khi ngắm áng mây buổi sớm, nh́n ngọn đèn
leo lét ban tối. Cảnh ấy, t́nh này làm cho ḷng nàng
đ̣i đoạn, đứt ruột (như chia
tấm ḷng).
Bốn câu kế, Kiều nhớ đến Kim
Trọng, người yêu đầu đời và
trọn đời. Nhớ đến đêm trăng sáng
năm xưa cùng chàng thề thốt, nay biệt vô âm
tín mà tấm thân nhơ nhuốc này biết bao
giờ gột rửa để trở nên trong
sạch, xứng đáng với chàng?
Bốn câu kế: “Nhớ người tựa
cửa...” Kiều nhớ cha mẹ. Không biết
giờ này lấy ai thay ḿnh phụng dưỡng song
thân? Như ông Lăo Lai ngày xưa, thấy cha mẹ
buồn liền ra sân múa hát, làm tṛ hề cho cha
mẹ vui cười lên mà khuây khoả tuổi già.
Quay đi quay lại, ấy vậy mà cha mẹ trăm
tuổi lúc nào không hay (có khi gốc tử đă
vừa người ôm).
Tám câu sau cùng tả cảnh nhưng là cảnh có
tâm hồn người hàm chứa trong đó:
cửa bể, con thuyền, ngọn nước, hoa trôi,
bèo dạt... trong khi tạo vật vẫn vô t́nh
với nỗi buồn của con người: “Ầm
ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”
Hoặc như trong “Cung Oán Ngâm khúc”:
Cầu Thệ
Thủy ngồi trơ cổ độ. Quán
Thu Phong đứng rũ tà huy. Phong
trần đến cả sơn khê. Tang
thương đến cả hoa kia, cỏ này!
Tuồng
huyễn hoá đă bày ra đấy. Kiếp
phù sinh trông thấy mà đau. Trăm
năm c̣n có ǵ đâu. Chẳng
qua một nấm cỏ khâu xanh ŕ!
Nơi bến đ̣ xưa, cây cầu bắc trên
ḍng nước chảy không ngừng vẫn “trơ
mặt với phong sương”, cũng như
cạnh đó, quán trống, trong nắng chiều
yếu ớt, gió thu lạnh lẽo hun hút thổi làm
cảnh trí càng thêm tiêu sơ. Nàng cung nữ, v́
nhớ đến thân phận hẩm hiu của ḿnh,
nh́n hoa cỏ, núi sông đều thấy một
mầu tang thương. Tất cả do “Tạo hóa
đành hanh quá ngán” bày ra và rốt cuộc kiếp
người trôi nổi chỉ c̣n lại một
nấm cỏ khâu xanh ŕ! TÓM TẮT
Một bài Thơ
hay phải hội đủ ba yếu tố: Lời
hay, Ư đẹp, và Truyền cảm. Có cả ba
yếu tố thiết yếu này, người ta
gọi tắt là một bài thơ có hồn. Khi thi sĩ
cảm hứng, tứ thơ tuôn tràn, hồn thơ
lai láng. Chính kẻ viết bài này, có nhiều lần
bút không kịp ghi tứ thơ trên giấy, phải dùng
những chữ viết tắt mà chính tác giả
mới đọc được, ghi vội ra v́
nếu để giây phút đó qua đi, sẽ không
thể hoặc khó có thể làm được bài
đă định. Sau giây phút “xuất thần”
đó, bây giờ mới thong thả coi lại bài thơ
từ đầu tới cuối và chỉnh
những từ không vừa ư. Thường chỉ
chỉnh sơ sài, dăm ba từ bị thay thế cho
thích hợp, nhưng cái cốt lơi đầu tiên, cái
khung, cái hồn của bài thơ th́ không bao giờ
thay đổi, bởi nó đă hay hoặc vừa ư (với
chính nhà thơ.)
Thi sĩ phải có hứng sáng tác, thơ
mới hay. Hứng là cái sáo diều hoặc
sợi dây đàn treo trong không gian, một làn gió
nhẹ thổi qua đủ làm nó phát ra thanh âm. Tâm
hồn thi sĩ cũng ví như cái sáo hoặc
sợi dây đàn đó, một ư tưởng mới,
một cảm nghĩ mới, một sự việc
mới xảy ra trước mắt khiến nhà thơ
muốn dùng bút ghi lại sự việc hoặc
những cảm nghỉ của ḿnh trong khi người
không có tâm hồn thi sĩ, không để ư tới
sự việc xảy ra, cũng không có những
cảm nghĩ mà nhà thơ có. Đó chính là “Cái sáo
hoặc sợi dây đàn” của thi sĩ. Nó vô cùng
bén nhạy nên thi sĩ mới có hứng thơ.
Với nhà văn, hứng viết văn cũng tương
tự thế. Do đó, chúng ta phân biệt hai loại,
nếu ghi thường: Văn xuôi;
nếu ghi có vần điệu tiết tấu:
Thơ. Cả hai đều là văn chương,
tuy co những nét đặc thù khác hẳn nhau.
Để làm rơ nét cái hứng của thi nhân, chúng
tôi xin đưa ra trường hợp Thi sĩ Ôn như hầu
Nguyễn Gia Thiều. Tất cả chúng ta nh́n các cung
nữ thời xưa, lúc son trẻ được nhà
vua vời vào cung làm cung phi đều là chuyện b́nh
thường bởi vua có quyền sinh sát toàn dân. Vua
muốn là Trời muốn v́ vua là Thiên Tử, Con
Trời. Riêng tác giả “Cung Oán Ngâm Khúc” lại có
cái nh́n khác. Thi nhân nghĩ chỉ v́ phải phục
vụ cho những sắc dục tham lam, bất chính
của nhà vua mà các cung nữ này bị giam trong cung
cấm, uổng phí cả một đời thanh xuân
khi nhà vua chỉ dùng các nàng cho một đêm vui
rồi không bao giờ đoái hoài tới nữa làm
nhiều cung phi chết già trong cung cấm. Nhà vua, sau
khi thoả măn, ân ái một đêm, lại đi t́m
những bông hoa hương sắc khác để
tủi hổ, bẽ bàng, đau khổ cho hàng trăm,
hàng ngàn cung phi mà họ không biết kêu cứu vào
đâu được (Ngán thay cái én ba ngh́n). Từ
đó thi nhân viết cuốn “Cung Oán Ngâm Khúc”
để thay cho các cung phi nói lên nỗi ḷng đ̣i
đoạn nơi cung cấm, may ra tiếng nói có
thấu đến cửu trùng, các nàng được
giải thoát khỏi cuộc sống tối tăm,
chết dần, chết ṃn, được trở
về nơi thôn dă sống với gia đ́nh và
biết đâu lại có được một
tấm chồng để nương tựa suốt
cuộc đời c̣n lại.
V́ đặt ḿnh vào hoàn cảnh các cung phi
bị thất sủng, thi nhân đă cực tả
được những đau xót của các cung phi:
Trải
vách quế gió vàng hiu hắt. Mảnh
vũ y lạnh ngắt như đồng. Oán
chi những khách tiêu pḥng. Mà
xui phận bạc nằm trong má đào...
Trở lại ư hướng mượn
cảnh tả t́nh của thi nhân, chúng ta hăy đọc
lại hai bài thơ sau đây, của Bà huyện Thanh
Quan và Cụ Nguyễn Khuyến:
CHIỀU HÔM NHỚ NHÀ
Trời
chiều bảng lảng bóng hoàng hôn.
Tiếng ốc xa đưa lẫn trống
dồn.
Gác mái ngư ông về viễn phố.
Gơ sừng mục tử lại cô thôn.
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi.
Dặm liễu sương sa khách bước
dồn.
Kẻ chốn chương đài, người
lữ thứ,
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn!
THU ĐIẾU
Ao
thu lạnh lẽo nước trong veo.
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí.
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
Từng mây lơ lửng trời xanh ngắt.
Ngơ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới
chân bèo.
Hai bài thơ này
cùng làm theo thể Đường luật, thơ bảy
chữ tám câu, rất phổ thông từ đầu
thế kỷ thứ XIX. Nữ sĩ Hồ Xuân Hương
cũng là một trong những nhà thơ sử
dụng thể thơ này nhiều nhất.
Bài “Chiều hôm nhớ nhà” có dăm tiếng
Hán -Việt như: hoàng hôn, ngư ông, viễn
phố, mục tử, chương đài, lữ
thứ nhưng không phải là những chữ quá khó.
Sáu câu đầu tả cảnh để làm nền
cho hai câu cuối tả t́nh. Bạn để ư
cặp câu: “Gác mái... và Gơ sừng...”; cặp “Ngàn
mai... và Dặm liễu...” làm theo thể biền
ngẫu nghĩa là mỗi chữ đối nhau, nét
đặc thù của thơ Đường. Đọc xong
bài thơ ta thấy tâm hồn ta cũng ch́m lắng vào
nỗi buồn của “kẻ chốn chương
đài, người lữ thứ” một nỗi
buồn nhẹ nhàng nhưng thấm thía của hai tâm
hồn xa nhau.
Như bài Thu Điếu, hay Mùa Thu Câu Cá, toàn bài không
có một chữ Hán, một điển cố. Toàn bài
vẽ ra bức tranh thu êm đềm, tịch mịch
trong đó chỉ có một động vật duy
nhất là nhà thơ đang thả hồn vào thiên nhiên
với lá vàng rơi rụng, với từng mây xanh
ngắt, với ngơ trúc quanh co. Tất cả đă toát
ra mùi vị Thiền và bức tranh: “Vạn vật
đồng nhất thể” vô cùng sâu sắc.
Hai bài thơ trên, cùng một số bài thơ
khác của hai tác giả này và nhiều tác giả khác
như Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Hồ Xuân Hương
v.v…đă được đa số chúng ta học
thuộc ḷng từ hồi c̣n ngồi lớp 8,
lớp 9 trong phần Cổ văn.
Nguyên tắc chung cho hầu hết các môn khoa
học là: hợp lư = dễ hiểu = dễ nhớ, dù
là toán học hay nhân văn. Từ những bài thơ
cổ này, chúng ta cũng suy ra, để hiểu thơ
cũng như để sáng tác thơ, chúng ta cần
một ít chữ Hán-Việt, hiểu nghĩa và cách
sử dụng chúng mới dễ quay trở khi làm thơ.
2-
THƠ HAY RẤT DỄ THUỘC
Từ đó
ta thấy, thơ hay là thơ có thể học
thuộc ḷng một cách dễ dàng. Một học sinh
có trí nhớ trung b́nh chỉ cần ngâm nga hai bài thơ
trên vài lần là thuộc ḷng. Thơ đọc trúc
trắc, khó hiểu, vô nghĩa, không dễ dàng
học thuộc, chắc chắn không phải thơ
hay.
Để kiểm
chứng điều này, quí bạn đọc thử
nhớ tên một nhà thơ, ông A, bà B… cố
nhớ lấy một bài thơ hay vài câu thơ
của họ mà quí vị đă đọc, xem có
thuộc được bài nào không, câu nào không. Không
có, ấy là thơ ra sao quí vị đă biết.
Nhưng có nhiều tác giả thời nay lại nghĩ
cứ làm thơ khó hiểu, tối nghĩa hay vô nghĩa,
cao kỳ, dùng những từ cho kêu là được
quần chúng ái mộ. Sự thực không phải
thế. Thơ kêu nhưng rỗng th́ không khác một
cái thùng phuy, càng rỗng càng kêu lớn.
Trước đây, rất nhiều người,
ngay cả ở nông thôn Việt nam, đă học
thuộc ḷng Truyện Kiều, Chinh Phụ Ngâm,
Lục Vân Tiên, Nhị Độ Mai, Cung Oán Ngâm Khúc, T́
Bà Hành, Trinh Thử, Trê Cóc, Ngư Tiều Vấn
Đáp, Lục Súc Tranh Công, Bích Câu Kỳ Ngô… lúc
rảnh rang, đọc vanh vách cho nhau nghe dù có
nhiều người không có sách hoặc không
biết chữ, chỉ học lóm bạn bè. Sở dĩ
họ thích, họ say mê v́ lời Thơ gần gũi
với họ, tả cái tâm lư chung của họ hay người
xung quanh họ như Jacques Prévert, một Thi sĩ
Pháp có viết: “Đọc Thơ lại thấy có
ḿnh ở trong” cũng là ư nghĩa đó. Người
nông dân học thuộc ḷng dễ dàng như
vậy v́ những câu Thơ này giản dị, dễ
hiểu, hợp lư, vần ṿ. Chính bởi thế,
nguời ta c̣n gọi Thơ là văn
vần để phân biệt với văn
xuôi.
Trước tháng 4 năm 1975, ở miền Nam
Việt Nam, có một số tác giả làm Thơ
đăng trên các báo, tạp chí, nguyệt san mà
nguời viết không tiện hài tên, bạn bè
những tác giả này cũng ca tụng họ hết
ḿnh, nhưng bây giờ hỏi c̣n ai nhớ được
một bài Thơ của họ không? Đủ biết Thơ
phải gần gũi với dân gian mới có thể
tồn tại với thời gian. Thơ xa rời
thực tế chỉ để trang điểm
nhất thời, dù là Thơ bác học, cao xa đi
nữa. 3-
PHẢI GÂY ĐƯỢC SỰ XÚC ĐỘNG
Thơ là văn xuôi
đă gạn lọc, cô đọng lấy phần
tinh tuư sâu sắc của văn chương nên Thơ
phải súc tích và truyền cảm nghĩa là gây
được sự xúc động, xao xuyến
từ tác giả sang người đọc. Người
đọc phải có được sự rung động
của tác giả, dù cường độ kém hơn,
mới được gọi là thơ hay. Thơ đọc
lên trơ trơ, không chuyển động được
một “thớ thịt đường gân” nào
của người đọc, đó là Thơ kém giá
trị. Ngựi ta đọc Chinh Phụ Ngâm mà tưởng
rằng ḿnh là người chinh phụ, có chồng
sắp ra ngoài quan ải. Người ta đọc Cung
Oán mà cứ ngỡ ḿnh là người cung phi bị
thất sủng, nhà vua không đoái hoài tới. Đó là
sự thành công của tác giả.
4-
THƠ PHẢI NÓI LÊN MỌI KHÍA CẠNH CỦA ĐỜI
SỐNG
Đành rằng Thơ
t́nh ái là loại Thơ nhiều người làm,
nhiều người đọc nhất và cũng
dễ làm hơn nhiều loại khác, nhưng một
tác giả cả đời chỉ viết được
những bài thơ t́nh ái hoặc ca tụng đàn bà
như nhà thơ Đinh Hùng là một (Đường Vào T́nh
Sử, chính ông thú nhận), th́ chưa thể gọi
được là đă quán xuyến về Thơ.
Hầu hết những bài Thơ hay của
những tác giả như Nguyễn Bỉnh Khiêm,
Nguyễn Công Trứ, Trần Tế Xương, Cao Bá
Quát, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến, Nguyễn
Du, Tản Đà, Nguyễn Trăi… đều là Thơ
về Thiền, thơ yếm thế, luận bàn
thế sự, nhân t́nh thế thái, thơ đạo lư,
triết lư cuộc đời, thơ nhàn v.v… mà
rất ít hoặc không có thơ t́nh.
Nguyễn Du tả
Kiều trong thanh lâu, Kiều tiếp khách, Kiều
tắm… v́ Kim Vân Kiều là một cuốn
tiểu thuyết Nguyễn Du phỏng theo cốt
truyện của một tác giả Trung hoa (Thanh Tâm tài
nhân) trước tác ra và đặt tên là Đoạn trường
Tân Thanh. Là tiểu thuyết, vả lại trung thành
với nguyên tác, Đoạn trường Tân Thanh cần
phải có đủ t́nh tiết, hỉ, nộ, ai,
lạc, ái, ố dục, người đọc
mới thấy hết được những khiá
cạnh của nhân vật chính trong truyện. Chứ
không phải ông có ư tả chân để khiêu dâm như một
số người đă gán cho ông (Huỳnh Thúc Kháng,
Ngô Đức Kế: ai, dâm, sầu, oán, đạo,
dục, tăng, bi) hay như Nguyễn Công Trứ: “Bán
ḿnh trong mấy mươi năm, Đố đem
chữ hiếu mà lầm được ai.”)
Quan niệm coi Kim Vân Kiều là một cuốn
tiểu thuyết dâm ô đă quá lỗi thời. Trái
lại người ta có thể t́m trong đó
những vần thơ bất hủ được lưu
truyền măi măi. Chúng ta chỉ nên coi Kiều là
một tác phẩm văn chương mà thôi. Càng không
nên đưa Kiều ra làm mẫu mực về đạo
đức, luân lư mặc dù nhân vật Kiều
rất nhân bản, chứa đựng đầy
đủ tâm lư của con người b́nh thường.
Theo thiển ư, chỉ có một điều
tiếc: Nguyễn Du không sáng tác mà nhờ vào một
cốt truyện Tàu, dĩ nhiên thuộc thời đại
vua Tàu, nhân vật Tàu, phong tục, văn hóa Tàu,
tuy cũng tương cận với chúng ta nhưng không
thể bằng tất cả đều là Việt Nam.
5-
CUỘC ĐỜI: ĐỀ TÀI VÔ TẬN CHO THI NHÂN
Cơi nhân sinh này c̣n
rất nhiều điều cần đến nhà thơ,
nhà văn ghé mắt đến. Nào là tôn giáo, gia
đ́nh, xă hội, đất nước, quê hương,
dân tộc, tự do, dân chủ, b́nh đẳng, nào là
công bằng, bác ái, vị tha, hi sinh cứu giúp kẻ
khốn cùng… Ngay như thiên nhiên, cây cỏ, thú
vật, chim muông, gia cầm, gia súc cũng là những
đề tài vô tận.
Tác giả Tô Hoài thời tiền chiến chỉ tả
mấy con dế mèn phiêu lưu mà cũng được
học sinh đua nhau đọc, nổi tiếng
một thời. Vậy không phải chỉ Thơ t́nh
ái mới ăn khách. Yêu đương, nhớ nhung,
dang dở, chia phôi… chỉ bấy nhiêu, không
phải lúc nào độc giả cũng “tiêu hoá”
được. Viết lắm sẽ nhàm. Cứ
một loại Thơ đó chỉ chứng tỏ tác
giả không thể viết và nghĩ đa
dạng mà thôi. Có nghĩa là tác giả không
đủ tài. Mà cuộc đời hiện đại
lại quá đa dạng, đa phương. Sự
biến hoá của cuộc đời làm ta chóng
mặt. Một vị Tổng Thống Mỹ, có
lẽ là ông Franklin Roosevelt bảo với mọi người,
trước khi ông đọc diễn văn trước
quốc dân: “Vỗ tay nhiều không có nghĩa là
diễn văn hay”. Ta cũng có thể lấy
câu đó áp dụng cho một số tác giả thơ,
văn ngày nay được bè bạn dùng ống
đu đủ thổi phồng và vỗ tay quá
lố. Và đó cũng là lư do làm mất niềm tin
của đa số độc giả có tŕnh độ.
6-
LÀM THƠ PHẢI TUÂN THEO NIÊM LUẬT, BẰNG
TRẮC
Ngoại trừ Thơ
tự do, không cần vần, không niêm luật
bằng trắc, không giới hạn số câu, số
chữ trong câu (Xin đọc bài Thương tiếc
Columbia), c̣n các thể thơ khác như
lục bát, song thất lục bát, ngũ ngôn, thất
ngôn (Đường luật), Thơ Mới… đều
phải theo luật Thơ (vần, bằng trắc)
Thơ mới hay. Vần dùng gượng ép, mất
hay một phần. Chữ đúng ra phải vần mà
không vần, không hay. (Quí độc giả có thể
tham khảo lại luật Thơ trong các sách Văn
học sử). Ngoài ra, cũng để nhắc
lại, cách dùng chữ, gieo vần thật quan
trọng. Có nhiều từ kép, cụm từ có
thể dùng xuôi ngược sao cũng cùng nghĩa. Thí
dụ: đớn đau
hay đau đớn, trôi nổi
hay nổi trôi, phiền muộn hay muộn phiền, nghĩa
đều như nhau. Nhưng không
thể viết xa xót thay v́ xót xa, loài lạc thay v́
lạc loài, nhiên tự thay v́ tự nhiên.
Những chữ bị đảo ngược như
vậy hoặc có nghĩa khác hoặc vô nghĩa.
Cần nhất là tránh làm Thơ vô nghĩa hoặc
tối nghĩa dù đọc lên đầy hán tự
có vẻ bác học.
7-
Ư QUAN TRỌNG HƠN LỜI
Điều chót,
dù c̣n nhiều điều chưa nói do giới
hạn của bài này. Nếu ta không thể thoả măn
được cả hai phương diện hiệp
vận (vần) và ư th́ nên dùng chữ nào cho rơ ư c̣n
hơn là dùng chữ hiệp được vần mà
ư sai lạc hoặc vô nghĩa. Thí dụ: Bốn câu
của cụ Yên Đổ.
Cũng có lúc chơi nơi dặm khách
Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo
Có khi từng gác cheo leo
Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang
Tất cả đều hiệp vận ngoại
trừ “leo” và “chiều”. Tuy nhiên,
“chiều” mới đúng nghĩa. Nếu dùng “chèo”
th́ hiệp vận nhưng sai nghĩa. Thí dụ khác:
Bốn câu Thơ dịch của người viết bài
này:
Xuân sang ngoạn cảnh xem hoa
Hè về hóng mát tà tà ao sen
Vào Thu rượu cúc êm êm
Đông coi tuyết phủ, nối vần Nàng Thơ
(TĐN)
Tất cả đều hiệp vận, ngoại
trừ “êm” và “vần”, nhưng đúng ư nghĩa.
Giả sử thay hai chữ “nối vần” bằng
hai chữ “êm đềm” cho vần với câu trên
th́ trước nhất bị điệp ngữ êm,
thứ hai “êm đềm Nàng Thơ” lại có nghĩa
khác, không nói được cái thú ngâm Thơ, sáng tác
Thơ của tác giả. (Đông ngâm bạch tuyết
thi). Bài thơ trên dịch từ bài thơ chữ Hán:
Xuân du phương thảo địa
Hạ thưởng lục hà tŕ
Thu ẩm hoàng hoa tửu
Đông ngâm bạch tuyết thi
Ư nghĩa của một câu Thơ, một bài Thơ
là quan trọng như vậy. Một bài Thơ hay,
một câu Thơ hay rất dễ nh́n ra y như
một bông hoa đẹp. Đâu cần phải phân tích
cánh hoa làm sao, đài hoa, sắc hoa thế nào, ta
mới biết là bông hoa đẹp.
Tiền nhân xưa sáng tác Thơ, vào hội Thơ,
ngâm Thơ như một cái thú của đời người,
nhất là khi về già. Không ǵ bằng có bạn Thơ,
có giấy bút, có rượu, dù chỉ thanh đạm,
cùng làm Thơ, cùng bàn luận về văn chương,
về những hào khí của người xưa.
Tổ tiên ta dùng Thơ để nói về ḿnh,
về người, dạy đời, mỉa mai
những thói rởm của đời, tôn vinh
những thú vui thanh quí, cao nhă “an
bần lạc đạo” mà Thơ chính là
một dụng cụ sắc bén và đắc dụng
nhất cho các mục tiêu đó. Ta thử đọc
lại một bài thơ của cụ Trạng Tŕnh
Nguyễn Bỉnh Khiêm:
THƠ
NHÀN
Một
mai, một cuốc, một cần câu.
Thơ thẩn dù ai vui thú nào.
Ta dại, ta t́m nơi vắng vẻ.
Người khôn, người đến chốn
lao xao.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá.
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Rượu đến gốc cây, ta sẽ
nhắp.
Nh́n xem phú quư tựa chiêm bao!
Bài sau đây
của thi hào Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, làm
cho vở chèo Thiên Thai. Đây là cảnh hai tiên nữ
tiễn Lưu Thần, Nguyễn Triệu về
trần:
TỐNG
BIỆT
Lá đào rơi rằc lối
Thiên Thai.
Suối
tiễn, oanh đưa những ngậm ngùi!
Nửa năm tiên cảnh,
Ước cũ, duyên thừa có thế thôi!
Đá ṃn, rêu nhạt, Nước chảy, huê trôi,
Cái hạc bay lên vút tận trời.
Trời đất từ đây xa cách măi.
Cửa động,
Đầu non,
Đường
lối cũ,
Ngàn năm thơ thẩn bóng trăng chơi!
Dù là một huyền thoại, người đọc
Thơ không khỏi bùi ngùi cho cuộc chia tay giữa
người tiên, kẻ tục sau một thời gian
ngắn chung sống. Chữ dùng rất thanh thoát thích
hợp với cảnh tiên: lá đào, Thiên Thai, đá
ṃn, rêu nhạt, cái hạc, cửa động, đầu
non... và kết thúc bằng ánh trăng mơ hồ
huyền ảo muôn đời soi bóng. Một bài Thơ
tuyệt đẹp. Từ đó
chúng ta suy ra Thơ là thơ thẩn, là mơ hồ,
đôi khi xa rời thực tế. Như nhà
thơ Xuân Diệu đă viết:
Là thi sĩ nghĩa là ru
với gió
Mơ
theo trăng và vơ vẩn cùng mây...
Thơ là kết tụ của t́nh yêu, t́nh yêu
nam nữ, vợ chồng, t́nh yêu thiên nhiên, t́nh yêu
con người. Thơ là tự do, phóng khoáng, là
sắc sắc không không của nhà Phật, là Vô vi,
tọa Thiền như Lăo Tử thực hành và
đôi khi cũng cần phải yếm thế, chán cái
đời sống đầy tục lụy này như
Cao Bá Quát, hay châm biếm những thói rởm, tật
xấu của người đời như Trần
Tế Xương... Thơ thực quá, thô sơ quá, thơ
không hay, không thoát. Nhiều bài không thể gọi
được là Thơ mà chỉ là những bài vè dân
quê truyền tụng ở nông thôn. Thơ lục bát
tuy vậy rất khó làm, dễ trở thành bài vè ít
giá trị. Làm được Thơ lục bát như
truyện Kiều là một tuyệt tác.
Có nhiều bạn đọc viết thư cho người
viết hỏi họ có thể sáng tác Thơ, có
thể thành nhà thơ được không? Tiện
đây, xin trả lời chung như thế này:
Ai cũng có thể
sáng tác và trở thành thi sĩ, nếu:
1.- Yêu
thơ, đọc nhiều thơ, học
thuộc thơ kiểu mẫu, thơ hay, chất Thơ
ngấm vào trí óc giống như chất bổ
ngấm vào thân thể, chúng giúp cho nhà thơ rất
nhiều. Tuy vậy xưa kia đă có những người
thuộc ḷng cả cuốn truyện Kiều, cả
cuốn Nhị Độ Mai hay Bích Câu kỳ
ngộ nhưng vẫn không thể sáng tác Thơ.
2.- Có
thiên khiếu về Thơ. Có sự rung cảm, xúc
động sâu xa như sợi dây đàn hoặc cái
sáo trong không gian như đă nói ở trên.
3.- Có
vốn liếng nhiều về từ ngữ để
sử dụng khi cần diễn dịch một ư tưởng
thành lời nói, chữ viết, nhất là thành Thơ.
Thơ tiếng Việt rất cần danh từ Hán -
Việt. 4.- Nắm
vững các niêm, luật và các thể Thơ. Dùng chúng
như những cái ch́a khóa dẫn đường vào
việc sáng tác Thơ.
5.- Tuân
theo các niêm, luật đó ngoại trừ Thơ
tự do. Tuy nhiên, dù là Thơ tự do, nó vẫn không
phải văn xuôi, vẫn cần một sự
sắp xếp ư, lời và vẫn cần vần cho câu
thơ nhịp nhàng, cân đối.
Để bạn đọc
hiểu thêm, xin nói như thế này. Có những nhà văn
viết văn khá hay, nổi tiếng nhưng chính
những nhà văn đó nói họ không thể sáng tác
Thơ mặc dù chữ nghĩa đầy đầu.
Ngược lại, có những
thi sĩ không thể viết truyện, viết b́nh
luận, nghĩa là văn xuôi.
Như đă nói, tuy cùng là văn chương
nhưng chúng hoàn toàn khác biệt về phương
diện sáng tác. Lại cũng khác biệt về phương
diện thưởng thức. Cũng cần nói thêm,
khi đă không có tŕnh độ thưởng thức
th́ bài nào cũng như bài nào, vàng thau lẫn
lộn, bị đánh giá như nhau.
Luận bàn về Thơ, chục pho sách cũng
không đủ nói hết. Để kết thúc bài
mạn đàm thiếu sót về Thơ này, xin mời
quí bạn đọc một bài Thơ lục bát
của tác giả bài này, bài “Chiều Ba Mươi”,
thơ vui Tết và bài “Nói với Bút” cả
hai đă đăng trên nhiều báo từ năm 1978
và 1992. Bài sau tác giả mượn cây bút
để nói lên nỗi ḷng của ḿnh.
CHIỀU BA MƯƠI
Ṿng tay nhật nguyệt luân
hồi,
Cho Xuân trở lại nét môi diễm kiều.
Lược gương từ giă cô liêu,
Nâng niu mái tóc đây chiều ba mươi.
Trẻ thơ tươi tắn nụ cười,
Đầu xanh, đầu bạc người người
vui lây.
Gió ngoài song, lạnh hiên tây,
Chiều Xuân thi hứng lúc đầy,
lúc vơi.
Trong b́nh đào thắm, mai tươi,
Nh́n em muốn hỏi Xuân cười lúc nao?
Giang tay bồng nhẹ Xuân vào,
Môi son má phấn: Mai, Đào hay em?
NÓI VỚI BÚT
Bút ơi ! Yêu bút thiết tha
Bút theo ta chạy ta bà khắp nơi
Mùa Xuân rừng núi rong chơi
Miền quê, thành thị khắp nơi ra vào
Hạ về bút lắm xôn xao
Biển giông băo nổi ào ào chớm Thu.
Mùa Đông bút có sương mù,
Có đôi chim gáy gật gù sớm mai.
Đường đời lắm nẻo chông gai,
Bút cùng ta luận một vài điều hay.
Cường quyền bút chẳng run tay.
Bút mong Dân tộc những ngày sáng tươi.
Chán đời vẫn hé môi cười.
Ta cùng với bút một đời bên nhau.
V́ ta bút trải t́nh sâu,
V́ ta nên bút giăi dầu nắng mưa,
Ḷng ta bút hiểu hay chưa ?
Xuân Vũ TRẦN Đ̀NH NGỌC
|
||||||||||||
CÓ NHỮNG NIỀM RIÊNG
|
||||||||||||
|
||||||||||||
|
||||||||||||