Lời Chúa Hàng Tuần

Ngày 30 tháng 1 năm 2011

PHÚC THẬT TÁM MỐI - PHONG TỤC TẾT CỦA NGƯỜI VIỆT NAM

Mời xem Video CHO CON LÀ NẾN SÁNG của Alpha Linh (Nhóm Cát Trắng & Thiên Thần)

(Sau 15 giây vẫn chưa thấy hát xin ấn vào F5 hay Refresh)

 

PHÚC THẬT TÁM MỐI

    Khi nghe bài “Phúc Thật Tám Mối” trên đây, nhiều người ngạc nhiên sửng sốt. Những hạnh phúc Chúa Giêsu hứa ban sao quá khác với những quan niệm về hạnh phúc mà ta thường có. Người ta ai cũng mong có nhiều của cải, làm ăn phát tài. Thế mà Chúa Giêsu lại nói: “Phúc cho người nghèo”. Người ta ai cũng mong được khôn ngoan, được có uy quyền, được người khác nể phục. Thế mà Chúa Giêsu lại nói: “Phúc cho người hiền lành”. Người ta ai cũng mong được an b́nh, sống thoải mái, vô lo. Thế mà Chúa Giêsu lại nói: “Phúc cho các con khi các con bị bắt bớ”. Chúng ta ngạc nhiên, không hiểu Lời Thiên Chúa, v́ chúng ta có quan niệm sai lầm về hạnh phúc và về đạo.
 
1). - Về hạnh phúc, chúng ta thường tưởng lầm rằng cứ có tiền bạc, có địa vị, có t́nh yêu là có hạnh phúc. Nhưng không phải như vậy. Không thiếu những người giàu tiền bạc, có địa vị cao, nhưng luôn bất hạnh.
   Marilyn Monroe, nữ minh tinh thần thoại của thế giới phim ảnh là người có sắc đẹp mê hồn, được mọi người tôn thờ, và chắc chắn không thiếu tiền bạc. Thế mà nàng phải sống cuộc đời cô đơn buồn thảm. Sau cùng phải tự kết liễu đời ḿnh trong buồn tủi, lo âu. Giờ nhắm mắt không có một người yêu bên cạnh.
   Ngày nay xuất hiện nhiều Tây Ba Lô, những người nước ngoài ăn mặc thô sơ, vai đeo ba lô, đi gặp ǵ cũng ăn, ngủ bờ ngủ bụi. Tại sao họ không chọn ăn mặc chải chuốt, ngủ nghỉ trên chăn êm nệm ấm trong những khách sạn sang trọng? Thưa v́ họ thích đơn sơ, thích khổ cực, thích phấn đấu, thích sống với thiên nhiên. Đó là hạnh phúc của họ.
   Tiền bạc, tiện nghi, danh vọng, địa vị, t́nh yêu chắc chắn làm cho đời sống dễ chịu hơn. Nhưng vẫn chưa phải là hạnh phúc đích thực.
 
2).- Về đạo, chúng ta lầm tưởng rằng điều cốt yếu của đạo là giáo lư. Thưa không phải như thế. Đi đạo không phải là đi theo một giáo lư. Đi đạo là đi theo một người. Điều cốt yếu của đạo là gặp được Thiên Chúa. Giáo lư chỉ là phương tiện giúp ta gặp được Thiên Chúa. Thiên Chúa mới là cùng đích của đời ta. Thiên Chúa chính là hạnh phúc đích thực. Gặp được Thiên Chúa rồi, linh hồn ta sẽ toại nguyện, không c̣n mơ ước điều ǵ khác.
   Thánh Augustinô khi c̣n tuổi trẻ đă chạy theo dục vọng, đi t́m lạc thú trong những buổi ăn chơi trác táng, những cuộc t́nh đắm mê. Ngài đă bỏ đạo, đi theo bè rối, nhưng chẳng thấy măn nguyện. Một hôm nghe thánh Ambrôsiô giảng, ngài đă được ơn thống hối ăn năn. Ngài trở về với Thiên Chúa, cảm nghiệm được t́nh yêu của Thiên Chúa rồi, ngài đă thốt lên một lời bất hủ: Lạy Chúa, Chúa dựng nên con cho Chúa, nên ḷng con măi khắc khoải băn khoăn, cho đến khi được nghỉ yên trong Chúa.
 
   Hiểu như thế rồi ta sẽ thấy Tám Mối Phúc Thật không có ǵ bí ẩn. Đó chính là tám nét vẽ nên chân dung Chúa Giêsu.
   -  Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa vô cùng giàu sang đă tự nguyện sống cuộc sống của một người nghèo. Sinh ra không nhà. Sống không nhà. Chết cũng không nhà.
   -  Chúa Giêsu đầy quyền năng. Ngài đă chế ngự được sóng gió, xua đuổi ma quỷ, lại sống rất hiền lành khiêm nhường. Bị kết án oan ức, bị hành hạ, bị sỉ nhục, bị giết chết, Ngài vẫn im lặng chấp nhận.
   -  Chúa Giêsu có một trái tim xót thương, sẵn sàng tha thứ cho kẻ tội lỗi, sẵn sàng giúp đỡ người hoạn nạn, cứu chữa người tật nguyền.
   -  Chúa Giêsu đem đến cho ta niềm b́nh an, hoà giải ta với Thiên Chúa và với nhau.
   -  Chúa Giêsu đă bị bắt bớ, giết chết v́ rao giảng Tin Mừng.

   Tám mối phúc chính là con đường Chúa đă đi qua. Là h́nh ảnh trung thực của Chúa Giêsu. Đi vào con đường ấy, ta chắc chắn gặp được Ngài. Sống theo con đường ấy, ta trở nên giống như Ngài. Hoà tan ḿnh vào con đường ấy, ta sẽ trở nên một với Ngài. Khi ta từ bỏ hoàn toàn ư riêng, để Thiên Chúa hoàn toàn chiếm đoạt, ta sẽ đạt tới hạnh phúc, hạnh phúc đích thực, hạnh phúc viên măn, hạnh phúc vĩnh cửu.
 
   Lạy Chúa Giêsu, xin hướng dẫn con theo đường lối của Chúa. Amen.
 
KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG

1). Đối với bạn, hạnh phúc là ǵ?

2). Có bao giờ bạn cảm được niềm vui khi sống trong những mối phúc mà Chúa Giêsu loan báo chưa? Nếu có, xin chia sẻ với anh chị em.

3). Những đau khổ của bạn thường do những nguyên nhân nào?  

   TGM. Ngô Quang Kiệt

 

 

Phong Tục Tết của người Việt Nam

    Cứ mỗi độ Xuân về, câu đối từ xa xưa lại gợi nhớ: Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ - Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh. Có khi chẳng c̣n ai ăn thịt mỡ dưa hành, chẳng có bánh chưng xanh, cũng chẳng c̣n tràng pháo; thế nhưng ai cũng thấy ḷng huyên náo, thấy cái rạo rực của Xuân về.

   Và rồi ai đó đă thành danh, hay đi xa học hành, công tác… mà chẳng t́m đủ mọi cách về sống với gia đ́nh ít là trong ba ngày xuân mới. Là người Việt Nam, những dịp Lễ Tết, mà không sửa lại được nấm mồ cho tổ tiên, không sắp được mâm cơm đạm bạc rước ông bà tổ tiên về ăn tết, th́ thật là những người con bất hiếu. Ngày 23 tháng Chạp, người ta tổ chức tiễn ông Táo về trời, và sau đó là mời tổ tiên về ăn tết. Trong văn hóa Việt Nam, chữ Hiếu luôn được đề cao và trân trọng. Một trong những nét đặc trưng thể hiện chữ Hiếu ấy chính là Đạo Ông Bà.

I. Thờ kính tổ tiên

   Trong bất cứ một gia đ́nh Việt Nam nào cũng đều có bàn thờ gia tiên, thường là ở pḥng khách – nơi trang trọng nhất. Những gia đ́nh khá giả th́ có tủ thờ, nơi bài trí bàn thờ gia tiên, có câu đối, có lư hương ngày đêm đèn nhang nghi ngút khói, có cặp lộc b́nh với vài cành hoa tươi, có dĩa trái cây… đặt trước di ảnh hay bài vị của người đă khuất. Đối với họ, ông bà tổ tiên không chết, nhưng chỉ đi xa, khuất núi… hay nói đúng hơn, ông bà hiện diện với con cháu một cách khác, thiêng liêng hơn, gần gũi hơn. “Đạo bất viễn nhân” là vậy. Bất cứ trong gia đ́nh có chuyện ǵ dù to hay nhỏ, lúc con cháu thi cử, lúc công thành danh toại, lúc dựng vợ gả chồng, lúc sinh con đẻ cái, lúc bệnh tật ốm đau… tất cả đều được cẩn cáo với tổ tiên, được tổ tiên chứng giám và chúc phúc. Cuộc sống gia đ́nh có hạnh phúc, b́nh an, làm ăn phát đạt… cũng chính là nhờ công đức và sự phù trợ của các ngài.

   1. Đạo làm người

   Việc thờ kính tổ tiên đă trở thành “Đạo”, bởi đă bắt nguồn từ những ǵ rất sâu xa trong ḷng con người. Từ khi mở mắt chào đời, chúng ta đă được ướp trong tiếng à ơi của mẹ; chập chững bước ngắn bước dài, bập bẹ gọi “Ba”. Bầu trời tuổi thơ bát ngát tuyệt vời, đó là t́nh mẹ nghĩa cha. Nét bút nào kể hết được công cha, lời thơ nào toát được hết tấm ḷng người mẹ! Kinh Thi có câu:

       Phụ hề sanh ngă

       Mẫu hề cúc ngă

       Ai ai phụ mẫu

       Sanh ngă cù lao

        Dục báo thâm ân

       Hiệu thiên vơng cực.

Tạm dịch là:

       Cha thời sanh ta

       Mẹ thời nuôi ta

       Thương thương cha mẹ

       Khó nhọc sanh ta

       Muốn báo ân sâu

       Trời cao không cùng.

Đúng là:

               Công cha như núi thái sơn,

     Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

   Cảm nhận trên là cảm nhận chung của mọi người, nhưng cũng có thể nói đó là một cảm nhận rất Việt Nam; hơn ai hết, người Việt Nam sống trọn vẹn “Đạo biết ơn” này. Dẫu cho bao nỗi thăng trầm của lịch sử, bao cuộc kết duyên giữa văn hóa và tín ngưỡng, “Đạo Ông Bà” vẫn là nguồn chảy, là tâm hồn của người Việt Nam. Đặc biệt khi nền văn hóa Khổng Mạnh đến Việt Nam, Đạo Ông Bà lại càng được củng cố, càng bám rễ sâu vào ḷng con dân đất Việt. Chữ “Đạo” và chữ “Hiếu” đă giao thoa tạo nên nét độc đáo người dân ôn hoà trọng t́nh, giàu nghĩa.

Phong tục Việt Nam c̣n gắn liền với tín ngưỡng dân gian Việt Nam, chúng phát triển sóng đôi và hỗ trợ cho nhau. Đặc biệt việc cúng tế gia tiên, thờ cha kính mẹ, từ lâu đă là nét tín ngưỡng độc đáo của người Việt. Ư thức được điều này, dưới ánh sáng của Công Đồng Vatican II, Giáo Hội làm một cuộc hội nhập, một cuộc trở về với các truyền thống văn hóa – tín ngưỡng.

   2. Hội nhập văn hóa

   Lần đầu tiên trong lịch sử đạo lư, Giáo Hội có một lối đánh giá thực sự tích cực về những tôn giáo lớn trên thế giới. Hơn nữa, những tư liệu về Giáo hội (Lumen Gentium), về Truyền giáo (Ad Gentes), và về Giáo hội trong thế giới hôm nay (Gaudium et Spes), công bố ư định cứu độ của Thiên Chúa, ư định này chỉ bị hạn chế bởi quyết định tà ư của lương tâm con người mà thôi. Điều này bao gồm khả thể về một đức tin – khả thị cứu độ (salvitic reveletion - fait) đúng nghĩa vượt ra ngoài những lời mặc khải Kitô giáo.[1]

   Giáo hội nhắc nhở: Sống Phúc âm giữa ḷng dân tộc và phục vụ hạnh phúc đồng bào.[2] Th́ ra giữa ḷng dân tộc, Tin Mừng vẫn có thể trổ hoa, kết trái; không phải là “có thể” nữa, nhưng là “phải” sinh hoa kết trái, phải sống động ngay giữa ḷng dân tộc.

   Với tinh thần cởi mở và đối thoại, Hội thánh nh́n nhận và tôn trọng mọi giá trị tích cực tiềm tàng trong các nền văn hóa và các tôn giáo khác.[3] Nền tảng để Giáo hội trân trọng sâu sắc các tôn giáo mà thần học gia Rahner cho rằng rất quan trọng về mặt đạo lư, được các nghị phụ Công đồng Vatican II tóm tắt như sau:

   Giáo hội Công giáo không hề phủ nhận những ǵ là chân thật và thánh thiện nơi các tôn giáo. Với ḷng kính trọng chân thành, Giáo hội xét thấy những phương thức hành động và lối sống, những huấn giới và giáo thuyết kia, tuy có nhiều điểm khác với chủ trương mà Giáo hội duy tŕ, nhưng cũng thường đem lại ánh sáng của Chân lư, Chân lư chiếu soi cho hết mọi người. Tuy nhiên Giáo hội rao giảng và có bổn phận phải kiên tŕ rao giảng Chúa Kitô, Đấng “là đường, sự thật và sự sống” (Ga 14,6), nơi Người, con người t́m thấy đời sống tôn giáo sung măn; và nhờ Người, Thiên Chúa giao hoà mọi sự với ḿnh.

   V́ thế, Giáo hội khuyến khích con cái ḿnh nh́n nhận, duy tŕ và cổ động cho những thiện ích thiêng liêng cũng như luân lư và những giá trị xă hội, văn hóa của các tín đồ thuộc các tôn giáo khác, bằng con đường đối thoại và hợp tác cách trân trọng và bác ái với tín đồ các tôn giáo ấy mà vẫn là chứng tá của đức tin và đời sống Kitô giáo.[4]

   Những chỉ dẫn trên nói chung về việc trân trọng giá trị các nền văn hóa và tôn giáo, nhưng cũng có thể áp dụng cụ thể cho việc thờ cúng tổ tiên mà chúng đang bàn tới. Một trong những mối quan tâm hàng đầu của Giáo Hội ngày nay là vấn đề hội nhập văn hóa. Làm sao để Tin Mừng của Đức Kitô không dập tắt đi những di sản văn hóa, tôn giáo của các dân tộc; nhưng trái lại, Tin Mừng phải là nguồn nước thẩm thấu qua mọi lớp ngăn văn hóa và tôn giáo, phải là ánh sáng các dân tộc (Lumen Gentium), là ánh sáng trần gian (Ga 8,12).

   Tin Mừng và Văn Hoá tuy khác biệt nhưng không hề mâu thuẫn và cũng không tách rời nhau. Cá không thể thiếu nước, cũng vậy không thể tách rời Tin Mừng ra khỏi Văn Hóa được. Tin Mừng và Văn Hóa phải giao thoa và hoà điệu với nhau. Đức Giêsu đă được sinh ra, nuôi dưỡng và lớn lên trong một nền văn hóa cụ thể. Ngài cũng có một quê hương, một nơi “chôn nhau cắt rốn” như tất cả mọi người. Ngài nói, suy nghĩ, ứng xử theo văn hóa Do Thái; và cũng có thể nói chính nền văn hóa ấy đă h́nh thành nên một con người Giêsu, một phong cách Giêsu.

   Qua ḍng thời gian, Giáo Hội đă không tránh khỏi cơn cám dỗ tách yếu tố văn hóa ra khỏi Tin Mừng, hay là loan báo Tin Mừng mang tính cách rập khuôn theo một nền văn hóa Tây Phương nhất định. Bài học quá khứ cho chúng ta nhận ra rơ ràng hơn rằng văn hoá là địa hạt sống c̣n qua đó con người gặp gỡ được Tin Mừng. Văn Hoá không phải là Tin Mừng, nhưng không thể đem Tin Mừng đến với con người mà không thông qua nền Văn Hóa của họ. Đức Phaolô VI nói: Việc tách biệt Tin Mừng ra khỏi văn hóa là thảm trạng của thời đại chúng ta, gây ảnh hưởng sâu xa trên cả việc rao giảng Tin Mừng lẫn nền văn hoa.[5] Việc rao giảng Tin Mừng luôn bao hàm hai yếu tố cho và nhận. Trước khi loan báo nước hằng sống cho người phụ nữ bên bờ giếng Giacóp, Đức Giêsu đă xin chị nước uống tự nhiên!

   Trong vũ điệu của văn hoá và Tin Mừng, chúng ta phải trân trọng từng nốt nhạc, từng cử điệu là những giá trị tinh tuư của nền văn hoá, là truyền thống các tôn giáo; từ đó mới có thể khởi đầu một cuộc đối thoại, cùng nhau nỗ lực t́m về chân thiện mỹ, t́m ra đâu là chương tŕnh cứu độ của Thiên Chúa.

   Tuy nhiên, trước viễn cảnh một thế giới đa phức tôn giáo, đặc biệt là với Á châu, nơi mà Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đang hy vọng một “mùa gặt đức tin bội thu”,[6] th́ việc loan báo Tin Mừng gặp không ít khó khăn, những nỗ lực hội nhập văn hóa mới chỉ là các bước chập chững khởi đầu. Lời mời gọi của Thầy Giêsu: Anh em hăy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo. (Mc 16,15) vẫn là một mệnh lệnh khẩn thiết. Chúng ta phải rao giảng Tin Mừng như thế nào, đó vẫn là thách đố cho Giáo hội, cho mỗi người chúng ta hôm nay. Thiết nghĩ, một cuộc trở về với bản sắc dân tộc có thể gợi mở một hướng đi cho công cuộc truyền giáo hôm nay.

II. Lễ gia tiên theo Văn Hoá Việt Nam

   Trước hết xin được phân biệt sự khác nhau giữa lễ gia tiên và lễ gia thần. Gia tiên là danh từ chung chỉ cha mẹ, chú bác, ông bà, cụ kỵ, tổ tiên đă khuất. Dù vắng bóng, nhưng các ngài vẫn hiện diện gần gũi bên con cháu, chia sẻ niềm vui nỗi buồn. Con cháu có nhiệm vụ phải tôn kính, thờ phụng các ngài cho tṛn đạo hiếu, đạo làm con. C̣n gia thần th́ khác, có nhà thờ thần này, có nhà thờ thần kia.

   Theo Lễ Kư, gồm có ngũ tự gia thần: thần Cổng, thần Cửa, thần Bếp, thần Giếng và thần Trung Lưu (tức thần giữa sân). Một tài liệu khác coi ngũ tự gia thần là: Táo Quân (thần Bếp), Thổ Công (thần Đất), Tiên Sư (thần cai quản về nghề nghiệp làm ăn), Môn Gia Hộ Uư (thần giữ cổng), và Nhân Súc Y thần (thần bảo vệ sức khoẻ người và súc vật).[7] Ở đây chúng tôi chỉ xin tŕnh bày đôi nét về lễ gia tiên mà thôi.

   1. Nguồn gốc của tín ngưỡng Thờ Kính Tổ Tiên

   Thờ Kính Tổ Tiên là một tín ngưỡng truyền thống của người Việt; đây cũng là một phong tục cổ truyền mang nặng sắc thái t́nh cảm và trực quan hơn là lư trí và suy luận. Có thể nói, trên mảnh đất Việt Nam giàu tính t́nh cảm và tâm linh này, tín ngưỡng truyền thống thờ kính tổ tiên phát triển mạnh mẽ. Chúng ta t́m hiểu những yếu tố căn bản h́nh thành nên “truyền thống tâm linh” đó.

   1.1- Những yếu tố cơ bản cấu thành

   Văn hoá - tín ngưỡng này được h́nh thành nên từ một yếu tố hết sức nhân bản: uống nước nhớ nguồn. Dân Việt Nam rất trọng lễ, mà trọng lễ th́ ân nghĩa giữ phần quan trọng. Tổ tiên sinh ra ông bà, ông bà sinh ra cha mẹ, cha mẹ sinh ra ḿnh. Người con hiếu thảo phải biết công sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Hiếu với cha mẹ không phải chỉ khi các ngài c̣n sống, mà ngay cả khi các ngài đă khuất. Đức Khổng Tử dạy rằng: Cư tất chí kỳ kỉnh, dưỡng tất chí kỳ lạc, bệnh tất chí kỳ ưu, tang tất chí kỳ ai, tế tất chí kỳ nghiêm. Nghĩa là: khi cha mẹ c̣n sống th́ phải kính mến, nuôi dưỡng các ngài th́ ḷng phải vui, lúc các ngài lâm bệnh th́ phải chạy chữa, lúc các ngài qua đời th́ ḷng phải hết sức đau buồn, và khi cúng tế các ngài th́ phải hết sức nghiêm trang.

   Khi các ngài qua đời, việc cúng giỗ là biểu hiện mối dây liên đới mật thiết giữa những người c̣n sống với những người đă khuất. Cúng giỗ chính là điểm gặp gỡ giữa thế giới vũ trụ hữu h́nh và thế giới linh thiêng. Người sống và người chết không xa cách nhau, nhưng liên hệ với nhau một cách vô h́nh qua những những cử chỉ cụ thể là việc cúng tế.

   Cách thực hành trên đă nhanh chóng lan rộng và bám rễ sâu vào một cơ chế “làng huyết tộc”. Môi trường “làng” chính là cơ sở vật chất để tín ngưỡng này phát triển mạnh. Có thể nói từ thời Văn Lang Âu Lạc, nhiều bộ tộc đă hợp thành một “làng” và chung sống với nhau dưới sự lănh đạo của một “thầy cúng” xưng là Hùng Vương. Người Việt vốn hiền hoà, t́nh cảm, lại chung sống cộng đồng với nhau, suốt đời quanh quẩn bên luỹ tre làng; cho nên dù sống, dù chết, họ vẫn gần gũi bên nhau, ấm áp t́nh người. Việc thờ cúng tổ tiên là mạch nước ngầm trong mát vẫn măi nuôi sống và nối kết những tâm hồn Việt Nam giàu t́nh trọng nghĩa ấy.

   Việc thờ kính tổ tiên được thể hiện qua nhiều biến cố của cuộc sống, nhưng đặc biệt qua hai biến cố quan trọng này là ma chay và cưới hỏi.

   1.2- Việc tang chế và hôn nhân liên quan đặc biệt đến việc thờ kính tổ tiên

   Việc tang chế đối với người Việt Nam mang một ư nghĩa rất quan trọng. Con người được quư trọng không phải chỉ khi c̣n sống mà ngay cả khi đă chết. Sau khi lo những nghi thức chôn táng, con cháu phải lập bàn thờ để thờ cúng ông bà hay cha mẹ. Trong ba năm đầu, con cháu phải đặc biệt cúng giỗ những ngày như: giỗ 49 ngày gọi là cúng Tứ Cửu hoặc cúng Thất Thất [8], giỗ 100 ngày gọi là cúng Bách Nhật [9], giỗ Tiểu Tường tức là giỗ một năm sau ngày chết, giỗ đầu; giỗ Đại Tường, tức là giỗ hai năm sau ngày chết, gọi là giỗ hết khó; và sau ba năm th́ làm lễ giỗ Măn Tang. Sau khi giỗ Măn Tang, không phải là con cháu hết phải lo việc cúng tế, nhưng luôn phải nhớ đến ông bà tổ tiên vào những ngày đầu tháng, ngày rằm, cuối tháng và đặc biệt là ngày mất của các ngài.

   C̣n về việc hôn nhân, đúng ngày cưới, người ta chọn giờ hoàng đạo mới đi đón dâu, thường là về chiều, có nơi đi vào chập tối. Trước khi đi đón dâu, chú rể phải làm lễ gia tiên trước bàn thờ nhà ḿnh cùng với cha mẹ. Lễ gia tiên phải lạy bốn lạy rưỡi, tức bốn lạy và một xá, c̣n đối với cha mẹ th́ lạy hai lạy rưỡi. Việc lễ gia tiên mang ư nghĩa: tŕnh bày việc hôn nhân với ông bà tổ tiên, xin ông bà chứng giám, và phù hộ cho các cháu; c̣n việc lễ cha mẹ là đền ơn sinh thành, dưỡng dục và dựng vợ cho ḿnh.

   Bên họ nhà gái, khi đám rước dâu tới ngơ, họ nhà gái mời nhà trai vào nhà, cho đặt đồ lễ lên giường thờ.[10] Nhà gái kiểm lại đồ thách cưới, đồ lễ đủ, nhà gái cho thắp hương để chú rể và cô dâu cùng lễ gia tiên. Không phải ai cũng thắp hương được, phải là bố, anh trai hoặc em trai cô dâu thắp. Nếu anh trai hay em trai thắp hương, nhà trai phải tặng thêm một món tiền nữa, gọi là tiền thắp hương. Chú rể vào lễ bàn thờ gia tiên nhà vợ bốn lễ rưỡi, sau đó cô dâu lễ theo. Thường th́ hai người không bái cùng một lúc, nhưng ngày nay có sự thay đổi, cô dâu chú rể cùng bái một lượt. Chú rể th́ “bái gối” c̣n cô dâu th́ “ngồi vẹt”. Hai người chờ nhau lễ bái cho nhịp nhàng.

   Những việc làm trên làm nổi bật chữ “Lễ” trong văn hóa-tín ngưỡng của người Việt. Hai chữ “hiếu – hỷ” tuy thể hiện hai trạng thái buồn vui khác nhau, nhưng cả hai nói lên sự liên đới mật thiết giữa các bậc tổ tiên và con cháu trong mọi chuyện vui buồn của cuộc sống.

2. Những nét đặc trưng của buổi lễ gia tiên

   2. 1- Tinh thần và lễ vật cúng gia tiên

   Đây là một buổi lễ mang tính thuần túy văn hoá và tín ngưỡng dân tộc. Như ta đă biết, việc hiếu kính đối với chư đấng tiên linh là việc phải hết sức trân trọng. Đức Khổng Phu Tử dạy rằng “tế tắc chí kỳ nghiêm” là vậy. Do đó, tuy buổi lễ mang tính gia đ́nh và đơn sơ thân thiện nhưng không kém phần trang nghiêm kính cẩn.

   Lễ vật cúng gia tiên không cần mâm cao cỗ đầy, nhưng thường th́ gồm những thứ như: hương đăng (đèn nến), trầm trà (không có th́ không thành lễ cúng), trầu cau, rượu, hoa quả, cỗ ngọt (như xôi chè, oản chuối…), cỗ mặn, nước lạnh, và có khi thêm vàng mă. Tuỳ theo từng lễ cúng mà sử dụng hoặc một, hoặc hai ba hay tất cả những lễ vật trên. Như vậy, nhiều khi lễ vật chỉ là chén cơm trắng và vài chén rượu lạt, tổ tiên cũng vui ḷng chứng giám; điều quan trọng là tấm ḷng thành của con cháu đối với các ngài mà thôi. Tấm ḷng thành đó thể hiện qua những lễ vật thanh khiết và được dành riêng; cỗ bàn nấu xong, cúng gia tiên trước, con cháu mới được ăn sau. Có những trường hợp, người gia trưởng chưa kịp làm lễ cúng v́ nhiều món ăn chưa sửa soạn xong, th́ những món ăn đă nấu xong rồi phải múc để dành riêng cho việc cúng tế.

   2. 2- Nghi thức cáo gia tiên

   Có những buổi lễ diễn ra đơn giản ngắn gọn, cũng có những buổi long trọng, chi tiết nhiều hơn. Nhưng thường th́ việc cúng bái tổ tiên phải do gia trưởng. Gia trưởng làm chủ mọi lễ nghi trong gia đ́nh. Sau khi đồ lễ đă được đặt trên bàn thờ, gia trưởng khăn áo chỉnh tề, thắp hương cắm lên b́nh hương, rồi đứng trước bàn thờ khấn. Trước khi khấn gia trưởng vái ba vái, và khi khấn xong gia trưởng lễ bốn lễ thêm ba vái, ta gọi là bốn lễ rưỡi. Bàn thờ lúc đó phải có thắp đèn hoặc nến.

   Cũng có nhà có đỉnh trầm, th́ đỉnh trầm được đốt trước, khi cúng gia trưởng chỉ việc khấn vái thôi. C̣n nếu thắp hương trên bàn thờ, th́ bao giờ cũng phải thắp theo số lẽ, v́ số lẻ thuộc âm.

   Sau khi gia trưởng khấn lễ xong, các người khác trong gia đ́nh, ngoại trừ các trẻ nhỏ cùng lần lượt tới lễ trược bàn thờ bốn lễ rưỡi. Thường th́ chỉ cần vợ gia chủ và một vài người nữa lễ là đủ, trừ phi đó là lễ giỗ th́ mới cần đầy đủ mọi người.

   Ngày này, nơi các đô thị, người ta lấy vái thay lễ. Trước khi khấn, người ta vái ba vái ngắn, khấn xong vái thêm bốn vái dài và ba vái ngắn nữa tay cho bốn lễ rưỡi.[11]

   Chúng ta bàn thêm việc lễ tạ nữa. Sau khi mọi người đă lễ vái xong, chờ cho tàn một tuần hương, gia trưởng đến trước bàn thờ lễ tạ. Gia trưởng sẽ thắp thêm mấy nén hương nữa, lấy vàng mă trên bàn thờ đem hóa, tức là đốt đi. Lúc hóa vàng, người ta thường rưới chén rượu cúng vào đấy.[12] Lúc này con cháu có thể hưởng lộc của ông bà, mọi người chia sẻ cho nhau những thức ăn đă được cúng tế.

   C̣n về bản văn cúng tế, th́ tuỳ theo hoàn cảnh và những dịp lễ mà thảo ra những bài văn tế khác nhau. Văn tế thường viết bằng chữ Hán, hoặc là chữ Việt âm Hán; tuy nhiên cũng có thể viết bằng chữ Quốc Ngữ, miễn rằng trong bài văn khấn phải nói rơ ngày tháng, lư do, liệt kê lễ vật, và những điều xin nếu có.

   Xin được trích dẫn bài văn tế điển h́nh [13]: Tuế thứ Kỷ Măo niên, Xuân thiên, chánh nguyệt, Nguyên Đán. Tự tôn Hồng Bàng Học Sĩ, nguyên quán Việt Nam quốc, Nam kỳ xứ, Gia Định tỉnh. Hiện thường trú tại Sài Côn thị, Phú Nhuận quận, Đa Minh Học viện.

    Nhân phùng Xuân nguyên chí tiết, cảnh vật giai hoan, vị thử thiết lập tự đường, cung trí lễ nghi tại bản gia, cung thỉnh chư tiên tổ.

   Cao, tằng, tổ khảo; cao, tằng, tổ tỷ, bá, thúc, huynh, đệ, cô, d́, tỷ muội đẳng, chư hương hồn đồng lai lâm từ đường chứng giám.

   Chấp kỳ bạc lễ, hiến măn tam tuần.

   Cầu thỉnh bảo hộ chư tôn, gia đ́nh tứ thời cát khánh, bát tiết an khang, phúc lai tai khứ.

   Vạn vọng. Cẩn cáo [14]

   Dịch nghĩa: Hôm nay là ngày Nguyên Đán, tháng giêng, mùa xuân năm Kỷ Măo. Cháu (trưởng nối ḍng) là Hồng Bàng Học Sỹ (họ Hồng Bàng, tên là Học Sĩ). Nguyên quán ở tỉnh Gia Định, xứ Nam kỳ, nước Việt Nam . Hiện thường trú tại Học viện Đa Minh, thuộc quận Phú Nhuận, thành phố Sài G̣n.

   Nay nhân dịp tiết đầu xuân năm mới, cảnh vật đều tươi vui, v́ thế xin trần thiết tự đường, trưng bày nghi lễ, cung kính thỉnh cầu chư tổ tiên liệt vị:

   Cao, tằng, tổ khảo; cao, tằng, tổ tỷ, bá, thúc, huynh, đệ, cô, d́, tỷ, muội. Tất cả chư hương hồn cùng đến nhà thờ tổ tiên chứng giám cho.

   Xin vui hưởng ba tuần rượu, chấp nhận lễ mọn đạm bạc này. Cầu mong chư tiên linh bảo hộ cho gia đ́nh chúng cháu, bốn mùa vui đẹp, tám tiết b́nh an, tai qua phước đến.

   Muôn trông. Cẩn cáo.

   2.3- Đôi nét bài trí án thờ

   Án thờ gia tiên phải phải được sắp đặt ở một nơi trang trọng nhất trong nhà. Thường có hai cái bàn, bàn ở phía ngoài cao hơn, trên đó đặt lư hương, và hai bên là hai giá đặt đèn[15]. Lư hương thường có bầu h́nh tṛn tượng trưng cho bầu thái cực.[16] Những nén hương thắp lên mùi trầm nghi ngút, tàn hương nhấp nháy tượng trưng cho những tinh tú trên trời. Hai cây đèn hai bên tượng trưng cho hai vầng sáng lớn, nhật nguyệt quang minh. Trên án thờ c̣n có b́nh bông tượng trưng cho những tinh anh của trời đất. Sau lư hương đặt một b́nh phong nhỏ, ư mốn che đậy những điều sai quấy của con cháu để linh hồn những người quá cố được an b́nh. C̣n cái bàn nhỏ thấp hơn, đặt ở phía trong gọi là giường thờ, phía dưới trải bốn chiếc chiếu để các vị tế lễ phủ phục lễ bái.

   Việc bài trí bàn thờ có thể treo thêm câu đối hai bên, bức hoành phi và bài vị.[17] Những bài trí này không phải theo ngẫu hứng nhưng đều phải mang nét cân đối âm dương, phù hợp với tinh thần văn hoá của người Việt Nam.

Kết Luận

   Chúng ta đang bàn về tín ngưỡng thờ phụng tổ tiên với ư hướng trở về nguồn t́m lại bản sắc dân tộc và hội nhập Tin Mừng vào đó. Những bài học lịch sử c̣n ghi lại tâm thức của lương dân khi họ được nghe rao giảng Tin Mừng, đó là một tâm thức nghi kỵ, phản kháng v́ Kitô Giáo không cho họ thờ kính chính tổ tiên của ḿnh. Ngày nay, những cảm thức như vậy có lẽ không c̣n nữa, lương – giáo tôn trọng và hiểu nhau hơn. Giáo Hội nỗ lực đem Tin Mừng hội  nhập vào các nền văn hóa, trân trọng và đón nhận tất cả những cái hay, nét đẹp của các truyền thống văn hóa – tín ngưỡng. Tuy nhiên chúng ta không quá ngây thơ chuyển từ cực này sang cực khác, không phải bất cứ nét văn hoá nào cũng có thể đưa vào Kitô Giáo, cần phải sáng suốt, nhạy bén và chọn lọc. Đây là một điều nan giải cho tiến tŕnh hội nhập văn hoá của Giáo Hội; làm sao một mặt vẫn giữ được căn tính của ḿnh, bảo vệ những nét tinh ṛng của đạo lư; mặt khác luôn cởi mở, đối thoại, và đón nhận những tinh hoa từ các nền văn hóa và tín ngưỡng khác.

   Đạo Ông Bà thiết tưởng chính là cốt lơi tinh tuư của tâm hồn người Việt Nam. Chúa có dạy điều ǵ khác đâu, đó cũng là yêu cha kính mẹ. Phụng Vụ Giáo Hội cũng dành ngày mồng hai tết để cầu cho tổ tiên, và đặc biệt dành nguyên tháng mười một để cầu nguyện, tưởng nhớ đến các linh hồn. Hơn nữa, hằng ngày trong mọi thánh lễ, Giáo Hội đều có lời cầu nguyện cho ông bà tổ tiên. Sự trùng phùng hội ngộ giữa Kitô Giáo và Đạo Ông Bà của người Việt Nam là điều khả thi lắm. Từ một thái độ cung kính, một tấm ḷng thành khi cúng tế gia tiên, đến một tinh thần cầu nguyện sâu xa cho tiên tổ của ḿnh trong những giờ kinh, trong Thánh Lễ Misa, đó chẳng phải là điều đáng mong lắm sao?

   Quốc Văn, OP

[1] Xc. Thời sự Thần Học, số 23, tháng 3/2001,tr. 63-64. Rahner 1980, tr. 327.

[2] Thư chung của Hội đồng giám mục Việt Nam , năm 1980.

[3] Xc. Vat. II, Hiến chế Hội thánh, số 16; và Sắc lệnhTruyền giáo, số 9.

[4] Nostra Aetate, số 2.

[5] Xc. Ecclesia in Asia, số 21.

[6] Ecclesia in Asia, số 1.

[7] Xc. Tân Việt, Phong tục cổ truyền Việt Nam, tập văn cúng gia tiên, Nhà xuất bản Văn  hoá dân tộc, 1994. tr. 12.

[8] Việc cúng 49 ngày có ư nghĩa: người ta quan niệm con người gồm hai phần: xác và hồn. Phần hồn có 3 hồn và 7 vía đối với đàn ông, đàn bà th́ 3 hồn 9 vía. Khi chết, phần xác phân huỷ, c̣n phần hồn th́ mỗi tuần bay đi một vía và 7 tuần (49 ngày) th́ bay hết 7 vía. Linh hồn c̣n lại th́ bất tử. C̣n đối với đàn bà, dù là 9 vía, nhưng vẫn cúng giỗ 49 ngày, điều này chưa thấy sách nào giải thích rơ ràng cả (Xc. Nguyễn Nghĩa Nguyên, tr. 30-31)

[9] V́ người ta quan niệm rằng, được 100 ngày, vong hồn người chết đă quen với sinh hoạt ở âm giới, không phải về nhà ăn cơm nữa (Xc. Sđd).

[10] “Giường thờ” là một cái bàn nhỏ đặt ở phía sau bàn thờ gia tiên, nơi để trưng bày lễ vật cúng gia tiên. 

[11] Xc. Toan Ánh, Phong tục thờ cúng trong gia đ́nh Việt Nam, tr. 9-10.

[12] Việc làm này được các cụ giải thích là có như vậy người khuất mới được hưởng số tiền vàng người sống gởi tới, vàng mă mới có thể biến thành tiền thật của cơi âm được (Sđd tr. 11).

[13] Đây là bài văn tế do thầy Nguyễn Gia Tường, giáo sư Hán Văn làm, Anh em Học viện Đa Minh đă tế lễ gia tiên vào dịp mừng xuân Kỷ Măo, 23 tháng Chạp năm Mậu Dần, tại Trung tâm sinh hoạt Đa Minh, 190 Lê Văn Sỹ, Phú Nhuận, Tp. HCM.

[14] Bài văn tế viết trên giấy màu vàng, đọc xong rồi đốt. Khi đốt sớ, mọi người cùng chú mục vào ánh lửa linh thiêng ấy. Nhớ phải đốt sao cho cháy hết tờ sớ, dừng sót lại chút nào, nếu sót lại tức là dâng cho tổ tiên sớ rách, như thế là thiếu ḷng tôn kính đối với chư vị.

[15] Chúng ta c̣n thấy những tên gọi khác như: bộ tam sự: gồm đỉnh hương, hộp lạp hương đựng trầm, và một bộ đồ xúc và khêu trầm; ngũ sự: thêm hai cọc cắm nến hoặc để dĩa đèn dầu; thất sự: thêm hai lọ lộc b́nh hoặc đôi hạc.

[16] Người ta quan niệm rằng “thiên viên địa phương”- “trời tṛn đất vuông”. Bầu thái cực chính là “trời tṛn” ấy.

[17] Người Công Giáo không đặt bài vị trên Bàn Thờ Gia Tiên, mà thay vào đó là bức ảnh của người quá cố. Đây cũng là một nét sáng tạo trong việc hội nhập văn hóa.

 

Mời xem Video CHO CON LÀ NẾN SÁNG của Alpha Linh (Nhóm Cát Trắng & Thiên Thần)

Linh xướng: Trần Ngọc và Khánh Linh

(Sau 15 giây vẫn chưa thấy hát xin ấn vào F5 hay Refresh)