Lời Chúa Hàng Tuần

Ngày 23 tháng 1 năm 2011

LỰA CHỌN CỦA CHÚA GIÊSU - NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN

Quí vị đang nghe  LẮNG NGHE LỜI CHÚA của Nguyễn Duy (Trần Ngọc hát)

(Sau 15 giây vẫn chưa thấy hát xin ấn vào F5 hay Refresh)

 

LỰA CHỌN CỦA CHÚA GIÊSU

   Địa lư nước Do Thái chia làm ba miền. Miền Nam được gọi là Giuđêa. Miền Trung là Samaria. Miền Bắc là Galilêa. Thủ đô Giêrusalem thuộc về miền Nam. Đây là trung tâm chính trị và tôn giáo. Vua Hêrôđê đóng đô ở Giêrusalem. Đền thờ Giêrusalem là trái tim của dân tộc Do Thái. Hằng năm người ở mọi miền tuốn về Giêrusalem dự lễ. Đây cũng là nơi quy tụ quyền lực tôn giáo. Có Dinh Thầy Cả Thượng Phẩm. Có các luật sĩ, biệt phái, văn nhân. Người ở Giuđêa coi Giêrusalem là đền thờ duy nhất, đạo ở Giuđêa là chính thống. Họ tẩy chay người ở Samaria, coi Samaria là ngoại đạo v́ người ở Samaria xây cất đền thờ riêng trên núi Garidim. Người ở Giuđêa không bao giờ đi lại tiếp xúc với người Samaria. C̣n miền Galilêa ở phía Bắc, tuy không có đền thờ đối nghịch với Giuđêa, nhưng bị Giuđêa khinh miệt v́ đó là nơi pha tạp đủ mọi sắc dân, là đất của dân ngoại.
 
  
Khởi đầu sứ vụ công khai, Chúa Giêsu đă không chọn rao giảng tại Giêrusalem. Bởi v́ Giêrusalem là vùng toàn ṭng theo đạo, nhưng lại kiêu căng hợm ḿnh, loại trừ người khác. Khi mới sinh ra, Chúa Giêsu đă phải chạy trốn bạo vương Hêrôđê. Hôm nay Hêrôđê con ông lại ra lệnh giết thánh Gioan Baotixita chỉ để thỏa măn ước vọng ngông cuồng của một phụ nữ. Chúa Giêsu đă không chọn Giêrusalem làm điểm xuất phát, bởi v́ các thày thượng tế, các văn nhân, luật sĩ, biệt phái đă chai đá, luôn t́m cách bắt bẻ, chứ không biết mở rộng tâm hồn đón nhận giáo lư của Ngài.
 
  
Ngài đă chọn Galilêa v́ Galilêa là vùng quê nghèo khiêm tốn, nhưng dân cư thuộc đủ mọi chủng tộc đă biết mở ḷng đón nhận giáo lư của Ngài. Ngài đă chọn Galilêa v́ ở đây không có loại trừ, mọi người biết đón nhận nhau, chung sống ḥa thuận. Ngài đă chọn Galilêa v́ Galilêa là vùng đất bị khinh miệt, dân cư bị gạt ra ngoài lề xă hội. Ngay từ buổi ban đầu Chúa Giêsu đă không để giáo lư của Ngài bị đóng khung trong bốn bức tường đền thờ, bị giới hạn trong một khung cảnh địa lư và dành riêng cho một giai cấp. Ngay từ buổi ban đầu Chúa Giêsu đă vạch ra cho Giáo Hội một đường hướng. Đó là ra đi, ra đi không ngừng nghỉ, ra đi đến những chân trời xa lạ, ra đi đến với mọi người thuộc đủ mọi chủng tộc, ngôn ngữ, màu da. Đó là đi đến với những người bị bỏ rơi, bị khinh miệt, bị gạt ra ngoài lề xă hội.
 
  
Việc lựa chọn môn đệ của Chúa Giêsu cũng rất độc đáo. Ngài không lựa chọn môn đệ trong đền thờ, nhưng lựa chọn môn đệ giữa chợ đời. Ngài không lựa chọn những kẻ nhàn hạ rảnh rang, nhưng lựa chọn những người đang tất bật làm việc. Ngài không chọn những người trí thức uyên thâm, thông kinh hiểu luật, nhưng lựa chọn những anh thuyền chài, đơn sơ, cục mịch. Ư định truyền giáo của Ngài là rất rơ ràng. Ngài lựa chọn những người dám ra đi, dám mạo hiểm, sẵn sàng từ bỏ, không ngần ngại, không do dự. Ngài lựa chọn những con người có trái tim mở rộng, biết hy sinh quên ḿnh, không bám víu vào bất cứ một điểm tựa nào, dù là lề luật, dù là đền thờ, dù là kiến thức. Buông tất cả để chỉ nắm lấy Thiên Chúa. Bỏ tất cả để chỉ đi theo Thiên Chúa.

  
Những lựa chọn của Chúa Giêsu khiến tôi hiểu rằng: Ngài yêu thích những tâm hồn rộng mở biết sống hài ḥa, biết đón nhận anh em. Ngài yêu thích những tâm hồn đơn sơ nhỏ bé, ưa thích sống đời khiêm nhường b́nh dị. Ngài yêu thích những tâm hồn nồng nàn yêu thương. Đó là những tâm hồn dễ dàng đón nhận và chia sẻ Tin Mừng. Đó là những thửa đất tốt cho hạt giống Tin Mừng nảy mầm, đơm bông kết trái.
 
  
Lạy Chúa Giêsu, xin mở ḷng con để con đón nhận được Lời Chúa và để Lời Chúa sinh nhiều bông hạt.
 
KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG

1)_ Chúa Giêsu có những lựa chọn khác với thường t́nh. Tại sao ?
2)_ Tại sao Chúa Giêsu không bắt đầu rao giảng tại thủ đô Giêrusalem, nhưng lại bắt đầu từ Galilêa, vùng đất dân ngoại?
3)_ Tại sao Chúa Giêsu lại chọn tông đồ giữa đám thuyền chài thất học?

   TGM. Ngô Quang Kiệt

 

Bản đồ Do Thái thời Chúa Giêsu

 

NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN VÀ SỨ MỆNH RAO GIẢNG PHÚC ÂM

(theo tài liệu của Hiệp Hội Giáo Dân Rao Giảng Phúc Âm)

   Người tín hữu giáo dân ngày nay được mời gọi đảm nhận lấy một phận vụ tích cực trong Giáo Hội, can cường trong việc tŕnh bày Chúa Kitô cho mọi người, quảng đại và chân chính nhân chứng Phúc Âm, loan báo hoà b́nh cho thế giới.  

1.- Người tín hữu giáo dân trong lịch sử.

   Nhưng người tín hữu giáo dân là ai? Khởi đầu từ khảo cổ học, từ ngữ tín hữu giáo dân của Việt Ngữ chúng ta, được phiên dịch từ “laicus (La tinh), laico (Ư Ngữ) và laique (Pháp Ngữ), đều phát xuất từ danh từ “lạs(dân, Hy Lạp). Đức Cha Paolo Rabitti, Giám Mục giáo phận Ferrara, trong bài diễn văn khai mạc Đại Hội đă cho thấy trong ḍng lịch sử Giáo Hội, danh tư người tín hữu giáo dân bị cướp mất đi ư nghĩa đến ba lần. Đó là

   1- việc chia tách giữa quyền lực giáo quyền và cộng đồng dân Chúa, do dụng ư của hoàng đế Constantino, đă đánh cướp đi hàng giáo phẩm, tách ra khỏi chiếc nôi dân chúng của ḿnh, gán cho hàng giáo phẩm quyền lực chính trị;

   2- việc đánh cướp lần thứ hai, là lần chia tách khỏi sự thánh thiện, khi thấy phận vụ rao giảng Phúc Âm giao phó cho hàng giáo phẩm bị thất thoát, liền được các ḍng tu trên sa mạc đảm lấy, khiến cho người tín hữu giáo dân bị cột chặt như là những kẻ biotikoi - làm cản trở cuộc sống hay đúng hơn là những kẻ sống bên lề hay có đời sống tôn giáo không có ǵ quan trọng đáng chú ư;

   3- cuộc đánh cướp thứ ba là cuộc đánh cướp do việc chia tách ra khỏi văn hóa, xảy ra khoản năm 1000, theo đó th́ chỉ có hàng giáo phẩm mới là những người thông thái, trong khi đó th́ người tín hữu giáo dân là những kẻ dốt nát , thiếu văn hoá

   Kế đến Vị Giám Mục nh́n vào hiện tại, ngài lưu ư mọi người tham dự Đại Hội rằng Giáo Hội với Công Đồng Vatican II đă thực hiện những bước tiến vĩ đại đối với quá khứ, khoản thời gian mà người tín hữu giáo dân được truyền lệnh phải giữ thinh lặng, vâng lời và đóng góp trả tiền

   Khúc quanh quan trọng của Công Đồng có thể được thể hiện bằng ba từ ngữ có tính cách mệnh lệnh tính: thông hiệp, sứ mệnh, và nhân chứng.

   Giáo Hội không thể nào không có sự thông hiệp góp sức của tất cả các thành phần của ḿnh. Và vị Giám Mục lấy một ví dụ thực tế rất dễ hiểu, được diễn tả như là một tấm vải nhựa mà đội quân cứu hỏa chăn ra bên dưới, để những người bị cháy nhà ở các từng lâu trên có thể nhảy xuống đó, để được cứu sống. Muốn cho tấm văi được chắc chắn có khả năng chịu đựng nổi sức nặng của các nạn nhân nhảy xuống, cầm phải có nhiều người càng tốt, cùng nhau mỗi người một tay phụ nhau, cùng chung sức thông hiệp nhau, cầm lấy tấm văi để giữ cho chặt.

   Trong h́nh ảnh đó, việc rao giảng Phúc Âm Cứu Rỗi không phải chỉ là bổn phận của một ḿnh Chúa Kitô, mà là liên hệ đến tất cả những ai thuộc về Chúa Kitô và đem về Chúa Kitô, hay nói cách khác là tất cả mọi khía cạnh, phương tiện và chủ đề cần thiết để nhân bản hoá con người và thế giới con người.

   Giám Mục Paolo Rabitti kết luận, bằng cách nh́n ra hai điều thuận lợi, mà tương lai hiến tặng trong tay các tín hữu giáo dân:

   *- tính cách toàn cầu hoá, làm cho các nền văn hoá và các dân tộc xích lại gần nhau hơn, khiến cho các tôn giáo và các nền luân lư trước đây xa cách nhau, có thể gặp được nhau và đối thoại với nhau,

   *- phương tiện truyền thông , lănh vực thích ứng đặc biệt cho người tính hữu giáo dân, làm cho chúng ta thấy được các hoàn cảnh nghèo khổ và con người bị chà đạp thảm đạm, nhứt là ở một vài quốc gia độc tài c̣n sót lại, làm cho người tín hữu giáo dân có cơ hội để sống sứ mạng truyền giáo của ḿnh có được một cái nh́n toàn cầu đến các anh em cần được cứu giúp

2.- Người tín hữu giáo dân với một nền văn hoá hoà b́nh.  

   Massimo Toschi (một diễn giả giáo dân trong Đại Hội) phân tích hiện trạng chúng ta đang sống, như là t́nh trạng của thời chiến tranh và nhắc lại các giai đoạn, từ Công Đồng Vatican II cho đến triều đại Đức Đương Kiêm Giáo Hoàng về một nền hoà b́nh. Diễn giả chú ư đến các giai đoạn diễn biến của nền thần học, đă được thay đổi sau các biến cố đáng khích lệ năm 1989 (bức tường Bá Linh sụp đổ), đă hoạt động tích cực trở lại ba năm sau đó, với cuôc chiến tranh đầu tiên ở vùng Vịnh và các cuộc chiến tranh đầy thảm đạm kế tiếp (Somalie, Balcan, Cecenia, nội chiến ở Afghanistan, Iraq).

   Theo diễn giả, chúng ta đang ở trong t́nh trạng chiến tranh, không phải chiến tranh đánh đấm giữa quân đội với nhau, mà là chiến tranh tàn sát đối với thường dân vô tội

   Trong mười năm trở lại đây, theo bản đúc kết của một vài nhà thống kê học, cứ trong số 100 người chết v́ chiến tranh, th́ có đến 90 người là thường dân vô tội, nhứt là trẻ em.

   Nhưng đứng trước thảm cảnh vừa đề cập, chúng ta cũng có những lư do để hy vọng. Bởi v́ một cách nào đó, hay dưới một h́nh thức nào đó, hiện nay đă nẩy sinh một phong trào đại chúng cho hoà b́nh, không phải dựa trên ư thức hệ nữa, như các phong trào lịch sử trong quá khứ, mà là dựa trên kinh nghiệm của những cuộc chiến tranh vô ích và phá sản, được dùng như dụng cụ để làm chính trị cùng với các phương tiện khác.

   Diễn giả cũng cho biết rằng cuộc chiến tranh hiện tại ở Iraq, là cuộc chiến tranh dựa vào các cuộc tuyên truyền giả tạo dựa vào lư chứng cho rằng Iraq có khí giới nguyên tử, có khả năng tiêu diệt tập thể và và chiến tranh vẫn khai diên, mặc dầu là cuộc chiến không được quốc tế chính danh hoá cho việc can thiệp bằng vũ lực. Và từ đó diễn giả Massimo Toschi kết luận rằng bản tính của Phúc Âm là đem lại đời sống cho cả kẻ thù, không phải bằng đối đầu và chiến đấu tiêu diệt chúng.

   Người tín hữu giáo dân có mục đích đem Tin Mừng Phúc Âm đến cho mọi người phải là người mang đến nền văn hoá hoà b́nh, được diễn tả và thực hiện qua điều răn chớ giết người, biết tha thứ, biết đứng về phía các nạn nhân bất hạnh, đặt ưu tiên cho tiếng nói lương tâm ḿnh và không bị sợ hăi cầm giữ, trói buộc. 

3.- Mẫu gương của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolồ II.

   Luigi Accatoli, một diễn giả giáo dân khác trong Đại Hội, một chuyên  gia đặc phái viên của nhật báo Corriere della Sera, tờ báo lớn nhất nh́ ở Ư Quốc, người có nhiều kinh nghiệm và diễn giả có tính cách thuyết phục. Ông đă đề cập đến tinh thần và cách hành xử của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolồ II như là khuyến khích và mẫu gương cho người tín hữu giáo dân dấn thân vào các lănh vực trần thế toàn cầu.

Bốn đặc điểm được làm nổi bậc một cách đặc biệt:

   *- đặc điểm thứ nhứt, Đức Thánh Cha đă thực hiện triều đại giáo hoàng của ngài với tinh thần tông đồ, chớ không c̣n như là người cai trị Giáo Hội. Thật vậy, Đức Thánh Cha xác tín rằng mỗi con người đều có khả năng đón nhận tin loan truyền về Chúa Giêsu Kitô. Như vậy, ngay cả những người tín hữu giáo dân cũng có thể mạo hiểm trong xă hội hiện đại và toàn cầu hoá với xác tín rằng ḿnh có thể nói về Chúa Kitô cho mọi người.

   *- đặc tính thứ hai, đó là đức vâng lời. Chính v́ do đức vâng lời mà Đức Thánh Cha chấp nhận việc tuyển chọn ngài lên ngôi vị Giáo Hoàng, mặc dầu ngài biết rằng thật là khó khăn mà có thể nói về Chúa Giêsu hôm nay cho thế giới hiện đại, cũng như ngài ư thức các thử thách lớn lao đang trong thời hiện đại. Bởi đó ngài mời gọi mọi người chúng ta hăy phó thác cho Chúa Giêsu Kitô;

   *- đặc tính thứ ba, đó là nh́n con người bằng cặp mắt của chính Chúa Giêsu nh́n họ, như những ǵ chúng ta đọc được trong Thông Điệp Redemptor hominis, n. 18 của ngài. Điều đó có nghĩa là chúng ta: Đó là thái độ tích cực phải có ngay từ lúc khởi đầu, chớ không phải là thái độ xét xử, phán đoán, kết án đối với thế giới chung quanh chúng ta. Phải có can đảm đi khắp nơi, ngay cả những nơi được khuyên không nên đến,  hăy lẩn tránh. (Đức Thánh Cha đă đi sang viếng Cuba, và đi vào đền thờ Hồi Giáo và đền thờ Do Thái Giáo), để có thể cho thấy rằng chúng ta muốn loan báo Chúa Kitô ở bất cứ đâu;

    *- đặc tính sau cùng là tŕnh bày Phúc Âm một cách trong sáng và xác thực, sine glossa, không quanh co, nhân nhượng, những ǵ ḿnh phải nói. Thật là ngoạn mục, Đức Thánh Cha đă lấy lại khẩu hiệu của các phần tử lạc đạo của hoàng đế Celestino V, được gọi là các tiểu đệ có đời sống khó nghèo - de paupere vita, để đề ra một mẫu gương sống Kitô Giáo đâm gốc rễ vào Phúc Âm, nhất quyết không cải tiến để được tiện nghi và nhân nhượng điều khiển hơn. 

   Ḷng kiên tŕ bênh vực sự sống của ngài, từ lúc mới tượng thai trong ḷng mẹ cho đến lúc cuối đời, được thể hiện bằng những lần ngài lên án các cuộc chiến tranh gần đây và các án tử h́nh.

   Thái độ kiên tŕ bênh vực đời sống đó, không những được đặt trên Phúc Âm là Tin Mừng của sự sống, mà c̣n được thúc đẩy bằng kinh nghiệm bản thân của ngài, thoát xuất từ giáo phận của ngài ở Ba Lan, đă tận mắt chứng kiến những cảnh khủng khiếp đối với con người trong các ḷ sát sinh ở Auschwitz. Điều đó cho thấy ngay cả các Kitô hữu đơn sơ càng nên có ḷng can đảm thực hiện tác động được trong xă hội, bởi v́ họ không phải chịu trách nhiệm của hàng giáo phẩm, nên dễ thi hành hơn.    

4.- Kết luận:

   Qua một ít điều được duyệt xét qua về Nội Dung của Đại Hội Giáo Dân Rao Giảng Phúc Âm, chúng ta càng thấy rơ cần có người tín hữu giáo dân và gia đ́nh, nhân cội phát xuất và nền tảng, nơi khởi xướng sứ mạng rao giảng Phúc Âm. Người tín hữu giáo dân và gia đ́nh cần khám phá ra mối tương quan ơn gọi nhân chứng cho Chúa Kitô, như là nơi phượng tự mới trong thế giới ngày nay và cộng tác với Giáo Hội, do sứ mạng bẩm sinh của ḿnh đ̣i buộc từ ngày ḿnh nhận Phép Rửa, chớ không phải là sứ mạng được Cha Sở, Giám Mục, Hồng Y hay Giáo Hoàng ủy thác cho, hay là sứ mạng phiến diện, không có ǵ quan trọng của kẻ ăn cơm nguội, ở nhà ngoài

   Người tín hữu giáo dân cần phải được lớn lên, trưởng thành trong hân hoan, can đảm và được đào tạo, có kiến thức thần học của người sống giữa thị xă trần thế. Họ chính là những người có nhiều cơ hội và khả năng thuận tiện hơn để trở thành thân cận với anh em bằng tâm t́nh cảm thương và loan báo Tin Mừng giải thoát của Chúa Kitô thay v́ sống cuộc sống khoanh co vỏ ốc tiện lợi cho cá nhân ḿnh. Trong cách sống vừa được diễn tả, người tín hữu giáo dân không có ǵ phải âu lo, ái náy, bởi lẽ:

   *- bên cạnh họ c̣n có hàng giáo phẩm,

   *- cuộc sống của người tín hữu giáo dân, con Chúa là cuộc sống phó thác vào Lời Chúa đầy uy lực và êm dịu, có thừa khả năng để cải hoá tâm hồn anh em, mà ḿnh muốn đem trở về với Thiên Chúa.

   NGUYỄN HỌC TẬP