Ngày 27 tháng 3 năm 2011
CÁI KHÁT CỦA CON NGƯỜI - NHỊP CẦU THIÊNG LIÊNG
Quí vị đang nghe HÀNH TRANG NGƯỜI TRẺ của Hoàng Đức (Duy Quang hát & giới trẻ phụ hoạ)
(Sau 15 giây vẫn chưa thấy hát xin ấn vào F5 hay Refresh)
CÁI KHÁT CỦA CON NGƯỜI
Phụng vụ Lời Chúa của Chúa
Nhật III Mùa Chay, đặc biệt bài đọc
thứ nhất (Xh 17,3-7) và bài Tin Mừng (Ga 4,5-42) hướng
chúng ta đến chủ đề “nước”.
Đi trong sa mạc, dân Chúa xưa đă nổi
loạn với Môsê v́ thiếu nước và Thiên Chúa
đă ban cho họ nước chảy ra từ
tảng đá tại Horeb. Trên đường
truyền giáo, Chúa Giêsu đă dừng chân bên
giếng nước Giacob, Ngài đă xin một phụ
nữ Samaria chút nước và Ngài hứa ban cho
chị ta nước trường sinh.
Nói đến nước là nói đến
một trong những nhu cầu căn bản của con
người xét như loài có sự sống. Thiếu
nước là như sự chết đang cận
kề. Người ta có thể vượt qua
những thiếu thốn của cải, tiện nghi…
và người ta cũng có thể chịu đựng
cái đói trong một thời gian khá dài, trên dưới
một tháng, thế nhưng không một ai có thể
cầm cự với cái khát quá dăm bảy ngày. Chính
v́ thế mà việc đáp ứng nhu cầu khát nước
trở thành một việc cấp thiết mang tính
sống c̣n. Vượt trên các loài sinh vật bậc
thấp, loài người chúng ta ngoài cái khát tự
nhiên là khát nước th́ c̣n có nhiều nổi khát
xuất phát từ nhu cầu của sự phản
tỉnh hay sự tự nhận biết về hiện
hữu của ḿnh. A_
Những cái khát của kiếp nhân sinh:
1.- Khát mong được
nh́n nhận: Tôi là một con người.
Đây là một chân lư hiển nhiên. Thế mà
vẫn đă từng có, trong quá khứ và ngay cả
hôm nay, rất nnhiều người chưa được
nh́n nhận như là một con người. Đó là
trẻ em, phụ nữ, người nô lệ, người
bất hạnh, quả phụ, cô nhi, ngoại kiều,
người nghèo hèn, kém phận… Đọc Cựu
Ước, chúng ta thấy rơ hiện tượng này.
Các Ngôn sứ đă không ngừng lên tiếng về
đề tài này. Người phụ nữ bên bờ
giếng Giacob phải chăng không là ngoại lệ.
Dù đă năm đời chồng và hiện đang
sống với người thứ sáu, thế mà có
thể chị chưa được nh́n nhận như
là một người vợ? Phải chăng chị
vẫn c̣n bị xem như một thứ “sở
hữu” của người chồng?
Khi sinh thời mẹ Têrêxa thành Calcutta
gặp gỡ rất nhiều người bất
hạnh, xấu số. Sau khi gặp mẹ, họ
đă từng tâm sự rằng: họ măn nguyện v́
cho dẫu chưa được sống như một
con người th́ họ cũng đă được
chết như một con người. Chúa Kitô mạnh
mẽ tuyên bố rằng không cần đă giết
người th́ mới bị đoán phạt, nhưng
nếu loại bỏ tha nhân từ trong tâm trí và
lối ứng xử của ta tức là không nh́n
nhận tha nhân như là một con người th́ ta cũng
đă đáng bị trừng phạt (x.Mt 5,21-22).
Người ta không chỉ khát khao
được nh́n nhận như một con người
mà con mong được nh́n nhận như là một
người khác. Điều này nói lên sự độc
lập, khác biệt của tha nhân đối với
ta. Ngay cả trong đời sống hôn nhân, dù nỗ
lực làm cho “ḿnh với ta tuy
hai mà một” nhưng họ vẫn
phải luôn ư thức để tôn trọng sự
thật “ta với ḿnh tuy một
mà vẫn là hai”. Quả thật người
ta sẽ chẳng c̣n là chính ḿnh một khi bị
đồng hóa do bởi một ai đó hay bởi
một thế lực nào đó.
2.- Khát mong được
chấp nhận và được đón nhận:
Được nh́n nhận như là một con người,
như là một người khác vẫn chưa đủ
nếu ta không được kẻ
khác chấp nhận và đón nhận. Từ
đáy sâu thẳm của từng người, luôn có
đói khát mong được tha nhân chấp nhận
và đón nhận ḿnh như ḿnh đang là, đang có.
Một trong những lẽ sống của con người
là khi thấy ḿnh c̣n có giá trị, đang c̣n hữu
ích cho ai đó. Và điều này được
chứng thực khi tha nhân chấp nhận và đón
nhận ta. Khi t́m hiểu nguyên nhân khiến cho
nhiều người, kể cả giới trẻ t́m
đến cái chết bằng sự tự vận th́ người
ta nhận ra một trong những nguyên nhân chính đó
là v́ họ mang mặc cảm bị người chung
quanh khước từ.
Con người chúng ta thường bị cám
dỗ chấp nhận hay đón nhận kẻ khác “với
điều kiện”. Người ta phải
thế này, phải thế kia th́ tôi mới nhận,
mới tiếp. Có những điều kiện mang tính
khách quan, nhưng cũng không thiếu những điều
kiện mang tính chủ quan hoặc duy ư chí. Điều
này mặc nhiên nói lên rằng ta sẽ chỉ
nhận nhau khi hội đủ điều kiện
theo ư ḿnh và nếu v́ lư do ǵ đó mà không đủ
điều kiện th́ sẽ bị loại trừ. B_
Chúa Kitô: Đấng giải khát cho nhân loại:
“Chị cho tôi xin chút
nước uống”. Khi mở miệng xin
người phụ nữ chút nước, Chúa Giêsu nh́n
nhận sự hiện hữu của chị và cả
sự cần thiết của chị. Tin mừng tường
thuật Chúa Giêsu đi đường mỏi mệt,
Ngài đang cần nước uống và Ngài không có
gầu. Như thế việc Ngài xin chị phụ
nữ cho chút nước là một việc tự nhiên,
rất thật của đời thường. “Ông
là người Do Thái mà lại xin tôi, một phụ
nữ Samaria, cho ông nước uống sao?”.
Không đơn thuần là câu hỏi vặn ngược
mà thực chất là lời khẳng định
của chị: Dù là Samaria, dù là phụ nữ, th́ tôi
cũng là một con người như ông và ông đang
cần tôi. Chị Samaria đă được giải
khát, môt cái khát nền tảng của kiếp nhân
sinh là được nh́n nhận.
“Đến mà xem: có
một người đă nói với tôi tất cả
những ǵ tôi đă làm”. Lời giới
thiệu của chị phụ nữ với dân làng
đă nói lên sự thỏa khát vô bờ của
chị. Chị đă được Chúa Giêsu đón
nhận như chị đang là, dù chị đă trăi
đời với năm người đàn ông và
đang chung sống bất chính với người
thứ sáu. Mà chắc ǵ người thứ sáu này
sẽ nhận chị! Chúng ta đừng quên thời
bấy giờ hiếm có chuyện đàn bà bỏ
đàn ông mà ngược lại.
Các Ngôn sứ thường lên án tội
lỗi của dân Chúa xưa và loan báo các h́nh
phạt họ phải chịu. Thế nhưng sau đó
lại gợi mở về sự khoan dung tha thứ
của Chúa. “Dân Ta cứ
miệt mài buông theo bội tín, chúng được kêu
mời hăy vươn lên, mà chẳng một ai ngóc
đầu dậy! Hỡi Ephraim, Ta từ chối ngươi
sao nỗi! Hỡi Israel, Ta trao nộp ngươi sao
đành!...Trái tim Ta thổn thức, ruột gan Ta
bồi hồi” (Hs 11,7-8). Mọi người
và mỗi người đều có chỗ đứng
trong Trái Tim Cực Thánh của Đấng Cứu
Độ. Không một ai là đồ bỏ đi.
Bất cứ ai cũng đều được Thiên
Chúa đón nhận, chỉ trừ khi họ cố t́nh
khước từ. V́ đó là tội phạm đến
Chúa Thánh Thần (x.Mt 12,32). “Ai
khát, hăy đến với tôi, ai tin vào Tôi, hăy đến
mà uống! Như Kinh Thánh đă nói: Từ ḷng Người,
sẽ tuôn chảy những ḍng nước trường
sinh” (Ga 7,38). Biết bao con người
đang khát ở quanh ta. Là Kitô hữu, ước ǵ
chúng ta góp phần giải khát cho tha nhân khi nh́n
nhận nhau, chấp nhận nhau và đón nhận nhau ngay
trong hiện trạng của nhau. Lm Nguyễn Văn Nghĩa
|
|
NHỊP
CẦU THIÊNG LIÊNG
Từ
khi cầu Mỹ Thuận được đưa vào
sử dụng, con đường về miền Tây như
ngắn lại, đôi bờ sông Tiền gần gũi
nhau hơn. Đời sống thần linh và đời
sống phàm trần cũng như hai bờ sông cách xa
vời vợi. Cần có những nhịp cầu
nối liền ḍng sông thiêng liêng giúp con người
đi về gặp gỡ Thiên Chúa.
|
|