Lời Chúa Hàng Tuần

Ngày 21 tháng 11 năm 2010

VƯƠNG QUỐC ĐỨC KITÔ - LỄ CHÚA GIÊSU KITÔ VUA

    

Quí vị đang nghe Đáp ca: JESUS REMEMBER ME... (đồng ca)

(Sau 15 giây vẫn chưa thấy hát xin ấn vào F5 hay Refresh)

 

VƯƠNG QUỐC ĐỨC KITÔ

   Nghe bài Tin Mừng hôm nay, có lẽ nhiều người thắc mắc: Giáo Hội có nhầm không? Ngày Lễ Chúa làm Vua mà lại đọc bài tường thuật cái chết tủi nhục của Chúa Giêsu. Thật khó hiểu.
   Ta không hiểu, v́ trí ta luôn vẽ ra h́nh ảnh một ông Vua theo kiểu trần gian. Trong khi Chúa Giêsu đă cho biết: “Nước tôi không thuộc trần gian này” (Ga 18,36). Bài Tin Mừng hôm nay cho ta thấy ba tính cách của Vương Quốc Đức Kitô.
 
  
Đó là Vương Quốc của Ḷng Hiếu Thảo. Thiên Chúa muốn thiết lập Vương Quốc này ngay từ buổi sơ khai. Nhưng ma quỷ phá hoại bằng cách xúi giục con người chống lại Thiên Chúa. Chúa Giêsu xuống thế để tái lập mối liên hệ Cha Con giữa Thiên Chúa với loài người. Ngài đă sống như một người Con Hiếu Thảo của Thiên Chúa Cha. Sống kết hiệp với Thiên Chúa Cha. Trong Phúc Âm, lời đầu tiên Ngài nói là nói về Thiên Chúa Cha: “Cha mẹ không biết con phải lo việc của Cha con ư?” (Lc 2,49). Lời cuối cùng của Ngài cũng hướng về Thiên Chúa Cha: “Lạy Cha, con phó linh hồn con trong tay Cha” (Lc 23,46). Trọn cuộc đời Ngài luôn thi hành thánh ư Thiên Chúa Cha, cho dù có những lúc phải đổ mồ hôi máu mới bỏ được ư riêng ḿnh. Ngài đă sống đến cùng tâm t́nh của người con hiếu thảo. Trên thập giá, Ngài đă hoàn tất việc thiết lập Vương Quốc ban đầu theo ư định của Thiên Chúa Cha; quy tụ những người con hiếu thảo trong Nhà Cha trên trời.
 
  
Đó là Vương Quốc của Sự Tự Do. Con người rời xa Thiên Chúa rơi vào ṿng tay ma quỷ. Ma quỷ trói buộc con người bằng những sợi dây nô lệ: nô lệ cho danh vọng, nô lệ cho tiền bạc, nô lệ cho thú tính. Đức Giêsu xuống trần gian để giải thoát con người khỏi ách nô lệ ma quỷ. Ngài cứu con người khỏi mọi thứ sợ hăi. Ngài giải phóng chúng ta khỏi mọi áp lực, mọi mặc cảm. Trọn đời Ngài nêu gương một đời sống tự do. Thoát khỏi sự ràng buộc của Của Cải Vật Chất, Ngài sống như một người nghèo: “Con chim có tổ, con chồn có hang, nhưng Con Người không có ḥn đá gối đầu” (Mt 8,20). Ngài đă chống lại những cơn cám dỗ về quyền lực từ ngày đầu tiên trong sa mạc cho đến phút cuối đời trên thập giá: “Nếu Ông là Con Thiên Chúa, hăy biến đá thành bánh mà ăn” (Mt 4,3). “Nếu Ông là Đức Kitô, hăy xuống khỏi thập giá, chúng tôi sẽ tin”. Rất tự do, Ngài đă đi vào cái chết. Chính khi bị treo trên thập giá, thân trần trụi, mất hết mọi uy tín, danh dự, Ngài đă phá tung hết mọi thứ xiềng xích nô lệ, khai mạc một triều đại tự do cho con người.
 
  
Đó là Vương Quốc của T́nh Yêu. Chúa Giêsu xuống trần để làm chứng về T́nh Yêu. Rao giảng, thi ân, tha thứ. T́nh Yêu lên đến cực điểm trong những giây phút cuối đời khi Ngài quỳ xuống rửa chân cho môn đệ, khi Ngài chữa lành tai cho kẻ đến bắt Ngài, khi Ngài tha thứ cho kẻ phản bội, và nhất là khi Ngài cầu xin Thiên Chúa Cha tha thứ cho những kẻ giết Ngài. Thật là một T́nh Yêu nguyên tuyền không hề vương chút hận thù. Một T́nh Yêu bao la lan tới mọi góc biển chân trời. Một T́nh Yêu cao cả đáp lại hận thù. Thánh giá diễn tả T́nh Yêu Chúa Giêsu dành cho Thiên Chúa Cha. Thánh giá diễn tả T́nh Yêu Chúa Giêsu dành cho nhân loại. Thánh giá diễn tả T́nh Yêu tha thứ Chúa Giêsu dành cho những kẻ thù ghét Ngài.
 
  
Cái chết trên thập giá là một cuộc chiến thắng. Chiến thắng của tâm t́nh hiếu thảo. Chiến thắng của sự tự do nội tâm. Chiến thắng của t́nh yêu. Chính trên cây thập giá, Chúa Giêsu đă lên ngôi vua. Chính khi hứa cho người trộm lành vào thiên đàng, Chúa Giêsu đă khai mạc Vương Quốc của Người.
  
Vương Quốc Đức Kitô đă rộng mở chào đón tất cả mọi người. Chúng ta hăy mặc lấy tâm t́nh của người con hiếu thảo hoàn toàn vâng phục thánh ư Đức Chúa Cha, hăy sống tự do, dứt bỏ mọi ràng buộc của danh, lợi, thú, hăy mở rộng trái tim yêu thương. Như thế ta mới xứng đáng trở thành công dân trong Nước Thiên Chúa.
 
  
Lạy Chúa Giêsu là Vua của tâm hồn con, xin nhận con vào Vương Quốc của Ngài. Amen.
 
KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG

1).- Đă bao giờ bạn cảm nghiệm được sự tự do hoàn toàn, không c̣n ham hố tiền tài, danh vọng, lạc thú chưa? Nếu có, bạn cảm thấy thế nào?
2).- H́nh ảnh về Vua Giêsu nghèo hèn, khiêm nhường, chịu thiệt tḥi, luôn tha thứ gợi lên trong bạn tâm t́nh nào?
3).- Tuần này bạn sẽ làm ǵ để Vương Quốc Chúa Giêsu lan rộng tới những người chung quanh?

  
TGM Ngô Quang Kiệt

 

LỄ CHÚA GIÊSU KITÔ VUA

Phúc Âm: Lc 23, 35-43

   "Lạy Ngài, khi nào về nước Ngài, xin nhớ đến tôi".

   Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca. Khi ấy, các thủ lănh cùng với dân chúng cười nhạo Chúa Giêsu mà rằng: "Nó đă cứu được kẻ khác th́ hăy tự cứu ḿnh đi, nếu nó thật là Đấng Kitô, người Thiên Chúa tuyển chọn". Quân lính đều chế diễu Người và đưa dấm cho Người uống và nói: "Nếu ông là vua dân Do-thái, ông hăy tự cứu ḿnh đi". Phía trên đầu Người có tấm bảng đề chữ Hy-lạp, La-tinh và Do-thái như sau: "Người Này Là Vua Dân Do Thái".

   Một trong hai kẻ trộm bị đóng đinh trên thập giá cũng sỉ nhục Người rằng: "Nếu ông là Đấng Kitô, ông hăy tự cứu ông và cứu chúng tôi nữa". Đối lại, tên kia mắng nó rằng: "Mi cũng chịu đồng một án mà mi chẳng sợ Thiên Chúa sao? Phần chúng ta, như thế này là đích đáng, v́ chúng ta chịu xứng với việc chúng ta đă làm, c̣n ông này, ông có làm ǵ xấu đâu?" Và anh ta thưa Chúa Giêsu rằng: "Lạy Ngài, khi nào về nước Ngài, xin nhớ đến tôi". Chúa Giêsu đáp: "Ta bảo thật ngươi: ngay hôm nay, ngươi sẽ ở trên thiên đàng với Ta".

Suy Niệm: 2 Samuel 5,1-3; Thư Colosê 1,12-30; Tin Mừng Luca 23,35-43

   Hôm nay, Chúa Nhật cuối cùng của Năm Phụng Vụ, Giáo Hội mừng Lễ Chúa Kitô Vua. Giáo Hội muốn mừng trước lễ sẽ diễn ra và được cử hành cực kỳ long trọng vào lúc thời gian tận cùng khi mà Chúa Kitô sẽ trở lại trong vinh quang thâu hồi tất cả tạo vật được cứu độ đưa vào trong hạnh phúc trường sinh. Hơn nữa, Giáo Hội muốn đặt ngày trọng đại ấy trở nên ngọn Hải Đăng chói sáng hướng dẫn con thuyền Hội Thánh vượt biển trần gian mà không bao giờ lạc hướng... Nói cách khác Giáo Hội ao ước càng tiến xa trên đường đời chúng ta càng nh́n thấy ảnh hưởng và uy quyền của Chúa Kitô càng ngày càng tỏ hiện cả chiều rộng và chiều sâu. Muốn như vậy chúng ta phải hiểu rơ tước hiệu làm Vua và thực quyền thống trị của Chúa Kitô là ǵ, để do đó chúng ta biết sống ở trong Nước Ngài và làm cho Nước Ngài luôn lan rộng thêm.

1. Đavít, H́nh Ảnh Báo Trước Về Chúa Kitô Vua

   Bài sách Samuel nhắc lại chuyện Đavít đă trở thành vua Israel như thế nào. Nó cho chúng ta biết nguồn gốc Vương Quyền của Chúa Kitô v́ chính Ngài vẫn được dân Cựu ước chờ đợi như là Con Vua Đavít sẽ đến trị v́ trên Dân Thiên Chúa.

   Vậy Đavít bấy giờ mới chỉ là vua xứ Giuđa. Các chi tộc Israel ở phía Bắc vẫn chưa công nhận Vương Quyền của ông. Họ c̣n lưu luyến nhà Saulê. Nhưng hai cuộc ám sát xảy ra đă khiến họ đổi ư... Ishbaal con của Saulê bị sát hại sau khi vị tướng của Israel là Abner bị giết. Đầu mục các chi tộc kia liền đến Hêbron yết kiến Đavít và xin qui phục vương quyền của ông. Chúng ta hăy lưu ư những lư lẽ họ đă đưa ra:

   + Ngài (tức là Đavít) cũng là cốt nhục với chúng tôi.

   + Ngài đă từng là tướng triều Saulê, Vua nước chúng tôi.

   + Ngài đă được Thiên Chúa chọn để chăn dắt và lănh đạo dân Thiên Chúa.

   Đó không phải là lời lẽ của những người đầu hàng; nhưng là những lời có tính toán và đặt điều kiện. Nói đúng hơn, những lời này cho thấy các đ̣i hỏi tiên quyết nơi một vị Vua của Israel... Ông phải có cốt nhục với đồng bào của ông; ông đă phải vào sinh ra tử cho Đất nước của ông; và nhất là ông phải được Thiên Chúa chọn; v́ làm vua nơi dân Chúa không phải như nơi các dân tộc của những quốc gia khác, nói đến Vua Chúa là phải nghĩ ngay đến cai trị và lănh đạo. C̣n nơi Israel, làm vua trước hết là chăn dắt dân như mục tử và phải hiểu việc lănh đạo ở đây theo cung cách của kẻ chăn chiên.

   Đavít hội đủ những điều kiện ấy. Ông là cốt nhục với Israel. Ông đă vào sinh ra tử khi c̣n ở triều đ́nh Saulê để chống quân Philitinh. Và ông đă được xức dầu là chứng Thiên Chúa đă chọn ông và ông đă nhận được thần trí của Thiên Chúa... Người ta không sợ ông sẽ dùng quyền cai trị như các bạo chúa thời xưa. Bản thân ông đă là mục tử. Dáng điệu của ông hiền lành khiêm nhu. Mọi nơi đều ca ngợi ḷng quảng đại của ông ngay đối với cả địch thù.

   Đavít hiểu ư các đầu mục Israel. Ông chấp nhận ư kiến của họ và ông kư kết với họ một giao ước ở Hêbron, trước nhan Thiên Chúa. Và họ đă xức dầu tấn phong ông làm vua các chi tộc ở phía Nam.

   Chúng ta có thể thắc mắc v́ sao có thể xức dầu cho Vua ḿnh được. Nhưng xức dầu ở đây chỉ là nghi thức công nhận quyền làm Vua của vị đă được xức dầu. Chính lần được xức dầu do "Người của Thiên Chúa", tức là do vị tiên tri của Người mới đáng kể. Và Đavít đă được Samuel xức dầu ân sủng đó khi Thiên Chúa đă quyết định từ bỏ Saulê. Kể từ ngày đó Đavít đă là Người Chúa chọn và đă mang thần trí của Người. Hôm nay các đầu mục Israel làm lại nghi thức xức dầu không phải để ban ân sủng cho Đavít nhưng để công nhận ân sủng đă có sẵn ở nơi ông. Và tất cả những điều này đều có ư nghĩa để nói về Chúa Kitô Vua. Người đă được Thiên Chúa xức dầu Thánh Thần... nhưng có thể nói, một cách mầu nhiệm quá như trường hợp của Đavít tại nhà ông, trong ṿng thân mật và kín đáo, lúc ông c̣n nhỏ tuổi. Và cũng như Đavít phải vào sinh ra tử cho dân trước khi được dân công nhận, th́ Đức Kitô cũng phải đi qua khổ nạn mới đạt tới vinh quang.

   Ở đây chúng ta không thấy nói rơ Đavít đă kết ước với Israel như thế nào. Nhưng theo ư dân đă biểu lộ trong dịp xức dầu đặt Saulê làm Vua (1S. 8,10-17), các đầu mục Israel hẳn đă nhấn mạnh đến việc Đavít phải xuất chinh đi trước và giao chiến các cuộc chiến của họ. Cũng như theo những sự việc xảy ra sau này, dường như họ chỉ công nhận vương quyền của Đavít nhưng chưa muốn sát nhập với Giuđa và cũng chẳng hứa sẽ tùng phục người kế vị Đavít. Tức là họ chỉ công nhận Đavít là Vua của họ khi Đavít hứa luôn xuất chinh đi trước họ.

   Những điều này cũng vậy sẽ cho chúng ta nhiều yếu tố để t́m hiểu vương quyền của Chúa Kitô. Có thể nói vương quốc của Ngài chỉ có ở nơi Ngài. Cũng như vương quốc của Đavít chỉ có ở nơi Đavít v́ Israel và Giuđa một phần nào vẫn chưa muốn hoàn toàn là một Nước như ở nơi chúng ta c̣n quá nhiều yếu tố cách biệt và chia rẽ. Và vương quyền mà Israel công nhận nơi Đavít, họ không sẵn sàng công nhận nơi người kế vị thành ra đó là vương quyền không chia sẻ và truyền ngôi. Điều này cũng cho thấy trước tính cách bất khả chia sẻ của vương quyền nơi Chúa Kitô. Nhưng điều chú ư nhất trong giao ước kư kết giữa Đavít và Israel là buổi lễ được đặt trước nhan Thiên Chúa, để công nhận việc giữa loài người với nhau chỉ có giá trị nếu Thiên Chúa đảm bảo. Chính Người là cánh tay xây dựng mọi công tŕnh tốt đẹp của loài người, và nếu Người không xây th́ công việc của các tay thợ nề đều vô ích và luống công. Nước của Chúa Kitô Vua cũng vậy. Đó là công tŕnh của Thiên Chúa và hoàn toàn lệ thuộc Người; nên không thể lấy các quan niệm về những vương quốc thế gian mà hiểu. Chúng ta phải có những quan niệm của Thiên Chúa để hiểu về Nước Chúa Kitô. Và v́ thế chúng ta không sợ nói đến tước hiệu Vua Kitô ở bất cứ hoàn cảnh nào v́ Nước của Ngài không thuộc về thế gian này nên không được hiểu theo lẽ thế gian.

   Dù sao bài sách Samuel hôm nay cũng đă cho chúng ta thấy một trường hợp làm vua rất đặc biệt. Câu chuyện Đavít được công nhận làm Vua có nhiều yếu tố giúp chúng ta hiểu trường hợp làm Vua của Chúa Kitô. Ông Vua mục tử Đavít đầy nhân ái và đạo đức đă là h́nh ảnh báo trước về Vua Thiên Sai sẽ đến cứu dân và xây hạnh phúc cho dân Chúa. Cả hai đă được Thiên Chúa tuyển chọn, nhưng vương quyền của cả hai đều phải vào sinh ra tử cho dân mới được dân công nhận. Không phải rồi sau đó cả hai vương quyền đều đă trị v́ trên dân theo kiểu các quyền bính thế gian, nhưng vai tṛ của các người là bảo hộ bênh vực để dân Chúa được b́nh an và hạnh phúc. Vương quyền ấy là quan hệ giữa người với người hơn là biểu thị thành thể chế có thể nh́n thấy được v́ Nước của Đavít cũng chỉ rơ ràng ở nơi ông mà thôi.

   Chúng ta ghi nhận những tư tưởng này để xem Đức Kitô đă thể hiện h́nh ảnh báo trước về vương quốc của Ngài như thế nào?

2. Đức Giêsu Làm Vua Trên Thánh Giá

   Ai cũng biết suốt đời Đức Giêsu chẳng có vẻ ǵ là một ông Vua. Ngài c̣n nhất mực từ chối mỗi khi dân chúng có ư tưởng tôn Ngài làm Vua. Nhưng bỗng dưng Ngài có một thay đổi bất ngờ. Hôm vào Giêrusalem, Ngài muốn tỏ ra ḿnh là một ông vua thái ḥa. Ngài cỡi lừa, ung dung để cho người ta lấy lá, lấy áo lót đường cho Ngài đi, và Ngài chấp nhận để cho người ta tung hô ḿnh là Con Vua Đavít, Vua của Israel.

   Nhưng trong cuộc rước ấy, Ngài vẫn âm thầm. Và Ngài cũng không có một cử chỉ hoàng đế nào trong dịp nô nức ấy. Thế rồi Ngài bị nộp, bị trói, bị đánh, bị điệu ra trước ṭa. Chính ở đây và từ đây Ngài mới có thái độ làm vua.

   Chúng ta hăy hạn chế tư tưởng trong khuôn khổ bài Tin Mừng hôm nay. Có quá nhiều yếu tố để chúng ta c̣n phải đi tham khảo ở những nơi khác trong Kinh Thánh.

   Đức Giêsu bấy giờ đă bị đóng đinh trên thập giá ở giữa hai tên gian phi. Như để cho người ta thấy Ngài không phải như hai kẻ kia, tác giả Luca lập tức đă viết rằng: "Bấy giờ Đức Giêsu nói: Lạy Cha xin tha thứ cho chúng v́ chúng không biết việc chúng làm". Lời nói này khẳng định vị trí của Đức Giêsu không những ở giữa hai tên gian phi, mà c̣n ở giữa tất cả mọi người. Cả nhân loại là tội nhân, duy ḿnh Ngài là Đấng Công Chính có khả năng cầu xin ơn tha tội cho mọi người hết thảy.

   Xếp đặt vị trí xong, tác giả Luca lần lượt cho chúng ta thấy thái độ của mọi hạng người... Trước hết có dân. Họ đứng nh́n. Luca có cảm t́nh với họ. Ông không coi họ là đám dân chúng đă la ó xin đóng đinh Đức Giêsu. Ông gọi họ là dân để tỏ ư coi họ như dân Chúa, dân mà Thiên Chúa muốn cứu vớt và tha thứ tội. Họ đứng nh́n để xem công việc của Thiên Chúa. Họ thấy ǵ?

   Các đầu mục th́ nhạo báng mà rằng: nó đă cứu những ai khác, th́ nó hăy cứu lấy ḿnh nếu nó là Đức Kitô của Thiên Chúa, Đấng đă được chọn. Họ tỏ ra thông thái, nhưng thật ra sự thông thái này lại lên án họ v́ đó là sự thông thái mù tối. Họ biết Đức Giêsu đă cứu chữa nhiều người.

   Đó là dấu sức mạnh của Thiên Chúa đậu ở nơi Ngài. Ngài thật là Đấng Kitô, là vị được Thiên Chúa chọn. Lẽ ra họ phải bắt chước các đầu mục Israel ngày xưa khi biết Thiên Chúa đă chọn Đavít th́ đến công nhận vương quyền của ông. Đàng này họ chưa coi việc Đức Giêsu cứu vớt những người khác là dấu hiệu chắc chắn. Họ muốn Ngài cứu chính ḿnh nữa và coi hành vi này mới có giá trị quyết định. Họ đúng là kẻ thông thái mù quáng, khôn ngoan theo lẽ thế gian xét mọi việc không ở dưới khía cạnh bác ái và cứu thế nhưng theo mức độ ích kỷ và vinh thân. V́ hẹp ḥi và xấu bụng, họ không ngờ đă muốn cho vị hoàng đế của dân Chúa cũng phải như họ là ích kỷ và trước hết phải lo cho bản thân ḿnh. Họ không xứng đáng với Đức Giêsu.

   Hạng người thứ ba cũng giống như họ. Đó là lính tráng, những người Rôma đến cai trị Do Thái. Họ tiêu biểu cho lương dân ở dưới chân thập giá Đức Giêsu. Họ không thể có suy nghĩ cao thượng hơn các đầu mục Do Thái. Họ muốn rằng: nếu là vua Do Thái, th́ Người phải cứu lấy ḿnh. Tâm tư của hai hạng người trên, của cả Do Thái lẫn lương dân, được phụ họa đúc kết và vọng lên một cách mănh liệt trong lời mắng nhiếc của một trong hai kẻ gian phi: "Phải chăng mày là Kitô, hăy cứu lấy ḿnh và chúng ta với".

   Đó là lời thách thức ghê tởm. Nó bộc lộ luận lư khôn ngoan của loài người tội lỗi. Phải nghĩ đến ḿnh trước rồi mới đến người khác. C̣n đâu ư nghĩa phục vụ? Câu "mục tử tốt thí mạng v́ đàn chiên" c̣n ư nghĩa nào nữa? Và những câu như: "Ai t́m sự sống ḿnh th́ sẽ mất" bây giờ ở đâu? Người ta chưa hiểu Đức Giêsu. Người ta quên h́nh ảnh Vua Đavít chịu oan uổng trong đền vua Saulê. Người ta không nhớ các lời tiên tri nói về Người Tôi Tớ đau khổ sẽ thống trị. Bao nhiêu lời Kinh Thánh báo trước về vua thiên sai, vua ḥa b́nh, vua cứu thế dường như đă vô ích hoàn toàn.

   Không, tiếng nói của kẻ tội lỗi to thật, dữ thật, nhưng không phải là tiếng nói cuối cùng. Kẻ gian phi bị treo ở phía bên kia đă lên tiếng: "Mày không kính sợ Thiên Chúa sao, ngay lúc mày cũng mắc đồng một án?" Nghĩa là đây là lúc để nhớ đến Thiên Chúa và kính sợ Ngài, lúc người ta gặp hoạn nạn, đau thương và nhất là sắp chết. Không được lăng mạ, lộng ngôn hay nói lời nào hư hốt nữa. Phải có t́nh liên đới, phải biết nhận lỗi ḿnh và cầu xin ơn tha thứ. Thế nên, người ấy đă nói tiếp: chúng ta đáng tội, nhưng, Ngài không hề làm điều ǵ trái.

   V́ sau người ấy đă nói được như vậy? V́ đă có giờ quan sát Ngài trên đường thập giá hay v́ từ năy đến giờ đă nghe lời những hạng người kia. Họ trách mắng Ngài, nhưng bao giờ cũng để hở ra những tư tưởng thật đáng suy nghĩ. Tất cả đều đă mở miệng bằng những câu: nếu là Kitô, nếu là Đấng Thiên Chúa chọn, nếu là Vua Do Thái..., v́ sao lại nghi vấn như thế? Và hết thảy đều đă tha thiết muốn thấy ơn cứu độ, nên đă nói: hăy cứu lấy ḿnh, hăy cứu lấy chúng ta nữa.

   Chúng ta không dám quyết người kia đă có thể suy nghĩ như vậy để có thể làm một bước "liều" mà đa số những người kia chưa gần sự chết và chưa thấy khẩn trương cầu ơn cứu độ nên đă không làm được. C̣n người này, giống như Pascal nói, có liều cũng chỉ có lợi chứ không thiệt ǵ. Nên y đă liều tin Đức Giêsu là công chính và đă diễn tả niềm tin dấn thân ấy trong câu: Lạy Đức Giêsu, xin nhớ đến tôi khi Ngài đến trong Nước của Ngài: Y trông cậy sự bảo hộ, chiếu cố của Người một cách thật cảm động và thành khẩn. Và Đức Giêsu đă nói với người ấy: "Quả thật, Ta bảo ngươi: hôm nay, ngươi sẽ ở trên Thiên Đàng làm một với Ta".

   Đây không phải là lời lẽ của chính Thiên Chúa ư? Đă bao lần trong cuộc sống, khi lấy uy tín của Thiên Chúa để giảng dạy, Đức Giêsu đă bắt đầu tuyên bố bằng câu: Quả thật, Ta bảo các ngươi. Ngài tuyên bố b́nh thản, chắc chắn. Ngài nói là làm, nên mới có chữ: hôm nay ngươi sẽ ở trên thiên đàng làm một với Ta. Ngài dùng kiểu nói: "ở trên thiên đàng làm một với Ngài" để đáp lại lời xin được Ngài nhớ đến khi Ngài đến trong Nước của Ngài, khiến chúng ta thấy ḷng quảng đại của Ngài vượt quá lời xin của người kia. Anh ta chỉ xin Ngài nhớ đến anh; nhưng Ngài đă cho anh ở làm một với Ngài. Anh chẳng hiểu rơ Nước của Ngài là ǵ; nhưng Ngài đă cho anh biết đó là Thiên Đàng nơi người công chính được hưởng hạnh phúc của Thiên Chúa.

   Vậy, Đức Giêsu thật là vua. Ngài làm vua trên thánh giá, tức là trong hành vi trở thành của lễ đền tội mọi người. Ai không bỏ ḿnh mà tin Ngài th́ không được cứu độ. C̣n ai kính sợ Thiên Chúa mà tin th́ được đưa vào Nước của Ngài. Ngài thực hiện các lời tiên tri về Vua Thiên Sai, Vua Ḥa B́nh, Vua Cứu Thế quá sự chờ mong của mọi người, v́ trên thánh giá, không những Ngài là Vua mục tử hơn Đavít mà c̣n là Người Tôi Tớ đau thương của Thiên Chúa sẽ thống trị địa cầu.

   Tuy nhiên thành thật mà nói bài Tin Mừng của Luca chưa nói hết mọi khía cạnh về việc Chúa Kitô làm Vua đâu. C̣n một khía cạnh rất quan trọng phải đi đôi với khía cạnh cứu chuộc mà Luca chưa nói và không có điều kiện để nói ở đoạn văn này... Bài thư Phaolô hôm nay bổ khuyết cho chúng ta.

3. Đức Giêsu Là Đệ Nhất Vô Song

   Phần lớn đây là một khúc trong ca văn về Chúa Kitô. Thánh Phaolô viết gởi giáo dân Colôsê đang bị dao động về đức tin. Có nhiều người đến nói với họ rằng: Chúa Kitô không phải là đệ nhất vô song đâu? C̣n có các thiên phủ, ông sao này, ông sao kia; và c̣n có nhiều bậc tiên tri và giáo chủ khác. Phaolô nói với giáo dân Colôsê, đừng tin những chuyện nhảm nhí ấy; và hăy tạ ơn Thiên Chúa đă kéo chúng ta ra khỏi quyền lực tối tăm và chuyển chúng ta vào Nước của Con Chí Ái Ngài. Rồi Phaolô làm chứng Đức Kitô là Vua v́ vừa sáng tạo vừa cứu chuộc.

   Chúng ta không cần nhấn mạnh lư lẽ sau v́ hai bài Kinh Thánh trên đă cho thấy Đức Giêsu là vua trong mầu nhiệm cứu thế, gỡ dân ra khỏi tội lỗi. Ở đây chúng ta chỉ cần nhớ: Phaolô chú ư đến việc Phục Sinh. Chính mầu nhiệm Sống Lại đă làm Đức Giêsu Kitô trở thành trưởng tử giữa các vong nhân để ai theo Ngài và nhận sự lănh đạo của Ngài và sẽ được Ngài cho khỏi chết trong tội lỗi mà được sống lại trong ân sủng.

   Nhưng ở đây chúng ta phải để ư nhất là đến địa vị của Đức Giêsu là trưởng tử giữa mọi thụ sinh. Thực tế Ngài đă không sinh ra trước hết mọi loài đâu. Ngài là con vua Đavít mà! Nhưng tuy đă không sinh ra trước hết, Ngài vẫn là trưởng tử giữa mọi thụ sinh, v́ mọi sự đều được tạo thành nhờ Ngài và cho Ngài. Không những Ngài là lư do để Thiên Chúa dựng nên tất cả, như Thiên Chúa đă dựng nên vạn vật v́ con người, và con người Adong cũng chỉ là h́nh ảnh của con người Giêsu Kitô; nhưng hơn nữa chính trong Ngài mà vạn vật được tác thành, dù là thiên ṭa, thiên phủ... Như vậy tất cả đều là của Ngài, Ngài là Vua Vũ Trụ. Vạn vật là chiên của Ngài. Những chiên này v́ tội lỗi đă xa lạc, Ngài đă thí mạng để chuộc chúng lại và làm Vua chúng một lần nữa sau khi đă là Vua chúng v́ đă tạo dựng nên chúng.

   Chúng ta và thụ tạo ngày nay chỉ có thể lại được sự sống của Ngài khi chấp nhận lễ hy sinh của Ngài là mục tử tốt ở nơi thập giá... Chính Ngài đă tạo điều kiện thuận lợi cho chúng ta nơi bàn tiệc thánh thể. Ở đây nếu chúng ta có ḷng thống hối ăn năn và cầu xin tin tưởng như "người trộm lành", chúng ta sẽ được ân sủng của Ngài, được chính Ngài cho ta được làm một với Ngài, để Ngài là Đầu của thân thể ta, giúp ta thánh hóa thêm tâm hồn và đời sống, làm cho ảnh hưởng và Nước Ngài lan rộng thêm. Đó là mục tiêu chúng ta phải nhắm tới trong ngày Lễ Chúa Kitô Vua hôm nay.

   Trích từ sách Giải Nghĩa Lời Chúa của Giám Mục Nguyễn Sơn Lâm

 

Bản đồ Palestine thời Chúa Giêsu