Lời Chúa Hàng Tuần

Ngày 10 tháng 10 năm 2010

L̉NG TIN - ĐÓN NHẬN ƠN CỨU ĐỘ - L̉NG BIẾT ƠN 

    

Quí vị đang nghe TẠ ƠN VÀ TÔN VINH CHÚA của Nguyễn Lư & Vũ Đức Nghiêm (Vũ Khanh hát)

 

ĐÓN NHẬN ƠN CỨU ĐỘ

   Chúa Giêsu đang trên đường lên Giêrusalem để chịu khổ h́nh, hoàn thành việc cứu độ. Chính lúc đi ngang qua Samaria, nhất là qua việc cứu chữa mười bệnh nhân phong, Chúa Giêsu cho thấy một vài đặc điểm của Ơn Cứu Độ.
 
Ơn Cứu Độ là phổ quát.
   Thiên
Chúa muốn cứu độ hết mọi người không loại trừ ai. Nên Chúa Giêsu đi qua Samaria. Samaria là vùng đất cấm kỵ đối với người Do Thái. Đó là vùng đất ngoại đạo. Đó là vùng đất ô uế. Người Do Thái và người Samaria không giao thiệp với nhau. Nhưng Chúa Giêsu đă vượt qua ranh giới cấm kỵ đó. Thiên Chúa muốn đem Ơn Cứu Độ đến cho mọi người. Tại Samaria Chúa Giêsu c̣n gặp gỡ mười người phong cùi. Lại một cấm kỵ nữa. Người phong cùi vốn bị coi là hạng người tội lỗi, ô uế. Ai gặp họ đều trở nên ô uế. Họ bị loại trừ ra khỏi đời sống xă hội. Tại Samaria, những người phong cùi là những người ở tầng lớp cuối cùng của xă hội. Chúa Giêsu đem Ơn Cứu Độ cho mọi người, kể cả những người bị khinh miệt nhất, bị quên lăng nhất, bị hất hủi nhất. Ơn Cứu Độ Thiên Chúa ban cho tất cả mọi người. Trước mặt Thiên Chúa mọi người đều b́nh đẳng.
 
Ơn Cứu Độ là nhưng không.
  
Không ai dám nghĩ đến việc mời Thiên Chúa xuống trần gian. Không ai có công trạng ǵ khiến Thiên Chúa phải xuống trần gian để tưởng thưởng hay để đền đáp. Chúa Giêsu xuống trần gian hoàn toàn do ḷng nhân từ yêu thương của Thiên Chúa. Cũng thế, người Samaria hoàn toàn bất ngờ khi Chúa Giêsu đến miền đất của họ. Những người phong cùi lại càng không bao giờ dám mơ tưởng tới. Bản thân họ đă bị lên án, bị loại trừ rồi. Ngay việc gặp một người b́nh thường đă không được phép, huống chi là gặp gỡ Chúa Giêsu. Nhưng Thiên Chúa đă đến gặp gỡ họ, ban ơn cứu chữa họ. Hoàn toàn nhưng không. Họ chẳng có công ǵ. Họ chẳng có quyền đ̣i hỏi ǵ. Họ chỉ có nỗi đau khổ tột cùng. Chính nỗi đau khổ đó đă khơi dậy ḷng yêu thương của Thiên Chúa. V́ Thiên Chúa là t́nh yêu thương.
 
Ơn Cứu Độ phải được đón nhận với Niềm Tin.
  
Tuy ơn cứu độ được ban rộng răi và nhưng không, nhưng để đón nhận đ̣i phải có Niềm Tin. Những người phong cùi hôm nay đă bày tỏ niềm tin qua hai thái độ. Thái độ thứ nhất là đồng thanh lớn tiếng kêu cầu danh Chúa Giêsu: “Lạy Thày Giêsu, xin cứu chúng tôi.” Danh Thánh Giêsu có nghĩa là Thiên Chúa Cứu. Từ cùng tận nỗi đau khổ, những người phong cùi đă kêu van bằng tất cả tấm ḷng tha thiết và với niềm tin vững chắc. Chỉ có Thiên Chúa mới thương xót họ. Chỉ có Thiên Chúa mới đủ quyền năng cứu chữa họ. Thái độ thứ hai là đi tŕnh diện với thày tư tế. Chúa Giêsu không chữa họ ngay nhưng bảo họ đi tŕnh diện với thày tư tế. Dù chưa được khỏi, nhưng họ vẫn tin tưởng lên đường. Đang khi đi đường th́ họ được khỏi. Đức Tin đă chữa họ.
 
Ơn Cứu Độ phải được đón nhận với Niềm Vui.
  
Đây là niềm vui trong mối tương giao giữa Thiên Chúa với con người. Cốt lơi của Ơn Cứu Độ là thiết lập mối tương giao, cho con người được trở nên con cái Thiên Chúa, đồng hưởng hạnh phúc với Thiên Chúa. Đó là cội rễ của niềm vui, niềm hạnh phúc. Chín người bệnh không trở lại chỉ có niềm vui được khỏi bệnh, nhưng không có niềm vui trong mối tương giao với Thiên Chúa. Họ có Đức Tin cầu xin nhưng thiếu Đức Tin gặp gỡ với Thiên Chúa. Niềm vui được khỏi bệnh rồi cũng sẽ nhạt phai. Chỉ có một người trở lại tạ ơn. Anh trở lại v́ mối tương giao. Anh nhận biết nguồn gốc niềm vui của ḿnh. Anh sụp lạy Thiên Chúa v́ biết nguồn gốc hiện hữu của ḿnh. Anh đă t́m thấy nguồn cội ư nghĩa đời ḿnh. Niềm Vui của anh sẽ c̣n măi măi. Đời anh sẽ là một đời Tạ Ơn không ngừng.

  
Lạy Chúa Giêsu, xin cho con biết t́m đến gặp gỡ Chúa để tạ ơn Thiên Chúa. Chính niềm vui tạ ơn này đem đến cho con hạnh phúc suốt đời con. Amen.
 
KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG

1) V́ sao Thiên Chúa ban ơn cứu độ cho ta và ta phải đón nhận với thái độ thế nào?

2) Đức Tin cầu xin và Đức Tin gặp gỡ Thiên Chúa khác nhau thế nào? Bạn đă tiến đến đâu trong đời sống đức tin?

3) Có những miền đất, những con người nào mà bạn coi là cấm kỵ khiến bạn chưa dám tiếp cận không? Với gương Chúa Giêsu hôm nay, bạn sẽ làm ǵ?

4) Biết ơn rất cần trong đời sống tự nhiên. Bạn có biết ơn trong đời sống siêu nhiên không?
 
  
TGM. Ngô Quang Kiệt

 

L̉NG BIẾT ƠN

   Đọc Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay, tôi cảm thấy thật buồn về thái độ vô ơn của chín người được ơn. Trong số mười người phong hủi được Chúa Giêsu chữa lành, chỉ có một người quay trở lại để tạ ơn. Mười người được ơn, chỉ có một người biết ơn. Tỷ lệ một phần mười. Một tỷ lệ quá thấp. Như vậy, kẻ vô ơn th́ thật nhiều, c̣n người biết ơn có lẽ thật ít. Người biết ơn ấy lại là người ngoại đạo.

   Chúa Giêsu hỏi người ngoại giáo: “
Không phải tất cả mười người đều được lành sạch cả sao? c̣n chín người kia đâu? không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa mà chỉ có người ngoại bang này?” Chúa Giêsu buồn không phải v́ bị phụ ơn mà v́ trong số mười người chỉ có một người hiểu biết t́nh trạng thiêng liêng của ḿnh trước mặt Thiên Chúa.

   Trong cuốn sách “
Nói với chính ḿnh Giám mục Bùi Tuần có viết: Tôi rất thích chó v́ chó biết ơn. Dầu chỉ nhận được một cục xương, chó cũng tỏ vẻ biết ơn. Chủ đi đâu về, chó cũng vẫy đuôi mừng rỡ. Trong khi đó, con người vô ơn lại là chuyện b́nh thường.

   Chuyện phiếm 7 “
Hai chữ cám ơn”, Gă Siêu xót xa: (Một tác giả nào đó đă viết:) Một sự kiện làm chúng ta phải ngạc nhiên không ít, đó là một số người Việt Nam từ nước ngoài trở về thăm quê hương đă đưa ra nhận xét như sau. Dầu có cố gắng che dấu đến đâu cái tông tích Việt Kiều của ḿnh, họ vẫn cứ bị lộ ra. Và oái oăm thay, cái tông tích ấy được thể hiện không phải qua cách mua sắm tiêu xài, hay là phục sức, mà gắn liền với một chi tiết rất tầm thường. Người ta nhận ra họ bởi v́ họ là những người luôn miệng nói lên hai tiếng “cám ơn”. Nếu quả thực hai tiếng cám ơn đă trở thành quí hiếm trên môi miệng người Việt Nam hiện nay, th́ phải chăng đó là một lời báo động đáng lo ngại. Đó có thể là dấu chỉ của sự khô cạn t́nh người trong xă hội Việt Nam chúng ta. Khi ơn nghĩa đă bị chối bỏ, th́ dĩ nhiên sự ràng buộc về t́nh người cũng trở thành mong manh. Và khi t́nh người bị chối bỏ, th́ nhiều lănh vực khác cũng sẽ bị lung lay và sụp đổ.

   Sở dĩ như vậy là v́ những người Việt Nam sống ở nước ngoài tiếp xúc thường xuyên với người phương tây, nên cũng lây nhiễm phần nào nét đẹp văn hóa của họ. Đúng thế, những tiếng vốn được người phương tây xử dụng nhiều nhất là “
xin lỗi” và “cám ơn”. Dân Pháp th́ luôn miệng nói “pardon” và “merci”. C̣n dân Ăng lê th́ động một tí là “sorry” và “thank you”. Thói quen tốt đẹp này có được là do sự giáo dục từ trong gia đ́nh. Có người đă tổng kết được mười mấy chữ quan trọng trong việc giáo dục trẻ em ở phương tây, đó là cám ơn, chào ông bà, xin lỗi, phiền ông bà, tạm biệt, xin mời…Trong đó đứng đầu là hai tiếng “cám ơn”, Như vậy, họ đă dạy cho con em biết cảm động, không được thờ ơ nh́n sự giúp đỡ và làm ơn của người khác.Từ đó, gă suy ra rằng ḷng biết ơn và t́nh yêu mến luôn đi song song và tỷ lệ thuận với nhau. Ḷng biết ơn sẽ sinh ra t́nh yêu mến và t́nh yêu mến lại sinh ra ḷng biết ơn. (dunglac.org)

   Tác giả Nguyễn Văn Tuấn, trong bài “
Văn hóa cám ơn” viết chua chát: Cám ơn và xin lỗi đôi khi trở thành một đề tài xă hội. Khoảng 2 năm trước đây, viết trên báo Tuổi Trẻ, một người Hàn Quốc đang làm việc tại Việt Nam “phàn nàn” rằng người Việt Nam ít nói xin lỗi. Tiếp theo đó là một thư khác của bạn đọc người Việt chỉ ra rằng chẳng những ít nói xin lỗi, mà người Việt c̣n ít nói cám ơn. Điều này có vẻ mâu thuẫn với truyền thống đạo lư của người Việt, vốn có truyền thống tôn sư trọng đạo, ghi ơn tiền nhân. Nhưng có lẽ trong cuộc sống bề bộn của thời thực dụng kinh tế, không ít người Việt, trong đó có cả những quan chức, quên nói lời cám ơn. Và, sự thiếu sót này có thể ảnh hưởng đến quốc thể và gây ấn tượng không đẹp ở người nước ngoài về người Việt. Câu chuyện mà tôi sắp kể sau đây c̣n cho thấy h́nh như trong một số quan chức, thể hiện sự tri ân vẫn c̣n khá khó khăn. Anh là một kỹ sư người Đức, do cơ duyên nào đó, lấy vợ Việt Nam và quê vợ ở một làng nghèo thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Có lẽ để làm một nghĩa cử đẹp cho quê vợ, anh về Đức quyên tiền, và đem số tiền đó về quê vợ xây một bệnh xá cho người dân nghèo. Người dân trong làng ai cũng nhớ anh ta trực tiếp chỉ huy việc xây dựng, rất quan tâm đến chất lượng đến nổi cẩn thận gơ từng viên gạch để đánh giá xem thật hay dỏm. Kết quả là một bệnh xá khang trang và có chất lượng cao. Đến ngày khai mạc, các quan chức trong làng đua nhau cám ơn Đảng và Nhà nước, nhưng không có đến một lời cám ơn chàng rể người Đức dù anh có mặt trong buổi lễ khánh thành bệnh xá. (saigonecho.com)

  
Vô ơn chẳng làm cho người ban ơn thiệt tḥi mà chỉ làm cho tâm hồn kẻ chịu ơn thêm chật hẹp. Đúng như John Hery Jowett đă viết: "Sống vô ơn là một cuộc đời trống vắng t́nh yêu và không cảm xúc. Có hy vọng mà không có tri ân là sự thiếu hụt của một nhận thức tinh tế. Ḷng tin mà thiếu niềm tri ân là một ḷng tin không có nghị lực. Tất cả những nhân đức bị tách biệt khỏi ḷng biết ơn đều trở nên tàn tật khập khiễng trên con đường thiêng liêng."
  
Văn hóa cám ơn được thể hiện trong xă hội văn minh. Mọi người luôn nói cám ơn mỗi khi được người khác giúp đỡ, dù chỉ là nhỏ bé thôi. Hai tiếng cám ơn làm ấm ḷng người nghe. Hai tiếng cám ơn làm tăng thêm giá trị của người nói. Người biết nói tiếng cám ơn được đánh giá là người văn hoá, văn minh.

   Chúa Giêsu xem trọng ḷng biết ơn cũng là v́ ích lợi của kẻ được ơn mà thôi. Người Samari trở lại tạ ơn Chúa đă ban cho anh ơn phần xác. Chúa lại ban thêm cho anh ơn phần hồn nữa: "
Đứng dậy về đi ! Ḷng tin của anh đă cứu chữa anh". Như thế, cám ơn lại là cơ hội để nhận được thêm ơn.
   Sống trên đời này mọi người cần biết ơn nhau. Biết ơn là thái độ cần thiết cần phải có đối với người ban ơn. Trong cuộc sống, tiếng "
cám ơn", "xin lỗi" luôn có sẵn trên môi miệng những người có giáo dục, lịch sự, lễ độ. Ḷng biết ơn, tiếng cám ơn phát xuất từ tấm ḷng chân thành luôn làm vui ḷng mọi người. Chính ḷng biết ơn Thiên Chúa, biết ơn cha mẹ là nền tảng cho mọi thứ biết ơn khác.

Có hai thứ chịu ơn: vật chất và tinh thần.
   Vật chất th́ có thể tính bằng con số, đo lường bằng mức độ như một cây vàng, một ngàn đồng, một sào đất... Tất cả những thứ ấy đều có thể trả được.
   Chịu ơn về tinh thần th́ khó định nghĩa rơ ràng để trả ơn. Khi một người thất vọng, chán chường, cô đơn, đau khổ, bệnh tật... nếu có được một chút lửa ấm t́nh thương nâng đỡ sẻ chia giúp cho người đó ra khỏi đêm tối, t́m lại ánh sáng, niềm vui, b́nh an, hy vọng, th́ ḷng biết ơn đó là măi măi. Kẻ nghĩ rằng trả ơn là xong, không cần biết ơn nữa, đó là một tâm hồn nghèo nàn.
   Thật là dễ nếu cảm ơn những điều tốt đẹp. Nhưng cuộc sống bao giờ cũng tạo cơ hội mới cho mọi người cảm ơn cả những thứ chưa hoàn hảo nữa. Suy nghĩ luôn có thể chuyển tiêu cực thành tích cực. Nếu bạn biết cách biết ơn những thứ rắc rối của bạn th́ chúng có thể giúp ích nhiều cho bạn!

Bạn thân mến,
1. Hăy cảm ơn v́ bạn chưa có tất cả những thứ bạn muốn. V́ nếu bạn có rồi th́ bạn c̣n có ǵ để trông chờ và hy vọng nữa đâu.
2. Hăy cảm ơn v́ c̣n nhiều điều bạn chưa biết. V́ nếu bạn biết hết rồi th́ bạn chẳng c̣n ǵ để học hỏi nữa sao?
3. Hăy cảm ơn những lúc khó khăn. V́ nếu không có một lúc khó khăn th́ liệu bạn có trưởng thành được không?
4. Hăy cảm ơn v́ bạn c̣n có những nhược điểm. V́ nếu không c̣n nhược điểm ǵ th́ bạn sẽ chẳng c̣n cơ hội để tiến bộ, để cải thiện bản thân.
5. Hăy cảm ơn những thử thách. V́ nếu không có thử thách nào th́ liệu cái ǵ có thể xây dựng nên sức mạnh và cá tính của bạn?
6. Hăy cảm ơn những lỗi lầm bạn đă có. V́ nếu bạn không có lỗi lầm ǵ th́ cái ǵ sẽ dạy cho bạn những bài học đáng giá như thế đây?
7. Hăy cảm ơn những khi bạn mệt mỏi. V́ nếu bạn không khi nào mệt mỏi tức là bạn không làm việc ǵ hay sao?

   Suốt cuộc đời, bạn và tôi đều mang ơn rất nhiều. Cám ơn về tất cả, tri ân về tất cả. Bắt đầu mầm sống trong ḷng mẹ, nơi ngôi nhà ấm cúng, thầm kín đầu tiên đó, tôi được mẹ lấy máu thịt nuôi dưỡng lớn dần từng ngày. Từ ngày đó tôi đă chịu ơn rồi. Tôi vào đời với tiếng khóc như biểu tượng sự yếu đuối và cần đến mọi người. Rồi tôi lớn lên nhờ ḍng sữa mẹ, nhờ hơi ấm, nhờ những bàn tay nuôi nấng dẫn dắt. Công cha, nghĩa mẹ, thầy cô giáo dục. Vào đời, tôi cần t́nh yêu, cần t́nh bạn, cần thông cảm. Cuộc đời được dệt nên bằng những ơn nghĩa nối tiếp nhau. Sự sống là ân ban cao cả nhất, thiêng liêng nhất mà tôi được đón nhận từ Thiên Chúa. Ngài tạo thành tôi và c̣n ban Con Một của Ngài chịu chết thập giá để cứu chuộc và ban cho tôi Sự Sống Mới.

   Nói đến trả ơn, chỉ có thể trả ơn người, chứ không bao giờ trả ơn Thiên Chúa được. Hôm nay tôi nghèo, có người giúp tôi. Thời gian sau, có thể khá hơn tôi có dịp trả ơn. Nhưng với Thiên Chúa th́ bao giờ tôi cũng nghèo, cũng túng thiếu. Thiên Chúa chẳng cần ǵ để tôi có thể trả ơn, v́ mọi sự đều đến từ Thiên Chúa. Tôi chỉ có thể biết ơn Ngài bằng thái độ yêu quư những ǵ Ngài ban tặng. Tặng vật lớn nhất là sự sống và lời mời gọi làm con của Ngài. Bởi đó phải yêu quư sự sống của ḿnh, yêu bản thân ḿnh, yêu con người và yêu cuộc đời. Ghét bỏ chính ḿnh, không yêu người là sự vô ơn đối với người ban tặng. Mọi sự đều đến từ Thiên Chúa. Ngài sắp xếp hoà điệu để con người tham gia vào chương tŕnh đón nhận ân sủng Ngài trao tặng. Những ǵ tôi đón nhận từ tha nhân cũng là ơn Thiên Chúa, nên ḷng biết ơn đối với tha nhân cũng chính là ḷng biết ơn đối với Thiên Chúa.
 
   Mỗi sáng khi vừa thứa dậy, tâm t́nh đầu tiên là tôi Tạ Ơn Thiên Chúa, dâng một ngày mới cho Thiên Chúa. Cùng Cộng Đoàn hiệp dâng Thánh Lễ chung lời Tạ Ơn Thiên Chúa, một ngày mới tràn đầy b́nh an và ơn thánh.
 
   Tạ ơn để đón nhận thêm ơn lành cho cuộc sống, lời Kinh Tiền Tụng số IV trong Sách Lễ Rôma: "
Thật ra, Thiên Chúa không cần chúng con ca tụng, nhưng được tạ ơn Thiên Chúa lại là một hồng ân cao cả, v́ những lời ca tụng của chúng con chẳng thêm ǵ cho Thiên Chúa, nhưng đem lại cho chúng con ơn cứu độ muôn đời."

   Lạy Chúa, xin cho chúng con luôn sống tâm t́nh biết ơn, biết ơn Chúa, biết ơn người để cuộc đời chúng con là bài ca tri ân t́nh thương của Chúa. Amen.
 
  
Lm. Nguyễn Hữu An