Lời Chúa Hàng Tuần

Ngày 13 tháng 6 năm 2010

T̀NH YÊU CỨU ĐỘ - NGƯỜI THIẾU PHỤ TỘI LỖI ĐƯỢC THA

Dien Dan Giao Dan 

   Hùng Lân: NAY CON TRỞ VỀ do Truyền H́nh ÁNH SÁNG NIỀM TIN thực hiện (Như Mai & Ca Đoàn Thánh Linh)   

T̀NH YÊU CỨU ĐỘ


   Bữa tiệc hôm nay diễn ra trong một khung cảnh đầy mâu thuẫn. Một bên là căn nhà sang trọng của thủ lĩnh biệt phái, một bên là Chúa Giêsu ăn mặc đơn sơ trong bộ quần áo của dân nghèo. Một bên là ông Simon người được coi là đạo cao đức trọng, một bên là người phụ nữ bị coi là tội nhân. Một bên là mâm cao cỗ đầy, mọi người vui tươi ăn uống, một bên là người phụ nữ qú mọp sát đất, không dám ngẩng mặt lên, gục đầu khóc lóc. Chính trong khung cảnh đầy mâu thuẫn, trái ngược ấy, Chúa Giêsu bày tỏ t́nh yêu thương bao la của Ngài.
 

   Đó là t́nh yêu bao dung chấp nhận mọi người. Chúa Giêsu chấp nhận ông Simon dù Chúa không ưa lối sống của ông và của những người biệt phái, v́ họ tự tôn cho rằng ḿnh đạo đức mà khinh miệt những người khác. Hơn nữa, lối sống đạo của họ chỉ là h́nh thức giả dối bề ngoài. Thế nhưng Chúa vẫn chấp nhận ông, chấp nhận lời mời của ông, đến dự tiệc với ông, ngồi đồng bàn với ông, chia sẻ món ăn và câu chuyện với ông. Không chỉ chấp nhận ông Simon, Chúa Giêsu c̣n chấp nhận người phụ nữ bị coi là tội lỗi công khai. Chị vào nhà trong ánh mắt khinh thị của mọi người. Nhưng Chúa Giêsu vẫn điềm nhiên để chị khóc ướt chân ḿnh. Chúa đă để chị hôn chân ḿnh. Chúa đă để chị lấy tóc lau chân ḿnh. Chúa đă để chị xức dầu tràn đầy trên chân ḿnh. C̣n hơn thế nữa, Chúa lên tiếng công khai bênh vực chị. Nếu Chúa Giêsu công khai bày tỏ thịnh t́nh với ông Simon khi đến nhà ông dự tiệc th́ Chúa cũng công khai bày tỏ thịnh t́nh với người phụ nữ khi lên tiếng bênh vực chị. Thiên Chúa chấp nhận tất cả mọi người.
 
   Đó là t́nh yêu bao dung tha thứ mọi tội lỗi. Thái độ của Chúa Giêsu đối với người phụ nữ tội lỗi là thái độ bao dung tha thứ. Chúa để cho chị vào nhà. Hơn thế nữa, Chúa để cho chị gục đầu vào chân Chúa, khóc ướt chân Chúa, lấy tóc lau chân Chúa và xức dầu thơm lên chân Chúa. Chị làm điều ấy ở nơi kín đáo c̣n đỡ gây chống đối, đằng này chị làm điều ấy công khai trước mắt mọi người, mà lại là những người ghen ghét, chống đối và kết án chị. Ánh mắt và thái độ của những người chung quanh, đặc biệt là của ông Simon không lọt ngoài tầm mắt Chúa Giêsu. Nhưng Chúa vẫn để chị làm những ǵ biểu lộ ḷng thống hối, ḷng yêu mến của chị. Sau đó Chúa Giêsu c̣n công khai lên tiếng ca ngợi t́nh yêu và niềm tin của chị và công khai tha thứ cho chị.
 
   Đó là t́nh yêu bao dung hoán cải. Chúa Giêsu không ưa thói hợm hĩnh, giả h́nh của người biệt phái. Nhưng Chúa vẫn t́m cách hoán cải họ. V́ thế hôm nay Chúa Giêsu nhận lời đến nhà ông Simon dự tiệc. Thấy thái độ của ông đối với người phụ nữ và những ư nghĩ thầm kín của ông phê phán Chúa, Chúa Giêsu không để ông trong lầm lạc, nhưng đă lên tiếng giải thích cho ông hiểu những điều then chốt trong đời sống đạo và những ǵ có giá trị thực sự trước mặt Thiên Chúa. Chúa Giêsu phải tốn công giải thích cặn kẽ v́ Chúa yêu thương ông, muốn ông hiểu và hoán cải tâm hồn.
 
   Đó là t́nh yêu ban ơn cứu độ. Tất cả những ǵ Chúa Giêsu làm là mong đem ơn cứu độ cho loài người, cho tất cả mọi người không loại trừ một ai. Chúa Giêsu muốn cứu độ cả ông Simon là người tưởng lầm ḿnh đạo đức nhưng chỉ là đạo đức bên ngoài. Chúa Giêsu muốn cứu độ cả người phụ nữ bị mang tiếng tội lỗi, bị mọi người khinh miệt, loại trừ. T́nh yêu của Thiên Chúa không phải là thứ cảm t́nh nhất thời, đem đến an ủi nhất thời. Đó là t́nh yêu đem đến ơn cứu độ, đem đến hạnh phúc thực sự và vĩnh cửu cho con người.

   Lạy Chúa Giêsu, con cảm tạ t́nh yêu vô biên của Chúa. Lạy Thiên Chúa, xin cứu độ con. Amen.
 
   KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG
1-  Bạn có thường xét đoán và khinh miệt, loại trừ người khác như ông Simon biệt phái không?
2-  Bạn có thái độ khiêm nhường thống hối, tha thiết yêu mến như người phụ nữ tội lỗi không?
3-  Chúa Giêsu nêu gương ǵ cho bạn trong cách đối xử với mọi người, người tội lỗi cũng như người tự xưng ḿnh công chính?
4-  Khi yêu thương người khác, bạn có dẫn người khác đến ơn cứu độ không?

   TGM Ngô Quang Kiệt

 

 

NGƯỜI THIẾU PHỤ YÊU NHIỀU, NÊN ĐƯỢC THA NHIỀU

   Có nhiều vị trí để quan sát một đối tượng: nh́n từ phía trước, phía sau, bên hông, bên ngoài, bên trong... và cái nh́n từ mỗi khía cạnh làm nổi bậc một phương diện của đối tượng.
  
Và nếu chúng ta phải chọn, dĩ nhiên chúng ta sẽ chọn vị trí nào đó để đánh giá được cao nhứt đối tượng mà chúng ta muốn biết.
  
Cùng trong ư nghĩa đó, chúng ta có nhiều cách để đề tựa cho một đoạn Phúc Âm đang suy niệm và tựa đề đó nói lên vị trí mà từ đó, chúng ta đang đặc tâm suy niệm đoạn Phúc Âm.
Chấp nhận tựa đề quen thuộc thường gặp, "người thiếu phụ tội lỗi được tha" của đoạn Phúc Âm (Lc 7, 36-50), chúng ta đang suy niệm, là vô t́nh chúng ta đặc tâm chú ư đến phương diện tiêu cực của đối tượng đang bàn (người thiếu phụ tội lỗi) và thái độ thụ động của nàng (được tha).
  
Trong khi đó, dưới một nhăn quang sáng lạng hơn, chúng ta thấy được đặc tính năng động,  mà Chúa Giêsu đă gợi lên trong cuộc gặp gỡ đó, bằng sự hiện diện của Ngài. Đó là chúng ta có thể đặt tựa đề cho đoạn Phúc Âm hôm nay là đoạn "người thiếu phụ biết yêu", chúng ta hiểu được đoạn Phúc Âm trong nhăn quang tích cực của t́nh yêu thương, từ những hiểu lầm, những sai trái, tội lỗi, trước sự hiện diện của Chúa Giêsu, người thiếu phụ đă được thanh tẩy và trở nên trưởng thành, bởi v́ nàng biết đáp lại tiếng gọi T́nh Yêu của Thiên Chúa đang bảo phủ lấy nàng, cũng như đang bao phủ mọi người chúng ta.
 
1 - Bối cảnh của đoạn Phúc Âm.
  
Đoạn Phúc Âm đang suy niệm được trích ra trong phần các lời phê phán của Chúa Giêsu đối với thời đại hiện tại của Ngài và những lời giới thiệu có một ít phụ nữ đi theo Chúa Giêsu.
  
Trước tiên Chúa Giêsu chỉ trích thái độ không có khả năng nhận ra và đón nhận những ǵ tốt đẹp hiện tại của những người khăng khăng cố chấp, bởi v́ họ luôn luôn ao ước một điều ǵ đó khác lạ hợn (Lc 7, 31-35). Họ không biết tham dự và hân hoan của cuộc lễ lạc vui mừng nhảy múa, cũng không biết chia xẻ nỗi đau buồn của người khóc than, chỉ biết chỉ trích và đặt ra ngoài tai sứ điệp của Gioan Tẩy Giả, cũng như sứ điệp mà Chúa Giêsu đang đem đến cho họ.
  
Đó cũng chính là thái độ của một người Pharisêu tiêu biểu, mời Chúa Giêsu đến dùng bữa ở nhà ḿnh:
   - "Có người thuộc nhóm Pharisêu mời Chúa Giêsu dùng bữa với ḿnh" ( Lc 7, 36 a).
  
Người Pharisêu mời Người đến dùng bữa, nhưng là mời như người ngoại cuộc, xa lạ đối với ông ta.
  
Trái lại thái độ của người thiếu phụ, khi đến với Chúa Giêsu, nàng đến với Ngài với tâm t́nh của kẻ đă lỗi lầm, hối tiếc và sám hối về những tội lỗi, sai trái ḿnh đă làm và từ đó làm cho thoát xuất từ Thiên Chúa sự thứ tha nhăn tiền.
  
Cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu thanh tẩy, thay đổi, phát sinh cuộc sống mới. Và đó cũng là những ǵ được chứng minh đối với các phụ nữ khác, vào phần cuối của đoạn Phúc Âm, được Chúa Giêsu chữa lành bệnh, khỏi qủy ám, cũng đi theo Ngài, khởi đầu cho thế hệ cho cả các nữ môn đệ:
   - "Cùng đi với Người có Nhóm Mười Hai và mấy người phụ nữ đă được Người trừ qủy và chữa bệnh. Đó là bà Maria gọi là Magdala, người đă được giải thoát khỏi bảy qủy, bà Gioanna, vợ ông Cusa quản lư của vua Erode, bà Susanna và nhiều bà khác nữa. Các bà nầy đă lấy của cải ḿnh mà giúp đở Chúa Giêsu và các môn đệ" (Lc 8, 1-3)
  
Bối cảnh được Phúc Âm cho chúng ta biết giới thiệu ba nhân vật: người Pharisêu, Chúa Giêsu và người "thiếu phụ biết yêu thương".
  
Bên trong bối cảnh, chúng ta gặp được một dụ ngôn, mà các nhân vật chính không ai khác hơn là những nhân vật biểu tượng cho ba nhân vật chính của bối cảnh.
  
Sự hiện diện của các người đồng bàn được nói đến vào phần cuối có thể được xem là tiếng nói ngoài sân khấu để xác nhận vai tṛ trung tâm điểm của Chúa Giêsu, nhân vật chính mà định hướng vào Ngài ư nghĩa của bối cảnh được phát họa và giài thích:
   - "Bấy giờ những người đ̣ng bàn liền nghĩ bụng: "Ông nầy là ai mà lại tha tội được? Nhưng Chúa Giêsu nói với người phụ nữ: "Ḷng tin của con đă cứu con. Con hăy đi b́nh an" (Lc 7, 50).
 
  
Nh́n sát gần hơn vào đoạn Phúc Âm, chúng tha thầy đoạn gồm có 3 phần:
   - phần đầu ( Lc 7, 36-38): tŕnh diện các nhân vật. Thời điểm và địa danh không được xác định, Thánh Luca tŕnh diện lập tức các nhân vật theo thứ tự: người Pharisêu, Chúa Giêsu và người thiếu phụ.
  
Người Pharisêu được tŕnh diện như là người đứng ra mời Chúa Giêsu và Chúa Giêsu là người được mời.
  
Người thiếu phụ không được mời, nhưng tự nàng mời lấy ḿnh, đến gần bên Chúa Giêsu và sau đó được Ngài giả từ và chúc đi b́nh an.
  
Động tác của người thiếu phụ được diễn tả khá đầy đủ, bởi v́ Chúa Giêsu muốn nói lên ư nghĩa vào bàn tiệc nào con người phải tham dự. Đó là bàn tiệc trong đó ḿnh phải dâng hiến chính ḿnh và nhận được ḷng nhân từ của Thiên Chúa.
   - phần thứ hai ( Lc 7, 39-47): cuộc đối thoại giữa Chúa Giêsu và người Pharisêu. Đây là phần trung tâm điểm của đoạn tường thuật, cho biết ư nghĩa của cử chỉ người thiếu phụ và là một bài học sư phạm tuyệt vời. Phần tường thuật được khởi đầu bằng tư tưởng của người Pharisêu về loại người đàn bà mà ḿnh đang có trước mặt và từ đó cũng đưa ra cách suy diễn về giá trị của Chúa Giêsu:
   - "Thấy vậy, người Pharisêu đă mời Người liền nghĩ bụng rằng: "Nếu quả thật ông nầy là ngôn sứ, th́ hẵn phải biết người đàn bà đang đụng vào ḿnh là ai, là thứ người nào: một người tội lỗi" ( Lc 7, 39).
  
Chúa Giêsu chấp nhận tư tưởng thách đố đó và bắt đầu lên tiếng bằng cách nói liên hệ đến cả ông ta, Ngài mời gọi ông ta vào một cuộc đối thoại, đưa ra cho ông một dụ ngôn và kết luận bằng một câu hỏi:
   - "Chúa Giêsu lên tiếng bảo ông: "Này ông Simon, tôi có điều muốn nói với ông!".
   - "Dạ, xin Thầy cứ nói".
   - "Một chủ nợ kia có hai con nợ: một người nợ năm trăm quan tiền, một người năm chục. V́ họ không có ǵ để trả, nên chủ nợ đă thương t́nh tha cho cả hai. Vậy trong hai người đó, ai mến chủ nợ nhiều hơn ?" (Lc 7, 40-42).
   Người Pharisêu trả lời và được Chúa Giêsu đồng thuận chấp nhận, làm sáng tỏ ư nghĩa sâu thẩm của dụ ngôn mà Người muốn nói:
  - "Tôi thiết tưởng là người được tha nhiều hơn".
  - "Chúa Giêsu nói : " Ông xét đúng lắm" (Lc 7, 43).
  - phần thứ ba ( Lc 7, 48- 50): Chúa Giêsu rút ra kết luận của bài dụ ngôn và nói về người thiếu phụ.
   Đúng hơn, phần nầy là phần độc thoại, bởi v́ chỉ có Chúa Giêsu nói một ḿnh, nhưng đồng thời cũng là một cuộc đối thoại, bởi v́ chỉ c̣n lại có hai nhân vật: Chúa Giêsu và người thiếu phụ. Người Pharisêu biến mất ra khỏi bối cảnh, như những ǵ tục ngữ thường nói: ai phung nộc độc là người tự hủy diệt. Thánh Luca không lưu ư đến ông ta nữa, không cần thiết phải đề cập, là một con người tầm thường như những người khác, và có thể c̣n xấu bụng nữa là đàng khác. Trái lại "người thiếu phụ biết yêu thương" được nhiều người lưu ư đến, trước hết là Thánh Luca tác giả Phúc Âm, kế đến là người Pharisêu và Chúa Giêsu.
   Chúng ta có thể viết thành một bản tóm lược các sự chú ư đó:
   - Thánh Luca đề cập đến:
      * nàng là người thế nào, (là người tội lỗi),
      * các cử chỉ của nàng khi gặp Chúa Giêsu: khóc, tưới chân bằng nước mắt, lấy tóc ḿnh mà lau, lấy dầu thơm mà đổ lên (với ư nghĩa một cái nh́n về quá khứ và hiện tại).
   - Người Pharisêu:
    * nàng là ai? : là người tội lỗi.
    * không đếm xiả ǵ đến những cử chỉ nàng đang làm hiện tại, (chỉ chú tâm vào quá khứ).
   - Chúa Giêsu:
    * những ǵ đang làm,
    * nàng là ai (có thể là ai trong hiện tại và sẽ là ai trong tương lai) (nh́n hiện tại và tương lai).
 
2 - Điểm khởi đầu.
   Không có ǵ mới lạ chuyện Chúa Giêsu tranh luận với các người Pharisêu.
   - Ngài đă làm cho họ coi Ngài "làm gương mù gương xấu", khi Người tha tội cho người bị bại liệt, được tḥng xuống từ nóc nhà để được Ngài chữa bệnh cho (Lc 5, 20).
   - Ngài "làm gương mù gương xấu" đối với họ, khi chấp nhận ngồi đồng bàn với bất cứ ai (Lc 5, 30-32),
   - Ngài "làm gương mù gương xấu" đối với họ, khi các môn đệ Ngài bứt lúa ăn và Ngài chữa người bại tay trong ngày Sabat ( Lc 6, 2.7 ).
   Cuộc tranh luận bắt nguồn từ một nhăn quang khác biệt về:
   - sự thật, độc nhăn và cằn cỗi của nhóm người Pharisêu,
   - và tổng quang và năng động đầy sức sống của Chúa Giêsu.
   Vượt qua phía bên kia của các cuộc tranh luận, mà Chúa Giêsu xem như là để phục vụ cho chân lư, Chúa Giêsu không ôm ấp giữ lấy ác cảm, oán hận, không có định kiến đối với các "giáo dân" (những người Pharisêu) rất năng nổ dấn thân cho tôn giáo đó, bởi đó Ngài không ngần ngại chấp nhận lời mời của một người trong nhóm họ, đến dùng bửa tại nhà ông ta. Có lẽ cũng không phải vô căn cứ, mà chúng ta nghĩ rằng ông ta cũng mời cả các môn đệ của Ngài nữa, mặc dầu tác giả Phúc Âm không đề cập đến, nhưng v́ các ông luôn luôn đi theo bên cạnh Ngài. Thánh Luca không đề cập đến các môn đệ hôm đó, chắc với ngụ ư làm nổi bậc ba nhân vật chính của bối cảnh: người Pharisêu, Chúa Giêsu và người thiếu phụ.
   Người Pharisêu sau đó được cho biết danh tánh là Simon:
   - "Rồi quay lại phía người phụ nữ, Người nói với ông Simon: "Ông thấy người phụ nữ nầy chứ? Tôi vào nhà ông, nước lă, ông cũng không đổ lên chân tôi, c̣n chị ấy đă lấy nước mắt tưới ướt chân tôi, rồi lấy tóc ḿnh mà lau..." ( Lc 7, 44).
   Nhưng trong lúc mới khởi đầu câu chuyện nầy, Thánh Luca chỉ cho chúng ta biết ông ấy là người thuộc nhóm Pharisêu, một nhóm người "tách biệt", "không tỳ ố", như những ǵ đă nói lên từ ngữ danh xưng của nhóm, cũng như chúng ta biết được ông ta dám mời Chúa Giêsu và những người khác về dùng bữa ở nhà ḿnh, chắc chắn phải là một người khá giả:
   - "Bấy giờ những người đồng bàn đều nghĩ bụng: "Ông nầy là ai mà lại tha được tội?" (Lc 7, 49).
 
   Trong đoạn Phúc Âm chúng ta đang suy niệm, Chúa Giêsu không được giới thiệu là ai, cũng như có địa vị nào trong xă hội. Thánh Luca chỉ cho biết Ngài chấp nhận lời mời. Chúng ta chỉ được biết Ngài như một người sẵn sàng chấp nhận lời mời, chấp nhận đối thoại và cả tranh luận.
 
   Nhân vật thứ ba trong bối cảnh là một thiếu phụ, làm cho mọi người chú ư ngay từ lúc đầu do cách dùng tiền trí từ (préposition) "th́ đây bỗng" ( voilà ). Và liền sau đó, nàng bị giới thiệu dưới h́nh thức tiêu cực "là người tội lỗi", hiểu theo nghĩa đen là "người làm đĩ, đĩ điếm".
   - "Th́ đây bỗng một phụ nữ là người tội lỗi trong thành, được biết Ngài đang dùng bữa tại nhà ông Pharisêu, liền đem theo một b́nh bạch ngọc đựng dầu thơm" (Lc 7, 37).  
   Biết được hiện trạng người thiếu phụ, người đọc có thể tưởng tượng được người thiếu phụ sẽ hành xử thế nào, theo giả tưởng của ḿnh, khi nàng đến trong bữa tiệc. Biết được Chúa Giêsu hiện diện trong nhà người Pharisêu, nàng tự ư đến nơi và dám có những cử chỉ bất thường, mà tác giả Phúc Âm tường thuật một cách tĩ mĩ. Nàng lấy một b́nh ngọc thạch đựng dầu thơm, chắc chắn phải là loại dầu qúy giá. Đến đứng sau lưng Chúa Giêsu, lúc đó như những thực khách khác, mà Phúc Âm cho biết là đang vào bữa ăn và theo thông lệ của người Do Thái, thực khách trong bữa tiệc, thay v́ ngồi, họ nằm trên môt chiếc ghế dài, nằm nghiêng một bên, chân tḥng xuống đất. Bởi đó rất dễ cho nàng có thể chạm đến chân Chúa Giêsu. Các điều vừa kể làm cho người thiếu phụ có thể có được những cử chỉ kế đến, được diễn tả bằng một loạt các động từ liên tiếp nhau: tưới ước, lau khô, hôn, đổ dầu thơm lên:
   - "Nàng đứng đàng sau, sát chân Ngài mà khóc lấy nước mắt mà tưới ước chân Ngài. Chị lấy tóc ḿnh mà lau, rồi hôn chân Ngài và lấy dầu thơm mà đổ lên" (Lc 7, 36). 
   Các động từ vừa kể được dùng dưới th́ quá khứ ( aoriste, Hy Lap ) để diễn tả động tác lập đi lập lại  nhiều lần và có hiệu lực kéo dài như th́ " imparfait " Pháp Ngữ ( "  ...puis elle les essuyait avec les cheveux, les couvrait de baisers, les oignait de parfum, La Sainte Bible, LÉcole biblique de Jérusalem, Cerf, Paris,  1961, 1363).
   Mặc dầu những cử chỉ của nàng đối với Chúa Giêsu là  những động tác kéo dài, được lập đi lập lại như vậy, nhưng không ai can thiệp, ngăn cản, cứ để cho nàng làm, có lẽ ai nấy đều lấy làm lạ cử chỉ bạo dạn, quyết liệt, độc đáo và đầy thị hiếu (fantaisie) của nàng.
 
   Phản ứng đầu tiên là phản ứng ngấm ngầm của người chủ nhà Pharisêu. Đó là phản ứng, thay v́ nhận ra giá trị và tính cách độc đáo của các cử chỉ  nàng đang làm cho Chúa Giêsu, ông phản ứng bằng theo quan niệm sắc đá của trường phái "tách biệt" và "trong sạch" của ông: một người đàn bà loại đó, gây ô nhiễm cho tất cả những ai mà nàng động đến, không c̣n xứng đáng để gặp được Chúa, giống như trường hợp người nào đó đụng chạm vào xác chết hay vào một vật ǵ śnh thúi, bẩn thỉu. Thái độ không phản ứng của Chúa Giêsu trước các động tác của người thiếu phụ tội lỗi chạm vào ḿnh, theo ông là bằng chứng hiển nhiên Chúa Giêsu không biết nàng là hạng người nào. Và cũng bởi đó, Ngài không phải là đấng tiên tri, mà thiên hạ tung hô vạn tuế:
   - "Nếu quả thật ông nầy là ngôn sứ, th́ hẵn phải biết người đàn bà đang đụng vào ḿnh là ai, là hạng người nào: một người tội lỗi" (Lc 7, 39).
 
   Thái độ đầu tiên của Chúa Giêsu không phải là thốt lên những lời nói với người thiếu phụ về những ǵ nàng đang làm, mà là nói với người đă mời Ngài dùng bữa. Điều vừa kể không phải đơn thuần chỉ là một cử chỉ lịch sự, mà là để giảng dạy cho tất cả một bài học, mà những người khác phải đánh giá là mới mẻ, khi đứng trước cách hành xử mới, như cử chỉ của người thiếu phụ.
 
3 - Một dụ ngôn về t́nh yêu thương.
   Nhận được cách suy nghĩ của người Pharisêu, Chúa Giêsu muốn mở đầu cuộc đối thoại với ông bằng cách khởi đầu:
   - "Nầy ông Simon, Ta có điều muốn nói với ông".
   - "Dạ xin Thầy cứ nói" (Lc 7, 40).
   Nhưng có lẽ đây là độc thoại th́ đúng hơn, bởi v́ chỉ có Chúa Giêsu nói lên dụ ngôn và phía bên kia không làm ǵ khác hơn là đồng ư, không trao đổi, không thêm bớt điều ǵ khác lạ hơn. Chúa Giêsu khởi đầu bằng bối cảnh tha cho khỏi: một người chủ nợ xoá bỏ số nợ đối với hai thân chủ ḿnh, một người mắc 50 và một người mắc 500. Nói cách khác, đó là hai món nợ theo tỷ lệ 1 trên 10.
   Câu hỏi được đặt ra là ai sẽ thương người chủ nợ, ân nhân của ḿnh nhiều hơn:
   - "Vậy trong hai người đó, ai yêu mến chủ nợ hơn ?" (Lc 7, 42).
   Có lễ trong tâm thức người Việt, chúng ta có cách diễn tả khác nhau "ḷng biết ơn " khác với " t́nh yêu thương ". Nhưng chúng ta cũng cần biết là trong ngôn ngữ Do Thái không có từ ngữ để diễn tả  "sự biết ơn " và "tâm t́nh xúc động, cảm động ",  bởi đó cả hai ư nghĩa đều được nói lên bằng động từ yêu thương.
   Câu trả lời dễ dàng và được đáp ứng tức khắc:
   - "Tôi thiết tưởng là người đă được tha nhiều hơn" (Lc 7, 43).
   Và chỉ đến khi đó, người thiếu phụ mới được Chúa Giêsu mời gọi nhập cuộc. Mảnh đất đă được dọn sẵn, để mời gọi nàng nhập cuộc như là một ví dụ. Chúa Giêsu nhắc lại các động tác mà nàng đă thực hiện, "tưới ước", "lau khô", "hôn", "xức dầu thơm"  bằng cách đặt các động tác đó đối ngược với đại danh từ, "c̣n ông" :
   - "Ông đă chẳng hôn Ta một cái, trong khi chị ấy, từ lúc vào đây, đă không ngừng hôn chân Ta" (Lc 7, 45).
   Dĩ nhiên người Pharisêu không tội lỗi như người thiếu phụ, nhưng không v́ đó mà ông ta có quyền xét xử và phán quyết lên án. Người Pharisêu trở thành tội phạm v́ bỏ qua không tác động, không những không "hôn một cái ", mà c̣n bỏ qua cả cơ hội để đánh giá, tôn trọng  người thiếu phụ trước những động tác mà nàng thực hiện, thay v́ cứ cứng cỏi cố định vào ư kiến về cuộc sống của nàng trong quá khứ. Và lời phán quết của Chúa Giêsu về tội trạng của người Pharisêu được đưa ra liền sau đó:
   - "Bởi vậy, Ta nói cho ông biết: "Tội của chị rất nhiều, nhưng đă được tha, bởi v́ chị đă yêu mến nhiều .C̣n ai được tha ít, th́ yêu mến ít" (Lc 7, 47).
   Câu phán quyết của Chúa Giêsu làm cho chúng ta khó chú giải.
   - Phần đầu làm cho chúng ta có cảm tưởng là những lời nói đảo ngược cách ly luận hợp lư của dụ ngôn, "Tội của chị rất nhiều, nhưng được tha, bởi v́ chị đă yêu mến nhiều". 
   - Trong khi đó th́ phần thứ hai, nối kết lại với cách lư luận hợp lư thông thường của dụ ngôn: "C̣n ai được tha ít, th́ yêu mến ít ".
 
   Chúng ta thử đặc tâm chú ư đến ư nghĩa của câu văn, bằng một cái nh́n tổng quang.
Phần Phúc Âm chúng ta đang suy niệm gồm hai phần:
   - một biến cố (Chúa Giêsu và người thiếu phụ )
   - và một dụ ngôn được Chúa Giêsu nói lên, bên ngoài có vẻ không có ǵ liên hệ với biến cố.
   Du ngôn kể lại tiến tŕnh liên tục kế tiếp nhau, xoá bỏ số nợ - ḷng biết ơn, theo đó th́ ḷng biết ơn (hay t́nh yêu thương, nói như ngôn ngữ Do Thái) trực tiếp liên hệ tỷ lệ theo lượng số của số nợ được tha: số nợ được tha càng to lớn, ḷng biết ơn càng lớn lao. Lư luận hợp lư của tư tưởng vừa kể được phần hai câu trả lời của Chúa Giêsu đáp ứng:
   - "C̣n ai được tha ít, th́ yêu mến ít".
   Cách lư luận hợp lư của con người vừa kể được xảy ra theo thứ tự tiến tŕnh việc tha nợ đi trước, xảy ra trước khi có ḷng biết ơn (hay t́nh cảm mến). Nhưng biến cố xảy ra giữa Chúa Giêsu và người thiếu phụ được diễn tả ra theo tiến tŕnh ngược lại: khởi đầu là các cử chỉ yêu thương của người thiếu phụ,
   - "...c̣n chị ấy lấy nước mắt tưới ướt chân Ta, rồi lấy tóc ḿnh mà lau... c̣n chị ấy từ lúc vào đây, đă không ngừng hôn chân Ta... c̣n chị ấy lấy dầu thơm mà đổ lên chân Ta. V́ ậy, Ta nói cho ông biết, tội của chị rất nhiều, nhưng đă được tha, bởi v́ chị đă yêu mến nhiều" (Lc 7, 44-47).
   Như vậy việc thứ tha được Chúa Giêsu cho biết như là hậu quả của t́nh yêu thương.
 
  
Qua những suy nghĩ trên, chúng ta có thể kết luận được những ǵ?
Việc Chúa Giêsu tha tội cho: 
   - "Rồi Chúa Giêsu nói với người thiếu phụ: "Tội của con đă được tha rồi" (Lc 7, 48).
 là nguyên nhân hay hậu quả của biến cố đă xảy ra của cuộc gặp gỡ giữa Ngài và người thiếu phụ?
Có lẽ câu trả lời, chúng ta có thể rút ra được từ đoạn Phúc Âm đang suy niệm, đó là mối tương quan giữa Thiên Chúa và chúng ta. Với những lời của ḿnh Chúa Giêsu đặt lại mối tương phản trong dụ ngôn và hơn nữa trong các thái độ của người thiếu phụ. Ḷng tha thứ của Thiên Chúa và t́nh yêu thương, biết ơn của tạo vật đối với Ngài là một chuỗi phức tạp về các mối tương quan không phải dễ xác định. Để yêu thương Thiên Chúa, cần phải được tha thứ (hay ít ra cũng phải có được một mối giao hảo thân t́nh nào đó đối với Ngài, được người chăm lo cho:
   - "Chẳng ai đến với Ta được, nếu Chúa Cha là Đấng đă sai Ta, không lôi kéo người ấy, và Ta, Ta sẽ cho người ấy sống lại trong ngày sau hết" (Jn 6, 44).
   Hiểu như vậy, chúng ta thấy được sự tha thứ đi trước ḷng biết ơn, t́nh yêu thương tŕu mến. Nhưng đàng khác, chính ḷng yêu thương cũng đánh động, thúc đẩy để ḿnh được tha. Như vậy t́nh yêu có trước ḷng tha thứ.
 
4 - Chúa Giêsu và người thiếu phụ.   
   Chúng ta thử đi vào biến cố lịch sử thực tế hôm đó, để biết được xác thực ư nghĩa Chúa Giêsu muốn nói với ông Pharisêu Simon và với cả chúng ta. Chúa Giêsu nh́n người thiếu phụ và nói:
   - "Các tội của con đă được tha" (Lc 7, 48).
   Như vậy sự tha thứ của Chúa Giêsu đến sau khi nàng đă tỏ ra những cử chỉ thương yêu. Nhưng chúng ta có thể tự hỏi có phải nàng liều lĩnh với thái độ như vậy,
   - mà không biết Chúa Giêsu là ai,
   - không biết cử chỉ âu yếm của Ngài đối với những kẻ tội lỗi,
   - chưa bao giờ nghe đến điều mới lạ mà những lời giảng dạy của Ngài về Nước Thiên Chúa chăng?
   Dĩ nhiên là không. Bởi đó, dĩ nhiên một tư tưởng có lẽ c̣n mông lung nào đó, nếu không phải chính là ḷng tha thứ của Chúa Giêsu, ít nhứt là một thái độ đón nhận, thông cảm chắc chắn nàng đang mong đợi nơi Ngài, trước khi dám tỏ ra những cử chỉ thương yêu đối với Ngài. Điều đó chúng ta có thể xác quyết được, bởi lẽ ngay ở phần đầu của đoạn Phúc Âm, Thánh Luca đă bắt đầu:
   - "...biết được Ngài đang dùng bữa tại nhà ông Pharisêu, nàng liền đến đem theo b́nh ngọc thạch đựng dầu thơm" (Lc 7, 37).
   Như vậy, Chúa Giêsu đối với nàng không phải là người xa lạ, chưa hề nghe nói tới. Đối với Ngài, nàng có thể chú ư đến và hy vọng, bởi lẽ Ngài không phải như những người khác. Người thiếu phụ nầy thương yêu Chúa Giêsu, bởi v́ Ngài đă cho phép, tạo điều kiện thuận lợi và chuẩn bị cho t́nh yêu ấy. Bởi đó khi vào nhà, nàng không c̣n rụt rè, kiên cữ, e ngại, mà dám thể hiện ra những động tác yêu thương đối với Chúa Giêsu, tưới ướt chân bằng nước măt, lấy tóc lau khô, hôn lên chân Người nhiều lần, xức thuốc thơm cho để tỏ ḷng yêu thương, trọng kính. Đối với t́nh yêu của người thiếu phụ tỏ ra cho Ngài, Chúa Giêsu đáp lại bằng một t́nh yêu muôn lần lớn hơn, bởi lẽ tha tội là phương thức thương yêu của Thiên Chúa:
   - "Các tội của con đă được tha"
  
Qua câu nói đó, các người đồng bàn đang đă chứng kiến cảnh tượng tỏ phản ứng cứng tin:
   - "Ông nầy là ai, mà lại tội cũng tha được? " (Lc 7, 49).
   Như vậy, một cách nào đó chúng ta có thể hiểu được mối tương phản được nêu lên giữa "tha thứ - yêu thương" và "yêu thương - tha thứ". Cả hai tiến tŕnh đều có phần đúng cả: người thiếu phụ hoàn toàn được tha tội cho, sau khi đă hành xử các đông tác yêu thương và các động tác thương yêu được thể hiện ra bởi v́ nàng biết được Chúa Giêsu tốt lành.
 
   Sau cùng Chúa Giêsu kết luận cuộc gặp gỡ cũng như bài dụ ngôn:
   - "Đức tin của con đă cứu con. Hăy đi b́nh an" (Lc 7, 50).
   Câu nói được thốt lên không khác nào cho thấy tất cả những người hôm đó vừa chứng kiến một phép lạ. Thật vậy, Thánh Luca đă kể lại một phép lạ, phép lạ đẹp nhứt của Chúa Giêsu, Phép Lạ T́nh Yêu.
Chỉ đến câu cuối cùng của đoạn tường thuật, Thánh Luca mới dùng từ ngữ "Đức Tin", trong khi đó cả đoạn đều được dùng danh từ "t́nh thương" (Lc 7, 42.47). Đọc đoạn văn trong chiều hướng đó, chúng ta có cảm tưởng là Thánh Luca muốn nói với chúng ta: trong các cử chỉ yêu thương của người thiếu phụ, nàng đă tỏ ra đức tin cao cả, bởi đó nàng đă kéo được về cho ḿnh phép lạ tha thứ của Chúa Giêsu.
 
5 - Để có được một xă hội tốt đẹp hơn.
   Không phải Chúa Giêsu

   - đứng về phía các cô gái đỉ điếm chống lại nhóm người Pharisêu,
   - đứng về phía hỗn loạn hay ham mê chống lại trật tự và luật pháp.
  
Chúa Giêsu chỉ muốn nói cho chúng ta biết điều ǵ đối với Ngài là điều quan trọng nhứt trong xă hội con người: đó là con người. Không phân biệt đó là người nam hay người nữ, mỗi người đều được ḷng chú tâm của Ngài và lời dạy bảo của Ngài đề cập đến.
   - Ngài gặp gỡ được với một người Pharisêu, thoạt đầu chấp nhận đến dùng bữa ở nhà ông, và kế đến là giúp cho ông biết chiếu kích của T́nh Yêu Thiên Chúa.
   - Đối với người thiếu phụ, trước tiên Ngài để cho nàng hành động và kế đến mới nói với nàng.

   Chúa Giêsu không đối đải thiên vị. Có chăng chính con người, với các phản ứng của ḿnh thiên vị, phân chia giữa họ với nhau, trước mặt Ngài.
 
  
Trong khi Chúa Giêsu nói chuyện với người thiếu phụ, người Pharisêu không c̣n phải là con người của thời gian trước đó: ông ta đă đánh mất đi xác tín vững chắc của ḿnh và của trường phái ḿnh; các lối phán đoán, suy luận của ông bị cách phân xử của Chúa Giêsu làm cho tan vỡ từng mảnh.
  
Để trờ thành môn đệ của Ngài, những kẻ theo Ngài, không được khư khư như đinh đóng chặt vào quá khứ, mà hăy để cho ḿnh được hướng dẫn từ hiện tại tiến tới tương lai, bởi lẽ điều mới mẽ, mà Phúc Âm tŕnh bày với chúng ta là con người Chúa Giêsu.
 
  
Bài học của biến cố "người thiếu phụ biết yêu" vượt qua các ranh giới của thời điểm lịch sử lúc đó, đến với cả chúng ta ngày hôm nay. Quy chiếu về cử chỉ đại lượng của Chúa Giêsu, Thánh Luca muốn nhắc cho mọi người tín hữu Chúa Kitô ở mọi thời đại, để họ không được thụt lùi trở lại vào ḷng kiêu căng tự cao tự đại của nhóm "tách biệt", "không tỳ vết " của người Pharisêu.
  
Điều dữ, điều ác chúng ta có thể thắng được,
   - không phải bằng cách lên án con người, tách rời họ, đày họ vào khu dành riêng (ghetto, khu dành riêng cho nhóm người hạ cấp) cho những kẻ gian manh, vô luân, bất hảo,
   - mà là làm cho họ ư thức đến điều bất chính của tội lỗi, giúp họ tách khỏi bến bờ của thói xấu và cập vào bến thiện hảo,
   - cần phải ở gần bên họ, nhứt là những người yếu đuối cần được giúp đỡ, khuyến khích, đón nhận và làm cho họ thấy được những mảnh áng sáng được chiếu lên.
  
Người thiếu phụ đă nói lên bằng các động tác mà nàng thực hiện, Chúa Giêsu hiểu được sự thinh lặng chứa đựng bao tiếng nói hùng hồn của nàng. T́nh yêu kêu gọi t́nh yêu, không phải chỉ bằng lời nói. Hơn ai hết, người tín hữu Chúa Kitô hăy tỏ ra t́nh yêu đối với anh em bằng việc làm. 

  
NGUYỄN HỌC TẬP