ĐÊM TƯỞNG NIỆM 41 NĂM QUỐC HẬN - 04/28/2016
|
|
Video: Vai Tṛ Tôn Giáo Trước Hiện T́nh Đất Nước Bài phát biểu của Giám Mục NGUYỄN VĂN LONG
|
|
VAI
TRÒ CỦA TÔN GIÁO TRƯỚC HIỆN
TÌNH ĐẤT NƯỚC (Bài
nói chuyện của Đức Cha Vincent Nguyễn Văn
Long, Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Melbourne,
Úc Châu, trong Đêm Tưởng Niệm Tháng Tư Đen,
do Quỹ Yểm Trợ Đấu Tranh cho Nhân Quyền
Việt Nam, tổ chức tại nhà hàng Seafood Palace, thành
phố Westminster, California, ngày thứ Năm 28 tháng 4 năm
2016.)
Kính thưa quư vị đại diện lănh đạo
các tôn giáo, các tổ chức và quư đồng bào,
Hôm nay, tôi rất hân hạnh được đến
Thủ Đô của người Việt tỵ
nạn trên thế giới, một nơi tuy không
phải là quê cha đất tổ của chúng
ta, nhưng nó mang đầy sắc thái
của một tổ ấm của đàn chim Việt
đang tản mác khắp bốn phương trời.
Với cái tên Sài Gòn nhỏ, với
những lá cờ vàng ba sọc đỏ
tung bay ngạo nghễ, với những sinh
hoạt văn hóa truyền thống và lịch
sử trong một môi trường dân chủ, tự
do, pháp quyền, đây không chỉ là nơi
“đất lành chim đậu” hay là một
điểm son của một nước siêu cường
Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
Trong hoàn cảnh quê hương chúng ta bị thể
chế cộng sản độc tài đảng
trị làm băng hoại về mọi mặt,
đây cũng là nơi bảo trì và
phát triển văn hóa, lịch sử
và truyền thống tinh túy của cha ông
chúng ta. Nơi đây chúng ta không đóng
khung, không quên nguồn gốc, không an phận trong tâm
trạng tha phương cầu thực mà thực
hiện trách nhiệm thiêng liêng với đồng
bào quốc nội và với tiền đồ
dân tộc. Nơi đây, chúng ta –những người
tỵ nạn cộng sản, những con dân nước
Việt c̣n trăn trở cho hiện t́nh đất nước–
cùng nhau thực hiện giấc mơ chưa thành của
những người đã hy sinh cho tổ
quốc. Giấc mơ đó là ǵ thưa quư vị và
đồng bào? Đó là ngày khải hoàn của công lư,
của sự thật, của sự nhân bản, của
những giá trị Chân-Thiện-Mỹ trên quê hương.
Đó là ngày chiến thắng của ánh sáng trên
tối tăm, sự lành trên sự dữ, chí nhân trên
cường bạo và đại nghĩa trên hung tàn.
Đó là ngày cánh chung của chế độ Cộng
Sản và ngày quang phục của một Việt Nam
thực sự độc lập, dân chủ và vững
mạnh trước những thử thách mới. Bao lâu
còn bị cai trị bởi chế độ cộng
sản, quê hương chúng ta sẽ mãi mãi
còn bị băng hoại và bế tắc
toàn diện. Tôn
giáo và chính trị:
Tôn giáo và chính trị là hai thực
thể mà nhiều người cho là không
được trộn lẫn hay phải tách rời.
Có nhiều người Công Giáo rất quảng đại
với các dự án t́nh thương ở Việt Nam, xây
nhà thờ, nhà xứ, Trung tâm Hành Hương v..v… nhưng
họ lại rất dị ứng với các vấn
đề Nhân Quyền và Công Lư. Họ có thể cho
5,3 ngàn cho giáo xứ này, ḍng tu nọ ở Việt Nam.
C̣n mua một cái vé số $10.00 để ủng hộ
cho Tù Nhân Lương Tâm th́ họ đắn đo
ngại ngùng. Họ cho rằng đó là làm chính
trị! Thế th́ Chúa Giêsu có làm chính trị hay
không khi Ngài thực thi sứ mạng cứu thế:“Thần
trí Chúa.. giải thoát cho kẻ bị giam cầm, đ̣i
tự do cho kẻ bị áp bức…”?
Nhưng không ai, kể cả những người
tu hành như tôi, có thể dửng dưng với
những vấn nạn xã hội do sự
lãnh đạo hay thể chế chính trị gây
ra. Chúng ta không thể sống đạo tức
là tìm những điều hay lẽ phải
mà lại không quan tâm tới sự dữ
và sự bất công đang tràn lan trên quê
hương. Chúng ta không thể yêu Thiên Chúa
mà lại không để ý tới tiếng
kêu than của dân oan. Trước khi làm người
Công Giáo, trước khi làm giám mục,
tôi là người Việt Nam; tôi chịu ơn
những anh hùng hào kiệt đã hy sinh
cho tiền đồ dân tộc trong suốt chiều
dài lịch sử. Tôi chịu ơn những
chíên sỹ Việt Nam Cộng Hòa đã
bảo vệ tự do cho tôi. Tôi chịu ơn những
thuyền nhân đã không may mắn như tôi,
nhưng cũng chính vì những cái chết
thương tâm của họ mà thế giới
tự do đã đón nhận những
người tỵ nạn cộng sản còn sống
sót như tôi.Tôi không thể không trăn trở
với hiện tình đất nước;
tôi không thể không nhắm mắt làm ngơ
với hệ thống chính trị lỗi thời là
chế độ cộng sản đang làm cho đất
nước băng hoại hà toàn. Trên huy hiệu
giám mục của tôi có lá cờ VNCH trải ngang
như làn sóng trên nền xanh là đại dương.
Tôi không thể bỏ quên quá khứ và căn tính
tị nạn của ḿnh. Tôi không ngần ngại khẳng
định lập trường của mình
là: không bao giờ tách ĺa lư tưởng một
Việt Nam phi cộng sản và một Việt Nam nhân
bản ra khỏi sứ mạng giám mục của tôi.
Năm 1982 khi về quê hương mình còn đang
sống dưới chế độ cộng
sản, ĐGH Gioan Phaolô II đã mạnh dạn công
bố trong Thánh Lễ đại trào: “Anh
chị em thân mến. Dù đời sống
của người Ba Lan khó khăn thế
nào, chúng ta cũng đừng nản
lòng tranh đấu cho công lý và sự
thật, cho tự do và nhân phẩm của con
người.” Điều này đă cho
chúng ta thấy rằng, tranh đấu cho công lư và
sự thật, cho tự do và nhân phẩm không phải
là việc làm của những kẻ muốn chính
trị hóa tôn giáo mà là bổn phận ‘nhập
thể hóa’ Tin Mừng và ‘Kitô hóa’môi
trường của chúng ta. Nếu chúng ta chỉ
giữ đạo trong nhà thờ hay chùa chiền,
nếu chúng ta chỉ đóng khung tôn giáo trong những
vấn đề siêu nhiên mà hoàn toàn vô cảm với
những vui mừng và hy vọng, những sợ hăi và
lo âu của đồng loại, th́ phải chăng tôn
giáo chỉlà thứ thuốc phiện ru ngủ chúng ta
như lời Karl Marx? Đây cũng là chiêu bài của
cộng sản. Họ muốn tôn giáo chỉ là thứ
thuốc phiện ru ngủ dân chúng. Họ muốn
biến tôn giáo trở thành một công cụ của
chế độ và phục vụ sự độc
quyền chính trị của họ.
Phúc Âm và đời sống không thể tách ĺa nhau; tôn
giáo và chính trị không thể không liên hệ với
nhau. Vai tṛ ngôn sứ của Giáo hội đ̣i buộc
người tín hữu ở mỗi bậc vàmỗi hoàn
cảnh phải tranh đấu cho một xă hội
phản ảnh Vương Quốc của Thiên Chúa.
Thực thế, truyền thống công lư xă hội trong
Kinh Thánh là bằng chứng hùng hồn về sự
nhập thế của các giá trị siêu nhiên vào đời
sống tự nhiên của con người. Ơn cứuđộ
không chỉ có nghĩa là một sự giải thoát
của linh hồn và đời sống vĩnh hằng
trênThiên Quốc mà là sự giải thoát con người
toàn diện. Ngay trên cơi đời này và ngay trong xă
hội này, con người được mời
gọi để sống cuộc sống sung măn với
Thiên Chúa và tha nhân. Do đó, sống đức tin và
sống thánh thiện không chỉ có một chiều
dọc, tức là thờ phượng kính mến Chúa.
Sống đức tin và sống thánh thiện không
thểtách ĺa khỏi tiến tŕnh công lư hóa xă
hội và phong phú hóa đời sống con người.
Tiên tri Isaiah đă định nghĩa cho chúng ta thế
nào là giữ đạo, đó là “phá vỡ xiềng
xích của bọn ác nhân, cất đi gánh nặng
của kẻ lầm than, giải thoát cho kẻ bị
áp bức và phá tan mọi gông xiềng” (Isaiah 58:6).
Đức Kitô đi đến đâu cũng quan tâm
đến người cùng khốn trong xã
hội. Ngài đứng về bên những
người nghèo hèn, bị áp bức,
bắt bớ, thiệt thòi và bất công.
Ngài lên án những người dùng
quyền lực, địa vị và ảnh hưởng
của mình để làm tổn thương,
triệt hạ người khác và khuynh
đảo xã hội. Quan
hệ giữa Công giáo và cộng sản
qua những giai đoạn lịch sử:
Một số quư vị lớn tuổi ở đây
chắc đă từng trải qua thời kỳ Việt
Minh vào những năm sau Đệ Nhị Thế
Chiến. Ở Bắc Việt, Đức Giám Mục Lê
Hữu Từ, đă có thời lập ra khu Bùi Chu - Phát
Diệm tự trị với cả những đội
vũ trang Tự vệ Công giáo, chống lại chính
quyền Việt Minh do ông Hồ Chí Minh lănh đạo.
Đối với ngài cũng như rất nhiều giám
mục miền Bắc trong thời kỳ đó đă
không ngần ngại dấn thân cho quê hương và có
thể nói vượt qua cái ranh giới thông thường
của đạo và đời, tôn giáo và chính trị.
Hôm nay, tôi không có ư hoài niệm về một quá
khứ mà nhiều người trong thế hệ cha anh
rất tự hào về giáo hội Việt Nam; tôi càng
không có ư cổ vơ một con đường chống
đối bạo động dù đối với
chế độ vong bản phi nhân. Tuy nhiên, khi lấy
cuộc sống sung măn làm mục đích, chúng ta không
thể mặc nhiên để sự ác hoành hành
khống chế xă hội. Sự ác này không những
thể hiện nơi cá nhân hay đoàn thể. Tôi cho
rằng sự ác lớn nhất đang hoành hành trên
đất nước chúng ta hôm nay chính là tà quyền
và hệ thống chính trị đưa con người
vào chỗ bế tắc. Tôi cho rằng chỉ
có một Việt Nam hết nô lệ bởi
ý thức hệ cộng sản, hết
trói buộc bởi cái gọi là tư tưởng
Hồ Chí Minh, hết bị xiềng xích bởi
định hướng xã hội chủ
nghĩa thì mới có thể vươn
mình đứng dậy.
Tôi mở ngoặc ở đây để
nói về những lời phát biểu
được coi là rất đột phá
của một số đại biểu tại quốc
hội cộng sản Việt Nam(Trương
Trọng Nghĩa, Dương Trung Quốc). Họ
dám mạnh dạn lên tiếng về tình
trạng không an toàn về pháp lư, các quyền tự do
dân chủ không bảo đảm đầy đủ
và lo sợ ở đất nước bị lệ
thuộc. Thế nhưng, cả những đại
biểu phản tỉnh này vẫn còn trong
cái vòng luẩn quẩn của chủ nghĩa
xã hội. Họ chưa có can đảm để
nói lên cái cội rễ của sự bế
tắc toàn diện, thậm chí c̣n thần thánh
hóa ông Hồ Chí Minh: Bao lâu còn bị nô lệ bởi
ý thức hệ cộng sản, bấy lâu
đất nước sẽ không có lối
thoát. Chỉ khi không còn cái quái thai do Hồ
Chí Minh sinh ra và đảng cộng sản tiếp
tục nuôi dưỡng thì dân tộc ta mới
ra khỏi cơn ác mộng.
Trong cuốn “Chứng từ của một
giám mục” mà các bác trong nhóm “Diễn
Đàn Giáo Dân” đã xuất bản năm
2009, người đọc có cảm tưởng
tìm được một đóa hoa sen tinh
khiết lừng lững vươn lên giữa
bùn lầy nhơ bẩn. Sống qua những
biến cố hải hùng nhất khi Việt Minh
cướp chính quyền, thanh trừng nội
bộ, cải cách ruộng đất, chủ trương
bạo động cách mạng, di cư 54, xâm lăng
miền nam v..v.. Gíam Mục Lê Khắc Trọng
luôn có cái nhìn sâu sắc để nhận
biết hư thật trong cái chế độ
gỉa dối tuyên truyền. Quan trọng hơn nữa,
ngài luôn giữ vững lập trường
không thỏa hiệp và không nhượng bộ
trước những âm mưu khống chế
và lợi dụng tôn giáo của cộng
sản. Thái độ dứt khóat của
ngài về cái tổ chức tiền nhân
của “Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo”
là một điều tiêu biểu.
Những năm gần đây, tiếp theo chính
sách đổi mới của đảng CSVN, một
phong trào tô điểm cho chế độ với
những nới lỏng về kinh tế, tôn
giáo, du lịch v.v.. được tuyên truyền
rầm rộ. Thực tế là như thế
nào? Đó chỉ là một sự đổi
mới giả tạo, một kiểu sơn phết
bên ngoài trong khi cả hệ thống chính
trị như căn nhà đã mục nát từ
bên trong cái nền tảng của nó.
Theo chính sách đổi mới nửa vời
này, cái tôn giáo cũng đã
được hưởng một số tự
do “xin cho” của chế độ. Vì thế, gần
đây chùa chiền, nhà thờ, dòng tu,
trung tâm hành hương v.v.. cứ như trăm
hoa đua nở trên khắp nước. Thậm
chí có những nơi người dân sống
thật cơ cực nhưng nơi thờ phượng
thì vẫn sang trọng. Nếu là một du
khách từ Úc hay Mỹ thăm Việt Nam,
họ sẽ ngạc nhiên khi thấy các nhà thờ
hay chùa chiền xây lên với mức kỉ
lục. Những khu công giáo di cư như ở
Hố Nai Gia Kiệm, người ta có cảm tưởng
là có một phong trào xây và tu bổ
nhà thờ. Lại nữa, họ sẽ thấy
các sinh hoạt tôn giáo như rước
sách, lễ hội, hành hương v.v.. thật
đông đúc năng động. Có nhiều
đấng bậc còn chế diễu những
ai chỉ trích chế độ là chúng ta
phải cám ơn cộng sản vì họ đã
làm ơn cho giáo hội.
Tôi không có ý chỉ trích việc xây cất
sửa sang nơi thờ phượng. Tôi
cũng không phê bình việc tổ chức
các lễ hội hay rước sách
trọng thể. Nhưng nếu chúng ta chỉ
đo lường sự năng động
của Giáo Hội qua những sinh hoạt thuần
tuý tôn giáo thì tôi e rằng đó
là một sự thẩm định phiếm
diện. Truyền thống đức tin Công
Giáo luôn gắn liền với công bình
xã hội, nhân phẩm con người, lợi
ích chung và các giá trị căn bản. Nếu
chúng ta có nhiều nhà thờ, nhiều
người đi lễ, nhiều linh mục tu
sĩ, nhiều lễ hội v.v.. mà chưa
làm muối men cho tiến trình công lý
hoá cho xã hội, chưa dấn thân trong việc
phục hồi nhân phẩm con người, lợi
ích chung và các gía trị căn bản
thì tôi cho rằng chúng ta chưa thực
hiện đầy đủ vai trò làm lương
tri của xã hội. Tôn
giáo là lương tri của xã h̉ội
hay là công cụ của chế độ? Lịch sử Việt Nam qua nhiều thời đại đă minh chứng được sự dấn thân của người tín hữu thuộc mọi thành phần giáo hội vào sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước. Thế nhưng trong xã hội toàn trị, sự ru ngủ lương tri của giáo hội đă trở thành một hiện tượng phổ biến nằm trong chính sách công cụ hóa tôn giáo của ta quyền cộng sản. Các cụm từ như ‘tôn giáo và dân tộc,’ ‘tốt đời đẹp đạo,’ ‘giáo dân tốt công dân tốt,’ ‘kính Chúa yêu nước’ và ‘đồng hành cùng dân tộc’ đă trở thành những viên thuốc an thần để ru ngủ lương tri và vô hiệu hóa vai tṛ ngôn sứ của giáo hội. Tại La Vang năm 2010 Phó Thủ Tướng Nguyễn Thiện Nhân đă ban huấn từ cho cả các giám mục Việt Nam về việc mà ông gọi là “đồng hành cùng dân tộc.” Bằng chiêu bài đồng hóa đảng với dân tộc họ biến ḷng yêu nước thành yêu đảng và chống đảng là chống lại dân tộc. Điều đáng buồn là liều thuốc an thần này đang làm ru ngủ và làm vô cảm lương tri của nhiều người Việt Nam, kể cả người tín hữu. Đồng hành cùng dân tộc không thể là đồng hành cùng chế độ, nhất là khi chế độ đó đang đưa dân tộc vào chỗ diệt vong. |
|
|
|
Cám ơn quí vị đă theo dơi chương tŕnh của Diễn Đàn Giáo Dân Xin Thiên Chúa chúc phúc lành đến quí vị.
|