HĂY TRÔNG CẬY VÀO CHÚA
|
|
Nhạc phẩm CURSILLISTAS HÀNH KHÚC (Đàn dưới dạng Karaoke)
|
HĂY TRÔNG CẬY VÀO CHÚA “Cứ
nghĩ tới nhà thờ nào cũng dọn Cung Thánh, đưa Nhà Tạm
đi nơi khác để mời Thúy
Nga về gây quỹ th́
buồn quá!” Trần Phong Vũ Dẫn
nhập Tiêu đề bài viết này cũng như hai ḍng chữ nhỏ để trong ngoặc kép được trích từ điện thư của cô/bà Liên Hương hồi âm cô/bà Helen (Hương Lan) do người bạn chuyển cho chiều Thứ Tư 06-12-2017, năm ngày sau đêm Gloria III Hoan Ca Maria do Thúy Nga Paris tŕnh diễn trong Nhà Thờ Giáo xứ St. Columban, GP Orange, nam California. Qua nội dung hai thư trao đổi tôi hiểu hai người nếu không là bạn bè thân cận th́ ít nữa cũng quen biết nhau trong PT Cursillo[1]. Và như thế, một cách nào đó tôi cũng có liên hệ tinh thần với cả hai. Giản dị v́ tôi cũng là một Cursillista. Khác chăng là một Cursillista đă bước vào tuổi xế chiều. (Xin mở dấu ngoặc để khai báo theo thông lệ Phong Trào: Tôi, Đa Minh Trần Ngọc Vân (tên thật) tham dự khóa Cursillo 96 mùa hè năm 1983 trên đồi Marywood, Ṭa Giám mục cũ của Giáo phận Orange, sinh hoạt hàng tuần liên tục trong Nhóm Gioan Tiền Hô từ ngày dự khóa đến nay.) Do mối liên hệ thiêng liêng và mật thiết ấy, phong trào khuyến khích chúng tôi xưng hô với nhau là “Anh” là “Chị”, không phân biệt vai vế, địa vị, tuổi tác. Do đó, trong bài viết này, kể từ đây tôi không dùng lối xưng hô khách sáo xa lạ nữa mà gọi hai tác giả điện thư là “Chị”. Ước mong hai chị không phản đối và cho phép tôi được dựa vào nội dung hai điện thư này để tỏ bày những suy nghĩ chân thành, thẳng thắn của tôi trong tâm t́nh của những Anh Chị Em trong một gia đ́nh: Gia Đ́nh Cursillo để thông chia những trăn trở thao thức chung với những bạn đọc thân thương của chúng ta. Hoàn cảnh dẫn tới cuộc đối thoại Trong đêm “Gloria III Hoan Ca Maria” do Thúy Nga Paris tŕnh diễn trên Cung Thánh Giáo đường St. Columban Thứ Sáu 01-12 vừa qua, chị Hương Lan trong số những khán giả mua vé tham dự và chị Liên Hương là người cùng bà con đồng đạo âm thầm đứng cầu nguyện bên kia đường đối diện Nhà Thờ. Trong một trường hợp hy hữu nào đó, khi cùng mọi người vào dự khán đêm nhạc, chị Hương Lan nhận ra trong số những đồng đạo đang âm thầm cầu nguyện “bên kia lề đường” có những Cursillistas thân thương của chị. Điều này thúc đẩy chị phải lên tiếng để nói lên quan điểm của ḿnh. Một chọn lựa thật chính đáng. Trước hết nó chứng tỏ sự hồn nhiên, ngay thẳng của một thành viên PT Cursillo. Từ đấy, chính chị đă mở đường cho một cuộc đối thoại thật hữu ích. Điều đáng quư và đáng trân trọng nhất là ở cuối thư, chị Hương Lan viết: “Tôi
nghĩ mà thương các bạn đứng chịu
lạnh lẽo ở góc đường, không biết
có ai sau hôm đứng chịu lạnh có bị
cảm lạnh không ???” Thư không chỉ danh ai, nhưng qua câu chót “Thân chào các bạn Curcillo chúng ḿnh” cho thấy người gửi thư muốn ngỏ lời với những anh chị em Cursillistas của chị thuộc Phong Trào Cursillo trong số những người đứng cầu nguyện buổi tối 01-12. Và như thể đă mở đường cho chị Liên Hương lên tiếng. (Đầu mail ghi ngày giờ gừi: lúc 10 giờ 23 phút ngày 05-12) Nghĩ
lại xem ḿnh làm vậy có đúng không ??? Tôi
đi dự Gloria 3 Hoan ca Mẹ Maria, tôi cảm
được nâng tâm hồn lên với Mẹ. Tôi
nghĩ mà thương các bạn đứng chịu
lạnh lẽo ở góc đường, không biết
có ai sau hôm đứng chịu lạnh có bị
cảm lạnh không ??? Xin
vài ḍng chia sẻ tâm t́nh của tôi. Thân
chào các bạn Curcillo chúng ḿnh. Hương
Lan” Người viết không rơ có bao nhiêu đối tượng nhận được điện thư của chị Hương Lan. Điều chắc chắn là chị Liên Hương, một trong những Cursillistas đă nhận. Dưới đây là nguyên văn điện thư hồi âm chị Helen (tức Hương Lan) của chị Liên Hương ghi lúc 1:35 AM hôm Thứ Tư 06-12. “Chị
Helen quư mến, Chị
Helen thân mến, em xin xác định là những
anh chị em đứng bên kia đường hoặc
ít ra là chính em không hề chống đối hàng
giáo phẩm mà chỉ là bày tỏ điều ḿnh không
thấy đúng, không đồng ư. Em
rất hiểu và cảm thông trách nhiệm nặng
nề của của hàng giáo sĩ phải chăm sóc
và tạo dựng một giáo xứ, giáo phận
hiệp nhất, yêu thương, đạo đức
và phát triển, bên cạnh đó c̣n phải lo tu
bổ cơ sở và lo cho các chi phí khác v.v... Nhưng
dùng ngay chính nhà thờ nơi cung thánh để làm sân
khấu với mỹ từ Gloria Hoan Ca Mẹ Maira hay
chiêu bài bán vé gây quỹ th́ em thấy rằng không
đúng và không nên làm. Tại
sao không đồng ư, em xin giải thích như sau: a,
Thuư Nga Paris là một cơ sở làm ăn họ không
đến với Gx để giúp không công, đây là
một trao đổi có tính cách thương mại. b,
Một show TN tổ chức và thu h́nh tốn phí
tối thiểu là 150 đến 200 ngàn, chưa nói
đến quảng cáo và sự lo lắng không đủ
người tham dự. Thời buổi YouTube,
Internet TN lại càng điêu đứng nên họ
phải t́m một thị trường khác. Hợp tác
được với các nhà thờ họ không
mất tiền mướn chỗ, không cần
quảng cáo v́ có tiếng nói rất uy tín của Linh
Mục bản xứ kêu gọi giáo dân tham dự. Giáo
dân VN yêu mến Giáo hội sẵn sàng tham dự và
đóng góp. Một thị trường rộng
lớn và dễ dàng kiếm sống. c,
CD sẽ tung ra toàn 52 tiểu bang và thế giới, h́nh
ảnh đẹp, ca sỹ ca hay, GX gây quỹ tốt
đẹp qúa... và... cũng có thể thị trường
của TN lan tràn qua Houston và khắp nơi cũng không
chừng. Viết tới đây em thấy ḷng buồn
vô hạn. Em không trách TN v́ họ làm ăn mà, em cũng
không dám trách các vị chủ chăn v́ các ngài cũng
có những điều rất thực tế cần
phải lo, nhưng ḿnh c̣n
có Chúa nữa mà, Chúa cùng lo với ḿnh mà. Hăy trông
cậy vào Chúa (em thường hay lẩm nhẩm câu này
mỗi khi lo lắng). Cứ nghĩ tới nhà
thờ nào cũng dọn cung thánh, đưa Nhà
Tạm đi nơi khác để mời TN về gây
quỹ th́ buồn quá. Tại
sao em đứng bên kia đường? Biết
ḿnh nhỏ bé không có tiếng nói em đến
với nhóm cầu nguyện “bên kia đường”
chỉ mong mỏi một
điều cầu mong sao các cha nghĩ lại.
Gloria
3 gây xung đột nặng nề trong hội đoàn,
nhóm và ngay cả trong gia đ́nh. Em xin quư anh chị
nghĩ lại, ḿnh
bất đồng ư kiến chứ đừng
bất hoà, nhất là những
email có tính chất gây hấn đụng chạm
đến những người khác không cần
thiết v́ chỉ gây chia rẽ. Đây
là những lời bộc bạch chân thành, xin quư anh
chị đọc trong cảm thông và xin xây dựng
cho em, cho nhau để ḿnh cùng nhau cầu nguyện t́m
Thánh Ư của Chúa thay v́ t́m ư muốn, ư thích của
chính ḿnh. Xin
Chúa ban phúc lành trên quư anh chị và cùng đồng hành
với quư anh chị trên bước đường
phục vụ. Liên
Hương” Vài
suy tư trong tâm t́nh cầu nguyện của người
viết Sau khi chậm răi vừa đọc vừa suy nghĩ hai điện thư trao đổi giữa hai chị Hương Lan và Liên Hương, tôi thật sự vui mừng và xúc động khi nhận ra tinh thần xây dựng và thái độ chân thành toát ra qua những lời lẽ của hai cá thể, cho dù trong nhất thời đang ở hai vị thế khác nhau, nếu không muốn nói theo cách nh́n thế tục là đối nghịch nhau. Một cách khái quát, lá thư ngắn
của chị Hương Lan phản ảnh một tâm
hồn đạo đức, thẳng thắn,
đơn sơ, bộc trực khiến người
đọc không thể không trân trọng khi chị
dựa vào Lời Chúa để khuyên bạn không nên
xét đoán và phải
tuân phục hàng Giáo phẩm. Lời xác định
cảm nghiệm mà chị nhận được trong
khi nghe Thúy Nga Paris hát cũng rất thật ḷng trong
vị thế và cách chọn lựa riêng của
chị Hương Lan:
“Tôi đi dự Gloria
3 Hoan ca Mẹ Maria, tôi cảm được nâng tâm
hồn lên với Mẹ” Tôi mừng v́ chị có
được những trải nghiệm quư giá
ấy. Nhưng cùng một lúc, tôi cũng biết
chắc có rất đông tín hữu khác mà điển
h́nh là chị Liên Hương, những người cùng
chị đang đứng bên kia đường
cầu nguyện giữa trời đêm lạnh
lẽo, hàng trăm bà con khác đă kư tên vào Thư
Ngỏ gửi Cộng Đồng và đám đông
thầm lặng….. lại có cảm thức khác:
cảm thức đau đớn buồn bă khi thấy
Cung Thánh trong Giáo đường đang bị tục
hóa! Điều đáng quư và đáng trân trọng nhất, là ở cuối thư, chị Hương Lan viết: “Tôi nghĩ mà thương
các bạn đứng chịu lạnh lẽo ở góc
đường, không biết có ai sau hôm đứng
chịu lạnh có bị cảm lạnh không ???” Đấy là t́nh liên đới, là niềm xúc cảm đích thực, tự phát từ trái tim yêu thương của những môn đệ đă chọn Đức Giêsu làm Thày của ḿnh sau khóa tĩnh huấn ba ngày, cho dẫu vào thời điểm hai chị đang có những suy nghĩ, nhận định khác nhau. Đọc những lời khen ngợi
chị Liên Hương trên đây hẳn có người
cho tôi là “ba phải” khi biết tôi luôn ở
vị thế tương tự như cha Pascal
Nguyễn Ngọc Tỉnh, người Mục tử già
Ḍng Thánh Phan-xi-cô Khó Khăn cũng gọi là Ḍng
Phan-xi-cô Hèn Mọn, hiện ở Sài-G̣n khi cha tự
nhận ḿnh là người có “điểm kính các Đấng Bậc không cao”[2]? (Trước
khi nói về thái độ bị cho là “ba phải”
này, tôi thấy cần lư giải tại
sao cha Pascal lại thú nhận ḿnh như thế?
Giản dị chỉ v́ ngài luôn quan niệm rằng: đă
mang thân phận yếu đuối của con người, dù ở đấng
bậc nào, cũng có lúc sai lỗi. Do đó sự lên tiếng để
“sửa sai” -không v́ bất cứ động
lực bất chính nào mà chỉ với tấm ḷng thành
của Con Cái Chúa-, là bổn phận thiêng liêng
của bất cứ ai, giáo sĩ hay giáo dân. Theo
cha và cũng theo nhận định của
Đức cố Giám Mục Phaolô Lê Đắc
Trọng trong Hồi kư của Đức Cha do
nguyệt san Diễn Đàn Giáo Dân tái bản năm
2009, ḷng
tôn kính và thái độ
vâng phục “tối mặt” không những không giúp
ích ǵ cho người được tôn kính hoặc vâng
phục kiểu này.
Trái lại, nó chỉ tạo cớ vấp phạm cho
các ngài. Từ đấy, do tác động
giây chuyền, sẽ ảnh hưởng tới sứ
mạng truyền giáo của Giáo hội. V́ nhận biết như thế, cha Pascal từng công khai vạch trần những sai trái của người cầm đầu Tổng Giáo Phận Sài-G̣n hiện nay. Cụ thể thời gian Đức Cha Bùi Văn Đọc c̣n là Giám mục Mỹ Tho, trong bài giảng tại nhà thờ Thánh Phaolô ngoại thành Rôma hồi tháng 6-2009 đă cố t́nh cắt xén một chi tiết quan trọng khi trích dẫn lời Tiên Tri Gêrêmia để biện minh cho sự im lặng khó hiểu của hàng Giám Mục trước những hiện tượng phản Tin Mừng trên quê hương thời cộng sản. Và cha đă không ngần ngại lên tiếng). Trở lại với vị thế một người viết phần nào chịu ảnh hưởng cha Pascal[3] tại sao tôi lại có những lời lẽ nhẹ nhàng, trân trọng khi chị Hương Lan khuyên bạn minh phải “tuân phục” hàng Giáo phẩm… để bị coi là người “ba phải”? Xin thưa: tuân phục các Đấng bản quyền trong Hội Thánh ở mọi cấp độ là nguyên tắc cần phải có để duy tŕ tôn ti trật tự trong Đạo. Tuy nhiên, có phải v́ nguyên tắc này mà người tín hữu tự biến ḿnh thành một bày cừu lúc nào cũng nhắm mắt làm ngơ trước những hành vi sai trái xâm hại đời sống đức tin –dù giáo dân hay giáo sĩ gây ra- ? Trong cách sống đạo và thể hiện niềm tin cá nhân nơi chị Liên Hương, dù không đồng thuận nhưng tôi phải trân trọng niềm tin của chị. Bởi v́ chị đơn sơ tin thật như thế nên hành xử như thế. Nhưng trân trọng không có nghĩa là tôi hành xử như chị. Riêng tấm ḷng cảm thương của chị trước cảnh những đồng đạo đứng bên vệ đường lạnh lẽo cầu nguyện tôi thật sự bày tỏ ḷng trân trọng và quư mến. Trước khi trút hơi thở cuối cùng trên Thập Giá, Chúa Giêsu cầu nguyện cùng Chúa Cha: “Xin Cha tha tội cho chúng, v́ chúng không biết việc ḿnh làm”. Như thế, v́ ḷng thương vô lượng, Chúa sẵn sàng tha thứ cho những ai sai lỗi nhưng không biết ḿnh sai. Trái với trường hợp người biết ḿnh sai mà vẫn làm, kể cả người thấy rơ ai khác sai mà không can đảm lên tiếng chỉ ra, sẽ không được tha. Có thể cha Pascal cũng rất buồn v́ “điểm kính các Đấng Bậc” của cha “không cao”. Nhưng, v́ trót nhận ra hành vi, lời nói phản chứng nơi Bề Trên của cha hoặc những trường hợp tương tự nên cha phải nói thẳng, nói thật, dù biết sẽ làm mất ḷng Bề Trên. Đọc kỹ hồi âm của chị
Liên Hương sẽ giúp lư giải được
vấn nạn này. Trên nguyên tắc chị Liên Hương
luôn giữ thái độ tôn kính, trân trọng công
lao của các Linh mục trong việc điều hành
Giáo xứ, chăn giắt đoàn chiên khi khẳng
định
“chính em không hề
chống đối hàng giáo phẩm mà chỉ bày
tỏ điều ḿnh không thấy đúng, không đồng
ư”. Ư tưởng chị Liên Hương thật minh bạch: chị tôn kinh các đấng bậc, nhưng chị không thể làm ngơ trước những ǵ sai trái, dù nguyên nhân phát sinh từ đâu. Chị viết tiếp: “Em
rất hiểu và cảm thông trách nhiệm nặng
nề của hàng giáo sĩ phải chăm sóc và
tạo dựng một giáo xứ, giáo phận hiệp
nhất, yêu thương, đạo đức và phát
triển, bên cạnh đó c̣n phải lo tu bổ cơ
sở và lo cho các chi phí khác v.v... Nhưng
dùng ngay chính nhà thờ nơi cung thánh để làm sân
khấu với mỹ từ ‘Gloria Hoan Ca Mẹ Maira’
hay chiêu bài bán vé gây quỹ th́ em thấy rằng không
đúng và không nên làm.” Sau đó, chị nêu lên lư do căn bản khiến chị không đồng ư xoay quanh việc mở đường cho Thúy Nga vào làm thương mại nơi Cung Thánh! Đẩy suy tư ra khỏi phạm vi Giáo xứ St. Columban, ra khỏi phạm vi Cộng đồng tín hữu địa phương, kể cả toàn tiêu bang California tới 52 tiểu bang Hoa Kỳ và toàn thế giới nơi có bóng dáng người Công giáo Việt Nam, chị không khỏi buồn rầu đau đớn. “Viết
tới đây em thấy ḷng buồn vô hạn. Em không
trách Thúy
Nga
v́ họ làm ăn mà, em cũng không dám trách các
vị chủ chăn v́ các ngài cũng có những
điều rất thực tế cần phải lo. Nhưng
ḿnh c̣n có Chúa nữa mà. Chúa cùng lo với ḿnh mà. Hăy
trông cậy vào Chúa (em thường hay lẩm
nhẩm câu này mỗi khi lo lắng). Cứ nghĩ tới nhà
thờ nào cũng dọn cung thánh, đưa Nhà
Tạm đi nơi khác để mời Thúy
Nga về gây quỹ th́ buồn quá.” Giải thích với bạn lư do “Tại sao em đứng bên kia đường?” chị Liên Hương viết: “Biết
ḿnh nhỏ bé không có tiếng nói, em đến
với nhóm cầu nguyện “bên kia đường”
chỉ mong mỏi một điều: cầu
mong sao các cha nghĩ lại.” Trộm nghĩ: tương tự như tâm trạng chị Liên Hương, tối Thứ Sáu 01-12-17 hẳn cũng có cả trăm, cả ngàn tín hữu, bao gồm đông đảo những người đă công khai lên tiếng, đă minh danh kư tên vào Thư Ngỏ gửi CĐ Dân Chúa, v́ hiểu rơ thân phận hèn mọn của ḿnh không những không dám ra đường đứng cầu nguyện chung với anh chị em ḿnh v́ sợ bị lên án là “biểu t́nh chống Cha, chống Chúa” đến nỗi Giáo xứ phải bỏ tiền thuê mấy chục nhân viên an ninh tư để sằn sàng can thiệp….nên đành ở nhà, đóng cửa cùng con cháu trong gia đ́nh âm thâm cầu nguyện xin Chúa, Mẹ giúp bảo vệ sự Thánh Thiêng, thuần khiết của Cung Thánh, Bàn Thờ, Nhà Tạm, nơi tái diễn cuộc hiến tế của Chúa Giêsu Kitô trong Thánh Lễ hàng ngày. Mời độc giả đọc kỹ
phần kết lá thư của chị Liên Hương
để chia sẻ niềm khao khát cháy ḷng của
chị là mỗi người chúng ta cần nhớ
kỹ: “ḿnh
bất đồng ư kiến chứ đừng
bất hoà” ngơ hầu
trong tương lai tránh được cảnh tái
diễn cái họa: “Gloria
3 gây xung đột nặng nề trong hội đoàn,
nhóm và ngay cả trong gia đ́nh.”
* Một câu
hỏi nhức nhối: v́
đâu nên nỗi? (Những đoạn tô đậm do người viết bài này) Ngày
Lễ Kính Đức Mẹ Vô Nhiễm, Thứ Năm
07-12-17
[1] PT Cursillo theo ngôn ngữ VN là Phong Trào Học Hội Kitô Giáo. PT ra đời tại Tây Ban Nha tiền bán thế kỷ trước và ngày nay đă lan tràn khắp thế giới. Riêng VN, PT có mặt từ những năm cuối thập niên 60 đầu thập niên 70. Tại HK Phong trào có ba ngành xếp theo ngôn ngữ: Ngành nói tiếng Anh, ngành nói tiếng Tây Ban Nha và ngành Việt Nam h́nh thành từ khóa 93 năm 1982 ở Thủ đô của người Việt tị nạn CS.
[2]
Đọc tác phẩm “Thắp Một Ngọn
Nến Cho Thái Hà” gom lại 30 bài viết của
cha Pascal mang giá trị thời sự liên quan
tới những biến cố quan trọng mấy năm
trước tại Tổng Giáo Phận Hànội do
một nhóm anh chị em Công giáo phấi hợp
ấn hành ở Úc và Hoa Kỳ.
[3] Những ai theo dơi nguyệt san Diễn Đàn Giáo Dân hoặc trên mạng hẳn chưa quên những bài viết thuộc loại “Điểm kinh các đấng bậc không cao” mà tác giả là tôi. Một số bài có nội dung như vậy được đưa vào tập sách mới “Việt Nam, Nỗi Đau & Niềm Hy Vọng” sẽ được tủ sách Tiếng Quê Hương ấn hành và giới thiệu với độc giả đầu tháng 01-2018.
|
|
|