HĂY YÊU THƯƠNG MÀ SỐNG & HĂY SỐNG ĐỂ YÊU THƯƠNG (Đoàn Thanh Liêm)

    

Quí vị đang nghe MÙA ĐÔNG CỦA ANH của Trần Thiện Thanh (anh chị Nguyễn Mạnh Thường hát)

Hát cho các bạn TUỔI VỀ HƯU (ĐÔNG) thu âm từ Laptop

(Let’s love to live & let’s live to love)

(Bài viết để tặng các bạn cao niên)

   Đầu năm 1971, tôi được mời qua Ḥa Lan để tham dự một Buổi Gặp Gỡ với các bạn trẻ tuổi từ 15 đến 25, được tổ chức tại thành phố Utrecht gần với Amsterdam. Có đến trên 20,000 thanh thiếu niên tụ tập trong khu vực dành riêng cho sinh hoạt thể thao của thành phố, trong suốt ngày 2 Tháng Giêng 1971 để xem triển lăm, nghe diễn thuyết và nhất là theo dơi cuộc thi hát ṿng chung kết của các ca sĩ đại diện các quốc gia Âu Châu được goi là “ReliPop Songs Festival” (tức là Đại Hội ca khúc phổ thông có cảm hứng từ tôn giáo – Religious Popular). Giới truyền thông khắp Âu Châu, đặc biệt là Eurovision rất chú ư đến việc tường thuật về Đại Hội này.

   Tôi là một trong số 7 người khách mời từ ngoại quốc tới, mà được trân trọng giới thiệu như là những “international guestspeakers”. Và mỗi người được mời phát biểu trong 7 phút để tŕnh bày về kinh nghiệm hoạt động thiết thực, cụ thể phục vụ nhân quần xă hội của bản thân tại nước ḿnh. Ban tổ chức nhằm giới thiệu cho giới trẻ ở Ḥa Lan có thể coi những phát biểu đó như là các chứng từ đáng tin cậy, để minh họa cho chủ đề cốt lơi của Đại Hội là: “Love in Action” (T́nh Yêu trong Hành Động).

   Chuyện này, tôi đă viết tường thuật lại trong một bài hồi tưởng mấy năm trước đây rồi, nên thiết nghĩ không cần nhắc lại chi tiết ở đây nữa. V́ thế mà bài này được viết do cảm hứng từ mấy buổi đi thăm băi biển Huntington Beach miền Nam California vào mấy ngày đầu tháng Tám 2010 vừa qua, nhân có mấy cuộc thi tranh tài rất sôi nổi về Lướt Sóng (US Open of Surfing), về biểu diễn Nhảy Trượt Ván (Board Skating), Nhảy lộn trên xe đạp v.v…Ban tổ chức cho biết có đến trên 500,000 khán giả tham dự trong các buổi thi biểu diễn suốt trên một tuần lễ tại khu vực cận kề với cầu tàu Huntington Beach Pier nổi danh này. Quư bạn đọc có thể coi đây là một bài thứ ba, mà cùng có một ḍng suy nghĩ tiếp nối với hai bài mới được viết gần đây, cũng trong tháng Tám này, đó là bài “Chuyện Người Già với Công viên ở Mỹ” và bài “Sống cho Ḿnh và Sống cho Nhau” đă được phổ biến trên báo giấy cũng như báo điện tử.

   Vào buổi chiều Chủ Nhật ngày “Song Bát” ( tức là mồng 8 tháng 8), tôi đă lại ra bờ biển này và thấy cơ man là bao nhiêu con người, đặc biệt là giới trẻ vừa đi tắm biển, vừa lướt sóng và nhất là phơi nắng trên băi cát, vừa chơi bóng chuyền gọi là Beach Volley trên đến mấy chục sân có chăng lưới trên băi cát dọc theo bờ biển v.v… Đứng trên cầu tàu nh́n về hai hướng bên phải và bên trái trải dài đến 3-4 miles, du khách có thể trông thấy cả một rừng người lao nhao đi lại sinh hoạt vui chơi vừa ngoài băi cát, vừa nhàn tản thả bộ trên các lối đi trong các khu phố lân cận. Và nhất là c̣n được nghe đàn hát từ các ban nhạc nghiệp dư tự nguyện cống hiến cho mọi người thưởng thức những bài ca, điệu nhạc phổ thông thịnh hành. Một số ít th́ thả cần câu cá từ trên cầu tàu, và luôn luôn các ngư ông này đều bắt được cá, phần nhiều là loại cá nhỏ cỡ 10-20 centimet. Đặc biệt mới tuần trước, có anh Antonio Mata lại câu được một con cá mập (shark) dài đến cả một mét, mà nhiếp ảnh gia Dan Huỳnh của báo Người Việt đă được anh Tony đồng ư cho chụp bức ảnh của anh với hai tay cầm  giữ con cá chiến lợi phẩm này.

   Cũng vào buổi chiều hôm đó, tôi lại cao hứng lên xe bus đi tới băi biển trong bán đảo Balboa thuộc thành phố Newport Beach cũng gần sát với Huntington Beach. Nơi đây vào lúc 5:00 chiều, mà cũng c̣n rất đông bà con dẫn cả gia đ́nh ra tắm biển, phơi nắng trên băi cát. Nhất là lũ nhỏ cỡ 5-6 tuổi lại chơi tṛ nhờ mấy anh chị lớn xúc cát ném vùi thân thể của chúng nằm dưới đống cát, chỉ chừa lại cái đầu nhô ra để hít thở không khí, trông thật là ngộ nghĩnh. Băi biển Balboa ở đây, th́ dù rất đông người mà lại êm ả yên tĩnh, chứ không có ồn ào nhộn nhịp như là tại khu vực Huntington Beach, với những cuộc tranh tài thi đua thể thao thật lôi cuốn hấp dẫn.

   Cũng như tại các công viên, các băi biển dọc theo hai thành phố Huntington Beach và Newport Beach này đều đem lại luồng không khí mát mẻ, khỏang khóat và trong lành cho hàng triệu người dân địa phương, cũng như cho du khách từ khắp nơi mà đến đây tham quan, thật là đông đảo vào các tháng mùa hè. Và bất cứ lúc nào ra đến băi biển, th́ tôi đều được vui lây với cái sinh khí nô nức thỏai mái của hàng hàng lớp lớp những “nam thanh nữ tú”, lũ lượt đi lại trên băi cát, hay rủ nhau nhào xuống vật lộn, tranh đua với làn sóng biển từ xa đổ dồn ập vào phía bờ. Quả thật, thiên nhiên cũng như con người, tại khu vực công cộng như thế này, đă rất là hào phóng cống hiến cho mỗi khách thưởng ngoạn chúng ta một món quà tặng thật là quư hóa về cả mặt sức khỏe thể chất, cũng như tâm lư tinh thần. Nhờ vậy mà nó đă góp phần đáng kể vào việc làm tăng thêm ư nghĩa và phẩm chất cho cuộc sống của mỗi cá nhân chúng ta vậy (the meaning and quality of life).

   Nhớ lại cái hồi anh em tù nhân chính trị chúng tôi c̣n bị biệt giam tại nhà tù Khám Lớn Gia Định ở số 4 Phan Đăng Lưu, trước chợ Bà Chiểu vào năm 1991-92, th́ cứ mỗi buổi tối cỡ 7-8 giờ, có chú Nghiêm ở cùng pḥng với Bác sĩ Nguyễn Đan Quế cất tiếng hát thật cao, ấm áp mà lại ngân dài, bài ca vang đến cả mấy pḥng xung quanh. Nghiêm hay ca những bài như “Giă từ vũ khí” của nhạc sĩ Nhật Ngân, bài “Người ở lại Charlie” của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh. Và nhất là bài “Không tên số 5” của nhạc sĩ Vũ Thành An, trong đó có câu làm chúng tôi hay bàn tán với nhau: “Hăy cố yêu người mà sống. Lâu rồi đời ḿnh cũng qua…” Bị cách ly lâu ngày, không được tiếp súc với gia đ́nh và xă hội, chúng tôi lấy những bài hát này làm niềm an ủi vỗ về, giúp cho nhau vượt thoát được nỗi nhàm chán cô đơn, buồn tẻ bi đát cuả cuộc sống tù đày. Chuyện ca hát trong tù đại để dễ thương ngộ nghĩnh như thế đó, tôi sẽ có dịp tường thuật chi tiết hơn trong một dịp khác vậy.

   Như đă ghi ở trên, bài này tác giả muốn chia sẻ đặc biệt với các bạn cao niên vào lứa tuổi 60 - 65 trở lên, mà phần lớn đă đang nghỉ hưu an dưỡng rồi. Tôi muốn nói với các bạn về một số suy nghĩ nhận định của riêng ḿnh, thông qua bao nhiêu biến cố thăng trầm, trôi nổi tại quê hương đất nước trong cảnh chiến tranh triền miên tàn khốc, rồi đến nạn độc tài chuyên chế áp bức, với việc bị giam cấm tù đày, và sau cùng là cảnh sống lưu vong tỵ nạn chính trị gần đây trên xứ người. Trước những nghịch cảnh éo le đó, tôi luôn cố gắng theo lời nhắc nhở của cha ông ta là phải b́nh tĩnh, không nên than văn buồn phiền chi cả, bởi lẽ cái thân phận con người chúng ta, th́ ai ai cũng đều đại khái vất vả như vậy thôi: “Hữu thân hữu khổ, phàn nàn cùng ai?” Và tôi luôn t́m cách giũ được “thái độ lạc quan, yêu ḿnh, yêu người trong mọi t́nh huống”, dù gặp chông gai thử thách khó khăn đến đâu cũng mặc.

   Nói cho gọn lại, tôi chỉ muốn đóng góp một chứng từ trung thực của một người đương thời với các bạn cao niên rằng: “Chỉ có T́nh Yêu Thương đích thực mới giúp chúng ta vượt qua được vô số những nỗi khó khăn, thử thách cam go trong cuộc sống trên thế gian này.” Và chúng ta không được quên trách nhiệm nặng nề đối với lớp con, lớp cháu của ḿnh, đó là phải đem hết tấm ḷng từ bi quảng đại và nhân ái bao la của bậc trượng phu quân tử ra, để mà bảo bọc, nâng đỡ và hướng dẫn cho thế hệ kế tiếp của chúng ta, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cháu có thể kiến tạo cho chúng một cuộc sống an ḥa hơn, hạnh phúc hơn.

   Đúng như khẩu hiệu mà cha ông chúng ta vẫn thường nhắc nhủ xưa nay là: Con hơn cha, nhà có phúc” vậy./

   Đoàn Thanh Liêm

California, Tiết Vu Lan năm Canh Dần 2010