LÁ THƯ GIÁNG SINH - SUY NIỆM LỜI CHÚA (3 thánh lễ)
|
||||||||||||
Thơ : Nguyễn Văn Nhơn - Nhạc: Cao Ngọc Dung - Tiếng hát: Uyên Vy |
||||||||||||
|
||||||||||||
LÁ THƯ GIÁNG SINH Của Chúa Giêsu Con yêu dấu
của Ta,
Như con thấy đó, người ta đang
chuẩn bị mừng Sinh Nhật của Ta. Những
ngày này ai nấy bận sắm quà, các hăng truyền
thông như TV, Radio, Báo chí tha hồ quảng cáo quà
tặng, và càng tiến gần ngày lễ, nhịp
độ mua sắm gia tăng, quảng cáo thêm
phần sinh động, hấp dẫn. Người ta
nói nhiều, thật nhiều về Lễ Sinh Nhật
của Ta. Quả là điều tốt đẹp, ít
nhất một năm một lần, rất nhiều
người nhớ đến Ta.
Như con biết rồi đó, Lễ Sinh
Nhật của Ta đă có từ rất lâu. Lúc đầu,
biết bao người cảm nhận và hiểu rơ ư
nghĩa Ngày Giáng Sinh của Ta, nên lễ mừng đă
diễn ra với ḷng biết ơn bởi T́nh Yêu Ta
mang lại cho loài người, nhưng rồi với
năm tháng, Ngày Giáng Sinh này biến thành lễ
kỷ niệm và chẳng khác một ngày hội vui
để khỏa lấp sự mệt mỏi trong năm.
Gia đ́nh và bạn bè cùng nhau tận hưởng
niềm vui với lời chúc tốt đẹp
được in trên tấm thiệp, với bàn
tiệc đủ cao lương mỹ vị, với
cả những điệu nhảy quay cuồng bên Cây
Thông Giáng Sinh đủ ánh đèn màu và lủng
lẳng đầy quà, họ chẳng hề biết
ư nghĩa đích thực của ngày lễ. Lễ
Sinh Nhật của Ta biến thành lễ hội
rất lớn để ăn mừng.
Đọc tới đây con sẽ bận tâm v́
không hiểu Ta muốn nói điều ǵ ? Điều
mà con muốn biết ư ?
Ta đă không được mời. Ta là vị
khách danh dự mà họ chẳng bận tâm gửi
thiệp mời. Bữa tiệc lẽ ra phải dành
cho Ta, nhưng lúc họ khai tiệc, cửa nhà họ
đóng lại. Họ đóng cửa ngay trước
mặt Ta chỉ v́ Ta nghèo, chẳng có địa
vị, và thân phận bọt bèo của Ta đâu có
xứng đáng ngồi chung bàn tiệc của họ.
Ta đă đến. Ta muốn chia sẻ niềm
vui của họ, nhưng Ta đă phải đứng
bên ngoài. Quả thật, họ đă gạt Ta ra
khỏi cuộc sống của họ. Đă nhiều
năm qua, con người đă đóng cửa nhà
lại đối với Ta. Điều thực tế
phủ phàng này không làm Ta ngạc nhiên. Ngay cả lúc
Ta không được mời, Ta đă quyết định
đến ngụ trong nhà họ và không chút ồn ào.
Ta đến và đứng ở một góc nhỏ bé.
Mọi người uống rượu. Một
số người đă ngà ngà say. Một số cười
nói bông đùa, đủ mọi thứ chuyện.
Họ đă có một quảng thời gian tận hưởng
niềm vui. Thế rồi, một người đàn
ông to lớn mặc áo đỏ có bộ râu
trắng tiến vào pḥng mà hô to Hô ! Hô ! Hô ! H́nh như
hắn cũng đă say. Hắn ngồi trên chiếc
ghế bành và rồi đám trẻ con tiến
lại: “Hoan hô ông già Noel, ông già Noel”. Hắn, người
đàn ông đó hănh diện v́ được tôn
vinh.
Đến nửa đêm, mọi người
bắt đầu hôn nhau cầu chúc điều
tốt lành. Ta mở rộng ṿng tay và chờ đợi…
Bất ngờ, họ bắt đầu chia quà. Ai
nấy khui món quà của ḿnh với một hy vọng
lớn. Lúc tất cả quà được mở ra,
Ta ước mong phải chi có một món quà dành cho
Ta. Con cảm thấy thế nào, giả như Ngày Sinh
Nhật của con, mọi người chia quà mà con
chẳng có ? Rồi Ta
hiểu rằng, đứng ở bữa tiệc này
chẳng được ǵ và Ta lặng lẽ ra đi.
Lễ Mừng Sinh Nhật của Ta càng lúc càng
tồi tệ. Con người chỉ biết nhớ
đến quà, tiệc mừng, ăn uống, và
chẳng ai nhớ đến Ta. Con
yêu dấu của Ta,
Ta muốn dịp Lễ Giáng Sinh này, con cho phép Ta
được thâm nhập vào cuộc đời
của con. Ta muốn con thừa nhận có một
thực tế đă xẩy ra trên hai ngàn năm
về trước, Ta đă đến thế gian
để ban cho con sự sống ở nơi hang
lừa máng cỏ nghèo nàn, ở nơi thập giá
xấu xí mà nhân loại muốn ruồng bỏ, và nơi
sự sống lại của Ta con vững tin vào
một cuộc đời hạnh phúc trường
cửu. Cái mà nhân loại đang t́m kiếm niềm
vui ngày lễ hôm nay chỉ là tạm bợ, chóng qua.
Hôm nay, Ta chỉ muốn con tin tưởng điều
thực tế trên với con tim. Ta muốn chia sẻ
đôi điều với con. Dẫu rằng con người
đă không muốn mời Ta dự tiệc, nhưng Ta
vẫn có một bữa tiệc riêng đặc
biệt dành cho con, dành cho những ai tha thiết công lư
và hoà b́nh, yêu mến sự công chính và sự
thật. Bữa tiệc vĩ đại đó con người
không thể h́nh dung và Ta đă dọn sẵn.
Hôm nay, Ta gửi đi nhiều thiệp mời và
một thiệp mời dành riêng cho con. Ta muốn
biết, nếu con khao khát đón nhận thiệp
mời, Ta sẽ dọn pḥng cho con và viết tên con
với những ḍng chữ vàng trong cuốn sổ
đặt biệt dành cho khách mời. Chỉ có
những người có tên trong danh sách đặc
biệt này mới được vào dự tiệc.
Những người không hồi đáp, nếu
có đến, sẽ được mời ra ngoài. Hăy
chuẩn bị bởi v́ lúc mọi thứ đă
sẵn sàng con sẽ dự phần trong bữa
tiệc lớn đầy yêu thương của Ta
(Mt 8:11).
Hẹn gặp con trong Bữa Tiệc Yêu Thương
đó. Chúa
Giêsu Hài Đồng Đ́nh Vượng
(phỏng dịch) |
||||||||||||
SUY
NIỆM LỜI CHÚA
Một người nào đến sinh ra
trong cuộc đời, cuộc sống đã
bắt đầu từ giây phút đầu
tiên tượng thai trong lòng mẹ và từ
đó, tiến trình thành nhân tiếp
tục cho đến khi ra đời.
Chúa Giêsu, Ngôi Hai Thiên Chúa, Con Một
của Chúa Cha hằng hữu, đã
đến trong trần gian, đã đi con
đường của mọi người
phàm, “sinh bởi một người nữ”,
là một điều không thể nói lên bằng
tiếng nói của con người, vì
nó vượt quá sức tưởng
tượng của con người, chúng ta
gọi là một mầu nhiệm. Nhưng điều
nầy đã xảy ra, là một sự
thật đối với chúng ta là Kitô hữu.
Kinh Thánh đã ghi lại theo chiều
dài của lịch sử, biến cố độc
nhất vô nhị đó: Thiên Chúa đã làm người
và ở giữa chúng ta,
Ngài mang tên Emmanuen, nghĩa là Thiên Chúa ở với
chúng ta, tên
mà Thánh Thần Chúa đã đặt
cho Ngài qua ngòi bút của tiên tri Isaia. Bao nhiêu
thế hệ Kitô hữu đã nhìn ngắm,
suy nghĩ mầu nhiệm vô biên và cao cả nầy.
Hôm nay, mầu nhiệm nầy hiện rõ
cho chúng ta qua một nghi lễ phụng vụ. Thế
giới công giáo và cả những người
không công giáo cũng vui mừng cử
hành mầu nhiệm nầy với tất
cả niềm hân hoan lớn lao. Đâu đâu
cũng thấy hoa đèn lộng lẫy.
Chúng ta diễn tả niềm vui bằng những
hoa đèn rực rỡ huy hoàng.
Chúng ta có lý để vui mừng
vì Thiên Chúa đã đến, đã
đoái thương nhân loại khốn khổ
và đã mang đến ơn cứu độ.
Qua thời mùa đông đợi chờ,
hôm nay là mùa xuân của bình an và
ánh sáng.
Đây cũng là một mầu nhiệm
mà các tín hữu luôn tìm tòi
học hỏi: Thiên Chúa đến với con
người. Ngài không còn xa lạ. Ngài
đã trở thành người thân cận
của chúng ta mặc dù Ngài vẫn
là Thiên Chúa ở
trong vùng sáng siêu phàm, Đấng không một
người nào đã thấy hay có thể
thấy. Ngài đến làm người
thân cận của chúng ta, nhưng không
được đón nhận. Ngài
phải sinh ra trong một hang đá trơ
trọi: vì
hai ông bà không tìm được chỗ
trong nhà trọ. Không tìm được
chỗ trong nhà trọ, vì không còn chỗ
hay vì người ta không dám tiếp nhận
một phụ nữ gần ngày sinh? Bêlem
là quê hương của Giuse, những người
thân ở đâu? Người Do Thái
nhìn bà con từ bảy đời
và rất hiếu khách, nhưng tại sao hai
ông bà nghèo nàn nầy không có chỗ
trọ? Điều nầy giúp chúng ta đọc
lại những lời của thánh Gioan
trong đoạn đầu Tin Mừng của
ngài: Người
đã đến nhà mình, nhưng người
nhà không chịu đón nhận. Chúng
ta có thấy thắm thía không? Đấng
tạo nên con người bị con người
từ chối! Thân phận của Đấng Cứu
Thế là thế đó, là luôn bị từ
chối, bị loại trừ…
Còn chúng ta? Chúng ta đón nhận
Ngài như thế nào? Những hoa đèn,
tiếng nhạc vui mừng có phải là một
cách đón tiếp thành thực không,
hay chỉ là những dịp vui chơi như
bao nhiêu lễ hội khác? Những hoa đèn
rực rỡ có thể làm cho chúng
ta bị chi phối mà quên đi mầu nhiệm
thánh đang tỏa sáng quanh chúng ta.
Mặc cho ai tục hóa hay thương
mại hóa niềm vui Giáng Sinh, chúng ta
hãy chú tâm đến mầu nhiệm mà
Thiên Chúa tỏ bày cho chúng ta qua biến cố
trọng đại nầy. Hãy dành cho Thiên
Chúa nhưng giây phút trầm lặng, chiêm
ngắm Thiên Chúa làm người,
nhìn ngắm mầu nhiệm tình yêu
lạ lùng của Thiên Chúa đối với
chúng ta. Ngài đến để giúp
chúng ta tìm lại hạnh phúc mà
chúng ta đã mất nơi Ađam.
Lễ Giáng Sinh chính là Lễ của
Niềm Vui Lớn.
Thiên thần hiện ra với mấy người
chăn chiên đã nói với họ: Tôi loan báo cho anh em một
tin mừng trọng đại, cũng là niềm
vui cho toàn dân: Hôm nay, Đấng Cứu Độ đã
sinh ra cho anh em.
Đấng Cứu Độ sao lại
là một trẻ em… nằm trong máng
cỏ? Ngài là Thiên Chúa, là Đấng
Cứu Độ, sao lại nghèo hèn đến
như thế? Ngài nghèo hèn là để
chúng ta gần gũi Ngài hơn. Ngài không
muốn là một vị vua oai hùng mặc
dù Ngài là Vua, là Chúa thật.
Ngài là vua vũ trụ, vinh quang của
Ngài không là dáng vẻ bên ngoài, oai vệ,
hét ra lửa như các vua trần thế.
Sự oai hùng của Ngài là Tình Yêu.
Vinh quang của Ngài là lòng khiêm tốn.
Ngài muốn đến với chúng ta như
một người hèn mọn để
chúng ta không sợ sệt, để chúng
ta thấy tình thương của Ngài rõ
nét hơn.
Nhờ sự nghèo khó của
Ngài chúng ta được sung mãn. Nhờ
sự khiêm nhu của Ngài, chúng ta
được giải thoát. Hãy nhìn ngắm
Ngài trong máng cỏ. Chúng ta học biết
thế nào là yêu thương, thế nào
là khiêm tốn, thế nào là từ
bỏ. Ngài nắm chủ quyền trên trời
dưới đất, Ngài chỉ cần một
máng cỏ làm giường nằm,
rét run trong tấm khăn để cho chúng ta
thấy rằng, vật chất không đáng
giá bao nhiêu. Ngài chấp
nhận bị bỏ rơi để chúng
ta can đảm hơn khi chúng ta bị khốn khổ
bao vây, và chung quanh chỉ là đối
thủ. Ngài không nói, nhưng Ngài đã
sống. Sự im lặng của Ngài
là một lời nói mạnh mẽ hơn
bao nhiêu lời nói rỗng tuếch của con
người. Tình yêu của Ngài là
tình yêu im lặng, không ồn ào nhưng
chân thật. Sự xuất hiện của
Ngài là một tiếng nói yêu thương
mãnh liệt nhất. Nhưng chúng ta có
nghe thấy tiếng nói tình yêu của
Ngài không? Chúng ta có biết yêu Ngài không?
Ngài ra đời nghèo khổ, chúng ta
có muốn sống nghèo như Ngài không? Nếu
Ngài cho chúng ta đầy đủ vật chất
tiền bạc, chúng ta có dám chia sẻ với
những người anh em nghèo khó
của Ngài không? Ngài là Ngôi Lời. Sự
hiện diện của Ngài là một lời
không âm thanh, là một câu hỏi cho tâm hồn
ích kỷ của chúng ta. Chúng ta hãy
nhìn vào máng cỏ để thấy
rõ hơn sự hèn nhát của chúng
ta, không dám dấn thân cho việc thiện, cho
tình yêu. Muốn hưởng sự
bình an Thiên Chúa đem đến, hãy
là người biết yêu thương thực
sự. Sự bình an sẽ là con
đường hạnh phúc mà thế gian
không thể ban cho chúng ta. Chỉ có Ngài thôi,
Hài Nhi Bêlem.
Hôm nay, cũng như mọi ngày, chúng ta
hãy nhìn Hài Nhi Bêlem trong tấm bánh
tình yêu của Ngài. Tấm bánh đó
chính là con người nghèo hèn nhưng
cao trọng nhất, nhưng lại khiêm tốn nhất.
Hãy ăn lấy tấm bánh tình yêu đó
để dám sống yêu thương, vì
chỉ có những người có con tim
biết cho đi mới thực sự
là những người Thiên Chúa thương. Chúa
Giáng Sinh -
Lễ Rạng Đông -
Lc 215-20
Chúng ta đã nghe đọc trình thuật
về việc Chúa Giêsu Giáng Sinh trong Lễ
Đêm, và trong Lễ Rạng Đông nầy
chúng ta sẽ nghe tường thuật tiếp
về những diễn biến trong việc
Chúa Giêsu Giáng Sinh. Giờ đây chúng
ta sẽ thấy phản ứng của những
người được nghe biết biến
cố đó: đó là những mục
tử đang chăn chiên trong vùng lân cận.
Thiên Thần đã cho họ biết: Nầy tôi loan báo cho anh em một
tin mừng trọng đại, cũng là niềm
vui cho toàn dân: Hôm nay, Đấng Cứu Độ đã
sinh ra cho anh em trong thành Vua Đavít, Ngài là
Đấng Kitô, là Đức Chúa. Anh em cứ
dấu nầy mà nhận ra Ngài: “Anh em sẽ gặp
thấy một trẻ sơ sinh bọc tả, nằm
trong máng cỏ.”
Phản ứng của các mục tử
rất nhạy bén, họ bảo nhau: Nào
chúng ta sang Bêlem, để xem sự việc
đã xảy ra, như Thiên Thần đã cho
chúng ta biết. Họ hiểu rằng
đây là một việc Thiên Chúa cho biết
chứ không là một biến cố thông thường.
Thánh Luca nói rõ: họ hối hả chứ
không chần chừ. Đức Mẹ, sau khi
nghe tin bà Êlisabet được Thiên Chúa thương
cũng đã vội vã như thế. Những
người thành tín bao giờ cũng
hăng hái nghe theo lời Thiên Chúa, không do
dự. Chúng ta có hối hả đi
tìm Hài Nhi Bêlem như thế không? Chúng ta
có hăng hái đến với Thiên
Chúa khi Chúa kêu mời không? Lòng
thành tín của chúng ta có nhạy
bén không, hay chúng ta chỉ chậm chạp,
trù trừ đợi đến giờ
chót. Thiên Chúa đến với chúng
ta với tất cả tình thương,
còn chúng ta chậm chạp, nặng nề…
Thật chúng ta đáng trách vô cùng!
Lòng tin của chúng ta bị tê liệt, tâm hồn
chúng ta bị băng hoại từ khi nào rồi?
Hãy hăng hái lên như các mục tử,
đến tìm nguồn sống đang dâng đầy
cho chúng ta. Thiên Chúa đến mang bình an
cho chúng ta, những con người không mấy
khi được bình an thơ thới.
Hãy đến vì chúng ta đang bị cuộc
sống hành hạ, và tâm hồn luôn xao động
vì những lắng lo trần thế.
Các mục tử là những người
sống trong đồng tháng nầy qua tháng
kia, không mấy khi có dịp trở về
để ca tụng Thiên Chúa với anh em trong
Đền Thờ. Họ là những người
được xem như nguội đạo
và lắm khi còn bị coi là hạng tội
lỗi, thế mà họ lại là những
người đầu tiên được biết
Tin Mừng Thiên Chúa Giáng Sinh. Tại sao thế?
Nhìn bên ngoài, chúng ta không thể đánh
giá một con người. Tâm hồn họ
lại chơn chất trong lành. Họ là những
người “nghèo”
theo nghĩa Do thái, là những người
thiện chí mà Thiên Chúa yêu thương hơn
những người thông thái. Chúa Giêsu
đã từng nói: Lạy Cha, Con xưng tụng Cha
vì đã mạc khải những điều
ấy cho những kẻ bé mọn mà không
cho những kẻ khôn ngoan.
Họ đã đến hang Bêlem và đã
nhận thấy như thiên thần đã
báo: một em bé sơ sinh quấn
khăn nằm trong máng cỏ. Thánh Luca không nói thêm gì mà chỉ nói rằng họ kể lại điều họ đã nghe nói về Hài Nhi nầy. Những ai nghe đều ngạc nhiên về những gì các người chăn chiên nói cho biết. Họ là những người đầu tiên loan báo Tin Mừng về Chúa Giáng Sinh. Họ là những người tin. Thiên Chúa không cần sự thông thái của con người, mà chỉ yêu thích những tâm hồn đơn sơ, chân thật. Chúng ta quá khôn ngoan theo thế gian mà không còn nét trong sáng đơn thật theo ý muốn của Thiên Chúa. Chúng ta có cảm thấy vui mừng thực sự vì Thiên Chúa đã cho chúng ta biết tình yêu của Ngài không? Vì thế, chúng ta không hăng hái rao truyền những việc Thiên Chúa làm cho chúng ta và cho cả nhân loại, làm như Tin Mừng chỉ được ban riêng cho chúng ta mà thôi. Đó là cái gì chúng ta lãnh nhận cho riêng mình chứ không là cho mọi người. Chúng ta đã đánh mất khả năng ngỡ ngàng, vì thế dù Thiên Chúa có làm gì đi nữa, chúng ta chỉ xem như chuyện bình thường, không có gì lạ, cũng không đáng cho chúng ta loan truyền. Nhưng một biến cố tầm thường xảy ra, chúng ta lại hăng hái bàn tán, nói đi nói lại, ví dụ một cô ca sĩ trẻ chết đột ngột, chúng ta sẽ nhắc đi nhắc lại.
Thiên
Chúa đến trong trần gian để cứu
vớt nhân loại không là một biến cố
vô cùng quan trọng sao? Thế nhưng chúng ta
ngại nói đến, hay không dám nói
đến. Chúng ta sợ, sợ gì? Sợ
người ta cười chê… Có lẽ
nhiều người trong chúng ta đã
có dịp ngồi bàn tiệc với một
người tôn giáo bạn, chúng ta có
thể nghe họ đọc những lời
kinh mà họ thuộc lòng, một cách hết
sức tự nhiên, không ngại ngùng
gì cả. Những anh em Tin Lành vẫn thường
đem Kinh Thánh để minh họa một vấn
đề đang tranh luận. Tại sao chúng ta
không dám nói đến Thiên Chúa? Hơn nữa,
chúng ta có thể dùng cuộc sống
đời thường để nói với
người khác rằng, cuộc sống
chúng ta tràn đầy sự hiện diện
của Thiên Chúa. Những cử chỉ
bác ái khiêm nhường cũng là một
bằng chứng cho sự hiện diện
của Thiên Chúa. Nếu chúng ta ngại
nói bằng lời, chúng ta hãy
nói bằng việc làm. Chúng ta sợ
chỉ vì chúng ta quá khôn ngoan. Thiên Chúa
bảo chúng ta trở thành như trẻ
nhỏ, vì trẻ nhỏ muốn nói gì
là nói, không ngại ngùng. Nó đang
thích cái gì, nó không ngại nói lên
điều nó thích. Chúng ta đang vui
vì Thiên Chúa đến, sao chúng ta không
dám nói lên niềm vui của chúng ta cho
mọi người chúng ta gặp? Khi tâm hồn
chúng ta tràn đầy niềm vui, tự
nhiên nét mặt chúng ta rạng ngời
và tiếng nói của chúng ta nhanh nhẹn.
Có đầy trong lòng mới phát ra
ngoài miệng. Chúng ta ngại nói chính
vì lòng chúng ta chưa tràn đầy niềm
vui. Thiên Chúa đến không là một biến
cố đầy tràn hạnh phúc, nhưng
chúng ta không cảm thấy hạnh phúc đâu
cả, vì niềm tin chúng ta chỉ còn
là ngọn đèn còn khói thôi. Hãy cầu
xin cho chúng ta đôi mắt trong lành để
nhìn thấy được những kỳ
công của Thiên Chúa đang thực hiện
trong đời sống chúng ta, để
chúng ta thấy rằng chúng ta là những
người được yêu thương nhiều
nhất.
Sau cùng, Thánh Luca nói đến một người
quan trọng nhất nhưng lại âm thầm nhất,
đó là Đức Maria, Mẹ của Hài Nhi.
Ngài hoàn toàn ở trong bóng tối.
Mẹ im lặng nhìn các mục tử
và Thánh Luca ghi lại: Mẹ
ghi nhận tất cả những sự việc
đó trong lòng để suy nghĩ.
Mẹ im lặng nhưng Mẹ nghĩ gì?
Chúng ta không thể biết nhưng chắc chắn
Mẹ vẫn ngạc nhiên vì có thể
Mẹ nghĩ: Con Thiên Chúa lại phải chịu
một cảnh cơ hàn nghèo khổ như thế
nầy sao? Và tại sao thế? Chúng ta có
ngạc nhiên không?
Hãy nhìn Chúa Giêsu với cái
nhìn của Mẹ Maria và chúng ta sẽ thấy
từ từ rõ nét, tình yêu của
Thiên Chúa, một tình yêu nguyên chất,
chỉ biết cho mà không cần đáp
trả, hoàn toàn quên mình… Chúng ta
hãy nhìn Chúa Giêsu trong tấm bánh
tình yêu với cái nhìn của Mẹ
Maria để thấy rằng chúng ta phải
yêu như thế để đáp trả
tình yêu. Đó là con đường
tình yêu mà chúng ta phải nhắm đến
mãi cho tới ngày tình yêu của
chúng ta hòa nhập với Thiên Chúa
trong ngày sau hết. Chúa
Giáng Sinh -
Lễ Ngày -
Ga 11-18
Nhìn vào máng cỏ, chúng ta chỉ
thấy một em bé sơ sinh, xinh đẹp nhưng
yếu ớt, nghèo nàn. Nhưng khi nhìn
ngắm sâu hơn, chúng ta nhận thấy em
bé nghèo nàn đó không chỉ là một
em bé mà là Ngôi Lời Thiên Chúa.
Thánh Gioan hướng dẫn chúng ta
chiêm ngắm Ngôi Lời Thiên Chúa đến
với chúng ta dưới hình thức
con người. Ngôi Lời, nghe cũng lạ.
Thánh Gioan gọi là Ngôi Lời vì
Ngài là Lời Nói Của Thiên Chúa
nói với chúng ta, và Ngài cũng
là một Ngôi Thiên Chúa, vì thế
chúng ta có thể gọi Ngài là Ngôi
Lời.
Hài Nhi Bêlem kia, là Thiên Chúa thật,
và là Đấng tạo thành vũ
trụ, vì không có
Người thì chẳng có gì
được tạo thành. Ngài lại là sự sống
và là ánh sáng cho nhân loại. Như thế,
Thánh Gioan xác nhận Ngài là khởi
điểm của mọi sự. Thánh Gioan
nói: Lúc khởi
đầu làm như muốn cho chúng ta thấy
rằng Ngôi Lời đến là một
cuộc sáng tạo mới đã bắt
đầu, vì tạo thành cũ đã
bị hư đốn vì tội của Ađam.
Tạo thành mới nầy được
tràn đầy sự sống và ánh
sáng. Thế giới từ Ađam đã
bị tách rời ra khỏi nguồn sáng
duy nhất là Thiên Chúa. Chính Ngôi
Lời mang lại sự sống
và ánh sáng mới cho nhân loại.
Nhưng thánh Gioan lại nói đến một
thực trạng đáng buồn: Ánh
sáng chiếu soi trong bóng tối và
bóng tối không diệt được
ánh sáng, nghĩa là có một cuộc
chiến giữa ánh sáng và bóng tối
mà ánh sáng đã chiến thắng.
Tất cả tạo vật đều cần
ánh sáng mặt trời. Tâm hồn
chúng ta cũng cần một thứ ánh
sáng khác để sống, đó là
ánh sáng của Ngôi
Lời. Chúng ta đang sống trong một
thế giới đầy bóng tối, đầy
sự gian ác, cuộc đời chúng
ta đang chìm ngập trong bóng tối tội
lỗi, chúng ta cần đến ánh
sáng. Chỉ có Ngôi
Lời Thiên Chúa mới giải
thoát chúng ta khỏi bóng tối tội lỗi.
Một nhân vật được nhắc
đến là Gioan Tẩy giả. Tại sao Gioan
được nói đến nơi đây?
Vì ba mươi năm sau ông mới xuất hiện.
Điều nầy cho chúng ta thấy rằng
ơn cứu chuộc đã đến, không
lệ thuộc vào trần gian, không lệ thuộc
vào thời gian. Ngôi
Lời đã đến trong trần
gian, nhưng ân huệ của Ngài mang đến
siêu vượt thời gian, vì Ngôi
Lời đã đến từ
thuở ban đầu, và ân huệ
của Ngài vẫn tồn tại cho đến tận
thế. Gioan đến như một chứng nhân,
và chỉ là chứng nhân, ông không là
ánh sáng, ông chỉ làm chứng cho
ánh sáng. Tại sao cần phải có một
chứng nhân? Vì chúng ta không thể tự
mình nhận ra hồng ân của Thiên Chúa nơi
một con người như ta, nơi một em
bé nghèo nàn. Chúng ta cần chứng
nhân vì mắt chúng ta vẫn nhìn
mà không thấy, nghe mà không hiểu, và tâm
hồn chúng ta mờ mịt vì mây khói
trần gian che khuất ánh sáng.
Cũng vì thế, Ngôi Lời đã
làm người và cư ngụ giữa
chúng ta để chúng ta không còn xa lạ
với Thiên Chúa. Chính Thiên Chúa, vì thương,
đã đến với chúng ta, nhờ
đó chúng ta có thể nhìn thấy Ngài,
“vì không ai thấy được Thiên
Chúa”, sờ vào Người”
như Gioan đã nói: Điều đã có từ lúc khởi
đầu, điều chúng tôi đã nghe,
điều chúng tôi đã thấy tận mắt,
điều
chúng tôi đã chiêm ngưỡng, và tay
chúng tôi đã chạm đến… chúng tôi
loan báo cho anh em…” Chúng ta phải
làm gì? Đón
nhận. Đó là thái độ đúng.
“Vì
những ai đón nhận, tức là
tin vào Người, thì Người cho
họ quyền làm con Thiên Chúa”.
Đây chính là hồng ân tuyệt diệu
Thiên Chúa ban cho con người. Ngài là
“Con
Một, đầy tràn ân sủng và sự
thật”. Ngài là nguồn suối
tình yêu vì Ngài là hiện thân của
tình yêu Thiên Chúa Cha đối với
chúng ta là những người tội
lỗi hèn mạt. Ngài cũng là nguồn
suối mọi ơn lành: Từ
nguồn sung mãn của Ngài, tất cả
chúng ta đã lãnh nhận hết ơn nầy
đến ơn khác.
Nguồn sung mãn đó là từ một
em bé sơ sinh, nhỏ bé. Ngài nói bằng
sự nhỏ bé của Ngài, bằng sự
hiện diện âm thầm. Hãy vui mừng
vì hồng ân Thiên Chúa trao ban. Hãy tận
dụng những gì chúng ta đang có.
Hãy học với Ngài con đường
khiêm nhu nghèo khó. Ngài mãi mãi là
một bài học mới mẻ cho chúng ta.
Ngài dẫn chúng ta đi trên con đường
mà thế gian không thể hiểu được.
Hãy nhìn sâu vào trong ánh mắt thơ
bé của Ngài để chúng ta lột
bỏ được những kiêu căng
ngạo nghễ của chúng ta. Lúc đó
chúng ta mới đầy ân sủng như
Ngài. Hãy nhìn Mẹ Maria bên máng cỏ.
Mẹ chỉ nhìn ngắm thôi, ghi nhận
vào tâm hồn những gì Mẹ thấy,
Mẹ nghe và ai biết được, Mẹ
đang ca lên bài ca tạ ơn: Linh
hồn tôi ngợi khen Chúa vì đã thương
đến phận hèn tôi tớ của
Ngài… và Mẹ Maria tin…
Chúa Giêsu nhỏ bé nơi máng cỏ hôm
nay đang ở đây với chúng ta, trong
bí tích tình yêu. Ngài đến với
chúng ta khiêm nhường nhỏ bé hơn
ở Bêlem, Ngài chỉ còn là tấm
bánh, là một của ăn để đến
với chúng ta, trong chúng ta và tình yêu
của Ngài vẫn luôn tràn đầy, không vơi
cạn. Hãy yêu mến Ngài một cách
đơn sơ như Ngài đã yêu thương
chúng ta và nhờ đó, chúng ta
nhìn cuộc sống với một cái
nhìn yêu thương trong sáng hơn, vì
chúng ta đã nhận được
ánh sáng, ánh sáng thật. Lm Trầm Phúc |
||||||||||||
|
||||||||||||
|
||||||||||||
Trong nhà thờ Bethlehem
|
||||||||||||
|
||||||||||||
|
||||||||||||
Cám ơn quí vị đă theo dơi chương tŕnh của Diễn Đàn Giáo Dân Xin Thiên Chúa chúc phúc lành đến quí vị.
|