Mối T́nh Đẹp - CON NGƯỜI CÓ SỐ ? - CHÚNG M̀NH BA ĐỨA
|
(Sau 15 giây vẫn chưa thấy âm thanh xin ấn vào Icon Play hay Refresh hay F5) Video: CHÚNG M̀NH BA ĐỨA Sáng tác: Song Ngọc - Hoài Linh Tŕnh diễn: Mạnh Đ́nh - Mạnh Quỳnh - Trường Vũ |
CON
NGƯỜI CÓ SỐ ? Mối T́nh Đẹp
Trong Cơn Ngặt Nghèo
Tên hắn là Khải. Hắn học
với tôi năm lớp 11 tại trường Tân Phương,
G̣ Vấp. Nhà hắn ở trại định cư Cái
Sắn nằm giữa hai tỉnh Long Xuyên và Rạch Giá. H́nh
như bố mẹ hắn có quen với một ông trùm
họ đạo ngày trước cũng ở Cái Sắn,
sau lên Sàig̣n, trông coi giúp Cha Sở ở nhà thờ Ngă Năm
B́nh Hoà, Gia Định.
Rồi hắn lên Sàig̣n, nhờ ông
trùm đó xin với Cha cho ở nhờ ngoài hành lang nhà
thờ, làm người kéo chuông, trông coi, quét dọn...
để có chỗ ăn ở, đi học. Cha thấy
hắn ngoan ngoăn, lễ phép, nhất là trước đây
lại cùng họ đạo với ông trùm nên rất vui
ḷng.
Lúc ấy, tại Xóm Gà Gia Định
có trường Tân Phương của ông Phan Ngô mới
mở, dạy tới lớp Đệ Nhị (tức
lớp 11 bây giờ). Cha nói với ông Phan Ngô xin cho
hắn học miễn phí để chuẩn bị đi
thi Tú tài I. Phần v́ trường mới mở đang
cần học sinh, phần v́ nể lời Cha nên ông Phan
Ngô cũng đồng ư. Ngoài ra, Cha thấy hắn ham
học ngoại ngữ, giỏi tiếng Anh nên mỗi tháng
cho tiền hắn học thêm
Anh Văn cao cấp ở Hội Việt Mỹ đường
Mạc Đĩnh Chi, Tân Định.
Như vậy, ngoài việc học
ở trường Tân Phương vào các buổi sáng,
cứ đến buổi chiều, mỗi tuần ba
lần, hắn cuốc bộ từ Gia Định lên Tân
Định để học tại Hội Việt Mỹ.
Cha cũng thích ngoại ngữ, buổi tối hắn thường
chỉ dẫn thêm tiếng Anh cho Cha.
Ba năm sau, khi bắt đầu lên
đến lớp Đệ Ngũ (lớp 8), tôi và hai
bạn khác trong lớp rủ nhau “học nhảy”. Trường
Nguyễn Trăi lúc đó chưa có cơ sở nên phải
học nhờ tại trường Tiểu Học Đa Kao
ở số 94 đường Phan Đ́nh Phùng (bây giờ
là đường Nguyễn Đ́nh Chiểu). Tất
cả các lớp đều học buổi chiều, c̣n
buổi sáng th́ học sinh trường Đa Kao học.
Buổi sáng được nghỉ,
ba đứa chúng tôi đóng học phí học lớp
Đệ Tứ (lớp 9) trường Cộng Hoà của
giáo sư Phạm Văn Vận ở đường
Pasteur để thi Trung Học Phổ Thông, nếu đậu
sẽ sớm được một năm, cái đó kêu là
“học nhảy”. Nhà nghèo, nên dù học thêm lớp
Đệ Tứ trường tư nhưng tôi vẫn
tiếp tục học lớp Đệ Ngũ trường
công để được học bổng và đề
pḥng nếu rớt Trung Học th́ vẫn có chân trong trường
công.
Cuối năm ấy, cả ba
đứa chúng tôi đều đậu Trung học,
rồi thi vào lớp Đệ Tam (lớp 10) trường
Hồ Ngọc Cẩn, tức lại trở lại trường
công. Tôi đậu hạng 5 trong số 52 học sinh thi
đậu, hơi thấp, không được học
bổng v́ Bộ Quốc gia Giáo dục chỉ cho mỗi
lớp có 3 người, từ hạng 1 tới hạng 3.
Hai anh bạn yên tâm học lớp Đệ Tam tại
Hồ Ngọc Cẩn, c̣n tôi, nhảy được
một năm nhưng mất học bổng, tôi ân hận
lắm.
Đúng lúc ấy ông Phan Ngô mở trường
Tân Phương có tới lớp Đệ Nhị (lớp
11 bây giờ - thời đó trường tư chưa trường
nào có lớp Đệ Nhất, học xong lớp Đệ
Nhị, đậu xong Tú tài I được quyền xin vào
Đệ Nhất trường công, bắt
buộc trường công phải nhận, thời Tổng
Thống Diệm là như thế, rất ưu tiên cho
học sinh).
Ông Phan Ngô là hiệu trưởng trường
Tân Thịnh ở đường Đinh Công Tráng, Tân
Định. Người em con chú con bác với ông là ông
Phan Thuyết làm giám đốc. Trường dạy
giỏi, nổi tiếng nên rất đông học sinh. Nhưng
không hiểu hai anh em có chuyện xích mích ǵ đó nên bán
trường, ông Phan Thuyết về mở trường
Đạt Đức ở Phú Nhuận, c̣n ông Phan Ngô
mở trường Tân Phương ở G̣ Vấp.
Ông cho người phát quảng cáo,
mời học sinh thi cũng gọi là học bổng vào
lớp Đệ Nhị nhưng khác với học
bổng của Bộ Quốc Gia Giáo Dục là lấy 3 người,
người hạng nhất và hạng nh́ được
miễn học phí, người hạng ba được
giảm 50%, c̣n những người khác th́ được
cứu xét, nếu nghèo sẽ được giảm.
Học sinh thi khá đông. Tôi lại đậu hạng nh́
nên được miễn học phí. Vào học lớp
Đệ Nhị trường Tân Phương, tôi quen
với hắn rồi dần dần hai đứa trở
thành thân thiết với nhau.
Tôi chưa từng thấy một người
bạn nào nghèo như vậy. Ngày nào đi học hắn
cũng mặc một bộ đồ duy nhất: chiếc
áo sơ mi cũ màu cháo ḷng có hai miếng vá, một
miếng ở lưng, một miếng ở vai; chiếc
quần ka ki cũng cũ, vá một miếng lớn ở
mông. Có lẽ hắn tự vá lấy bằng chỉ đen,
đường chỉ vụng về trông thô kệch
chẳng ra sao cả. Chân hắn đi đôi dép Nhật ṃn
vẹt, sứt mẻ, một quai màu xanh, một quai màu
đỏ, cột bằng dây kẽm. Có lần tôi hỏi
sao hai quai dép lại bên xanh bên đỏ? Hắn
cười, hơi mắc cỡ: “Tại ḿnh nhặt
được trong thùng rác ấy mà. Nó bị đứt,
họ vứt đi, ḿnh kiếm được hai cái quai
cột vô đi tạm chứ chẳng lẽ đi học
lại đi chân không”.
Hắn nghèo, cả lớp ai cũng
biết nhưng ai cũng thông cảm, chẳng ai chê cười.
Nhất là các chị, nhiều khi giấm giúi cho hắn
tiền uống nước. Ngày tết, trường
tổ chức cắm trại, thi đấu bóng chuyền
và văn nghệ ở trong sân, mỗi lớp có một cái
quầy nho nhỏ cung cấp bánh ḿ, kẹo bánh và nước
ngọt cho lớp của ḿnh. Mỗi bạn trong lớp
đóng mỗi người 10 đồng, hắn không có
tiền, định không tham dự, các chị bàn nhau không
bắt hắn đóng.
Cuối năm ấy, lớp chúng tôi
có 51 người, thi đậu ngay trong khoá 1 là 13 người,
trong đó có tôi và hắn. Tỉ lệ như vậy là
khá cao, bởi v́ thi tú tài thời đó rất khó, trường
tư giỏi lắm cũng chỉ đậu khoảng 10%
là cùng, đằng này đậu tới hơn 25%.
Thầy Phan Ngô mừng lắm, thầy nói: “Trường
Tân Phương là nhứt, không khác ǵ trường Tân
Thịnh ngày trước”.
Sau khi đậu xong Tú tài phần I,
các bạn người Nam th́ đa số nộp đơn
vào học lớp Đệ Nhất (lớp 12) trường
Petrus Kư, c̣n tôi và hắn là
người Bắc nên nộp đơn vào trường
Chu Văn An. Tôi từ trường công lại
trở lại trường công, “nhảy” được
hai năm. C̣n hắn, có sự tiến bộ: ông trùm nhà
thờ Ngă Năm B́nh Hoà cho hắn mượn một
chiếc xe đạp cũ. Hội Phụ Huynh học sinh
Chu Văn An cứu xét, thấy hắn nghèo, cho hai kỳ
học bổng, mỗi kỳ 500 đồng và một
bộ quần áo may sẵn, hơi ngắn.
Cuối năm ấy, đậu xong Tú
Tài II, tôi thi vào Đại Học Sư Phạm c̣n
hắn th́ thi vào trường Kỹ Sư Phú Thọ nhưng
rớt. “Cậu ngốc lắm, giá thi Sư Phạm
với tớ có lẽ đă đậu, thi Kỹ Sư Phú Thọ khó muốn chết,
tớ không dám nghĩ đến”. “Tại
tớ thi ngành Điện nên mới rớt chứ giá thi
Công Chánh hay Công Nghệ th́ đỡ hơn”.
Hắn rớt, đáng lẽ bị kêu
đi sĩ quan Thủ Đức nhưng có người
anh cũng đă ở trong quân đội nên được
hoăn. “Tớ phải về Cái Sắn làm giấy tờ
nộp hồ sơ hoăn dịch cậu ạ”. “Hoăn th́
được rồi nhưng làm sao có tiền đi xe
?” “Cha có cho. Cha dặn làm
giấy tờ xong, nhớ lên xem người ta có cho thi vào
ngành nào th́ thi chứ không lại lỡ mất một năm
học”.
Hôm lên, hắn đến nhà tôi chơi
và hỏi những ngày hắn về Cái Sắn, ở Sài
G̣n họ có cho thi ǵ không. Tôi nói Tổng Nha Cảnh Sát
ra thông cáo cho thi lấy 50 người vào học khoá Biên
Tập Viên Cảnh Sát, học bổng mỗi tháng cũng
1,500 đồng giống như Đại Học Sư
Phạm và Quốc gia Hành Chánh. “Biên Tập Viên Cảnh
Sát là làm ǵ ?” “Tớ
không rơ, họ nói cũng học 3 năm, ra làm Phó
Quận Cảnh Sát”.
- “Được đấy, có
lẽ tớ sẽ nộp đơn thi Biên Tập Viên
Cảnh Sát”. Thời chúng tôi, con nhà nghèo, thi vào ngành nào
th́ phải nhắm có học bổng chứ nếu
học những trường không có học bổng như
Y Khoa, Dược Khoa, Luật, Văn Khoa, Khoa Học... tuy
không phải thi tuyển nhưng không có tiền ăn
học suốt bao nhiêu năm. Giữa lúc hắn đang lo
làm đơn thi Biên Tập Viên Cảnh Sát th́ có tin
Bộ Quốc Gia Giáo Dục ra thông cáo, Cơ quan Văn Hoá
Liên Hiệp Quốc UNESCO cho hai học bổng, một thi
tiếng Anh, du học tại Mỹ, một thi tiếng Pháp,
du học tại Pháp hay Thuỵ Sĩ ǵ đó, tất
cả mọi khoản đều do Liên Hiệp Quốc
đài thọ, học tiến sĩ kinh tế, sau này
sẽ ra làm cho Liên Hiệp Quốc, giúp đỡ các nước
nghèo. “Cậu đă biết tin đó chưa ?” “Chưa,
tớ không biết ǵ hết, nhà thờ đâu có radio mà
nghe. Cậu có nộp đơn không ?” “Không,
Tú Tài II tớ đậu B́nh Thứ chứ đâu
phải hạng B́nh như cậu. Họ
bắt phải từ hạng B́nh trở lên mới
được thi”.
Thời chúng tôi, thi Tú Tài I hay Tú Tài
II, kết quả thi đậu có 5 hạng gọi theo
tiếng Pháp: đậu thường gọi là hạng
Thứ (Passable); trên Thứ là B́nh Thứ (Assez Bien);
trên B́nh Thứ là B́nh (Bien); trên B́nh là Ưu (Honorable);
rồi đến Tối Ưu (Très Honorable) là
hết mức, môn nào cũng phải đạt tối
đa khoảng 20 điểm. Hắn đậu B́nh, cao hơn
tôi một bậc.
- “Nộp th́ nộp vậy thôi
chứ cả Anh Văn lẫn Pháp Văn mới lấy có
hai người, khó lắm, chắc tớ không đậu
được đâu”. “Biết
đâu đấy, cứ nộp đơn đi, may mà
giờ vinh quang đă điểm th́ bọn cắc ké nghèo
mạt rệp như tụi ḿnh cũng ngon lành ra
phết”. “Vậy tớ
nộp đơn cả bên UNESCO lẫn bên Biên Tập Viên
Cảnh Sát cho chắc ăn”.
Hắn nộp đơn xong,
khoảng hai tháng sau th́ dự cuộc thi của UNESCO.
Hắn kể rằng, đợt thứ nhất, hơn 200
người cả Anh Văn lẫn Pháp Văn, thi viết,
loại bớt c̣n 50 người. Đợt thứ nh́, 50
người lại loại lần nữa, c̣n
lại 10 người trong đó có hắn. Rồi 5
người trong nhóm Anh Văn bọn hắn vào “sát
hạch” tại toà Đại Sứ Mỹ, c̣n 5 người
nhóm Pháp Văn th́ sát hạch tại toà Đại Sứ
Pháp hay Thuỵ Sĩ, hắn không để ư.
Hắn kể, giám khảo nhóm Anh Văn
của hắn gồm ba giáo sư, một ông người
Mỹ, một ông người Canada, một ông người
Úc hay Tân Tây Lan ǵ đó hắn không biết rơ, tất
cả đều nói tiếng Anh. Họ thay đổi nhau
quay hắn về t́nh h́nh kinh tế các nước trên
thế giới, về vai tṛ của một nhà kinh tế
học đối với các nước nghèo như ở
Châu Phi chẳng hạn.
Cuối cùng, vị giáo sư người
Úc hay Tân Tây Lan hỏi hắn quê ở đâu, cha mẹ làm
nghề ǵ, từ nhỏ tới lớn sống như
thế nào... hắn nói thật rằng quê hắn ở
Nam Định, di cư vào Nam năm 1954, ở trại
định cư Cái Sắn thuộc tỉnh Long Xuyên,
bố mẹ hắn rất nghèo, làm nghề trồng cói và
dệt chiếu ở Cái Sắn, c̣n hắn th́ kéo
chuông và hầu hạ trong Nhà thờ B́nh Hoà để có
chỗ ăn học. Tất cả ba vị giám
khảo đều trợn tṛn mắt, không ngờ một
học sinh được vào chung kết của một
cuộc thi quan trọng như vậy mà gia đ́nh lại
nghèo đến thế.
- “Dám cậu thắng mấy người
kia nhờ cái nghèo của cậu lắm ạ! Người
Tây Phương họ có cái nh́n khác lắm, sẵn sàng
ưu tiên cho người nghèo nếu thấy thực
sự đó là người giỏi chứ không khinh
bỉ người nghèo như bên Việt Nam ḿnh”. “Tớ
cũng hy vọng như vậy. Trông nét mặt ba vị giám
khảo thấy họ có vẻ có cảm t́nh với
tớ lắm. Nhưng thôi, kệ, muốn đến đâu
th́ đến. Tớ cam đoan với cậu thi Biên
Tập Viên Cảnh Sát tớ đậu là cái chắc. Làm
phó quận trưởng cảnh sát cũng bảnh ra
phết !”
Trong khi tâm sự, hắn kể
với tôi rằng bữa đi mua giấy tờ lập
hồ sơ thi du học, hắn mua ở tiệm sách Thanh
Trúc gần Ngă Tư Phú Nhuận. Cô con gái bà chủ
cỡ chừng 15 - 16 tuổi, xinh lắm và rất tốt
bụng. Thấy hắn vét túi mà vẫn không đủ
tiền trả, cô ta cười rồi cho luôn, không tính
một đồng nào cả.
- “Cô bé cỡ 15 - 16 tuổi, vậy là
cô em. Cô chị lớn hơn, khoảng 17 - 18 tuổi,
mặt tṛn, cũng đẹp nhưng không xinh bằng cô
em”.
- “Ủa, thế cậu cũng
biết tiệm đó ?”.
Tôi kể cho hắn nghe bà mẹ c̣n
tốt hơn nữa. Hồi tôi được phần thưởng
cuối năm ở trường Tân Phương, trong
số các cuốn sách lănh thưởng có cuốn Triết
Học Nhập Môn của tác giả ǵ tôi quên mất
tên. Cuốn sách đó nghiên cứu về triết học
nói chung chứ không phải sách lớp Đệ Nhất
dạy về triết học để đi thi Tú Tài II.
Tôi đem đến tiệm Thanh Trúc nhờ bà chủ
đổi cho cuốn Luận Lư Học của tác
giả Trần Bích Lan tức nhà thơ Nguyên Sa, giáo sư
triết trường Chu Văn An.
Bà coi qua cuốn sách của tôi
rồi cười: “Sách người ta tặng cho các trường
để phát phần thưởng thường là sách khó
bán nên họ mới tặng. Tiệm tôi không bán loại
này. Nhưng thôi, cậu được phần thưởng
như vậy là quư, muốn đổi th́ tôi cũng
đổi để cậu may mắn, năm tới thi
đậu. Một vài cuốn sách chẳng đáng bao nhiêu…”
Cuốn Luận Lư Học
của giáo sư Trần Bích Lan đắt hơn cuốn Triết
Học Nhập Môn một chút nhưng bà chủ
tiệm cũng cho luôn, không bắt trả tiền chênh
lệch. Tôi kết luận rằng bà mẹ tốt
bụng như thế nên các cô con gái cũng tốt là
một chuyện thường.
Hắn thở dài, nét mặt hơi
buồn: “Nhà họ giàu, tiệm sách có tới mấy
tầng lầu ở ngoài mặt đường, c̣n ḿnh
th́ nghèo rớt mồng tơi không đáng xách dép cho
họ. Tớ nói thật, nếu tớ được
học bổng đi du học bên Mỹ kỳ này, đậu
xong tiến sĩ tớ sẽ trở về, quỳ
xuống dưới chân cô ấy, nói với cô ấy
rằng nhờ cô cho giấy tờ lập hồ sơ nên
tôi mới được du học, không bao giờ tôi dám
quên ơn cô…”
Tôi bật cười: “Cậu
ngốc thấy mẹ, nếu đậu th́ đến báo
tin từ trước khi đi cho người ta c̣n chờ
đợi chứ đậu xong tiến sĩ, hàng
chục năm trời, họ lấy chồng mất tiêu
rồi th́ lúc ấy có ngồi mà khóc !”
- “Ừ há, ḿnh cũng ngu thật. Nhưng
biết họ có đợi hay không ?”.
- “Tại sao lại không ? Vấn
đề là cậu có thắng được mấy người
kia hay không chứ nhà giàu th́ họ khôn lắm, họ dư
biết giá trị của một thằng học sinh nghèo
được học bổng du học bên Mỹ”. Và tôi
nói thêm: “Ngoài ra, sang đấy ăn ở ra sao, học
hành thế nào cậu luôn luôn viết thư về cho em chứ đâu
phải như Kinh Kha sang Tần, một đi là không
trở lại”. “Ờ há,
vậy mà tớ không nghĩ ra, tớ phải ghi địa
chỉ tiệm sách nhà em mới được”.
Thế rồi hắn đậu
thật, hơn 200 người, lấy có 2 người, khó chứ không
phải dễ. Tội nghiệp, trước khi đi
hắn vẫn c̣n nghèo bởi v́ sang bên ấy, vào học
trường nào rồi người ta mới trả
lại tiền vé máy bay và bắt đầu cho lănh
học bổng chứ không phải họ đưa trước.
Mọi thứ chi phí như mua sắm va-li, giày dép,
quần áo mặc trong mùa lạnh, kể cả tiền vé
máy bay… đều là của cha (linh mục) cho. Cha c̣n nói
hôm hắn đi, cha bận không đưa tiễn
được nhưng sẽ cho tài xế chở hắn
ra phi trường.
- “Rồi ông cụ bà cụ cậu
ở dưới Cái Sắn có lên không ?”
Hắn lắc đầu, vẻ mặt buồn
buồn: “Không, gia đ́nh tớ nghèo lắm, không có bà
con anh em ǵ ở trên này. Bố mẹ tớ nói lên đây
vừa tốn tiền lại vừa làm phiền Cha, không
có chỗ ở chẳng lẽ lại ở nhờ Cha trong
nhà thờ”.
Tôi tưởng tượng ra
cảnh hôm hắn đi, chắc chỉ có ḿnh tôi và người
tài xế của Cha đưa hắn ra phi trường. Nhưng
ra đến đấy người tài xế sẽ quay
trở lại chứ đâu có tiễn làm ǵ, chung quy
chỉ có ḿnh tôi mà thôi.
-
“Cậu đă đến từ biệt cô bé chưa ?”.
Có, tớ có đến nhưng
cô ấy mắc đi học, chỉ gặp bà mẹ.
Tớ kể cho bà ấy nghe chuyện cô bé cho giấy
tờ làm đơn, nhờ đó tớ mới được
du học, tớ đến chào từ biệt và gửi
lời nhờ bà cám ơn cô bé giùm”. “Bà
ấy có nói ǵ không ?”. “Có,
bà ấy xuưt xoa, thế ạ, quư hoá quá nhỉ, tôi không
biết ǵ hết chứ nếu biết tôi đă mời
cậu đến nhà dùng bữa cơm thân mật.”
-
“Bao giờ cậu đi ?”
-
“Dạ, thưa sáng mai.”
-
“Sáng mai, sớm vậy sao? Vậy là không kịp rồi,
cậu không đến đây từ trước.”
- “Bà ấy tiếc lắm. Tớ cám
ơn bà ấy rồi đi…”
“Đó, cậu thấy chưa, tớ đă nói
nhà giàu, nhất là một tiệm sách quen với chữ
nghĩa, họ không dại ǵ mà không biết giá trị
của con người”, và tôi giục:
- “Cậu đến nữa đi,
phải gặp cô bé bằng được và dặn cô
ấy chờ đợi, học xong cậu sẽ trở
về”. Hắn lắc đầu: “Không dám đâu,
đến sợ lại gặp bà ấy nữa tớ
mắc cỡ lắm. Dù sao cô ấy cũng hăy c̣n
nhỏ…”
- “Trời đất ơi, 15-16
tuổi mà nhỏ cái ǵ! Sang đấy cậu phải
học cử nhân, cao học, tiến sĩ, ít nhất cũng
8 năm nữa. Lúc ấy cậu khoảng 28, cô bé 24,
chả nhỏ một tí nào cả”.
Hắn khẽ thở dài: “Nói
thật với cậu, từ bé tới lớn tớ
khổ sở quá nên không dám nghĩ tới chuyện cao
xa. Trước khi ra đi, tớ chỉ mong được
nh́n thấy cô ấy một lần, được nghe
thấy cô ấy nói một tiếng là sung sướng
lắm rồi. Sang đấy tớ sẽ cố gắng
học hành để đền đáp ơn nghĩa cô
ấy…”
Thật kỳ cục, có đáng ǵ
đâu mấy tờ sơ yếu lư lịch, mấy
tờ mẫu đơn tiếng Việt phải dịch
sang tiếng Anh để nộp cho cơ quan UNESCO mà tên
bạn tôi lại đặt nặng vấn đề
đến thế ? Nếu
cô bé không xinh xắn, tính t́nh không vui vẻ và không có ḷng
thương người th́ hắn có mê cô ta đến
mức đó hay không ?
Tưởng tượng tới
cảnh hắn lên máy bay chẳng có ai đưa tiễn,
tôi nghĩ ra cách là ngay buổi chiều hôm đó đến
tiệm sách kể hết mọi chuyện với bà
mẹ. Có cả cô bé cũng có ở đấy. Nghe tôi kể, cô chỉ cúi mặt mỉm cười,
hai g̣ má ửng hồng c̣n bà mẹ th́ rất chú ư.
Cuối cùng, bà cười dễ dăi: “Hồi sáng
cậu ấy có đến đây, tôi có biết mọi
chuyện. Ư cậu là muốn nhờ em Trúc đi tiễn
cậu ấy giùm phải không ?”
Cô bé vẫn cúi mặt cười,
tay cầm cây bút Bic không
mở nắp vẽ vẽ bâng quơ trên mặt
tủ kính quầy hàng cho đỡ mắc cỡ, chắc
cô cũng quên không nhớ mặt hắn.
Sáng hôm sau, tôi đến. Hai cô con gái
mặc juưp theo kiểu đơn giản thời đó, cô
lớn juưp trắng, cô bé juưp hồng nhưng cũng
rất đẹp. Nhất
là cô chị, cô có thoa chút phấn hồng nên lại càng
đẹp, tôi nghe đâu đây thoang thoảng mùi thơm
của phấn son hay của hương trinh nữ ?
Ôi chao, đời đẹp quá, tôi, một thằng
sinh viên bắt đầu học năm thứ nhất
ĐHSP, nhà nghèo, mẹ làm thợ dệt nhưng đứng
bên cô, ngửi mùi hương ngan ngát đó tôi vẫn
thấy đời đẹp như thường.
Chắc cô cũng có cảm t́nh
với tôi, thấy trong lúc đợi xe taxi, cô đứng
sát bên cạnh tôi. Bà mẹ tiễn ra tận vỉa hè. Bà
đưa tiền cho cô lớn: “Đây, tiền đây,
nhớ trả tiền cho anh, đừng để anh
trả nghe con !”. Cô không
cầm, giọng con gái Bắc ngọt như mía lùi: “Con
có rồi mẹ !”.
Chúng tôi đến. Hắn đang
đứng một ḿnh bên cạnh chiếc va-li hơi cũ,
có lẽ của Cha cho mượn và một chiếc túi xách
để trên mặt chiếc va-li đó. Thấy chúng tôi
tới, hắn cứ ngớ ra coi bộ hết sức
ngạc nhiên. Tôi cười, giới thiệu:
- “Đây là cô Thanh, chị của cô
Trúc. C̣n đây là cô Trúc, người bạn vẫn
nhớ ơn đó. Các cô thân hành ra đây tiễn
bạn…” Hắn không
ngờ ḿnh được hân hạnh đó nên lúng túng
như gà mắc giây thun, mỉm cười khẽ gật
đầu chào. Các cô chào lại. Cô chị nói:
- “Chúng em đến tiễn anh, chúc
anh lên đường mạnh giỏi. Thỉnh thoảng
anh nhớ viết thư về cho Trúc”.
- “Vâng, cám ơn các cô, thế nào tôi
cũng phải viết”. Tôi cười:
- “Được viết thư cho người
đẹp sướng thấy bố rồi lại c̣n
phải viết với không phải viết. Sao nào,
nếu học xong tiến sĩ kinh tế, có trở
lại thăm cô Trúc không nào ?” Hắn
cười, mặt đỏ bừng, bây giờ tôi
mới thấy hắn nói được một câu có
thể coi là thông minh:
- “Có chứ, đó là mơ ước
lớn nhất trong đời ḿnh, nếu hai cụ nhà cho
phép và cô Trúc sẵn sàng chờ đợi”. Cô chị
hỏi: “Học tiến sĩ th́ mất chừng bao lâu
hả anh ?”. Hắn nói:
“Khoảng chừng 8 năm, sớm nhất cũng
phải 6 năm. Bên Mỹ nếu cố gắng vẫn có
cách học vượt thời gian như vậy. Bên ḿnh
thường thường là phải 10 năm…” Cô
chị nói:
- “Lúc ấy Trúc mới 22 hay 24
tuổi, c̣n sớm chán”. Tôi cười, nói đùa:
- “Sao, ‘cô bé đẹp’, có đợi
được không th́ cho biết ư kiến ?”. Cô bé
chỉ cúi mặt cười, không
nói ǵ cả. Tôi hỏi gặng quá bắt buộc cô
phải trả lời: “Dạ
được”. “Được
th́ ngoéo tay đi, hắn là dân Công Giáo, đă nói là
sẽ giữ lời, có tôi làm chứng !”. Cô chị cười: - “Em cũng làm chứng luôn”. Mọi người cùng cười, hắn đă bạo dạn nên đưa tay ra ngoéo tay cô bé khiến cô đỏ mặt nhưng cũng ngoéo lại. Trời đất ơi, phải chi tôi được ngoéo tay cô chị nữa th́ đỡ quá ! Nhưng nhà tôi nghèo, mẹ tôi làm thợ dệt, tôi 20 tuổi, c̣n cô th́ khoảng 18 tuổi, kém tôi 2 tuổi, làm sao tôi có điều kiện lấy vợ trong lúc c̣n đang đi học mặc dầu cô cũng có vẻ quư mến tôi, luôn luôn đứng sát cạnh tôi.
Có lẽ cũng đến 5, 6 năm,
một lần tôi về, thấy trên mặt bàn có tấm
thiệp của hắn làm
đám cưới với Thanh Trúc. Hai chị em nhà
đó có cái lạ là cô em tên Thanh Trúc, cô chị tên Trúc
Thanh, ngược lại với nhau. Phong b́ bên ngoài đă
có vẻ cũ, bám bụi. Tấm thiệp bên trong đề
ngày cưới cách đấy đă hơn hai tháng.
“Thằng Khải nó về rồi hở mẹ ?”. “Ừ,
cậu ấy về, nghe đâu đă
đậu tiến sĩ, về làm đám cưới
với cô con gái tiệm sách ở gần ngă tư Phú
Nhuận. Cả hai cô cậu ấy đến chơi,
đem thiệp cưới đến mời anh nhưng tôi
nói anh dạy học ở măi Bạc Liêu, chắc không
về kịp. Cậu
ấy nói cưới xong
sẽ đưa cô ấy sang Mỹ, bao giờ có
dịp về sẽ gặp anh sau.”
Thời chúng tôi, người Việt
ở bên Mỹ rất ít, nên hoạ hoằn lắm,
hễ có ai về Việt Nam cưới vợ th́ sau khi cưới
xong, đem đi rất dễ chứ không khó khăn,
phải làm đủ thứ giấy tờ bảo lănh
mới được đi như bây giờ. Cái thằng
đó giỏi thật, lúc nó ra đi th́ tôi bắt đầu
vào Sư Phạm, học xong 3 năm, đi dạy 6 năm,
tức mới 9 năm mà nó đă đậu đạt, đi làm, để dành
được tiền về cưới vợ, giỏi
thật. Tôi rất phục nó.
Thế rồi tôi được
đổi về trường Trung học Dĩ An, Biên Hoà,
cách Thủ Đức khoảng 10 cây số.
Năm năm sau, 1975, miền Nam sụp
đổ, các giáo viên - giáo sư
trung học bây giờ gọi là giáo viên - của 7 trường
thuộc hai huyện Dĩ An và Lái Thiêu chúng tôi phải
đi cải tạo tại K4 Long Khánh. Người cán
bộ giáo dục về tiếp thu các trường
thuộc hai huyện đó thấy người ta cách ly các
sĩ quan và hạ sĩ quan cảnh sát thuộc hai
tỉnh B́nh Dương và Biên Hoà tại hai trường
An Mỹ và Trịnh Hoài Đức, có du kích gác, rồi
sẽ đưa đi học tập cải tạo th́
bắt các nam giáo viên chúng tôi đi học tập cho... có
tinh thần yêu nước vậy thôi. Hơn sáu tháng
trời cải tạo tại K4 Long Khánh, tôi
suưt bỏ mạng tại đấy. Bởi v́ cơ
thể tôi ưa lạnh chứ không ưa nóng. Cứ
hễ trời nóng là tôi ho rũ rượi, ở nhà thường
uống Terpin-Codein, một thứ thuốc rất rẻ do
Việt Nam chế tạo. Đi học tập, trong
trại không có thuốc men, lại ăn uống kham
khổ nên tôi ho liên tục, ban đêm không ngủ
được, thân h́nh gầy xác như con cá mắm.
Sáu tháng sau, các giáo viên được
thả về. Sàig̣n buồn thê thảm và nghèo không
thể tưởng tượng nổi. Mẹ và em gái tôi
nói chuyện người ta đánh tư sản mại
bản (nghĩa là tư sản mất gốc), các
tiệm lớn ở Phú Nhuận bị tịch thu nhà
cửa, hàng hoá, gia đ́nh bị đuổi đi kinh tế mới,
tiếng khóc như di. C̣n
ở Chợ Lớn, các tiệm người Tàu sợ quá,
ném những cây vải c̣n
nguyên cả xấp và các đồ đạc xuống
đường, kệ ai muốn nhặt th́ nhặt
nhưng chẳng ai dám nhặt.
Em tôi kể thêm: “May hồi trước
anh Khải về làm đám cưới với cô con gái
thứ hai tiệm sách Thanh Trúc rồi đưa cô ấy
sang Mỹ chứ không th́ bây giờ bị kẹt,
tiệm đó bị đánh, muốn cưới cũng
chẳng được”. Tôi ngạc nhiên: “Sao,
tiệm sách Thanh Trúc cũng bị đánh ? Người
ta bán sách chứ có làm ǵ đâu mà đánh ?”. “Có,
cả nhà may Bảo Toàn cũng bị đánh, tiệm
bị tịch thu, nghe đâu người ta đuổi ông
bà ấy lên cái gác xép nhỏ tí măi tuốt tầng ba trên
lầu, bây giờ nghèo lắm”.
Bảo Toàn là nhà may lớn nhất
Phú Nhuận, trước đây tôi thường may
quần áo ở đấy nên cũng khá quen, ông bà
Bảo Toàn rất tốt, đối đăi với khách hàng
rất niềm nở, ân cần.
- “Tiệm sách Thanh Trúc c̣n một cô
con gái lớn nữa tên là Thanh. Cô có nghe nói ǵ về cô
con gái lớn đó không ?”.
- “Họ nói cô ấy lấy
chồng, có bầu, nhà chồng là một tiệm vàng cũng
ở gần đấy. Hôm đánh tư sản, cả
hai tiệm bị tịch thâu, cô
ấy buồn quá tự tử nhưng người ta
cứu được...”. Miệng
tôi đắng ngắt. Tôi nhớ đến hôm tiễn
Khải ra phi trường, có cả cô chị cùng đi, cô
thường đứng sát bên cạnh tôi, cái mùi son
phấn thơm thơm sang trọng tôi không thể nào quên
được.
Rồi chúng tôi được Ty Giáo
Dục Sông Bé - Dĩ An trước thuộc Biên Hoà, bây
giờ thuộc tỉnh Sông Bé - cho đi học tập chính
trị hè sau đó cho đi dạy lại. Nghèo lắm. Lương
tôi trước 63 ngàn, bây giờ chỉ c̣n 41 đồng,
nghèo không chịu nổi. Rồi tôi lấy vợ. Nhà tôi
cũng dạy cùng trường nhưng môn Anh Văn,
tốt nghiệp ĐHSP sau tôi 6 năm. Năm ấy tôi 32
tuổi. Lương của hai vợ chồng cộng
lại chưa đầy 80 đồng. Nhà tôi dạy thêm
Anh Văn buổi tối cho các học sinh gia đ́nh
sắp đi vượt biên hoặc được
bảo lănh. C̣n tôi, lúc rảnh tôi dịch truyện bán
cho các nhà xuất bản ở trên Sàig̣n, buổi tối
giữ con cho vợ dạy học. Giáo viên chúng tôi anh nào
cũng gầy như c̣ bợ, quần áo ngày trước
mặc vừa, bây giờ rộng thùng th́nh, áo th́ mặc
được c̣n quần cài dây nịt dúm dím, mặc không
được.
Một hôm tôi nghĩ ra cách là khi
về nhà ở Phú Nhuận, Sàig̣n th́ đem hai chiếc
quần tây đến tiệm Bảo Toàn, leo lên cái gác xép
tận trên lầu ba theo cái cầu thang bên cạnh,
nhờ ông Bảo Toàn sửa lại giùm. Ông đo người
tôi, xem kỹ hai chiếc quần tây rồi nói: “Sửa
không được đâu. Bây giờ phải tháo hết
các đường chỉ ra, ủi cho thẳng rồi
cắt lại như cắt quần mới chứ sửa
đâu có được”. Tôi hỏi giá cả, ông nói:
“Ông là người quen, tôi tính ông mỗi chiếc ba
đồng gọi là có thôi”. Tôi mừng quá, cám ơn
rối rít. Ông nói: “Ông thấy tôi khổ như vậy
đó. Ngày trước tiệm tôi lớn nhất Phú
Nhuận, ngay cả may đồ cho khách tôi cũng chỉ
trông nom chứ đă có thợ, đâu phải nhúng tay vào.
Bây giờ th́ đi may lại chiếc quần, kiếm ba
đồng bạc...”
- “H́nh như tiệm sách Thanh Trúc bên
kia cũng bị đánh tư sản như bên tiệm bác
?”. “Có chứ, tiệm nào
hơi có máu mặt một chút mà chả bị đánh.
Họ bảo bán sách là toàn
các thứ phản động, đáng lẽ họ đuổi
đi kinh tế mới nhưng cô Thanh cô ấy
tự tử, họ cho cả nhà ở tạm cái bếp
ở phía đằng sau”. Rồi ông nói thêm: “Nhà bà
ấy cũng bị tịch thu hết, nghèo lắm. May
nhờ có vợ chồng cô Trúc ở bên Mỹ gửi quà
về nên mới sống được”. Tưởng tôi
không biết ǵ về vợ chồng Khải, ông kể:
“Nghe nói người chồng cô Trúc đậu tiến sĩ
kinh tế, trước làm trong cơ quan Liên Hiệp
Quốc, sau làm giáo sư dạy đại học tại
California”. Rồi ông kết luận:
- “Con người ta có số cả. Lúc
lấy chồng, cô Trúc mới hăm mấy tuổi, gia
đ́nh lại khá giả nhưng vẫn quyết định
đi, bây giờ đang
bảo lănh cho cả nhà sang bên ấy đấy. Tôi
thấy họ đi được là đúng, gia đ́nh
bà ấy đối xử với ai cũng tốt
lắm”.
Con người có số hay không tôi
không biết, nhưng theo tôi nghĩ, câu chuyện giữa
cô bé 16 tuổi tên Trúc và anh chàng học sinh nghèo tên
Khải hơi giống chuyện cổ tích của một
thời đă qua, nay khó có nữa.
Đoàn Dự
|
Cám ơn quí vị đă theo dơi chương tŕnh của Diễn Đàn Giáo Dân Xin Thiên Chúa chúc phúc lành đến quí vị.
|