Tản mạn: CÁI MẶT - THẰNG CUỘI - SẮC HOA MÀU NHỚ

 

 

(Sau 15 giây vẫn chưa thấy âm thanh xin ấn vào F5 hay Refresh hay Icon Play)

Video: SẮC HOA MÀU NHỚ Sáng tác: Nguyễn Văn Đông

Tiếng hát Thanh Tuyền - PPS  Bùi Phương - H́nh ảnh Internet

 

Tản mạn về CÁI MẶT

   Con người có cái mặt là quan trọng nhứt. Thật vậy, nếu lấy cái mặt bỏ đi, tất cả những ǵ c̣n lại trên thân thể sẽ không dùng vào đâu được hết và cũng không c̣n tồn tại được nữa. Không có mũi để thở, không có miệng để ăn… con người không có cái mặt là kể như tiêu tùng!

   Trước khi bàn về cái mặt, xin mở dấu ngoặc để vinh danh Tiếng Việt: phần lớn những ǵ nằm trên cái mặt đều bắt đầu bằng chữ m, trên thế giới chưa có thứ tiếng nào như vậy hết! Đây, hăy nh́n xem trên mặt có: mắt, mũi, miệng-mồm, môi, má.mắt có mày, có mi, có mí mắt, rồi mắt mụp, mắt mọng nước, mắt mơ màng, mắt mơ mộng, mắt mờ, mắt mù. Qua tới mũi, ngoài mũi ra không thấy chữ m nào khác dính vào. Có lẽ tại cái mũi nó cứng khư, không linh hoạt. Ấy vậy mà cái mũi và chân mày lại được đi kèm với cái mặt để hỗ trợ cho tiếng mặt, trong từ ngữ thông thường: mặt mũi, mặt mày, làm như nếu nói “mặt” không, phát âm nghe trơn lùi, nhẹ hểu không lọt lỗ tai! Cho nên người ta nói mặt mũi bơ phờ, mặt mày hốc hác, chớ ít nghe mặt bơ phờ, mặt hốc hác. Bây giờ tới miệng, th́ có môi, có mép, rồi mồm mép, môi miếng, miệng méo, miệng móm, mím môi, mếu máo, mấp máy, bú mớm, mút mấp. Đến má, th́ ngoài “mụt mụn” chỉ có “mi một cái” là c̣n thấy chữ “m” nhè nhẹ phất phơ…. Tiếng Việt hay quá!

   Trở về với Cái Mặt. Ông Trời, khi tạo ra con người, ban cho Cái Mặt là một ân huệ lớn. Nhờ có Cái Mặt mà con người nhận ra nhau, chồng nhận ra vợ, con nhận ra cha, biết ai là bạn ai là thù… Thử tưởng tượng một ngày nào đó bỗng nhiên không ai c̣n Cái Mặt nữa. Nếu có sống được nhờ một sự nhiệm mầu nào đó, thử hỏi con người lấy ǵ để nhận diện nhau? Chồng vợ, cha con, bạn thù ǵ đều loạn xà ngầu. Vậy là loạn đứt đi thôi! Cho nên xưa nay, người ta coi trọng Cái Mặt lắm. Có người c̣n nói: “Thà chịu mất mạng chớ không bao giờ để cho mất mặt”! V́ vậy, rủi có ai lỡ lời chạm tự ái một người nào th́ người đó thấy bị… mất mặt, liền đưa một nắm tay lên hăm he: “Thằng đó, bộ nó giỡn mặt tao hả? Tao phải dằn mặt nó một lần cho nó biết mặt tao.”

   Bởi v́ Cái Mặt nó nặng kư như vậy cho nên khi nói về một người nào, người ta chỉ nhắm ngay vào cái mặt của người đó để mà nói. Nếu ghét th́ gọi “cái bảng mặt” (Cái mặt mà như tấm bảng th́ thiệt t́nh thấy chán quá! Thường nghe nói : “Cái bảng mặt thằng đó tao coi hổng vô!”) Nếu hơi khinh miệt th́ gọi “cái bộ mặt” (“Thằng này có bộ mặt ăn cướp!”). C̣n khi thương th́ cái mặt trở thành “cái gương mặt” (“Em có gương mặt đẹp như trăng rằm!”)  Chưa hết! Khi nổi giận muốn… hộc máu, người ta cũng chỉ nhắm vào cái mặt của đối thủ chớ không chỗ nào khác để “dộng một đạp” hay “cho một dao” hay “phơ một phát” hay…“tạt một lon ác-xít”! Bởi vậy, xưa nay những người có “nợ máu” lúc nào cũng sợ bị “nh́n mặt trả thù”, và hồi thời chống Pháp, những điềm chỉ viên đi nh́n mặt “quân phản loạn” đều lấy bao bố trùm đầu để giấu mặt!

   Con người, khi nh́n người khác, lúc nào cũng bắt đầu ở cái mặt (Chỉ có người không b́nh thường mới nh́n người khác bắt đầu ở cái chân hay cái bụng hay cái lưng!). Ở đó - ở cái mặt – ngoài cái đẹp cái xấu ra, c̣n hiện lên “cái mặt bên trong” của con người. Các nhà văn gọi là “nét mặt”, nghe trừu tượng nhưng suy cho kỹ nó rất đúng. Bởi v́ chỉ có cái mặt là vẽ được cái nội tâm của con người thật đầy đủ. Cho nên mới có câu “Xem mặt mà bắt h́nh dong” (h́nh dong ở đây là cái h́nh dong giấu kín bên trong con người). Cho nên, trên ṣng bài, các con bạc thường “bắt gân mặt” nhau để đoán nước bài của đối thủ. Cho nên mấy “chiêm tinh gia” lúc nào cũng liếc sơ cái mặt của thân chủ trước khi nâng bàn tay lên xem chỉ tay, để định mức coi “thằng cha này nó sẽ tin mấy phần trăm những ǵ ḿnh nói”! Th́ ra, đời người không nằm trong ḷng bàn tay như mấy “thầy” đó nói, mà nó nằm ngay trên nét mặt!

   Bởi cái mặt nó phản ảnh con người nên hát bội mới “dặm mặt” sao cho đúng với cái “vai”. Để khi bước ra sân khấu, khán giả nhận ra ngay “thằng trung, thằng nịnh, thằng hiền, thằng dữ”. Ngoài đời, không có ai dặm mặt, nhưng vẫn được người khác “nhận diện” là thằng mặt gà mái, thằng mặt cô hồn, thằng mặt mẹt, mặt mâm, mặt thớt, mặt hăm tài, mặt đưa đám, mặt trù cha hại mẹ, mặt mo…

 

 

Tản mạn về THẰNG CUỘI


   Mỗi dịp Trung Thu về, gọi là Tết Nhi Đồng, chắc hẳn rất ít người không biết ca khúc “Thằng Cuội” của cố nhạc sĩ Lê Thương
(*): Bóng trăng trắng ngà, có cây đa to, có thằng Cuội già, ôm một mối mơ. Cuội ơi! Ta nói Cuội nghe, ở cung trăng măi làm chi?

   Bài này khá xưa (không biết “xưa” là bao nhiêu năm), tôi đă biết và hát khi tôi c̣n nhỏ, nhưng ngày nay vẫn phổ biến. Giai điệu nhẹ nhàng, ư tưởng ngộ nghĩnh, rất thích hợp với nhi đồng. Ngày xưa, dù c̣n nhỏ (dĩ nhiên chưa hiểu hết) nhưng tôi cũng đă rất “ấn tượng” (theo nghĩa b́nh thường của một thiếu nhi) với ca khúc này. Lư do là tôi cứ cố gắng hiểu mà không thể hiểu thấu. Phải nói rằng tôi cảm thấy đó là ư tưởng thật “độc đáo” – với thâm ư khâm phục thực sự, mà chỉ ráng hiểu mà không hiểu, vậy mới “độc đáo”!
   Tôi không biết rơ nhạc sĩ Lê Thương – cả thân thế và sự nghiệp, mà chỉ biết danh tiếng của ông. Thời đó mà ông viết được một ca khúc như vậy th́ quả là biệt tài và hiếm thấy. Không biết ông sáng tác ca khúc này lúc ông bao nhiêu tuổi, nhưng với ông chắc hẳn không có “ẩn ư” ǵ. Và cách nói thời đó tất nhiên c̣n “thô thiển”, v́ quá chân thật (đúng ư nghĩa “chân thật” của sự chân thật). Ít nhiều ông cũng ảnh hưởng “chế độ quân chủ”, đó là lẽ tất nhiên. Tuy nhiên, nếu công tâm so sánh với cách nói ngày nay th́ thực sự có “khác” hơn nhiều – thậm chí là “không thể chấp nhận”. “Khác” ǵ?

   Chúng ta thử nghĩ xem, cách gọi “thằng Cuội già” nghe có ổn không? Đă gọi là “thằng” mà lại “già”, rồi lại xưng ḿnh là “ta”. Một em bé tuổi nhi đồng mà gọi “người lớn” là “thằng” và xưng “ta” th́ đứa bé đó sẽ bị coi là thế nào? Việt ngữ có một số từ “không đẹp” dành cho một đứa trẻ như vậy: Hư hỏng, hỗn láo, đổ đốn, vô giáo dục, mất dạy,… Và tại sao gọi “thằng Cuội” mà lại gọi “chị Hằng”? Đại từ “thằng” và “chị” không tương xứng với nhau! Tất nhiên tôi không dám “phê b́nh” nhạc sĩ Lê Thương hoặc “lạm bàn” điều ǵ mà chỉ muốn nêu lên “thắc mắc” hoàn toàn mang tính văn hóa và theo ngu ư cá nhân mà thôi.
   Nếu sống và sáng tác ca khúc “Thằng Cuội” ở thế kỷ này, thiết tưởng nhạc sị Lê Thương có thể sẽ “sửa” là: Bóng trăng trắng ngà, có cây đa to, có chàng Cuội già, ôm một mối mơ. Cuội ơi! Em nói Cuội nghe, ở cung trăng măi làm chi?
   Quả thật, cũng nên “thay đổi” lắm, ít là theo phép lịch sự tối thiểu, v́ chúng ta vẫn muốn trẻ em ngoan ngoăn và lễ phép kia mà! Chúng ta giáo dục trẻ em sống ngoan ngoăn, lễ phép với mọi người, thế mà lại “dạy” chúng gọi người lớn là “thằng” và xưng ḿnh là “ta” th́ thật là quá bất ổn! Các bạn nghĩ sao?

   Trấn Thiên Thu

(*) Nhạc sĩ Lê Thương tên thật là Ngô Đ́nh Hộ, sinh ngày 8-01-1914, tại phố Hàm Long, Hà Nội, trong một gia đ́nh bố mẹ là những nghệ sĩ cổ nhạc. Một bài viết khác cho rằng ông sinh tại Nam Định. Chi tiết về cuộc đời ông rất ít được nhắc tới. Theo hồi kư của Ns. Phạm Duy, Ns. Lê Thương sinh năm 1913 và là thầy tu xuất.
   Năm 1935, nhạc sĩ Lê Thương hành nghề dạy học ở Hà Nội, sau đó ông chuyển về dạy ở Hải Pḥng. Ông cùng các nhạc sĩ Hoàng Quư, Hoàng Phú (tức Tô Vũ), Phạm Ngữ, Canh Thân tụ họp thành một nhóm ca nhạc sĩ trẻ để bắt đầu sáng tác và hát phụ diễn cho những buổi diễn kịch nói của nhóm kịch Thế Lữ tại Hải Pḥng, hay theo ban kịch đi hát tại Hà Nội, Vĩnh Yên. Họ cũng là những hướng đạo sinh và hay tổ chức đi cắm trại hay đi hát tại các tỉnh lân cận bằng xe đạp.
   Năm 1941, ông vào miền Nam. Ban đầu ông ở An Hóa, tỉnh Bến Tre, sau đó ông chuyển về sống tại Sài G̣n. Tuy là một nhạc sĩ tài danh, nhưng nghề chính của ông là dạy học. Ông từng là giáo sư Sử Địa, có một thời gian giảng dạy tại một số trường trung học tư ở Sài G̣n. Ông cũng từng là giáo sư Pháp ngữ tại trường trung học Pétrus Kư vào thập niên 1960. Ông cũng từng làm công chức ở Trung tâm Học liệu, bộ Quốc Gia Giáo Dục trước năm 1975. Ông mất năm 1996 tại Sài G̣n.

 

 

    

Cám ơn quí vị đă theo dơi chương tŕnh của Diễn Đàn Giáo Dân

Xin Thiên Chúa chúc phúc lành đến quí vị.