ÁO LỤA HÀ ĐÔNG - ÁO DÀI VIỆT NAM THẾ KỶ 21

 

 

(Sau 15 giây vẫn chưa thấy hát xin ấn vào F5 hay Refresh hay Icon Play)

Video: ÁO LỤA HÀ ĐÔNG (Tiếng hát Duy Trác)

Thơ: Nguyên Sa - Nhạc: Ngô Thụy Miên

Áo Lụa Hà Đông

Nắng Sàig̣n anh đi mà chợt mát

Bởi v́ em mặc áo lụa Hà Đông...

   Lời thơ, tiếng nhạc dịu dàng, êm ái đó đă đi sâu vào trong ḷng người yêu nhạc biết bao nhiêu thế hệ, để mỗi lần lời hát cất lên, người nghe như thấy ḷng ḿnh dịu lại, êm ái đến lạ kỳ. Nhưng có lẽ không nhiều người trong chúng ta biết rằng, những lời thơ đó được viết về Hoa Hậu đầu tiên của Việt Nam.

   Vào năm 1930, xứ Bắc Kỳ tổ chức cuộc thi tuyển người đẹp (cuộc thi Hoa Hậu đầu tiên của Việt Nam). Địa điểm được chọn để tổ chức là Hà Đông. Các cô gái không phân biệt lứa tuổi, nghề nghiệp đều được tham dự với điệu kiện người tham dự phải mặc áo lụa Hà Đông.

   Năm ấy Lư Lệ Hằng - người đẹp xuất thân từ một gia đ́nh nông thôn nghèo tỉnh Thái B́nh - đă đăng quang cuộc thi. Đạt được ngôi Hoa Hậu cô trở lên nổi tiếng và là niềm mơ ước của biết bao công tử nhà giầu thời bấy giờ. Tuy nhiên không ai có thể với tới người đẹp Lệ Hằng, v́ một lư do đơn giản chỉ một thời gian sau Lệ Hằng trở thành người t́nh của Quốc Vương Bảo Đại.

   Phải đến hơn 20 năm sau, khi nhớ lại nụ cười, ánh mắt của Lệ Hằng, Nguyên Sa đă viết lên bài thơ ca ngợi người đẹp Áo Lụa Hà Đông đó.

   Măi đến năm 1969, khi nghe câu chuyện về Hoa Hậu “thuần nông” phút chốc trở thành người yêu của ông vua cuối cùng Việt Nam, người nhạc sĩ 21 tuổi đă viết nên ca khúc “Áo Lụa Hà Đông” được phổ lời từ bài thơ của Nguyên Sa như để ngưỡng mộ vẻ đẹp Hoa Hậu đầu tiên của Việt Nam.

   Thi sĩ Nguyên Sa đă có lần nói rằng bài thơ “Áo Lụa Hà Đông” của ông có một số mệnh rất đặc biệt. Khi bài thơ được nhạc sĩ Ngô Thụy Miên phổ thành ca khúc và ca sĩ Duy Trác tŕnh bày, th́ từ đó cái tên “Áo Lụa Hà Đông” đă gắn liền tên tuổi của 3 người, thi sĩ, nhạc sĩ và ca sĩ. Nó đă trở thành một định mệnh. Mặc dù đây không phải là bài thơ hay nhất của Nguyên Sa, cũng như không phải là ca khúc tuyệt tác nhất của Ngô Thụy Miên, cũng như không phải là bài hát mà ca sĩ Duy Trác tŕnh bày thành công nhất.

Về Lư Lệ Hằng

   Lư Lệ Hằng xuất thân từ một gia đ́nh nông thôn Thái B́nh. Không có nhiều tài liệu nói về bà, chỉ biết trước khi đăng quang cuộc thi tuyển người đẹp, Lệ Hằng làm nghề hát cô đầu cho các quán rượu và vũ nữ cho các Pḥng Trà Ca Nhạc có khiêu vũ hằng đêm (phong trào khiêu vũ rất thịnh hành tại Hà Nội bấy giờ). Bà c̣n nổi tiếng v́ là người t́nh của Quốc Vương Bảo Đại. Có người tả hai hàm răng của Lư Lệ Hằng là hai hàng bạch ngọc và quư hơn ngọc đă làm cho Vua Bảo Đại say mê và Hoàng Hậu Nam Phương phải buồn ḷng và lo lắng v́ mối t́nh này. Sau năm 1946, bà cùng Cựu Quốc Vương Bảo Đại lưu vong tại Hồng Kông, bà đă dốc hết tiền tiết kiệm để Bảo Đại chi tiêu ở Hồng Kông.

 

          Nguyên Sa viết:

Nắng Sàig̣n anh đi mà chợt mát
Bởi v́ em mặc áo lụa Hà Đông.
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng.
Thơ của anh vẫn c̣n nguyên lụa trắng

 

Anh vẫn nhớ em ngồi đây, tóc ngắn
Mà Mùa Thu dài lắm ở chung quanh.
Linh hồn anh vội vă vẽ chân dung,
Bày vội vă vào trong hồn mở cửa.

 

Gặp một bữa anh đă mừng một bữa.
Gặp hai hôm thành nhị hỉ của tâm hồn.
Thơ học tṛ anh chất lại thành non
Và đôi mắt ngất ngây thành chất rượu.

 

Em không nói đă nghe từng giai điệu,
Em chưa nh́n mà đă động trời xanh.
Anh đă trông lên bằng đôi mắt chung t́nh
Với tay trắng em vào thơ diễm tuyệt.

 

Em chợt đến, chợt đi, anh vẫn biết.
Trời chợt mưa, chợt nắng chẳng v́ đâu
Nhưng sao đi mà không bảo ǵ nhau?
Để anh gọi, tiếng thơ buồn vọng lại…

 

Để anh giận mắt anh nh́n vụng dại.
Giận thơ anh đă nói chẳng nên lời.
Em đi rồi, sám hối chạy trên môi
Những ngày tháng trên vai buồn bỗng nặng.

 

Em ở đâu, hỡi Mùa Thu tóc ngắn?
Giữ hộ anh màu áo lụa Hà Đông.
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng.
Giữ hộ anh bài thơ t́nh lụa trắng.

 

      Ngô Thụy Miên phổ nhạc:

Nắng Sàig̣n anh đi mà chợt mát
Bởi v́ em mặc áo lụa Hà Đông.
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng,
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng.

 

Anh vẫn nhớ em ngồi đây, tóc ngắn
Mà Mùa Thu dài lắm ở chung quanh.
Linh hồn anh vội vă vẽ chân dung
Bày vội vă vào trong hồn mở cửa.

 

Em chợt đến, chợt đi, anh vẫn biết.
Trời chợt mưa, chợt nắng chẳng v́ đâu.
Nhưng sao đi mà không bảo ǵ nhau?
Để anh gọi, tiếng thở buồn vọng lại…

 

Em ở đâu, hỡi Mùa Thu tóc ngắn?
Giữ hộ anh màu áo lụa Hà Đông.
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng,
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng.

(…Anh vẫn yêu màu áo ấy em ơi!)

 

45 kiểu áo dài Việt Nam Thế Kỷ 21

 

Cám ơn quí vị đă theo dơi chương tŕnh của Diễn Đàn Giáo Dân

Xin Thiên Chúa chúc phúc lành đến quí vị.