Truyện xưa: MỘT ĐÀN CHIM (Br. Huynh Quảng)

Dien Dan Giao Dan 

Quí vị đang nghe LỆ ĐÁ của Hà Huyền Chi & Trần Trịnh (chị Nguyễn Mạnh Thường hát)

   Trong tập truyện Wisdom Tales có kể câu chuyện rằng: Một đàn chim cùng sống b́nh an với nhau trong một khu rừng. Bổng nhiên sự xuất hiện của người thợ săn đă làm cho đàn chim lo sợ. Cứ mỗi lần người thợ săn cất tiếng kêu, thải thức ăn, th́ chim tự sà xuống và người thợ săn chỉ cần tung chiếc lưới và bầy chim bị bắt. Dần dần, số chim bị bắt ngày càng tăng, và đàn chim ngày càng thưa thớt. Trước t́nh cảnh này, con chim đầu đàn liền bàn với toàn thể bầy chim rằng: Khi người thợ săn vừa tung lưới chụp chúng ta, chúng ta cùng nhau hiệp sức bay lên, th́ lúc ấy chúng ta sẽ nâng chiếc lưới lên; sau đó chúng ta cùng nhau đậu vào bụi cây và chúng ta sẽ thoát thân.

   Sau khi bàn bạc và nhất trí theo kế hoạch, bầy chim đă thành công. Người thợ săn không những đă không bắt được con chim nào, mà c̣n bị mất lưới; đàn chim th́ vui sướng v́ từ nay chúng không hề sợ người thợ săn nữa.

   Người thợ săn ngẫm nghĩ rằng: Tuy chúng là những con chim nhỏ, nhưng khi chúng cùng làm việc với nhau, hợp tác với nhau th́ ta không làm ǵ được chúng cả.

   Vài hôm sau, khi đàn chim dần dần quên đi sự chiến thắng, người thợ săn đă rải thêm những thức ăn ngon, thơm. Cũng như mọi lần, những chú chim sà xuống, nhưng v́ măi lo ăn uống, và tranh giành với nhau những thức ăn ngon, nên khi bị tung lưới, chúng không c̣n nhớ đến nhau để cùng nhau nâng chiếc lưới bay lên. Tồi tệ hơn, chúng lại gây ẩu đả với nhau v́ do sự đụng chạm và vấp vào nhau đang khi t́m thức ăn. Chính sự tranh căi này, đă giúp cho người thợ săn có đủ thời giờ để bắt toàn bộ đàn chim.[1] 

   Quí bạn thân mến, 

   Câu chuyện ngụ ngôn trên nhắc cho chúng ta thấy giá trị của sự đoàn kết và tinh thần hiệp nhất trong một tập thể. Kinh nghiệm cho thấy, khi chúng ta gặp khó khăn, khi chúng ta lâm vào hoạn nạn, chúng ta dễ đồng cảm và hiệp nhất với nhau hơn là lúc chúng ta sống trong b́nh an và thịnh vượng. Hoàn cảnh này cũng dễ dàng được nhận thấy trong gia đ́nh chúng ta, đặc biệt những gia đ́nh đă từng sống tại Việt Nam. Nhiều người đă tâm sự rằng, khi họ c̣n sống tại Việt Nam, bữa ăn hằng ngày chỉ là củ khoai, củ ḿ, nhưng bầu khí gia đ́nh đầm ấm, anh em thương nhau. Nhưng khi cuộc sống gia đ́nh đă khá giả hơn, không phải đi cày cấy trên ruộng đồng vất vả hằng ngày nữa, th́ cũng là lúc bầu khí hiệp nhất gia đ́nh cũng bị phai nhạt và mất dần.

   Như những chú chim trong câu chuyện, sở dĩ chúng bị bắt là v́ chúng đă để cho hoàn cảnh bên ngoài làm chúng quên đi sức mạnh của tập thể. Sức mạnh của mỗi con chim là phải gắn liền với mục đích chung của tập thể, chứ không phải tùy thuộc vào sức mạnh hay khả năng của mỗi cá nhân. Cũng như những con chim, nếu chúng ta không nhận ra sự hiệp nhất là đặc tính căn bản của một tập thể, th́ những hoàn cảnh bên ngoài dễ làm ta thay đổi lập trường xây dựng tập thể. Như thế chúng ta nhận thấy rằng, sự hiệp nhất trong một tập thể phải là mục tiêu và ưu tiên một để mọi phần tử của tập thể theo đuổi và xây dựng, chứ không phải nó chỉ là một đặc tính, hay khái niệm nhằm để tô điểm cho tập thể ấy. Nếu chúng ta không nh́n nhận sự hiệp nhất là mối ưu tiên hàng đầu trong một tập thể, th́ những hoạt động, những sinh hoạt, những công việc mà chúng ta làm chỉ tạo thêm sự chia rẻ và ngăn cách giữa các thành viên với nhau.

   Khi chúng ta nh́n nhận xây dựng sự hiệp nhất là mối ưu tiên hàng đầu cho tập thể th́ chúng ta mới nhận ra rằng: Tập thể th́ quan trọng hơn cá nhân của ḿnh; sự hiện diện và tồn tại của ḿnh là nhờ vào tập thể, chứ không phải ḿnh làm cho tập thể tồn tại. Trong tập thể, ḿnh lớn lên, ḿnh trưởng thành; v́ thế sự đóng góp sức lực, khả năng của ḿnh cho tập thể là cách để ḿnh trả ơn cho tập thể, và thể hiện tinh thần trách nhiệm của ḿnh với tập thể.

   Tiến sĩ Martin Luther King phát biểu rằng: “Con người đă học cách bay như những bầy chim bay với nhau; họ đă học bơi như những đàn cá bơi với nhau, nhưng con người chúng ta lại không biết học cách sống với nhau như anh em.[2] 

   Hôm nay, mục Sống Sao Cho Đẹp xin mời bạn suy nghĩ về lư do ǵ và động cơ nào đă làm cho bạn gia nhập một tập thể. Bạn gia nhập là v́ bạn muốn xây dựng tập thể ấy thêm mạnh và hiệp nhất hay v́ lư do nào khác?  

Br. Huynhquảng 


[1] Từ Wisdom Tales (Atlanta: August House, Inc., 1996), 17.

[2] Martin Luther King, Jr., Strength to Love, 1963

 

I HAVE A DREAM [2]