“Thuyền
nhân, cái danh từ có một âm tượng mà mỗi
khi chính quyền Hà Nội nghe đến nó th́ họ
nghĩ ngay đến từ đồng ‘đô la’.
Thế nhưng cho đến bao giờ người ta
mới biết hết được những bất
hạnh xẩy ra cho danh từ đó” – Michelle Tauriac
(Viet Nam Le
Dossier Noir
Du Communism)
Năm
Cọp nói chuyện Cá
Trước hết, để tránh mọi ngộ
nhận, xin nói ngay rằng đây là chuyện của
cá hồi, và chỉ riêng có cá hồi mà thôi. Nói theo
tiếng Mỹ là cá hồi only. Chớ c̣n cá chim, cá
chuồn, cá chép, cá chốt, cá lóc, cá lạt, cá ĺm
ḱm, cá mập, cá mú, cá măng, cá cơm, cá cam, cá
cờ, cá trê, cá trích, cá trẻm, cá heo, cá hương,
cá hố, cá lù đù, cá ĺm ḱm, cá lia thia, cá đổng,
cá đối, cá đèn cầy, cá bè, cá bẹ, cá
bống – bất kể là bống kèo hay bống
đá – hoặc bất cứ một loại cá
thổ tả nào khác đều hoàn toàn (và tuyệt
đối) không có dính dáng ǵ tới vụ này.
Cá
hồi - Salmon sinh ở sông nhưng phần lớn
thời gian sống ở biển.
Đặc điểm của loài cá này là dù có rong chơi
phiêu du ở chân trời góc biển nào chăng
nữa, thế nào cũng t́m về nơi chôn nhau
cắt rốn để sinh nở. Cá hồi Thái B́nh
Dương (Pacific salmon), sau khi từ giă nếp
sống hải hồ, sẽ không bao giờ trở
lại biển cả nữa. Lư do giản dị
chỉ v́ chúng sẽ chết sau khi đẻ và cho
thụ tinh lứa trứng đầu tiên.
Cá
hồi Đại Tây Dương (Atlantic salmon) th́ khác.
Chúng có thể đi đi về về từ sông ra
biển và ngược lại nhiều lần mà không
hề do dự hay nao núng, dù khoảng cách phải vượt
qua có thể dài đến hàng ngàn dặm, với vô
số khó khăn và chướng ngại.
Bản
năng về nguồn của cá hồi, tất nhiên,
đă được loài người ghi nhận và
khai thác từ lâu. Riêng người Nhật, dân
tộc đứng thứ nh́ về kỹ nghệ cá
hồi, vẫn đều đặn sản xuất ra
thị trường mỗi năm cỡ một trăm
ba mươi ngàn tấn.
Xét
về số lượng, mức sản xuất
của người Nhật không hơn người Nga
bao nhiêu và thua xa người Mỹ. Tuy nhiên, cách
thức mà dân Nhật bắt cá hồi mới là
điều cần phải được lưu tâm và
học hỏi.
Họ
thiết lập nhà máy đóng hộp cá hồi ngay
ở ven sông. Cũng chính nơi đây cá được
nuôi nấng, đẻ trứng, thụ tinh để
mỗi cặp sẽ cho từ hai đến mười
ngàn chú cá hồi con ra đời. Sau đó, chúng
sẽ được cho phiêu lưu vào đại dương,
để bắt đầu cuộc đời… tha phương
cầu thực.
Tùy
theo từng loại, cá hồi sẽ sống ở
biển từ sáu tháng đến năm năm.
Nhờ vào khả năng “cảm” được
từ trường của ḷng đất và sự
chuyển động của hải lưu, nó sẽ t́m
được về chốn cũ. Khi vào gần
đến bờ, giác quan đặc biệt của loài
cá này giúp chúng nhớ được đúng hương
vị quê nhà – tức sông xưa bến cũ – và
cứ theo đó mà lần về nguồn cội,
đến tận nơi sinh nở.
Người
ta đặt sẵn nhiều dụng cụ từ
cửa sông để giúp cho cá hồi dễ dàng và
mau chóng vào đến nhà máy. Tại đây, họ
sẽ tạo ra một loại chướng ngại
vật giả khiến chúng phải phóng lên cao và khi
rơi xuống th́ rớt ngay vào một mạng lưới.
Mạng lưới này chuyển động không
ngừng, qua nhiều khâu chế biến, để
đưa cá từ sông vào… hộp!
Nói
tóm lại là người Nhật thả cá hồi con
ra biển, theo kiểu đem con bỏ chợ, để
biển cả nuôi nấng. Rồi khi chúng theo bản
năng trở về, họ dụ cho cá vào nhà máy
để đóng hộp và mang bán.
Cách
họ kiếm tiền ngó bộ dễ và (chắc) là
nhiều. Bởi vậy, có kẻ bắt chước.
Chính phủ Cộng hoà Xă hội Chủ nghĩa
Việt Nam (tên kêu gọn thường dùng là Việt
Cộng) cũng học theo cách làm ăn không vốn
gần như vậy. Chỉ khác có chút xíu xiu là
họ dùng người để kinh doanh, thay cá.
Từ
năm 1978 cho đến năm 1990, bằng h́nh
thức này hay h́nh thức khác, Việt Cộng đă
“thả” ít nhất là hai triệu người dân
ra biển. Người ta ước tính rằng trên bước
đường lưu lạc cứ ba con cá hồi
rời bến sông ra đi th́ ít nhất cũng có
một con bỏ mạng. Nó trở thành mồi săn
cho loài người, cho loài chim, hoặc những loài cá
khác. Tương tự, trong số hai triệu người
Việt phiêu lưu vào biển cả – tối
thiểu – cũng phải một phần ba đă vong
mạng.
Họ
chết v́ băo tố, v́ hải tặc, hay v́ bị xô
đuổi một cách lạnh lùng tàn nhẫn tại
bến bờ của những quốc gia lân cận. Nơi
đây thuyền bè của họ thường bị lôi
kéo trở ngược ra khơi. Họ sẽ lênh
đênh giữa trời nước bao la cho đến
chết v́ không c̣n t́m được nơi để
đến, và cũng không c̣n đủ lương
thực (cũng như nhiên liệu) để tiếp
tục đi.
Những
kẻ may mắn thoát nạn đều sẽ biến
thành cá hồi (theo tinh thần của Nghị
quyết 36) của nhà đương cuộc Hà
Nội. Đám dân trôi sông lạc chợ này sẽ
bị tận t́nh khai thác, và khai thác dài dài, cho đến
khi tắt thở, bằng nhiều cách.
Nếu
cá hồi Thái B́nh Dương chỉ hồi hương
một lần rồi chết th́ những thuyền nhân
rời khỏi Việt Nam sau ngày 19 tháng 6 năm 1988
– đă có thời gian dài sống tạm trú ở
những quốc gia Đông Nam Á – cũng mang số
phận y như vậy. Họ bị cưỡng
bách hồi hương và không bao giờ c̣n có
dịp ra đi nữa. Riêng với những thuyền
nhân ở Hồng Kông – khi phần đất này c̣n
thuộc Anh – Anh Quốc đă thoả thuận
trả sáu trăm hai chục Mỹ kim mỗi đầu
nguời để Hà Nội chịu nhận họ
trở về, cùng với lời hứa hẹn là
họ sẽ không bị hành hạ hay ngược
đăi!
Số
người Việt may mắn hơn, hiện đang
phiêu bạt tứ tán khắp bốn phương
trời, có thể được coi như là cá
hồi Đại Tây Dương – giống cá có
khả năng đi đi về về nhiều
lần từ sông ra biển và ngược lại.
Những kẻ này vẫn tiếp tục kiếp
sống tha phương cầu thực, chăm chỉ
cặm cụi kiếm và để dành tiền,
rồi hàng năm làm đơn “xin phép” được
hồi hương. Mỗi Việt kiều về thăm
quê nhà chắc chắn đều chi trải một
số tiền không phải chỉ là sáu trăm
Mỹ kim mà có thể là đến sáu ngàn Đô la, hay
nhiều hơn nữa.
Tuổi
Trẻ Online, đọc được vào ngày 7 tháng
1 năm 2010, cho biết: “Theo Ngân hàng Nhà nước,
đến ngày 31-12-2009 kiều hối chuyển về
đạt 6,283 tỉ USD, giảm 12,8% so với năm
2008. Riêng tại TP.HCM, kiều hối năm 2009 đạt
3,2 tỉ USD. Như vậy, kiều hối đă không
giảm mạnh do suy thoái kinh tế như dự báo
trước đó.”
Hà Nội có lư
do để hănh diện về thành quả này – thành
quả kinh tế duy nhất (thực sự) vượt
chỉ tiêu – về kỹ nghệ xuất và nhập
cảng người, sau hơn nửa thế kỷ mà
họ đă nắm được quyền bính ở
Việt Nam. Họ đẩy ra khỏi nước
những con nguời cùng quẫn và sôi sục bất
măn, rồi “thu về” những Việt kiều yêu
nuớc và giàu sang.
Thiệt
khoẻ!
|