LƯ DO ĐỂ CHÚNG TA TIN (GLV Phạm Xuân Khôi)

Dien Dan Giao Dan 

Quí vị đang nghe  TIN HAY KHÔNG TIN  của Nguyễn Lư (Vũ Khanh hát)

   Lư Chứng Vũ Trụ Luận chứng tỏ bản chất của Thiên Chúa là TỰ HỮU, nguồn gốc tuyệt đối của mọi sự hiện hữu. Nhưng lại có người cho rằng Lư Chứng Vũ Trụ Luận không chứng minh được là có một Thiên Chúa có cá thể. Nó không cho thấy rằng Thiên Chúa là Đấng yêu thương và chăm sóc. Đúng hay không th́ Kinh Thánh có những bằng chứng về một Thiên Chúa đầy quan tâm. Điều này dẫn chúng ta đến những bằng chứng lịch sử.

   Nếu có ai hỏi bạn vể lư do của niềm hy vọng của bạn, th́ hăy luôn sẵn sàng trả lời, nhưng nói cách ḥa nhă và kính trọng. 1 Phr 3:15

   Một số người cho rằng tin vào Thiên Chúa là mù quáng. Theo họ th́ đức tin không để cho lư trí một chỗ đứng, hoặc trái ngược với những tư tưởng thông thái. Cả một số tín hữu lẫn những người không tin đều có chung quan niệm này. Những người không có đức tin có thể hănh diện về lư trí và sự thiếu ḷng tin của họ, nhưng họ vẫn "hy vọng và tin tưởng" rằng không có Thiên Chúa. Ngược lại, các tín hữu có thể cho rằng đức tin vượt trên lư trí, có thể dẫn chứng câu 1 Corinthô 1:21

   Đức tin có thể được định nghĩa là nhận một điều ǵ đó là có thật v́ bạn tin tưởng vào người hoặc nguồn cho bạn biết điều đó. Niềm tin không phải chỉ dành riêng cho tôn giáo, mà là một phần tổng quát của đời sống con người. Chúng ta cần niềm tin v́ kiến thức con người bất toàn. Thí dụ, hầu hết mọi người đều tin rằng vận tốc của ánh sáng khoảng 186.000 dặm một giây. Họ thường chấp nhận đó là sự thật v́ họ tin vào khoa học chứ không phải v́ chính họ kiểm chứng điều đó. Hầu hết mọi người không được huấn luyện về kỹ thuật, không có dụng cụ hay kiên nhẫn để đo vận tốc ánh sáng. Điều thực tế duy nhất là tin vào các nhà chuyên môn. Mỉa mai thay phần đông lại tin vào thuyết Tiến Hóa. Niềm tin cũng quan trọng trong liên hệ cá nhân. Chúng ta có thể tin rằng một người yêu chúng ta v́ họ cho chúng ta biết; và chúng ta tin tưởng người đó, dầu không thể kiểm chứng được điều đó. Một người không có niềm tin th́ không phải là vô đạo mà là vô nhân.

   Đức tin vào Thiên Chúa không dựa vào lư trí, nhưng có thể chứng minh cách hợp lư. Lư trí có thể giúp chúng ta giải thích đức tin của chúng ta dễ dàng hơn (1 Phr 3:15) và tránh cho đức tin trở thành mê tín. Blaise Pascal cho rằng những người có lư trí tin vào Thiên Chúa. Ông là một tư tưởng gia, nhà phát minh, khoa học và toán học gia của thế kỷ thứ 17. Ngay cả ngày nay khoa học c̣n nh́n nhận Pascal v́ các công tŕnh và thiên tài của ông bằng cách dùng tên ông để đặt cho một ngôn tŕnh điện toán và một đơn vị áp xuất. Lư luận của ông để chứng minh về Thiên Chúa được tŕnh bày như cuộc đánh cá, gọi là Cuộc Đánh Cá của Pascal. Dầu Cuộc Đánh Cá của Pascal không phải là một bằng chứng có Thiên Chúa, nhưng là một lư lẽ hùng hồn cho việc tin vào Thiên Chúa.

 

Cuộc Đánh Cá Của Pascal

   Đối với Pascal, hoặc là có Thiên Chúa hoặc là không. Tôi phải đánh cá vào một. Tôi không thể tránh được cuộc đánh cá này. Đơn thuần làm lơ với cuộc đánh cá này đem lại cùng một hậu quả như cá là không có Thiên Chúa. Nếu tôi cá là có Thiên Chúa và tôi sai, tôi không mất gí; nhưng nếu tôi đúng, phần thắng của tôi có thể là Thiên Đàng. Nếu tôi cá là không có Thiên Chúa mà tôi đúng, th́ tôi cũng chẳng lợi lộc ǵ. Tuy nhiên, nếu tôi sai th́ khốn cho tôi.

   Một người có lư trí phải nghĩ đến cái lợi cũng như nguy cơ của cuộc đánh cá này. Không tin vào Thiên Chúa th́ không có lợi ǵ (trừ khi hoàn toàn đúng), trong khi đó cái lợi trong việc tin vào Thiên Chúa là hạnh phúc đời đời. Cái nguy hiểm của tin vào Thiên Chúa là có thể sai, nhưng cái nguy hiểm của không tin là mất hạnh phúc đời đời. Theo Pascal, một người có lư trí phải tin và hành động như là có Thiên Chúa.

 

Lư Chứng Cứu Cánh

   Lư luận thứ hai về Thiên Chúa được minh họa bằng câu chuyện sau đây. Theo một tường thuật th́ một người vô thần có một người bạn là nhà thiên văn. Trong khi chờ đợi ở văn pḥng của bạn, anh ta ngạc nhiên về một mô h́nh thái dương hệ phức tạp và đang chạy. Khi người bạn đến, anh hỏi là ai đă làm ra nó. Nhà thiên văn trả lời là "không ai cả." Người vô thần hỏi lại với vẻ bực dọc... Người bạn vặn lại "Bạn tin rằng (thái dương hệ) thật không được ai tạo nên, th́ tại sao mô h́nh này lại không như thế?"

   Lư luận về Cứu Cánh, như minh họa ở trên, nh́n nhận sự thiết kế của vũ trụ. Trước hết vũ trụ và các sinh vật có trật tự và có thể nhận ra được. Trí óc của chúng ta có thể hiểu chúng. Khoa học thừa nhận nó. Các định luật vật lư là những thí dụ cụ thể về trật tự này. Thứ đến trong lănh vực hoạt động của con người, người ta thường cảm nghiệm rằng trật tự, mục đích hay sự thiết kế phải phát xuất từ một nhà sáng tạo thông minh. Thí dụ Bản Hoà Nhạc Thứ Chín của Beethoven phải được tạo ra bởi một nhà sáng tác nhạc tài ba, ngược lại, những tiếng động bừa băi, không có chủ tâm đều vô nghĩa. Hơn nữa, các dinh thự phải có kiến trúc sư, tiểu thuyết có tác giả, và bằng sáng chế có người sáng tạo. Tất cả đều có mục đích. Những sự thật này đương nhiên làm cho người ta suy nghĩ về mục đích của cuộc đời, và nhận ra Thiên Chúa là Đấng Thiết Kế. Lư luận này là một sự nối dài hiển nhiên của những kinh nghiệm của thiên nhiên và nhân loại.

   Nguồn gốc cổ điển của lư luận này được minh chứng bằng một thách đố của Êpicurô, một triết gia Hy Lạp ở thế kỷ thứ ba trước Công Nguyên. Êpicurô cho rằng tất cả trật tự và thiết kế trong vũ trụ đều phát sinh từ sự nối kết t́nh cờ của các nguyên tử, như thế Đấng Thiết Kế vũ trụ chỉ là một "sự t́nh cờ mù quáng". Cicêrô bẻ lại: "Nếu ai cho rằng thế giới đẹp đẽ và huy hoàng quá thế này được tạo thành bởi sự t́nh cờ hợp lại của các nguyên tử, tôi không hiểu tại sao người ấy không cho rằng "Biên Niên của Enniô" cũng được tạo nên bằng cách quẳng xuống đất hai mươi mốt chữ cái cách lộn xộn thật nhiều lần." Cũng thế nếu ai tin rằng vũ trụ được tạo nên bởi sự t́nh cờ, th́ người đó cũng phải tin rằng sách vạn vật (hay bất cứ sách nào chúng ta có thể đọc) được tạo nên bằng cách đổ một hộp các chữ cái trên bàn nhiều lần cho đến khi đủ chữ.

   Trong thời gian gần đây hơn, các Tiến Hóa Gia đă củng cố thuyết "t́nh cờ kết hợp" của các nguyên tử với những tư tưởng như "sự chọn lựa tự nhiên" và "một thời gian dài không tưởng." Nhưng Thuyết Tiến Hóa không cắt nghĩa được tại sao vận tốc ánh sáng, trọng lượng của điện tử, hằng số Plank và những hằng số vật lư khác phải đúng cho một vũ trụ quân bằng để có thể có sự sống. Một vũ trụ có thể sống được đang bị coi rẻ. Thứ đến người ta phải nghĩ coi làm sao mà một tế bào sống thật phức tạp có thể nảy sinh từ một tiến tŕnh hóa học ngẫu nhiên. Hơn nữa, theo định luật về Entrôpy th́ điều đó có thể xảy ra được không? Khi để mặc kệ, sự vật thường bị hư hại hoặc đi từ trật tự đến lộn xộn. Nhưng quan trọng nhất là Thuyết Tiến Hóa không trả lời được "tại sao" chúng ta ở đây. Nó không cắt nghĩa được cứu cánh hay mục đích của cuộc đời. Theo Thuyết Tiến Hóa, chúng ta chỉ là một tai nạn của vũ trụ. Theo Thuyết Tạo Dựng, chúng ta được dựng nên để được Thiên Chúa yêu thương. Đó là điểm khác nhau chính giữa Thuyết Tiến Hóa và Tạo Dựng. Lư luận trên là lư luận thông thường nhất để chứng minh có Thiên Chúa.

 

Lư Chứng Vũ Trụ Luận

   Một lư luận triết học để chứng minh sự hiện hữu của Thiên Chúa là Lư Chứng Vũ Trụ Luận. Lư luận này dựa theo nhân quả, tức là sự liên quan giữa nguyên nhân và hậu quả, cho thấy cần một Đấng Vĩnh Hằng (tự ḿnh mà có, không được dựng nên) như là Khởi Nguyên của mọi sự vật khác. Sự hiện hữu của những vật tự nhiên (các vật tạm bợ) rơ ràng là lệ thuộc vào các vật khác. Một cây bút ch́ lệ thuộc vào sự hiện hữu của gỗ và than. Bây giờ với một chuỗi vô tận những sự vật lệ thuộc vào những sự vật lệ thuộc khác không thể giải thích được sự hiện hữu của chúng. Như một điều tương tự, một xe lửa với những toa xe, mỗi toa lệ thuộc vào toa phía trước để kéo nó chạy, chúng không thể bắt đầu di chuyển nếu không có đầu máy, dù có một số toa vô tận. Cũng thế, phải có một Đấng độc lập, không được tạo thành là nguồn mạch của mọi vật hiện hữu, Đấng đó là chính là Đấng TỰ HỮU, gọi là Thiên Chúa.

   Hăy lưu tâm đến một lư luận cụ thể hơn. Trước hết, tôi có là từ cha mẹ tôi. Cha mẹ tôi có là bởi cha mẹ của các ngài. Mắt xích cha mẹ bởi cha mẹ của cha mẹ mà ra. Cha mẹ của các ngài lại có cha mẹ, và cứ tiếp tục như thế. Giây xích cha mẹ này không thể là một chuỗi vô hạn được, v́ loài người có khởi đầu. Vậy cái ǵ tạo ra cha mẹ đầu tiên? Có người nói là Tiến Hóa và cho rằng chúng ta tiến hóa từ những nhớt ở đại dương. Câu trả lời này chỉ tŕ hoăn câu hỏi không tránh được. Cái ǵ làm ra đại dương? Cái ǵ tạo ra nước? Cái ǵ tạo ra nguyên tử? Cái ǵ tạo ra những nguyên tắc căn bản của những phân tử của vật chất? Những phân tử đó có thể bị hủy diệt, th́ chính chúng cũng chỉ tạm thời. Vậy cái ǵ tạo ra vũ trụ? Theo thuyết "Big Bang", th́ vũ trụ và tất cả vật chất trong đó bắt đầu bằng một vụ nổ. Nhưng cái ǵ là nguyên nhân của "Big Bang"?  Câu trả lời là không biết. Ngay cả nếu "Big Bang" xảy ra v́ một vụ nổ nội tại hay ǵ đi nữa, th́ cái ǵ làm cho nổ? Rốt cuộc căn nguyên đầu tiên hoặc là "Nhưng Không" hoặc một Đấng Độc Lập và Tư Hữu, là Thiên Chúa. Thật là ngu xuẩn khi tin rằng "Nhưng Không" có thể tạo nên một vật ǵ. Vậy hoặc là tin vào Thiên Chúa hay chấp nhận sự ngu xuẩn (thí dụ như thuyết Nhưng Không).

   Bởi v́ khoa học hiện thời xem ra chấp nhận rằng vũ trụ có một khởi nguyên (như Big Bang, vũ trụ mỗi ngày một phát triển và entrôpy), lối giải thích ở trên dựa theo một chuỗi nguyên nhân t́nh cờ nhưng liên hệ với nhau để đơn giản hóa việc chứng minh. Cách giải thích nguyên thủy ở thế kỷ thứ 13 dựa theo một chuỗi những nguyên nhân có hiệu quả, thiết yếu và liên hệ với nhau (tương tự như xe lửa), và vẫn có giá trị ngay cả trường hợp vũ trụ có từ muôn thủa. Độc giả nào thích xin đọc Thần Học Yếu Lược, Phần I, Câu hỏi 2, mục 3

   Một số người cho rằng có vũ trụ là v́ chúng ta quan sát được nó. Quan niệm này thường cho là có nhiều vũ trụ vô kể và vũ trụ của chúng ta chỉ là một trong các vũ trụ đă tiếp nối trong việc tiến hóa chúng ta, là những người có thể nhận ra nó. Lư luận này là lư luận quanh: Chúng ta nhận xét được, nên có vũ trụ; nên có chúng ta; nên chúng ta nhận xét được. Nó là "tự đưa ḿnh lên" cách siêu h́nh. Thay v́ cho là có Thiên Chúa, th́ chúng ta cho là có một số vũ trụ vô kể. Nhưng câu hỏi vẫn c̣n nguyên: Tại sao có vô số thay v́ không?

   Lư Chứng Vũ Trụ Luận chứng tỏ bản chất của Thiên Chúa là TỰ HỮU, nguồn gốc tuyệt đối của mọi sự hiện hữu. Nhưng lại có người cho rằng Lư Chứng Vũ Trụ Luận không chứng minh được là có một Thiên Chúa có cá thể. Nó không cho thấy rằng Thiên Chúa là Đấng yêu thương và chăm sóc. Đúng hay không th́ Thánh Kinh có những bằng chứng về một Thiên Chúa đầy quan tâm. Điều này dẫn chúng ta đến những bằng chứng lịch sử.

 

Một Dấu Chỉ Lịch Sử  

   Theo Thánh Kinh và truyền thống lịch sử cổ thời của người Do Thái, th́ Thiên Chúa có một danh xưng. Trong chương 3 của Sách Xuất Hành, Thiên Chúa gọi ông Môsê làm thừa tác viên của Ngài trong việc cứu dân Ngài khỏi ách nô lệ. Sự lo lắng cho dân Ngài chứng tỏ rằng Ngài là một Thiên Chúa đầy quan tâm và yêu thương. Thiên Chúa đầy yêu thương này tỏ danh Ḿnh ra:

   Rồi ông Môsê thưa cùng Thiên Chúa, "Này, tôi sẽ đến cùng con cái Israel, và sẽ nói với họ 'Thiên Chúa của tổ tiên anh em đă sai tôi đến với anh em.' Rồi họ sẽ nói với tôi, 'Tên Ngài là ǵ?' Tôi sẽ nói với họ ra sao?" Và Thiên Chúa nói cùng Môsê, "Ta là Đấng Tự Hữu"; và Ngài nói "Vậy ngươi hăy nói cùng con cái Israel 'Đấng Tự Hữu' đă sai tôi đến với anh em.'" [XH 3:13-14]

   Đối với người Do Thái ngày xưa, tên một người quan trọng hơn là một nhăn hiệu; nó thực sự nói lên bản chất của người đó. Thí dụ với giao ước, tên của Abram được đổi thành Abraham, có nghĩa là "cha của nhiều người" (STK 17:5) Trong tiếng Do Thái, tên Thiên Chúa được viết là YHWH (Giavê), được gọi là Kết từ tứ tự, rất thánh đến nỗi không thể nói ra được. Chữ này được lấy từ động từ "có" của Do Thái. Thường được tiếng Anh dịch là "I AM WHO AM"  hoặc theo Bản Bảy Mươi, bản dịch thế kỷ thứ 2 trước Công Nguyên của Thánh Kinh Do Thái sang Hy Lạp là "ĐẤNG TỰ HỮU" (mà người Việt Nam quen dùng). Không chắc chắn là người Do Thái thời xưa hiểu ư nghĩa chữ này thế nào; tuy nhiên những người Do Thái thời Tản Mác (Thế kỷ thứ 2 trước Công Nguyên) nhận ra chữ này biểu thị SỰ TỰ HỮU như bản Bảy Mươi làm chứng. Sau hết Hội Thánh thời Sơ Khai (Thế Kỷ thứ nhất sau Công Nguyên) cũng nhận ra chữ này biểu thị SỰ TỰ HỮU (Ga 8:58...); tuy nhiên, các Kitô hữu, qua công tŕnh của Thánh Tôma Aquina, chỉ nhận ra được ư nghĩa trọn vẹn hơn của chữ này sau thế kỷ thứ 13 sau Công Nguyên trong liên quan với Lư Chứng Vũ Trụ Luận.

   Nguồn gốc của danh xưng này thật là lạ lùng. Truyền thống của nó đă có từ xa xưa như những nguồn lịch sử cổ thời làm chứng. Ít ra một thế kỷ trước các triết lư Hy Lạp của Platô và Aristôte, là những người bắt đầu hiểu Thiên Chúa theo nghĩa tự hữu. Dầu danh Chúa, Giavê, là trọng tâm của Do Thái Giáo, tư tưởng Thiên Chúa TỰ HỮU lại không. Người Do Thái biết Thiên Chúa theo nghĩa cụ thể, là Chá, Cứu Chúa, Vua, Chúa và ngay cả Đá Tảng! (TV 89:26) Người Do Thái thời xưa không có một triết lư trừu tượng được khai triển rành mạch. Tuy thế, một số tôn giáo cổ có thể đă nh́n nhận đấng tạo hóa là các thần minh, nhưng thường không phải thần minh với danh hiệu hàm ư TỰ HỮU. Ngay cả nếu người Do Thái nghe danh hiệu như thế dành cho Thiên Chúa từ một nền văn hóa có triết lư hơn, những danh hiệu ám chỉ quyền năng và vinh quang vẫn hấp dẫn hơn đối với họ, thay v́ điều trừu tượng như TA LÀ ĐẤNG TỰ HỮU. Nếu Thiên Chúa đầy yêu thương không tỏ Danh Ngài ra cùng ông Môsê, th́ làm sao người Do Thái biết và chấp nhận danh xưng như thế cho Chúa của họ là danh xưng diễn tả chính bản chất của Thiên Chúa?

   Đối với các Kitô hữu, Đức Tin là Ân Sủng - một món quà nhưng không từ Thiên Chúa. Như những món quà khác, đức tin cần phải được người ta vui ḷng đón nhận để lănh nhận được nó. Lư trí có thể giúp đỡ quyết định đón nhận này. Nhưng v́ lư trí có giới hạn và bất toàn (như không biết tương lai), nên nó không bao giờ thay thế được đức tin cả. Đức Tin và lư trí đi đôi với nhau. Những lư luận trên về Thiên Chúa không bao giờ cạn; c̣n rất nhiều. Chúng có thể không thuyết phục được mọi người; tuy nhiên, chúng chứng tỏ rằng tin vào Thiên Chúa hợp lư. Không những thế, không tin vào Thiên Chúa là phi lư. Những thú vui tội lỗi tạm bợ có thể khiến chúng ta chối từ Thiên Chúa cách phi lư, như Thánh Vịnh 14 viết: "Kẻ khờ dại tự bảo ḷng ḿnh rằng: Không có Thiên Chúa" [TV 14:1].

   

   GLV Phaolô Phạm Xuân Khôi

       Dịch từ:Catholic Response

 

Deal Hudson: 12 Điều Người Công Giáo Phải Trả Lời Được (Phạm Xuân Khôi)