TRIẾT THUYẾT NHÂN VỊ - TRẢ LẠI CHO DÂN

 

 

Video TRẢ LẠI CHO DÂN  Sáng tác: Duy Quốc Nam

Tŕnh diễn: Nguyên Khang, Đan Nguyên, Y Phương, Mai Thanh Sơn, Trúc Hồ, ...

(Sau 15 giây vẫn chưa thấy h́nh và âm thanh xin ấn vào Icon Play hay Refresh hay F5)

 

 

TRIẾT THUYẾT NHÂN VỊ

 

1.-Theo Wikipedia (Đảng Cần Lao Nhân Vị)

  

   Đảng Cần lao Nhân vị theo dẫn giải của ông Ngô Đ́nh Nhu đă được đề ra để làm ư thức hệ trung dung giữa tập thể chủ nghĩa của cộng sản và cá nhân chủ nghĩa của tư bản. Căn cứ theo nhận xét của Joseph Dusserre trong cuốn Les deux fronts th́ trong xă hội tư bản, con người là mối tiêu thụ cần chiếu cố, c̣n xă hội cộng sản th́ coi con người như công csản xuất. Cả hai đều bất cập dựa trên chủ nghĩa duy vật trong khi Triết Thuyết Nhân Vị cho rằng con người có cả thể xác lẫn tâm linh nên phải có vị trí riêng. Ngoài nhu cầu tiêu thụ và khả năng sản xuất, con người có ư hướng thượng cao siêu.

  

   Theo Triết Thuyết Nhân Vị đó th́ mục đích là đạt đến Tam Nhân, gồm:

  • Tương quan cá nhân và nội tại

  • Cá nhân và cộng đồng

  • Cá nhân và siêu nhiên

   Nội tại là đào tạo bề sâu của con người gồm có tự do và trách nhiệm. Cộng đồng là phát triển bề rộng của con người gồm gia đ́nh, xă hội, quốc gia, nhân loại, và thiên nhiên. Siêu nhiên là củng cố bề cao của con người về tín ngưỡng để đạt Chân, Thiện, Mỹ.

   Để đạt mục đích Tam Nhân th́ cần Tam Giác gồm cảnh giác về sức khỏe, cảnh giác về đạo đức và tác phong, và cảnh giác về trí tuệ.

   Từ Tam Giác, phương thức th́ dùng Tam Túc. "Tam Túc" gồm có tự túc về tư tưởng để suy luận t́m chính nghĩa, tự túc về kỹ thuật để khai thác khả năng, và tự túc về tổ chức để phát huy sáng kiến. Có chính nghĩa th́ mới thu dụng được khả năng; có khả năng th́ mới đóng góp sáng kiến để xây dựng và tổ chức.

   Phương tŕnh là lấy "Tam Giác" làm nền, "Tam Túc" làm phương tiện hầu thực hiện "Tam Nhân". V́ lấy con người làm gốc nên triết thuyết này có tên là "NHÂN VỊ"

   Triết Thuyết Nhân Vị này chi phối nhiều chính sách và các đạo luật ban hành trong thời ĐỆ NHẤT CỘNG H̉A VIỆT NAM.

 

2.-Theo Tôn Thất Thiện và Nguyễn Ngọc Tấn

 

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Tấn đóng góp một phần quan trọng vào vào việc soi sáng giai đoạn lịch sử 1954-1963, thời gian ông Ngô Đ́nh Diệm cầm quyền. Những sưu khảo này nhằm vào Triết Thuyết NHÂN VỊ. Theo tiến sĩ Tấn, trong 40 năm qua, “chưa có cuốn sách nào viết về chủ nghĩa Nhân Vị dưới khía cạnh hàn lâm [khoa học] cũng như đánh giá về tầm quan trọng của nó như là một chủ thuyết chính trị” dù rằng chủ thuyết này là chủ thuyết khai sanh ra nền Cộng Ḥa đầu tiên tại Việt Nam. Đây là “một vấn đề lịch sử c̣n tồn đọng” trong thế kỷ qua. Bài của ông t́m hiểu vấn đề này, đặc biệt là t́m giải đáp cho những “nghi vấn lịch sử” sau đây:

1. Chủ nghĩa Nhân Vị là ǵ ?

2. Quan niệm Nhân Vị về các lư tưởng của cuộc cách mạng quốc gia ra sao và thể hiện qua các đường lối chính sách như thế nào ?

3. Về nguồn gốc triết học Nhân Vị là một thuyết ngoại lai hay mang bản chất chính trị văn hoá của Việt Nam ?

 

Ông Nguyễn Ngọc Tấn nói: những câu trả lời cho các nghi vấn trên đây “sẽ đặt nền móng cho công việc thẩm định phẩm chất lănh đạo và những đóng góp lịch sử của Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm trong 9 năm cầm quyền…”. Bài khảo luận của tiến sĩ Tấn “Chủ nghĩa Nhân Vị, con đường mới, con đường của tiến bộ” chứa rất nhiều dữ kiện, suy diễn, và phân tích rất tỉ mỉ, buộc độc giả phải đọc kỹ và nghiền ngẫm, không thể kể chi tiết ở đây. Bài này chỉ đề cập đến một số khía cạnh cần được độc giả đặc biệt chú tâm.

 

Về NHÂN VỊ là ǵ ? Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Tấn đă dựa trên những lời của chính ông Ngô Đ́nh Diệm để giải thích:

Nhân và Vị là hai học thuyết Nho Giáo. Nhân do chữ Nhân và chữ Nhị hợp thành () có nghĩa là ḷng thương người, đạo lư làm người; Vị do chữ Nhân và chữ Lập hợp thành () có nghĩa là người có cái vị trí của họ, đứng giữa và ngang hàng với Trời và Đất. Hai chữ này hợp lại để diễn tả ư tưởng: vị trí và phẩm giá con người trong cộng đồng nhân loại và trong vũ trụ. Ông viết:

“Tóm lại, Chủ Thuyết NHÂN VỊ là một triết lư nhằm đề cao giá trị của con người trong tương quan với vũ trụ, Trời và Đất, với người khác trong xă hội. Lư thuyết NHÂN VỊ chủ trương rằng: v́ con người có một giá trị tối thượng nên mọi sinh hoạt trên đời này đều phải hướng về việc phục vụ con người. Chủ Thuyết NHÂN VỊ lấy CON NGƯỜI biết tu thân (vừa tĩnh vừa động) làm nền tảng để giải quyết các mâu thuẫn trong sinh hoạt của con người”.

Về nguồn gốc, tiến sĩ Nguyễn Ngọc Tấn nhận xét rằng trong suốt 40 năm qua không mấy ai chú ư t́m hiểu “Lư thuyết NHÂN VỊ” v́ cho rằng lư thuyết đó là ngoại lai, cho rằng “Nhân Vị của các ông Diệm, ông Nhu là của Mounier, là của Công Giáo”.

 

Những lời phê b́nh này hoặc:

a/ mang một chủ đích chính trị nào đó, hoặc

b/ thiếu hiểu biết về Triết Thuyết Nhân Vị.

 

Trong số những người loại (a) có những người như Nguyễn Thái. Trong tác phẩm Is South Vietnam Viable ?, ông nói rằng ông Nhu đă say mê thuyết dân chủ xă hội dựa trên ḷng bác ái và giá trị nhân bản mang danh “Personnalisme” của Emmanuel Mounier, và “mối liên hệ của nó với xă hội mà ông Nhu cổ vơ chẳng có ǵ là mới mẻ”, và cái thuyết Nhân Vị “Personnalisme” cũng chẳng có ǵ xa lạ v́ trong một trường phái triết học Pháp trong đó có Emmanuel Mounier và Jacques Maritain để hết ḿnh cổ vơ cho nó…

 

Trong số những người loại (b) th́ có thể kể ông Nguyễn Gia Kiểng. Gần đây, trong một bài phê phán ông Ngô Đ́nh Diệm, ông viết: “Nếu dựa trên những ǵ ông Nhu đă viết [sic!] về chủ nghĩa nhân vị th́ có thể nói là chính ông cũng chỉ hiếu lơ mơ [sic!] Có lẽ [sic!] ông đă du nhập chủ nghĩa nhân vị vào Việt Nam v́ lư do là lúc đó nó được coi là giải pháp Thiên Chúa Giáo cho ḥa b́nh Công Giáo của thế giới. Nó có tham vọng là một vũ khí tư tưởng chống lại chủ nghĩa Cộng Sản. Trên thực tế, nó là một bước lùi lớn, gần như một sự đầu hàng, bởi v́ nó phủ nhận cá nhân [sic!], cốt lơi của dân chủ”.

 

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Tấn đă bác bỏ dễ dàng những nhận định sai lầm nặng nề và những phê phán hời hợt trên đây. Ông đă trích dẫn những tuyên bố, phát biểu của các ông Ngô Đ́nh Diệm và Ngô Đ́nh Nhu, và những khảo luận của những nhà học giả Việt Nam có úy tín để chứng minh rằng “NHÂN VỊ là một lư thuyết chính trị mang một bản sắc dân tộc rơ rệt”, và “với biện chứng mạch lạc rơ rệt của triết gia Kim Định, giáo sư Nghiêm Xuân Hồng, và học giả Đinh Văn Khang, Chủ Nghĩa Nhân Vị (Tâm linh, Đông phương) của ông Ngô Đ́nh Diệm và ông Ngô Đ́nh Nhu bắt nguồn từ nền tảng văn hóa của Việt Nam, không thể nào lầm lẫn với Personalisme của Mounier (Duy tâm Tây phương) được”. Ông nói : “Mọi việc đă được sáng tỏ và cuộc điều tra lịch sử này chấm dứt với kết luận: Chủ Thuyết Nhân Vị của hai ông Diệm-Nhu mang một bản chất văn hóa và chính trị hoàn toàn Việt Nam” (in đậm của chính TS Tấn).

 

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Tấn đă minh chứng thêm xác quyết của ông với những trích dẫn trực tiếp từ một số tuyên bố của ông Ngô Đ́nh Diệm và ông Ngô Đ́nh Nhu.

 

Ông Ngô Đ́nh Diệm: “Nhắm mắt bắt chước nước ngoài khác ǵ nhận trước sự bảo hộ của ngoại bang” (nói với kư giả Marguerite Higgins).

 

Ông Ngô Đ́nh Nhu: -“Chủ thuyết Nhân Vị đặt nền tảng trên quan niệm tôn trọng phẩm giá con người và đẩy mạnh sự phát triển đến mức độ cao nhứt. Quan niệm này… ở ngay trong truyền thống dân gian Việt Nam” (Đại hội văn hóa quốc gia, 11-1-1957).

-“Tôi phải nói ngay rằng: chủ thuyết Nhân Vị của tôi chẳng có dính dáng ǵ đến cái Nhân Vị Công Giáo đang được giảng dạy bởi các tổ chức Công Giáo tại miền Nam Việt Nam… Hiện nay cái học thuyết nhân vị mà tôi cổ vơ là một nền dân chủ đấu tranh trong đó tự do không phải là một món quà của ông già Noel, nhưng mà là kết quả của một cuộc chinh phục bền bỉ và sáng suốt trong đời sống thực tế, không phải trong một khung cảnh lư tưởng, mà trong những điều kiện địa lư chính trị đă được định sẵn” (Phỏng vấn với báo Toronto Globe and Mail, trong Nguyệt san Gió Nam, 5-5-1963).

 

Tiến sĩ Tấn kết luận: “Giải pháp NHÂN VỊ mà ông Diệm và ông Nhu đă cổ vơ 40 năm về trước là mô h́nh “xă hội dân chủ nhân vị” đă được thí nghiệm ở miền Nam từ 1954 đến 1963: kinh tế thị trường với sự mềm dẻo của một chính phủ phúc lợi, thực hiện công bằng xă hội và dân chủ thực sự ở hạ tầng cơ sở với định hướng dân chủ trên thượng tầng cấu trúc… Chủ nghĩa NHÂN VỊ chỉ được thử nghiệm trong một thời gian ngắn ở Miền Nam Việt Nam, nhưng trong lănh vực lư thuyết hàn lâm, Chủ Nghĩa Nhân Vị có một giá trị đóng góp lâu dài và quan trọng vào công cuộc phát triển con người nói chung và đặc biệt tại các quốc gia nghèo đói hiện nay”.

 

Và “ông Ngô Đ́nh Diệm đă hạ quyết tâm, “chọn con đường hy sinh để bênh vực phẩm giá con người: … người ta có thể hủy diệt ông Ngô Đ́nh Diệm, nhưng không thể cướp đi những giá trị thuộc về ông ấy. Do đó trên căn bản đạo đức nghề nghiệp, các sử gia có bổn phận đem trả lại cho ông Ngô Đ́nh Diệm những ǵ thuộc về ông ấy và Nền Đệ Nhất Cộng Ḥa Việt Nam. Hăy trả lại cho lịch sử những ǵ thuộc về lịch sử”.

 

Tôn Thất Thiện (Ottawa)

 

 

Triết Thuyết NHÂN VỊ là mô h́nh XĂ HỘI DÂN CHỦ NHÂN VỊ đă được thí nghiệm

ở Miền Nam VIỆT NAM từ năm 1954 đến năm 1963

 

CHỦ NGHĨA NHÂN VỊ: Con đường mới, Con đường của tiến bộ ? <= (Bài đọc thêm)

 

Cám ơn quí vị đă theo dơi chương tŕnh của Diễn Đàn Giáo Dân

Xin Thiên Chúa chúc phúc lành đến quí vị.