Lời Chúa Hàng Tuần

Ngày 28 tháng 2 năm 2010

Dien Dan Giao Dan 

LÊN CAO MỘT CHÚT VỚI CHIM THĂNG CA NGÔ DUY LINH 

PHÚT MỞ NHĂN QUAN
Ảnh của Lm Trần Cao Tường, chụp tại Sedona, Arizona.


   Trong những đầy đặc và ngột ngạt thường ngày mà có được một khoảng trống mở ra tầm nh́n mới th́ có phúc biết chừng nào! Mọi giá trị sẽ thay đổi:

          Con mắt nh́n lên, trời cao xanh ngát
          Con mắt nh́n xuống, biển rộng bao la,
          Con mắt nh́n gần, quên điều nhỏ nhặt,
          Con mắt nh́n xa, chợt thấy quê nhà.

   Ấy thế mà chim Thăng Ca Ngô Duy Linh lại có thể bay được và tập cho người khác cùng bay. Trong bài hát cho Nhóm Chim Non Dũng Lạc của Cha có câu: "Chim Thăng Ca tung cánh gọi đàn: Thiếu Nhi, Thiếu Nhi, cùng chen vai sát cánh. Chim Thăng Ca đang thúc giục rằng: Thiếu Nhi, Thiếu Nhi, tiến tiến lên không ngừng".

   Trong nghi thức an táng, trên quan tài thường đặt một vật ǵ tượng trưng nhất cho cuộc sống của người vừa qua đời. Như vậy, ngày 28 tháng 2 năm 1998 trong lễ an táng của Cha Ngô Duy Linh tại nhà thờ Đức Mẹ Lên Trời ở Avondale, Louisiana, phải để biểu hiệu một con chim thăng ca là đúng nhất. Ở đây, con chim thăng ca đă hiện h́nh thành một tập sách các bài hát soạn cho Ngày Tôn Phong Các Thánh Tử Đạo Việt Nam năm 1988 tại Roma mà nhạc sư Ngô Duy Linh đă dầy công sửa soạn và điều khiển thánh ca cho biến cố quan trọng này. Trong đó bài "Ngày Vinh Thắng" của ngài có thể coi là là cao điểm của ước mơ và viễn kiến của đời ngài: 117 con chim Dũng Lạc đang tung cánh bay lên gọi đàn.

   "Âm nhạc là môn học rất cần thiết cho việc giáo dục con người toàn diện. Thật vậy, ngoài hai môn đức dục và thể dục, chủ đích thiết yếu của nền giáo dục con người là lư trí và t́nh cảm. T́nh và Lư phải được giáo hóa song song, nếu không, con người sẽ mất thế quân b́nh. Lư dễ chia rẽ, T́nh dễ ḥa hợp. Thế mà âm nhạc là tiếng nói trực tiếp của t́nh cảm. Nói cách khác, âm nhạc là phương thế truyền cảm hữu hiệu, là ngôn ngữ diễn tả tâm t́nh xứng hợp nhất. Hội nghị quốc tế về giáo dục âm nhạc có một quyết định rất đáng chú ư:

   "Tất cả trẻ em có quyền học tập âm nhạc. Trẻ em các nước tân tiến hầu hết đă được hưởng quyền lợi đó. Tỉ dụ tại nước Pháp, âm nhạc đă được giảng dậy cẩn thận từ mẫu giáo đến đại học. Ngoài việc đặt âm nhạc là môn nhiệm ư trong mọi ngành thi tú tài, Pháp c̣n thiết lập những trường trung học công lập về nhạc để thi lấy bằng tú tài âm nhạc, giá trị tương đương với mọi bằng tú tài kỹ thuật khác. Tại Nhật Bản, từ lớp mẫu giáo đến hết bậc trung học, các học sinh đều buộc phải học âm nhạc. Trong các kỳ thi tú tài, âm nhạc là môn thi bắt buộc và mang hệ số 2, ngang hàng với toán, lư hóa."

   Từ biến cố phong thánh năm 1988, trong mắt của con chim Thăng Ca, một thị kiến đă bật sáng, phương cách và con đường cho người ḿnh có thể mọc cánh vươn lên đây rồi: một đàn chim Dũng Lạc đang bay lên trong "Ngày Vinh Thắng". Ngài vẫn thường tâm sự: phong thánh đâu phải để an ủi lớp dân ḿnh thấp cổ bé miệng, cũng không phải để hănh diện hăo rằng ḿnh cũng oai v́ có nhiều vị thánh tử đạo như ai, nhưng là ân huệ của Hội Thánh để người ḿnh có thể h́nh thành một con đường, gọi là đường tu đức, là một lối sống làm mọc cánh bay lên theo đàn chim Dũng Lạc, sống thảnh thơi hơn, an nhiên hơn trong cơn lốc xô bồ lúc chuyển sang thiên niên mới. Niềm hănh diện với thế giới nằm ở chỗ là cả một đạo sống Phúc Âm theo tinh thần Việt đă được công nhận và giới thiệu cho con người thời đại đáp ứng đúng thời điểm. Niềm hănh diện này phải như một trào lưu bộc phát, gợi hứng cho những sáng tác thơ văn Công Giáo, cho những sáng tác về thánh ca đầy thần khí có sức tác động tập thể dân Chúa cũng như chuyển đạt được sứ điệp Tin Vui đến với anh chị em ngoài Công Giáo. Ngài ao ước có được nhiều nhạc sĩ cùng rung cảm góp phần khơi lên cảm hứng này.

   Và từ ngày đó, các bài sáng tác của ngài đều hướng về một chủ đề mà thôi, kể cả những bài đào tạo các nhóm Chim Non như Đàn Chim Dũng Lạc, Chim Thăng Ca... Khởi đầu là bài "Ngày Vinh Thắng" với những tiếng trống lệnh như tiếng trống đồng vang lên từ động Đông Sơn, bừng lên những bó đuốc từ động Mê Linh, động Hoa Lư, động Lam Sơn. Ai nghe bài này mà chả thấy máu ḿnh sôi lên, mắt ḿnh sáng rực nh́n thấy thị kiến một đàn chim Việt đang vụt bay lên theo cánh chim Tiên suốt dọc dài lịch sử, vượt lên khỏi những bầm dập bi thảm của Việt tộc. Tiếp đến là các bài như Gương Bất Khuất, T́nh Yêu Tuyệt đối, Khúc Sáo Ân T́nh, Ngoài Vũ Trụ, Âu Ca Dũng Lạc. Đây là một thí dụ:

          Niềm tin mọc cánh chim âu,
          Ḷng đầy thần lực tuôn trào suối thiêng.
          Đường Dũng Lạc, lối bay lên
          Hùng dũng an lạc như tiên như rồng.
          Bước theo đạo sống vuông tṛn
         
Mang gươm thập giá khơi ḍng t́nh yêu
          Con đường nghiền nát trầu cau
          Nên màu đỏ thắm nên màu sắt son.
 (bài Âu Ca Dũng Lạc, lời của Lm Trần Cao Tường)

          Con mắt nh́n lên trời cao xanh ngát
          Con mắt nh́n xuống biển rộng bao la
          Con mắt nh́n gần quên điều nhỏ nhặt
          Con mắt nh́n xa chợt thấy quê nhà.

   Một trong những bài sáng tác cuối cùng của nhạc sư Ngô Duy Linh là bài "Ngoài Vũ Trụ" trong Ngày Hàn Mặc Tử dịp Phạm Duy về New Orleans tŕnh bày Trường Ca Hàn Mặc Tử. Nhạc sư Ngô Duy Linh như đă linh cảm thấy ngày bay lên của con chim Thăng Ca. Đây cũng là lời thơ của Hàn Mặc Tử diễn tả thị kiến về cảnh sáng láng khi được đưa lên cao một chút. Mỗi người cùng ḥa nhập với thị kiến của con chim Thăng Ca mà đưa tầm mắt lên cao, cho tâm hồn t́m lại nét đẹp nguyên sơ: 

          Ra không gian là vượt hẳn thượng tầng

          Tấp tới đến ở ngoài kia vũ trụ,

          Nơi khí tượng bốc ngùn muôn tinh tú,

          Nơi không cho hồn lai văng quan chiêm.

          Sáng vô cùng, sáng láng cả mọi miền,

          Không u ám như cơi ḷng ma quỉ.

          V́ có Đấng Hằng Sống hằng ngự trị,

   (trích thơ Nguyễn Khánh Hoà, New Orleans)
   

   Vẫn biết lúc mới sáng tác vào giữa thập niên '40, nhạc sĩ Ngô Duy Linh lấy tên là Thăng Ca, nhưng măi cho đến khi ngài qua đời vào tháng 2 năm 1998, cái đầu óc u tối của tôi mới được vỡ lẽ ra rằng Thăng Ca là tên một loài chim. Linh mục Vũ Hân trong bài viết "Những Niềm Vui Bên Cha Ngô Duy Linh" đă dí dỏm tả lại cảm nghĩ háo hấc vào thời được hát những bài đầu tiên trong nhà thờ bằng tiếng Việt, v́ trước đó chỉ hát bằng tiếng La Tinh hay tiếng Pháp thôi. Khi hát những bài như Con Thờ Lạy Chúa Giêsu và Chúa Yêu Bé Thơ của Thăng Ca th́ ai cũng ao ước được gặp chính nhạc sĩ mới toanh này, và trong trí vẽ ra ngay h́nh ảnh một nhạc sĩ trẻ "có dáng vóc mảnh mai nhẹ nhàng, giống như loài chim thăng ca ở bờ biển, thân h́nh nhỏ bé như con sẻ, sắc lông mầu nâu, mỏ màu vàng, mỗi lần hót là bay lên cao chừng mươi mười lăm bộ, bay đứng tại một chỗ trên không và hót khúc sáo líu lo dài tới ba bốn phút. Chúng tôi vẫn không đoán ra Thăng Ca là ai, cuối cùng nhạc sĩ Thanh Hương Lê Văn Tế cho biết Thăng Ca là cụ Hai Liên (tức là thầy Linh). Ôi chao, Thăng Ca to thế, có lẽ cụ nặng tới 70 kí. Cụ có thân h́nh to lớn, dáng đi đứng vững chăi, giọng nói như sấm. Cụ mà vào chơi sân túc cầu hoặc bóng rổ th́ các bạn đồng đội yên tâm dễ thắng. Chúng tôi thắc mắc làm sao cụ dám bay lên cao mà hót líu lo như chim thăng ca". THỜI ĐIỂM GIẤC MƠ CHƯA TR̉N 

   Đang học ở Paris để lấy thêm bằng chuyên môn cho việc mở thêm ngành âm nhạc cho Trường Đại Học Sư Phạm Đà Lạt, mùa hè năm 1973, linh mục Ngô Duy Linh trở lại Việt Nam để xếp sắp việc khai giảng cho niên khóa 1973-1974. Ngày 11 tháng 10 năm 1973 ngài đă viết thư cho ông tổng giám đốc Việt Tấn Xă để phổ biến rộng trên đài truyền h́nh qua một cuộc phỏng vấn trong đó ngài nói rơ qua điểm: Lễ là Trật Tự, Nhạc là Điều Ḥa.
TÂM HUYẾT CỦA MỘT LOÀI CHIM

   Giấc mơ của chim Thăng Ca Duy Linh đưa nhạc vào chương tŕnh giáo dục tại Việt Nam chưa tṛn v́ cơn lốc 1975. Nhưng nét nhạc của ngài luôn hướng tới hoài băo làm cho những đứa con của chim Tiên có thể mọc cánh. Chả lẽ con của chim Tiên mà lại không biết bay! Hơn nữa, những bài hát của ngài thường mang nhiều làn điệu ngũ cung sắc nét văn hóa Việt có sức nâng cao tâm hồn, cho con người có thể mọc cánh bay lên. Hồn dân tộc không phải là cái ǵ được tạo ra, nhưng nó đă có sẵn trong huyết quản, đợi đúng độ rung của âm giai ngũ cung là bừng sống dậy.
TIN VUI CHO TR̉N GIẤC MƠ

   Đàn chim Dũng Lạc 117 con đă có thể bay lên. Cả thế giới công nhận rồi. Giấc mơ trước kia chưa tṛn th́ nay đă tṛn. Đường bay lên cao này do chính Đức Giêsu dẫn lối. Tin Vui kể rơ:

"Chúa Giêsu đưa Phêrô, Giacôbê và Gioan lên núi cầu nguyện. Và đang khi cầu nguyện, diện mạo Người biến đổi khác thường, và áo Người trở nên trắng tinh sáng láng... Bấy giờ từ trong đám mây có tiếng phán ra: Đây là Con Ta rất yêu dấu, các ngươi hăy nghe lời Người."

   Lên cao một chút th́ tầm nh́n sẽ đổi nhiều lắm, những tiêu chuẩn giá trị cũ đều trở thành tương đối. Từ trên núi nh́n xuống, những nhà chọc trời, những chỗ ngồi thế đứng địa vị, những chiếc xe láng, những bon chen hơn thiệt... đều trở thành nhỏ nhoi một cách tội nghiệp. Có những thời gian cần dành ra để đi vào nơi tĩnh lặng như Đức Giêsu, đưa tầm mắt lên cao một chút, sẽ khám phá ra vẻ sáng láng huy hoàng đích thật của con người ḿnh, vượt qua lớp bụi bặm phù du nhầy nhụa. Và một nhăn quan mới cũng được khai mở như tâm t́nh của nhà thơ Nguyễn Khánh Ḥa ở New Orleans:
"Nhạc thiêng dồn trổi khắp hư linh."

   Lm Trần Cao Tường

     

 

Diễn Đàn Giáo Dân xin quí vị thêm lời cầu nguyện cho Việt Nam:

có công lư và hoà b́nh, có dân chủ và tự do,

không c̣n bất công và gian dối.