LỜI CẦU ĐẦU NĂM - Ư NGHĨA NGÀY TẾT VIỆT NAM

 

Dien Dan Giao Dan 

Nhạc phẩm ANH CHO EM MÙA XUÂN - Thơ KIM TUẤN & Nhạc NGUYỄN HIỀN - Mở đầu PBN 124 (8 nữ ca sĩ hát)

 

DIỄN ĐÀN GIÁO DÂN  Videos   http://facebook.com/pg/ddgdtv/videos 

 

 

 

 

LỜI CẦU ĐẦU NĂM

 

Xin Thượng Đế phù hộ những người thân cùng bạn hữu của con măi măi được khỏe mạnh và hạnh phúc.

 

Thượng Đế nói: Chỉ cho 4 ngày thôi.

   Thế th́ xin Thượng Đế cho họ được khỏe mạnh và hạnh phúc trong những ngày mùa xuân, những ngày mùa hè, những ngày mùa thu và những ngày mùa đông.

Thượng Đế nói: Chỉ cho 3 ngày thôi.

   Nếu chỉ được 3 ngày th́ con xin họ được khỏe mạnh và hạnh phúc trong ngày hôm qua, ngày hôm nay  và ngày mai.

Thượng Đế nói: Chỉ cho 2 ngày thôi.

   Như vậy con xin cho họ được khỏe mạnh và hạnh phúc trọn ngàybuổi sáng và buổi tối.

Thượng Đế nói: Chỉ cho 1 ngày thôi.

   Vâng, cũng được.

Thượng Đế thắc mắc hỏi: Như vậy là ngày nào ?

   Con xin cho họ được mạnh khỏe và hạnh phúc từng ngày.

Thượng Đế mỉm cười nói:

   Tốt lắm. Những người thân và bạn hữu của con bao gồm những người nào nhận được e-mail này sẽ được khỏe mạnh và hạnh phúc mỗi ngày.

 

 

 

Ư NGHĨA NGÀY TẾT VIỆT NAM

 

   Tết Nguyên Đán (c̣n gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền, Năm Mới hay chỉ đơn giản Tết) là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt Nam và một số các dân tộc chịu ảnh hưởng văn hóa Đông Á khác. Chữ "Tết" do chữ "Tiết" mà thành. Hai chữ "Nguyên Đán" có gốc chữ Nho (Nôm); "nguyên" có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và "đán" là buổi sáng sớm. Cho nên đọc đúng phiên âm phải là "Tiết Nguyên Đán" .

 

   V́ Âm Lịch là lịch theo chu kỳ vận hành của Mặt Trăng nên Tết Nguyên Đán muộn hơn Tết Dương Lịch (Tết Tây). Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của Âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương Lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương Lịch mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch. Tết Nguyên Đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).

 

   Nguyên nghĩa của từ "Tết" chính là "tiết". Văn hóa Đông Á – thuộc văn minh nông nghiệp lúa nước – do nhu cầu canh tác nông nghiệp đă "phân chia" thời gian trong một năm thành 24 tiết khác nhau trong đó tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng, tức là Tiết Nguyên Đán sau này được biết đến là Tết Nguyên Đán.

 

   Người Việt tin rằng vào ngày Tết mọi thứ đều phải mới, phải đổi khác, từ ngoại vật cho đến ḷng người, v́ vậy khoảng mươi ngày trước Tết người ta thường sơn, quét vôi nhà cửa lại và đi mua sắm quần áo mới để mặc trong dịp này. Trong những ngày Tết họ kiêng cữ không nóng giận, căi cọ. Tết là dịp để mọi người hàn gắn những hiềm khích đă qua và là dịp để chuộc lỗi. Mọi người đi thăm viếng nhau và chúc nhau những lời đầy ư nghĩa. Trẻ em sau khi chúc Tết người lớn c̣n được ĺ x́ bằng một phong b́ đỏ thắm có đựng ít tiền dành cho chúng tiêu xài ngày Tết. Tết ở 3 miền Bắc, Trung, Nam ở Việt Nam cũng có những điều khác nhau.

  
Ở Việt Nam là những ngày lễ hội lớn cho cả nước. Những ngày ấy mọi xóm làng, nhà nhà, ai ai cũng nghỉ làm việc và vui vầy đoàn tụ. Ngày tết có tính thiêng liêng và là một dịp làm mới lại mọi việc.
Chính thức Tết là ngày lễ gồm ba ngày đầu tiên của năm mới âm lịch. Giây phút thiêng liêng nhất là Đêm Giao Thừa, là lúc 0 giờ bắt đầu bước qua năm mới. Người Việt ăn mừng Tết với niềm tin thiêng liêng Tết là ngày đoàn tụ, là ngày làm mới, là ngày tạ ơn và là ngày của hy vọng.

 

   * Tết luôn luôn là ngày đoàn tụ của mọi gia đ́nh. Dù ai buôn bán, làm việc hay đi học ở xa, họ thường cố gắng dành tiền và thời giờ để về ăn Tết với gia đ́nh. Đó là nỗi mong mỏi của tất cả mọi người, người đi xa cũng như người ở nhà đều mong dịp Tết gặp mặt và quây quần đoàn tụ.

 

   * Tết cũng là ngày đoàn tụ với cả những người đă mất. Từ bữa cơm tối đêm 30, trước giao thừa, các gia đ́nh theo Phật Giáo đă thắp hương mời hương linh ông bà và tổ tiên đă qua đời về ăn cơm vui Tết với các con các cháu. Người Công Giáo có Thánh Lễ đêm đón Giao Thừa và Thánh Lễ ba ngày Tết mừng Xuân và cầu nguyện cho ông bà, tổ tiên, Quê hương và Giáo hội.

 

   * Tết là ngày đầu tiên trong năm mới, mọi người có cơ hội ngồi ôn lại việc cũ và làm mới mọi việc. Việc làm mới có thể về h́nh thức như dọn dẹp, quét vôi, sơn sửa trang trí lại nhà cửa. Hoặc làm mới lại về phần t́nh cảm và tinh thần của con người, để mối liên hệ với người thân được cảm thông hơn hoặc để tinh thần ḿnh thoải mái, thanh thản hơn. Sàn nhà được chùi rửa, chân nến và lư hương được đánh bóng. Bàn ghế tủ giường được lau chùi phủi bụi. Người lớn cũng như trẻ con đều tắm rửa gội đầu sạch sẽ, mặc quần áo mới may bảnh bao. Bao nhiêu mối nợ nần đều được thanh toán trước khi bước qua năm mới để xả xui hay để tạo một sự tín nhiệm nơi người chủ nợ. Với mỗi người, những buồn phiền, căi vă được dẹp qua một bên. Tối thiểu ba ngày Tết, mọi người cười ḥa với nhau, nói năng từ tốn, lịch sự để mong suốt năm sắp tới mối liên hệ được tốt đẹp. Người Việt tin rằng những ngày Tết vui vẻ đầu năm sẽ báo hiệu một năm mới tốt đẹp sắp tới.

 

   * Tết là sinh nhật của tất cả mọi người, ai cũng thêm một tuổi v́ thế câu nói mở miệng khi gặp nhau là mừng nhau thêm một tuổi. Người lớn có tục mừng tuổi cho trẻ nhỏ và các cụ già để chúc các cháu hay ăn chóng lớn và ngoan ngoăn, học giỏi, c̣n các cụ th́ sống lâu và mạnh khoẻ để con cháu được nhờ phúc.

 

   * Ngày Tết người ta múa rồng múa lân sư tử khắp mọi nơi, nhất là những cửa hàng buôn bán để rước may mắn thịnh vượng về. Các cặp trai gái quen nhau thích làm đám cưới vào dịp đầu năm, mùa xuân đất trời đang đẹp và đang mùa hy vọng. Họ hy vọng cho một cuộc đời mới vợ chồng sống hạnh phúc bên nhau và sẽ có đàn con ngoan.

 

   * Ngày Tết là cơ hội để tạ ơn ân nghĩa ḿnh đă được hưởng năm vừa qua. Con cái tạ ơn cha mẹ, cha mẹ tạ ơn ông bà, tổ tiên, nhân viên tạ ơn cấp chỉ huy. Ngược lại, cấp chỉ huy cũng cám ơn nhân viên qua những buổi tiệc đăi hoặc quà thưởng để ăn tết.

 

   1.-Mồng Một tết - là ngày đầu trong năm, thường dành riêng cho gia đ́nh nhỏ của ḿnh và gia đ́nh bố mẹ chồng. Trẻ con người lớn đều mặc quần áo đẹp quây quần bên nhau. Con cháu bắt đầu chắp tay trước ngực cung kính mừng tuổi và chúc tết, chúc sức khỏe ông bà, cha mẹ. Sau đó, ông bà cha mẹ và người lớn ĺ x́ mừng tuổi cho trẻ con. Ĺ x́ đây là tặng một chút tiền, thường là tiền giấy mới tinh, gọi là chút quà đem lại may mắn cho trẻ con kèm lời chúc khuyến khích trẻ con cố gắng học và sống ḥa thuận với những người chung quanh.

 

   2.-Mùng hai tết - là ngày thứ nh́ trong năm mới, thường dành để thăm viếng và chúc tết gia đ́nh bên vợ và gia đ́nh những người bạn thân. Đi tới đâu trẻ con cũng được ĺ x́ và lời chúc mừng năm mới.

 

   3.-Mùng ba tết - là ngày thứ ba trong năm mới. Mối giây liên hệ xă giao mở rộng ra ngoài phạm vi gia đ́nh. Trong ngày này, người Việt đi chúc tết thầy giáo, hàng xóm, bạn bè....

 

   4.-Mùng bốn tết - là ngày thứ tư, là ngày chẵn tốt ngày. Mọi cơ quan, văn pḥng dịch vụ, cửa hàng thường chọn ngày này để mở cửa lại. Khi xưa, các vị học giả nhà nho cũng cẩn thận chọn ngày tốt, giờ tốt đem bút giấy ra khai bút làm thơ hay viết câu đối.

 

   Ta thường nói “Ba ngày Tết” nhưng thật ra không khí Tết kéo dài cả tháng. Những lễ hội mừng Tết lan rộng từ phạm vi gia đ́nh, tới họ hàng, làng xă, đâu đâu cũng có hội mừng xuân. Tất cả mọi người vui đùa với nhau, sống trong sự ḥa thuận và đoàn kết. Đó là những ư nghĩa tuyệt vời của ngày TẾT VIỆT NAM.

 

     Nguyễn Mạnh Thường - sưu tầm

 

 

Cám ơn quí vị đă theo dơi chương tŕnh của Diễn Đàn Giáo Dân

Xin Thiên Chúa chúc phúc lành đến quí vị.