Phải uống bao nhiêu nước mỗi ngày ?

 

   Liên quan tới việc uống nước, một lời khuyên thường được nêu ra là:

“Phải uống ít nhất 8 ly nước, mỗi ly 8 oz, mỗi ngày. Rượu bia, cà phê không được gộp vào số lượng này”.

   Quy luật này từ đâu mà ra. Liệu có phải uống 8x8 mỗi ngày như lời khuyên. Nếu không th́ uống bao nhiêu là đúng.

   Thực ra, chưa có trả lời chính xác về nguồn gốc của quy luật bất thành văn 8x8 này.

   Năm 2002, nhà sinh học Heinz Valtin của Đại học Y khoa Darmouth, Lebanon, New Hampshire, đă cố gắng t́m kiếm xuất xứ của 8x8 và chỉ thấy câu văn sau đây do nhà dinh dưỡng có uy tín của Hoa Kỳ, bác sĩ Fredrick J. Stare viết vào năm 1974:

   “Bao nhiêu nước mỗi ngày?  Điều này được quy định bới nhiều nguyên tắc sinh lư khác nhau, nhưng với một người trưởng thành b́nh thường, khoảng từ 6 tới 8 ly trong 24 giờ và số lượng này có thể từ cà phê, trà, nước có hơi, rượu bia v.v… Các loại trái cây và rau cũng là nguồn cung cấp nước rất tốt”.

   Theo tiến sĩ Valtin, nội dung câu viết của bác sĩ Stare có ba điều cần lưu ư:

-Chưa có bằng chứng khoa hoc nào hỗ trợ cho ư kiến của bác sĩ Stare

-Bác sĩ Stare viết uống từ 6 tới 8 ly mỗi ngày chứ không phải là 8 ly.

-Trà, cà phê và rượu được coi như bao gồm trong số lượng 6 tới 8 ly mỗi ngày.

-Số lượng nước tiêu thụ được quy định theo các hoàn cảnh sinh lư của cơ thể mỗi người.

   Theo các nhà dinh dưỡng, tuy không có dẫn chứng khoa học hỗ trợ, nhưng quy luật 8x8 này được coi như một hướng dẫn cho việc tiêu thụ nước và các chất lỏng khác. Và cũng nhờ sự quá phổ biến của quy luật này mà mọi người lưu tâm tới việc uống nước: đi chơi, đi làm cũng kè kè một chai chất lỏng tinh khiết.

   Thực ra, nhu cầu nước của cơ thể tùy thuộc vào nhiều yếu tố như t́nh trạng cơ thể, khỏe mạnh hay yếu đuối, sinh hoạt ra sao và sống ở địa phương nào.

   Điều rơ ràng là nước rất cần cho cơ thể để loại bỏ chất có hại ra ngoài, để chuyên chở chất dinh dưỡng nuôi mô bào, để mang độ ẩm cho các bộ phận cơ thể. Nước chiếm 70% trọng lượng toàn thân.

   Số chất lỏng này không phải nằm cố định trong người mà hao hụt đi mỗi ngày qua nước tiểu 1.5 lít cộng thêm khoàng 1 lít qua phẩn, mồ hôi, hơi thở. Do đó cơ thể cần được bổ sung số lượng chất lỏng thất thoát để duy tŕ sự sống.

   Trong điều kiện sức khỏe b́nh thường, với môi trường khí hậu ôn ḥa, vận động làm việc vừa phải, Viện Y khoa Hoa kỳ khuyên đàn ông nên tiêu thụ 3 lít chất lỏng mỗi ngày c̣n phụ nữ cần khoảng 2.5 lít.

   Chất lỏng nói chung bao gồm cả nước, nước trái cây, các loại giải khát có caffeine, nước ngọt, bia rượu và chất lỏng trong thực phẩm. Thực phẩm cung cấp tới 20% chất lỏng v́ nhiều loại có rất nhiều nước như dưa hấu, cà chua…

   Điều cần để ư là không nên coi rượu bia, nước uống có cà phê là nguồn cung cấp chất lỏng chính yếu.

   Như vậy, mỗi ngày chúng ta tiêu thụ một lượng chất lỏng để khỏi cảm thấy khát nước đồng thời loại ra khoảng 1.5 lit nước tiểu trong là ta đă đáp đúng nhu cầu chất lỏng của cơ thể.

   Những trường hợp sau đây cần tiêu thụ thêm chất lỏng:

-Vận động cơ thể, sống trong môi trường khô, nóng đều làm toát nhiều mồ hôi hơn thường lệ. Vận động nhiều giờ liên tục cần dùng thêm muối sodium v́ mồ hôi toát ra làm tiêu hao muối khoáng này của cơ thể.

-Bệnh hoạn với nóng sốt, ói mửa, nhiễm độc đường tiểu tiện, sỏi thận, tiểu đường

-Có thai hoặc cho con bú sữa mẹ. Viện Y Khoa Hoa Kỳ khuyên bà mẹ có thai nên uống 2.3 lít và khi cho con bú cần 3.1 lít chất lỏng mỗi ngày.

   Ngoài vai tṛ căn bản của chất lỏng như đă nói, cũng có rất nhiều nghiên cứu kể ra những ích lợi khác của nước như giảm cân, giảm ung thư. Tuy nhiên, các kết quả này chưa được đa số các nhà nghiên cứu đống ư.
   Nhiều loại nước trên thị trường quảng cáo có thêm sinh tố khoáng chất. Dân chúng thấy hấp dẫn, cũng mua dùng, nhưng trong ḷng vẫn thắc mắc là liệu có ích lợi ǵ không.

   Theo các nhà dinh dưỡng, việc pha thêm sinh tố vào nước cũng chẳng giúp ích ǵ. Thực phẩm có đủ loại sinh tố khoáng chất. Nếu ta ăn uống đầy đủ th́ chẳng cần dùng thêm các chất dinh dưỡng tư hon này. Ấy là chưa kể, các sinh tố ḥa tan trong mỡ như A, D, E, K không ḥa tan trong nước. Hoặc nếu nước uống đó lại có quá nhiều sinh tố, khoáng chất như kali, th́ lại có bất lợi.

 Bác sĩ  Nguyễn Ư Đức,  Texas - Hoa Kỳ

 

 Thuật Sống-Lâu-Trẻ-Khoẻ (nhấn vào để xem thêm)