CÔNG LUẬN NGHĨ G̀ SAU ĐÊM GLORIA III ?

 

 

Video: VÀO ĐỜI CÓ ĐÔI BÀN TAY

Sáng tác: HẢI ÁNH - Tŕnh diễn: HỒNG PHÚC

 

Công luận nghĩ ǵ sau đêm “Gloria III”?

Trần Phong Vũ

Sau đêm Giáo đường St. Columban di dời Bàn Thờ và Thánh Thể Chúa khỏi Cung Thánh, đón đoàn hát Thúy Nga Paris vào tŕnh diễn, sáng Thứ Bảy 02-12-17, người viết nhận được khá nhiều tin tức, qua điện thoại, qua báo chí, ghi nhận phản ứng khác nhau từ bằng hữu khắp nơi, kể cả từ những tác giả trên mạng chúng tôi chưa hề quen biết.

I.- Về phía báo chí.

Nói chung, các bản tin hoặc những bài tường tŕnh về một biến cố trên những tờ báo đứng đắn, chuyên nghiệp thường mang đặc tính nghe ǵ, thấy ǵ được đúc kết lại, không bàn thêm, để truyền thông cùng độc giả. Ở đây chúng tôi chọn bài kư sự của kư giả Đằng Giao tường thuật những diễn biến trong khuôn viên Thánh đường St. Columban nhân buổi ca hát của trung tâm nhạc Thúy Nga Paris tối Thứ Sáu 01-12-2017 trên nhật báo Người Việt ở Quận Cam làm nền cho những nhận định ở đoạn sau.

Mở đầu, kư giả Đằng Giao viết: “Tối Thứ Sáu, 01 Tháng Mười Hai, trong lúc quan khách đang đổ xô vào nhà thờ St Columban, Garden Grove, để coi chương tŕnh văn nghệ “Gloria 3 Hoan Ca Maria,” một số người tập trung bên kia đường, phía trước nhà thờ đọc kinh để phản đối việc này.”

Dưới đây là nội dung bài tường thuật:

1/ Về quan điểm ủng hộ mà tiêu biểu là Đ/Ô Phạm Quốc Tuấn, Cha sở nhà thờ St. Columban. Tờ báo thuật lại lởi Đ/Ô Tuấn như sau:

“’Hoan Ca Maria’ là một chương tŕnh văn nghệ mừng Giáng Sinh do giáo xứ St Columban phối hợp với trung tâm Paris By Night nhằm mục đích gây quỹ trùng tu nhà thờ,” Đức Ông Tuấn cho biết trước đă có người viết thư phản đối việc này lên văn pḥng Giáo Phận Orange và đă được trả lời rằng việc tổ chức “Hoan Ca Maria” không phải là kinh doanh mà chỉ để sửa sang nhiều chỗ cho nhà thờ và xây thêm nhà vệ sinh. Ngoài ra, bức thư do văn pḥng giáo phận cũng đă xác nhận là nội dung chương tŕnh chỉ để mừng Chúa mà thôi và trong quá khứ, Giám Mục Kevin Vann cũng đă tham dự một chương tŕnh tương tự và không thấy có ǵ phản tôn giáo cả. Bức thư này cũng giải thích rằng việc tổ chức văn nghệ gây quỹ là để tránh phải kêu gọi sự “đóng góp mệt mỏi” (“donor fatigue”) của giáo dân.

Đức Ông Tuấn tiếp: “Hai phụ tá Giám Mục Timothy Freyer và Todd D. Brown đều sẽ có mặt tối nay. Điều này cho thấy giáo xứ không làm ǵ sai trái cả.”

Đức Ông Tuấn không phiền trách những người phản đối bên kia đường. “Tôi c̣n mừng nữa. Họ bất đồng ư kiến v́ bất cứ việc ǵ mà thành thật lên tiếng là điều rất tốt.”

Về quan điểm cho rằng để tổ chức ca hát, nhảy múa trên Cung Thánh, BTC đă cho di dời Bàn Thờ và Thánh Thể Chúa khỏi Cung Thánh, Đức Ông Tuấn giải thích:

“Quả là chúng tôi có dời ḿnh Thánh Chúa sang một bên, nhưng để đặt vào một nơi hết sức trang nghiêm chứ không dám có ư coi thường.”

Về phía giáo xứ, Ông Nguyễn Hữu Cứ, một giáo dân giáo xứ St Columban, nói: Để chuẩn bị đối phó với mọi bất trắc, ban tổ chức đă mướn 26 nhân viên trật tự tư. “Ngoài ra, chúng tôi c̣n có chừng 20 giáo dân t́nh nguyện làm bảo vệ, ấy là chưa kể một số người giữ trật tự ở băi đậu xe…”

Về phía khách tham dự, không ai cảm thấy bị phiền toái v́ những người phản đối. Cô Nguyễn Thị Hồng nói: “Tôi thấy họ rất b́nh tĩnh và có trật tự. Họ không làm tôi khó chịu ǵ cả.”

Bài báo cũng cho biết:

“Giá vé vào coi “Hoan Ca Maria” từ US$50 đến US$5,000. Được biết, giáo xứ St Columban ước tính thu được khoảng $375,000 nhờ chương tŕnh “Hoan Ca Maria.”

(Xin lưu ư: những đoạn trong ngoặc kép được coi là ghi nguyên văn lời đối thoại. Một vài đoạn người viết tô đậm trong phần báo Người Việt ghi lại quan điểm của Đ/Ô Tuấn, với mục tiêu sẽ bày tỏ ư kiến riêng trong phần III)

2/ Về quan điểm của những tín hữu Công Giáo cầu nguyện xin Thiên Chúa bảo vệ sự Thánh Thiêng  của Nhà Chúa, báo Người Việt ghi nhận như sau:

“Nhóm người phản đối bên kia đường chỉ là một số nhỏ, chừng 20 người, vừa lẩm nhẩm đọc Kinh Lạy Cha và Kinh Kính Mừng, vừa cầm biểu ngữ trên tay, có câu “Thánh Đường không là rạp hát” hay “Cung Thánh không là sân khấu.”

“Ông Đỗ Trí Tuệ, một người trong nhóm phản đối, nói: “Đây là nhà thờ, không phải là nơi buôn bán.” Có người cho là dời tượng Chúa sang một bên là quá đáng. Bà Thiên Kim Bùi, tạm ngưng đọc kinh, phát biểu: “Tôi không chống đối ai cả, nhưng tôi cảm thấy dời tượng Chúa qua một bên để mà ca hát th́ thật là không đúng.” Bà Dương Thị Nụ nói: “Tôi rất đau ḷng khi phải ra đây cầm bảng phản đối. Nhưng phải nói rơ là tôi không phản đối Đức Ông hay bất cứ vị nào cả. Tôi phản đối việc biến nơi tôn nghiêm thành nơi giải trí.” “Biết bao nhiêu Linh Mục, kể cả Giám Mục Kevin Vann đă nằm phủ phục ngay tại Thánh đường để làm lễ nhậm chức, mà bây giờ đất Thánh này không được tôn trọng,” bà Nụ nói tiếp.”

II.- Nội dung những bài viết bày tỏ quan điểm trên mạng hoặc báo giấy.

Ngoài ư kiến bày tỏ sự bất b́nh của các tín hữu CGVN phản ảnh trên nguyệt san Diễn Đàn Giáo Dân (cả báo giấy và báo mạng), cùng với quan điểm của ban chủ biên tạp chí này, ngay sau đêm “Gloria III”, như phần đông độc giả, cá nhân người viết được đọc một số bài viết mà hầu hết có chung lập trường bảo vệ sự Thánh-Thiêng-Tinh-Tuyền của Nhà Chúa, cụ thể là Cung Thánh, là Bàn Thờ, nơi tái diễn cuộc Hy Tế của Chúa Giêsu trong Thánh Lễ hàng ngày. Hai bài tiêu biểu là bài viết của tác giả Biết Văn nhan đề “Sân Khấu, Cung Thánh & Cuộc Đời” đọc được trên NET và bài “Sau Đêm Gloria III, Được Ǵ và Mất Ǵ?” của Trần Ngôn Đoái post trên mạng Gia Đ́nh Nazarét, một trang thông tin điện tử khá quen thuộc trong Cộng đồng CGVN Giáo phận Orange. Dĩ nhiên chưa nói tới ư kiến đông đảo bà con, bạn bè chia sẻ với người viết qua điện thoại, điện thư.

Cũng cần nói tới một số bài cậy đăng và Thư gửi CĐ Dân Chúa đăng tải trên nhật báo Viễn Đông có chữ kư của cả trăm tín hữn trong các Cộng Đoàn CGVN Giáo phận Orange trong tháng 11. Ngoài ra có đôi ba bài viết ngắn đọc được trên mạng có chút giá  trị bổ túc cho bài viết nh́n trên khía cạnh đời thường liên quan tới hiện t́nh đất nước. Nội dung những bài viết này hỗ trợ phần nào cho lư do đối kháng của tập thể giáo dân không muốn nh́n thấy hành vi sai trái của một Giáo xứ ở hải ngoại có thể tác hại tới sự hi sinh của nhiều Giáo dân, Giáo sĩ trong nước đang dấn thân tranh đấu cho tự do tôn giáo, nhân quyền, nhân phẩm Việt Nam. Tuy nhiên, v́ các tác giả dùng thứ ngôn ngữ có phần thô nhám, thiếu lễ nhượng không phù hợp văn hóa tính Công Giáo nên người viết bỏ qua, với quan niệm, tất cả những ngôn từ thiếu vắng tinh thần liên đới, xây dựng và bác ái, vốn là cốt lơi của Đạo Chúa, đều không có chỗ cho những cuộc tranh luận liên quan tới việc bảo vệ những giá trị của đời sống đức tin.

 

* Trong bài “Sân Khấu, Cung Thánh & Cuộc Đời”, tác giả Biết Văn nói ǵ?

Mở đầu, ông xót xa khi chứng kiến những hiện tượng tiêu cực trong Cộng đồng CGVN hải ngoại. Giáo sĩ gián tiếp khuyến khích giáo dân tham dự Thánh Lễ qua màn ảnh nhỏ TV, cầu nguyện qua file MP3 “chẳng cần biết đến sự hiệp thông và hy lễ t́nh yêu “Ḿnh” và “Máu” của Chúa Giêsu là ǵ… c̣n buồn buồn là cứ đem đạo vào đời như các Cha, các thầy hay các “chủ tịch” cộng đoàn nhà thờ th́ cứ việc mời Thúy Nga Paris đến để tạo cái “sân khấu cuộc đời trên Cung Thánh” nơi mà mỗi người Công Giáo chúng ta coi là nơi linh thiêng nhất… “

Tác giả viết: “Ai đă được xem và nghe qua một lần Gloria 1 & 2 chúng ta thấy Giáo Hội địa phương và cộng đoàn của chúng ta được ǵ và mất ǵ trong những năm qua? Các chương tŕnh này có thật sự là chương tŕnh Ca nguyện Giáng Sinh, vọng Giáng Sinh như tập tục của người Công giáo Mỹ?...

…. Một hoạt động văn nghệ có tính cách thương mại dưới cái vỏ bọc tôn giáo được hậu thun bởi các “Đấng” chăn chiên và những người “kiêu ngạo” cho rằng đă làm quá tốt việc “tông đồ” của họ khi biến “Cung Thánh trang nghiêm” thành “sân khấu cuộc đời”… Buồn thay!...

Một chương tŕnh Gloria, khiến một linh mục thất sủng, và ḷng tin con người bị hủy hoại…chúng ta được ǵ và mất ǵ? Thờ Chúa hay là thờ quyền lợi của chúng ta? Chúa chỉ là một phương tiện mà chúng ta lợi dụng để t́m kiếm và củng cố quyền lợi của ḿnh, giáo xứ sao?.... Khi ta không thờ phượng Chúa mà chỉ coi Thiên Chúa như một món hàng th́ Chúa Giêsu có buồn không? Kỷ niệm ngày Ngài giáng trần để làm ǵ? Gloria (vinh quang) ǵ cho Chúa, cho Mẹ hay làm nhục, làm phiền ḷng Chúa Mẹ?!!!”

Trước khi kết thúc, tác giả viết:

“Những ǵ của Thúy Nga hăy trả cho Thúy Nga, những ǵ của Thiên Chúa hăy trả lại cho Thiên Chúa.”

 

* Mở đầu bài “Sau đêm Gloria III. được ǵ, mất ǵ” đọc được trên mạng Gia Đ́nh Nazarét, tác giả Trần Ngôn Đoái[1] cho biết có người hỏi ông:

“Sau đêm Gloria 3, được ǵ và mất ǵ?”

Và tác giả viết tiếp:

Câu hỏi này xin được hỏi trực tiếp Đức Ông chính xứ St. Columban, và tiếp đến là những người trong ban tổ chức?”

Ngay sau đó tác giả bày tỏ ư nghĩ riêng như sau:

Không biết Đức Ông và những người ấy trả lời sao, riêng kẻ viết th́ nhận thấy được chắc là ít mà mất th́ có lẽ nhiều! Nôm na là cuộc đầu tư này Đức Ông cũng như ban tổ chức lỗ to. Dĩ nhiên, không hẳn là lỗ lă về mặt tài chính, v́ nếu tổ chức một show tŕnh diễn như vậy mà lỗ th́ ai mà tổ chức, chính Paris by Night cũng không dại ǵ mang danh hiệu của họ cùng với những nghệ sỹ của họ để thực hiện một chương tŕnh mà lại nắm chắc phần lỗ!

ới tiểu để “LỜI G̀, ĐƯỢC G̀?”, Trần Ngôn Đoái viết:

 - Tên tuổi được đề cao: Rồi ra, người ta sẽ thấy tên tuổi một giáo sỹ Công Giáo trẻ, đẹp, tài năng xuất hiện trên những DVD Gloria 3 do Paris by Night thực hiện, cùng với ngài, là những người đứng trong BTC…

 - Đạt được điều ḿnh muốn:.... Giáo dân là ǵ, tại sao phải để ư & quan tâm…???

 - Có thêm tài chính: Đây là mục đích chính... Chúa chưa chắc đă được vinh danh (Gloria)!? Nhưng không lẽ chỉ v́ hai cái pḥng vệ sinh mà phải đầu tư, kinh tài bằng một h́nh thức “Kết quả biện minh cho phương tiện”!

Tiếp theo tác giả lập lại quan điểm của nguyệt san DĐGD đối với hành vi di dời Bàn Thờ, Thánh Thể Chúa Giêsu, biến Cung Thánh thành sân khấu cho ban hát Thúy Nga vào hát ca, nhảy múa.

ới tiểu đểMẤT G̀, THUA G̀?” tác giả cho rằng, hành vi này sẽ:

- Tạo một hành động đối đầu với giáo dân: Để thực hiện chương tŕnh, giáo xứ đă cấm đỗ xe ở những khoảng đường hai bên bằng những bảng hiệu cấm. Làm vậy để nói lên rằng, tất cả những ai đến đây mà không đồng nhất với chúng tôi th́ phải đi chỗ khác…  Nếu người giáo dân hỏi: “Vậy PSA và những đóng góp của chúng tôi cho giáo xứ để làm ǵ? Tại sao chúng tôi không được quyền đậu xe hai bên nhà thờ để đọc kinh?” Mà đọc kinh cho ai? Đọc kinh để làm ǵ? Thưa để cầu nguyện cho những ai đang tham gia vào công việc “bán Chúa” của Giuđa. Đọc kinh để đền tạ sự xúc phạm và coi thường mà Chúa đang phải chịu một cách câm nín, một cách khoan dung, hiền từ. Làm chuyện này, Đức Ông và Ban Tổ Chức đă thách thức và đối đầu với những giáo dân thiện chí. Một hành động có thể sai lỗi cả về pháp luật và dĩ nhiên là tâm lư và xă hội…”.

- Tạo sự chia rẽ giữa giáo dân: Căn bản của mục vụ, của đời sống đạo trong một cộng đoàn, một giáo xứ là sự hợp nhất, yêu thương nhau, và cùng nhau bước tới trên hành tŕnh đức tin. Qua cuộc tŕnh diễn này, một số lớn giáo dân ủng hộ và một số cũng không nhỏ chống đối. H́nh ảnh hiệp nhất bị xé nát. Những người ủng hộ sẽ nh́n những người chống đối bằng cặp mắt nào? Và ngược lại…? Làm sao trong thánh đường họ có thể nắm tay nhau mà đọc kinh Lạy Cha…?. V́ ai? V́ Chúa, v́ cha xứ hay v́ show diễn có Paris by Night?...”

- Tạo sự bất kính… từ phía giáo dân: Dĩ nhiên…, sự bất kính sẽ xảy ra và người lănh nhận hậu quả là người có trách nhiệm với cộng đoàn dân Chúa. Làm sao mà người tín hữu chân thành cảm phục được khi nghe lời giải thích méo mó này: “Cung Thánh, Bàn Thờ, và Nhà Tạm cũng chỉ là một biểu tượng!…”. 

… Bao nhiêu bài giảng về Thánh Lễ, về Thánh Thể, về đức bác ái đều trở nên vô nghĩa chỉ trong một đêm Gloria mà Cung Thánh được biến thành sân khấu, và Thánh Thể được đưa đi một nơi để… tạm trú!”

 Tác giả kết luận:

“Theo quan niệm của người viết… người tổ chức cũng như những ai tham dự vào cuộc tổ chức này đều là người thua cuộc…. Có người sẽ hỏi: Vậy sẽ không bao giờ được tổ chức một buổi tŕnh diễn, văn nghệ như vậy dưới ảnh hưởng tôn giáo sao? Thưa, cứ việc tổ chức. Nhưng nhà Chúa là nhà cầu nguyện. Cứ dùng hội trường, khuôn viên nhà xứ, hoặc thuê một hí viện nào đó để tổ chức. Làm vậy không ai phản đối….

Hy vọng đây là bài học cho tất cả những ai đang… muốn biến nhà Chúa thành sân khấu Paris by Night. “Hăy đem những thứ này đi khỏi đây và đừng biến nhà Cha Ta thành nơi buôn bán” (Gioan 2, 16))  

III.- Vài suy nghĩ của người viết.

Trung tuần tháng 11-2017, ngay sau khi nghe tin Giáo xứ St- Columban chính thức đưa ra những thông báo, bích chương quảng bá rầm rộ cho chương tŕnh mệnh danh “Gloria III Hoan Ca Maria” do băng nhạc Thúy Nga tŕnh diễn có thâu h́nh trên Cung Thánh, tôi đă chính thức lên tiếng trong bài ““Chúa Giêsu đang nói ǵ với người tín hữu VN hôm nay?” Bài viết được đăng công khai trên nguyệt san DĐGD số phát hành tháng 12. Một số độc giả đă có trong tay số báo trước ngày khai diễn buổi thâu h́nh Gloria III. Những ǵ cần bảy tỏ tôi đă bày tỏ. Ở đây chỉ xin nói lên vài suy nghĩ để làm sáng lên những góc khuất sau khi đọc bản tin trên nhật báo Người Việt, phần liên quan tới những lời tuyên bố của Đức Ông Phạm Quốc Tuấn, Cha sở Nhà Thờ St. Columban.

* Thứ nhất: Dựa vào lá thư trả lời ông Nguyễn Văn Liêm Chủ nhiệm nguyệt san Diễn Đàn Giáo Dân của Ṭa Giám Mục GP Orange, Đ/Ô Tuấn xác quyết Giáo xứ St. Columban không làm kinh doanh mà chỉ gây quỹ sửa nhà vệ sinh”.

Xác quyết này có thể đúng với phía Giáo xứ. Nhưng c̣n phía Thúy Nga Paris th́ sao? Thực tế ai cũng biết cho đến nay những DVD quay “Gloria I” ở Giáo xứ St. Barbara năm 2013, “Gloria II” ở Giáo xứ Đức Mẹ La Vang năm 2014 vẫn c̣n được quảng cáo và bày bán khắp nơi, Âu, Mỹ, Úc châu và Việt Nam. Như thế có phải là kinh doanh -tệ hơn thế là “buôn Thần bán Thánh”- không (?) khi trên b́a mỗi DVD, h́nh Linh mục, Giám mục, Chúa, Mẹ được phơi bày hẳn không ngoài đích nhắm của người làm thương mại? Những người quan tâm không thể không nghĩ tới trách nhiệm liên đới, trách nhiệm tinh thần của những cá nhân, tổ chức liên hệ,

* Thứ hai: viện vào sự có mặt của Đức Cha Kevin Vann trong một CT Gloria của Thúy Nga trước đây, Đ/Ô Tuấn cho rằng “không thấy có ǵ phản tôn giáo cả…”

Trước hết, xin thưa: có thể v́ khi ấy Đức Cha chưa thấu hiểu về sự khác biệt văn hóa dẫn tới những dị biệt sâu xa trong lối-sống-niềm-tin-truyền-thống-đặc-thù của giáo dân Việt Nam[2].  Thứ đến, cũng có thể do những giải thích thiếu minh bạch của các giáo sĩ Việt Nam cho ngài. Về điểm này có lẽ cũng cần phải nh́n vào sự vắng mặt của ĐC Vann trong buổi tŕnh diễn Gloria III tối Thứ Sáu 01-12, dù ban đầu đă có thông báo. Vấn nạn này được khai triển chi tiết hơn trong đoạn nhận định thứ tư.

* Thứ ba: “… việc tổ chức văn nghệ gây quỹ là để tránh phải kêu gọi sự “đóng góp mệt mỏi” (“donor fatigue”) của giáo dân.”

Nếu trích đoạn này đúng là lời Đ/Ô Tuấn lập lại với phóng viên Đằng Giao th́, theo thiển kiến, đây quả là một câu nói thiếu cẩn trọng tối thiểu, vô t́nh xúc phạm tới ḷng quảng đại và yêu mến Giáo hội của không ít giáo dân Việt Nam. Quả có những dư luận tỏ ra băn khoăn, thao thức khiến nhiều giáo dân không muốn đóng góp khi thấy những công tŕnh xây cất nặng tính “khoe giầu” trái với tinh thần cốt lơi của một “Giáo Hội của người nghèo”, một “Giáo Hội Lấm Lem” như lời ĐTC Francis. Nhưng, trên thực tế không ai phủ nhận được mức đóng góp quảng đại của đa số giáo dân Việt Nam trong việc gây quỹ xây dựng các cơ sở phụng tự. Trường hợp của giáo dân gốc Việt ở Giáo xứ St. Thomas More, thành phố Irvine, là một thí dụ điển h́nh. Dù chỉ có khoảng 180 gia đ́nh Việt Nam, nhưng gần đây cộng đoàn tín hữu nhỏ bé này đă rộng tay đóng góp cho hai quỹ xây dựng cùng một lúc. Trước hết là đóng góp cho Linh đài Đức Mẹ La Vang tại Vương Cung Thánh Đường Chúa Cứu Thế vượt chỉ tiêu đặt ra ban đầu là $US200,000 để đạt tới US$340. 000. Về quỹ xây cất Thánh đường mới của Giáo xứ, ngân khoản đóng góp của giáo dân Việt Nam cũng lên tới US$450.000.

Khi đoán xét giáo dân “mệt mỏi” trong sự “đóng góp” với chú thích “donor fatigue”, cho dù đâu đó có hiện tượng này, không rơ với tư cách chủ chăn, Đ/Ô Phạm Quốc Tuấn có nghĩ tới nỗi buồn của không ít bà con đă mở rộng tấm ḷng góp công, góp của cho Giáo xứ St. Columban bao nhiêu năm qua? Từ đấy, nó sẽ ảnh hưởng nặng nhẹ ra sao đối với sự đóng góp cần thiết mai ngày của giáo dân trong Giáo xứ?

* Thứ tư: Đức Ông Tuấn nói: “Hai phụ tá Giám Mục Timothy Freyer và Todd D. Brown đều sẽ có mặt tối nay. Điều này cho thấy giáo xứ không làm ǵ sai trái cả.”

Lư giải trên đây của Đ/Ô Tuấn có hoàn toàn trung thực không? Người ta nói: “nửa cái bánh ḿ vẫn là bánh ḿ. Nhưng nửa sự thật không c̣n là sự thật nữa!

Một câu hỏi đặt ra: khác với lần trước, tại sao lần này Đức cha Kevin Vann, Giám mục chính ṭa Giáo phận Orange lại vắng mặt? Phải chăng, sau kinh nghiệm nhận được mấy năm trước khi trực tiếp tham dự Gloria II ở Nhà Thờ Đức Mẹ La Vang, ngài đă sớm nhận ra tính chính đáng trong phản ứng của phía giáo dân gốc Việt? Tấm h́nh ĐC Vann đă layout trên bích chương quảng cáo cho “Gloria III Hoan Ca Maria” giờ chót bị hủy bỏ nói lên điều ǵ? Sự hiện diện của Đức Cha Todd Brown, Giám mục hồi hưu trong buổi tŕnh diễn lần này của Thúy Nga liệu có giá trị thay thế vị Giám mục đương nhiệm? Từ hàng Giáo sĩ cũng như Giáo dân ai cũng biết Đ/Ô Tuấn vốn là nhân vật thân cận nhất của ĐC Brown thời gian ngài c̣n là Giám mục chính ṭa Giáo phận. Ngoài những liên hệ mật thiết khác, điều ai cũng rơ là trong những lần Đức Cha Brown qua Hà Nội trước đây đều có Đ/Ô Tuấn cận kề. Khi Đ/Ô Tuấn nói tới sự có mặt của Giám Mục Phụ Tá Timothy Freyer, lập tức nảy ra câu hỏi tại sao lại thiếu vắng nguyên GM Phụ tá Mai Thanh Lương vừa hồi hưu? Có thể tin rằng ĐC không tới v́ lư do sức khoẻ. Nhưng c̣n cha Nguyễn Thái Thành, vị giáo sĩ Việt Nam vừa được Đức Thánh Cha Francis bổ nhiệm làm Giám mục Phụ tá Giáo phận Orange thay Đức Cha Mai Thanh Lương th́ sao? Một câu hỏi khác lại được đặt ra là phải chăng vị Giám mục Phụ tá tân cử cũng đă nhận ra những chỉ dấu bất thường của sự kiện ban nhạc đời xâm nhập Cung Thánh?

* Thứ năm: Trước phản ứng quyết liệt của giáo dân, Đ/Ô Tuấn nói là ông rất mừng v́: Họ bất đồng ư kiến v́ bất cứ việc ǵ mà thành thật lên tiếng là điều rất tốt.”

Có một cái ǵ mâu thuẫn kiểu như “ngôn hành” không “hợp nhất” qua cách phát biểu trên đây? Bằng cớ: một người bạn của tôi, thành viên Giáo xứ St. Columban xin gặp mặt Đ/Ô Tuấn để giải bày quan điểm về chuyện liên quan tới buổi tŕnh diễn đêm Gloria III của Thúy Nga nhiều lần nhưng đều bị từ chối, tương tự trường hợp ông Nguyễn Văn Liêm Chủ nhiệm NS/DĐGD, nguyên Chủ tịch CĐCGVN, nguyên Chủ tịch PT Cursillo GP Orange ngành Việt Nam không được hồi âm khi xin hội kiến Đ/Ô Tuấn, trước khi quyết định gửi lá thư lên Đức Giám mục Kevin Vann và đăng trên nguyệt san DĐGD.

* Thứ sáu: Về lời biện giải của Đ/Ô Tuấn: “Quả là chúng tôi có dời Ḿnh Thánh Chúa sang một bên, nhưng để đặt vào một nơi hết sức trang nghiêm chứ không dám có ư coi thường.”

Thầm cầu nguyện và ước mong rằng Đ/Ô Phạm Quốc Tuấn không phải là người chịu ảnh hưởng số giáo dân/giáo sĩ lạc đạo Hoa Kỳ sau thập niên 60 thế kỷ trước như bài viết “Wounded Sacrament – Thánh Thể bị thương tích” của Linh mục Thần học gia Ḍng Tên Richard Foley đă chỉ ra được phổ biến trên tờ Queen Of Peace Newspaper, Pittsburg, Pennsylvania -  Ấn bản Mùa Xuân năm 1997. Hoặc trong số giáo sĩ cấp tiến mà theo tác giả Trần Ngôn Đoái đă có những lối diễn giải mang đầy tinh thần phản chứng: “Cung Thánh, Bàn Thờ, và Nhà Tạm cũng chỉ là một biểu tượng!!!…”. 

III.- Lời cuối:

Bài tường tŕnh đăng trên nhật báo Người Việt đề cập con số ít ỏi khoảng vài chục giáo dân đứng cầu nguyện bên kia đường đối diện Nhà Thờ Saint Columban, nơi các ca sĩ Thúy Nga Paris đang múa hát trên Cung Thánh. Bài báo cũng ghi lại lời ông Nguyễn Hữu Cứ cho hay “Để chuẩn bị đối phó với mọi bất trắc, ban tổ chức đă mướn 26 nhân viên trật tự tư. “Ngoài ra, chúng tôi c̣n có chừng 20 giáo dân t́nh nguyện làm bảo vệ, ấy là chưa kể một số người giữ trật tự ở băi đậu xe…” Về phía khách tham dự, không ai cảm thấy bị phiền toái v́ những người phản đối. Cô Nguyễn Thị Hồng nói: “Tôi thấy họ rất b́nh tĩnh và có trật tự. Họ không làm tôi khó chịu ǵ cả.”

Bài báo cũng cho biết:

“Giá vé vào coi “Hoan Ca Maria” từ US$50 đến US$5,000. Được biết, giáo xứ St Columban ước tính thu được khoảng $375,000 nhờ chương tŕnh “Hoan Ca Maria.”

Vài suy nghĩ cuối của người viết:

Nói tới con số, nói tới cầu nguyện, từ đáy hồn sâu thẳm dội lên Lời Chúa sau đây:

“Khi có hai/ba người cùng nhau cầu nguyện v́ Danh Ta, th́ Ta ở giữa họ”

Từ đấy, tôi tin rằng: dù số người không nhiều, Chúa Giêsu Thánh Thể vẫn hiện diện, gắn kết mật thiết với anh chị em tôi đang cùng nhau cầu nguyện bên lề đường lạnh lẽo buổi tối hôm ấy. Tất cả đều nhiệt tâm muốn bảo vệ sự Tinh-Tuyền-Thánh-Thiêng của Cung Thánh, Bàn Thờ, nơi tái diễn cuộc khổ nạn của Chúa trong Thánh Lễ hàng ngày.

Hẳn có người thắc mắc về số người tham gia cầu nguyện ít ỏi như ông Nguyễn Hữu Cứ nói với kư giả Đằng Giao. Chắc có vị c̣n mất công kiểm điểm xem ông/bà này, cô/cậu kia có mặt không? Và khi phát giác sự khiếm diện của một ai đó vốn được nhiều người biết tiếng, hẳn sẽ không tránh được những lời mỉa mai đắng đót! Và biết đâu cá nhân tôi cũng là người được điểm mặt chỉ danh. Về chuyện này, tâm hồn tôi rất an b́nh. Giản dị v́ tôi có lư do chính đáng để vắng mặt, và cũng v́ đă được anh em chúc phúc. Mấy bạn trẻ trong Nhóm Gioan Tiền Hô nói vào tai tôi: anh có tuổi, đêm tối không nên lái xe xa. Anh ở nhà lo cho chị và hiệp thông với anh em trong lời cầu nguyện là đủ.

Vả chăng là người từ đầu đă công khai bày tỏ quan điểm không đồng thuận hành vi tục hóa Nhà Chúa, trong khi chính tôi, các con tôi c̣n noi theo hàng trăm anh chị em tín hữu trong Cộng đồng Dân Chúa minh danh kư tên trong Thư Chung được công bố trên nhật báo Viễn Đông… th́ cho dù số đông này vắng măt, hẳn cũng phải được đếm trong số anh chị em cầu nguyện bên lề đường buổi tối Thứ Sáu 01-12.

Đoạn cuối kư sự trên nhật báo Người Việt nhắc lại giá vé vào xem Thúy Nga hát trên Cung Thánh từ US$5000 trở xuống hạng cuối là US$50 và “giáo xứ St Columban ước tính thu được khoảng US$375,000 nhờ chương tŕnh “Hoan Ca Maria.”

Tạm gác ra một bên những hệ lụy về thứ hạng, sang hèn, giầu nghèo, giá cả tiền bạc cao thấp, người viết chỉ giới hạn vào sự kiện con số thu được này có đáng cho những mất mát to lớn về mặt tinh thần, tâm linh mà tập thể cả triệu người Việt tị nạn có niềm tin Kitô giáo phải gánh chịu bây giờ và mai sau! Không hiểu con số US$375,000 này đă trừ đi chi phí biến Cung Thánh thành sân khấu chuyên nghiệp với tiêu chuẩn kỹ và mỹ thuật cao mà trước đây mấy tuần có tin nếu Giáo xứ không tự thiết kế sân khấu theo tiêu chuẩn sẽ phải trả cho Thúy Nga Paris US$150,000? Dĩ nhiên chưa nói tới biết bao chi phí linh tinh khác, không kể đông đảo nhân công phục vụ t́nh nguyện không thể tính thành tiền!

Những ngày buồn đau pha lẫn hy vọng đầu tháng 12-2017

 

Trích Hồi Kư của cố GM Lê Đắc Trọng”

Giáo dân kính mến các cha là thế. Sự quí mến đó có giúp ǵ cho các cha trong con đường nhân đức thiêng liêng hay chỉ giúp làm nảy tính kiêu kỳ, xa cách, ủy mị, biếng nhác việc bổn phận, tạo nên một lớp người lạ thường, kỳ dị? Cách đối xử với các ngài cũng lạ thường. Chào cha lại phải thêm những tiếng: ‘con xin phép lạy cha’. Lúc ra về: ‘Con xin phép về, để cha nghỉ’, dường như cha chỉ có nghỉ ngơi, nằm vơng chẳng phải làm việc ǵ. Một nếp sống tồn tại qua nhiều thế hệ.

Tưởng rằng cuộc ‘tổng quét’ mà cộng sản thực hiện ở mọi tầng lớp xă hội có thể lật đổ được cách sống đó. Xem ra trái lại! Cũng như một số người hách dịch quan liêu nơi các cán bộ xă hội - th́ các linh mục vào cuối thế kỷ ở Việt Nam, vẫn thừa tự nếp sống quan liêu, hách dịch chẳng kém xưa.

… cha nào hiền lành, b́nh dân, xem ra nhiều người lại không thích. Thí dụ cha Hiếu, khi đến chơi nhà ông trẻ tôi đang làm trùm, thấy người ta giă gạo, người cũng đứng lên cối giă, bà con coi là tầm thường….. Cử chỉ b́nh dân đó ảnh hưởng lớn đối với tôi”

Ngài tự hỏi: “ảnh hưởng bao nhiêu?” và tự trả lời: “Suốt đời”.

(Hồi kư toàn tập Phần Một – Thời Thơ Ấu & Bước Đường Mục Vụ, trang 25-26, do nguyệt san Diễn Đàn Giáo Dân gom cả ba tâp để tái bản cuối năm 2009. Cũng năm ấy Đức Cha qua đời).

 

 



[1] Một người bạn cho hay: Trần Ngôn Đoái là bút hiệu mới của một trí thức Công giáo quen thuộc trong Cộng đồng địa phương. Trộm nghĩ, việc lấy bút danh lạ mà không minh danh kư tên trong trường hợp này thật đáng tiếc. Nó làm giảm ư nghĩa và giá trị (nếu có) về nội dung một bài viết với những nhận định, kể cả phê phán, nêu quan điểm riêng, không ngoài mục tiêu xây dựng.

[2] Truyền thống này nếu đă gây ra những hậu quả không hay như thói tục tôn sùng, vâng phục “tối mặt” giới giáo sĩ của giáo dân tạo nên những hệ lụy làm hư hỏng người mục tử như nhận định của Đức cố Giám Mục Hà-Nội Phaolô Lê Đắc Trọng trong Hồi Kư của ngài th́ chính nó cũng góp phần ghi khắc sâu xa, thấm đậm những nét son về niềm tin thiết thạch không dời đổi trong tim người tín hữu VN chơn chất, đặt để nơi Chúa Giêsu Kitô và Ḿnh, Máu Thánh Người, bao gồm các Giáo đường, Nhà nguyện, nhất là Cung Thánh, nơi thiết trí Bàn Thờ, Nhà Tạm để người tín hữu cầu nguyện, tôn vinh. (Xin đọc trích đoạn Hồi kư Toàn tập của Đức cố Giám Mục Lê Đắc Trọng ở cuối bài viết)

 

SÂN KHẤU, CUNG THÁNH VÀ CUỘC ĐỜI

Biết Văn

Lâu lắm rồi tôi không muốn viết về các đề tài tôn giáo có tính cách gây tranh căi, v́ tôi bắt đầu sợ thay cho con người ngày nay. Con người ngày nay, họ v́ kim tiền, đầy kiêu ngạo, tự cho quá ḿnh gần gũi với Chúa Trời nên hiểu được ư muốn của Thiên Chúa, và dĩ nhiên là họ rất ư là chuyên nghiệp cùng “kỹ thuật tân tiến” đầy ḿnh: nào là đọc kinh th́ chỉ mở cái phone hay máy ipad cho file MP3 ê a mà đọc và cũng không buồn phải hiểu kinh kệ ra sao để suy cho một kiếp người trong từng giọt lệ của lời kinh, hay là muốn xem một Thánh lễ th́ cứ bật TV lên chọn đài nào có lễ của các Cha ở các Giáo Xứ mua giờ của các đài truyền h́nh làm phụng vụ phát hằng tuần mà cứ xem chứ chẳng cần biết đến sự hiệp thông và hy lễ t́nh yêu “ḿnh và” máu” của Chúa Giêsu là ǵ… c̣n buồn buồn là cứ đem đạo vào đời như các Cha, các thầy hay các “chủ tụt” cộng đoàn nhà thờ th́ cứ việc mời Thúy Nga Paris đến để tạo cái “sân khấu cuộc đời trên Cung Thánh” nơi mà mỗi người Công Giáo chúng ta coi là nơi linh thiên nhất, nhưng với họ chỉ là nơi cần che đậy đôi chút rồi “tục hóa” mà không buồn xem Thiên Chúa của chúng ta và cánh đồng truyền giáo thật sự cần ǵ ở cái “chợ trời “đó ???

Paris By Night Gloria là những chương tŕnh Thánh ca Giáng Sinh rất đặc biệt mừng Chúa sinh ra đời núp dưới chiêu bài gây quỹ giúp giáo xứ. Gloria I th́ tổ chức ở St Barbara's Catholic Church để hoàn thành dự án “Projector”, Gloria II tổ chức ở Our Lady of La Vang Catholic Church để hoàn thành dự án “Xây ṭa nhà sinh hoạt cho Giáo Xứ”, và ngày 1 tháng 12 , 2017, Gloria III tổ chức ở St Columban Catholic Church để hoàn thành dự án “Hố xí” cho giáo xứ…

Ai đă được xem và nghe qua một lần Gloria 1 & 2 chúng ta thấy Giáo Hội địa phương và cộng đoàn của chúng ta được ǵ và mất ǵ trong những năm qua? Các chương tŕnh này thật sự là chương tŕnh Ca nguyện Giáng Sinh , vọng Giáng Sinh như tập tục của người công giáo Mỹ?

Nếu trung tâm Thúy Nga có hảo ư hát từ thiện để cho nhà thờ bán vé gây quỹ cho giáo xứ th́ là một việc làm đạo đức rất đáng hoan nghênh. Nhưng buổi ca nhạc này do trung tâm Thúy Nga bán vé vô cửa, quảng cáo trên báo chí, đài phát thanh, có trực tiếp thu h́nh và burn ra đĩa DVD để bán, và có mướn nhiều cảnh sát và nhân viên security bảo vệ chống luôn cả người biểu t́nh tẩy chay, hay đọc kinh ôn ḥa th́ lại là chuyện khác. Một hoạt động văn nghệ có tính cách thương mại dưới cái vỏ bọc tôn giáo được hậu thuẩn bởi các “Đấng” chăn chiên và những người mà họ “kiêu ngạo” cho rằng đă làm quá tốt việc “tông đồ” của họ khi biến “Cung Thánh trang nghiêm” thành “sân khấu cuộc đời”…buồn thay!

Người Kitô hữu ai cũng biết Cung Thánh trang nghiêm thứ nhất là ngôi đền thờ Giêrusalem do Vua Salomon xây dựng; một công tŕnh nguy nga tráng lệ xây cất ṛng ră trong 46 năm. Công tŕnh này mà Chính Đức Giêsu đă lưu ư đến 2 lần:

Thứ nhất, “Bấy giờ Đức Giêsu nói với các môn đệ của Người: “Thầy bảo thật anh em, người giàu có khó vào Nước Trời. Thầy c̣n nói cho anh em biết: con lạc đà chui qua lỗ kim c̣n dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa.”(Mt 19, 23-30) . Chúa dùng h́nh ảnh cửa nước trời giống như h́nh lỗ kim chỉ vừa có con người mới ra vào mà thôi…không một ai có thể đem theo của cải thế gian vào được. Lạc đà 1 bướu hay 2 bướu (người Do Thái ngày xưa di chuyển, buôn bán đều dùng lạc đà và lừa) muốn vào thật khó. Phải chăng Chúa muốn lưu ư đến h́nh ảnh những ca nghệ sỹ son phấn ḷe loẹt, áo quần mỏng manh, hở hang, ưỡn ẹo, nhẩy nhót, lên xuống cung thánh nay đă biến thành sân khấu th́ ai dám đem qua cửa cung thánh, và làm sao qua lọt được?!!!. Họa chăng ḷng người chai đá, họa chăng tiền bạc hay những hào nhoáng vật chất đă làm mê mẩn ḷng người!!!

Thứ hai: “Gần đến lễ Vượt Qua của người Do thái, Chúa Giêsu lên thành Giêrusalem.Người thấy trong Đền Thờ có những kẻ bán chiên, ḅ, bồ câu, và những người đang ngồi đổi tiền. Người liền lấy dây làm roi mà xua đuổi tất cả bọn họ cùng với chiên ḅ ra khỏi Đền Thờ ; c̣n tiền của những người đổi bạc, Người đổ tung ra, và lật nhào bàn ghế của họ. Người nói với những kẻ bán bồ câu : “Đem tất cả những thứ này ra khỏi đây, đừng biến nhà Cha tôi thành nơi buôn bán.” Các môn đệ của Người nhớ lại lời đă chép trong Thánh Kinh : V́ nhiệt tâm lo việc nhà Chúa, mà tôi đây sẽ phải thiệt thân. Người Do thái hỏi Chúa Giêsu : “Ông lấy dấu lạ nào chứng tỏ cho chúng tôi thấy là ông có quyền làm như thế ?” Chúa Giêsu đáp : “Các ông cứ phá huỷ Đền Thờ này đi ; nội ba ngày, tôi sẽ xây dựng lại.” Người Do thái nói : “Đền Thờ này phải mất bốn mươi sáu năm mới xây xong, thế mà nội trong ba ngày ông xây lại được sao ?” (Ga 2,13-22)  Đây là h́nh ảnh rơ nhất mà chỉ có những ai có mắt mà không xem, có tai mà không nghe, nghe mà không hiểu mới tỏ ra “ngây thơ” không biết Chúa Giêsu nói ǵ, và tại sao Ngài giận dữ.

Đền thờ mà Ngôi Lời nói sẽ xây dựng lại đó là Thân Thể của Chúa là Đền Thờ kỳ công của Mầu Nhiệm Nhập Thể. Người ta phá hủy Đền Thờ này, chôn vùi vào ḷng đất. Sau ba ngày, Chúa xây lại, đó là Mầu Nhiệm Phục Sinh. Chúa Giêsu Phục Sinh là Đền Thờ Mới, mỗi người Kitô hữu là một viên đá sống động xây dựng nên Đền Thờ ấy.

Thực ra những thứ được bày bán trong sân Đền Thờ Giêrusalem ngày xưa hay bây giờ cũng nhằm phục vụ cho việc thờ phượng bên trong Đền Thờ thôi (cung cấp các lễ vật, đổi tiền cho người ta nộp thuế Đền thờ, trang trăi phí và sửa chữa Đền Thánh). Nhưng những thứ đó đă làm lệch lạc sự thờ phượng, v́ người bán th́ chạy theo lợi nhuận, người mua th́ nghĩ rằng có thể dùng những lễ vật ấy để mua ḷng Thiên Chúa, thậm chí giới tư tế quản lư Đền Thờ cũng ăn tiền hối lộ của những người muốn có một chỗ buôn bán trong sân Đền Thờ. Chỉ có thế mà Chúa Giêsu đă phật ḷng, chúng ta nghĩ sao khi các linh mục chúng ta c̣n làm tốt hơn người Do Thái ngày xưa là hướng dẫn cả giáo xứ bê luôn cả một cái “Trung Tâm Thúy Nga” vào cung thánh mà phục vụ Chúa luôn…đạo và đời thật vẹn cả đôi đường.

Chúa Giêsu thanh tẩy đền thờ là thanh tẩy một lối thờ phượng lệch lạc, không phải là thờ Thiên Chúa, mà là thờ quyền lợi của ḿnh, dùng lễ vật dâng cho Thiên Chúa để mua chuộc Thiên Chúa để Ngài bảo vệ và củng cố quyền lợi vật chất của ḿnh. Như vậy, qua hành động thanh tẩy đền thờ Giêrusalem, Chúa Giêsu c̣n cho biết thêm: sự thờ phượng đích thực của thời Tân Ước là thờ phượng Thiên Chúa qua Chúa Giêsu.

Một chương tŕnh Gloria, một linh mục đă thất sủng, và ḷng tin con người bị hủy hoại…chúng ta được ǵ và mất ǵ? Thờ Chúa hay là thờ quyền lợi của chúng ta? Chúa chỉ là một phương tiện mà chúng ta lợi dụng để t́m kiếm và củng cố quyền lợi của ḿnh, giáo xứ, giáo hội sao?  Chúng ta có biết kết hợp với Chúa Giêsu, với thập giá và lễ tế của Ngài không?

Khi ta không thờ phượng Chúa mà chỉ coi Thiên Chúa như một món hàng th́ Chúa Giêsu có nổi giận không ? Kỷ niệm ngày Ngài giáng trần để làm ǵ? Gloria (vinh quang) ǵ cho Chúa, cho Mẹ hay làm nhục, làm phiền ḷng Chúa Mẹ?!!!

Vô t́nh hay hữu ư, tiệc tùng hay bất cứ tổ chức ǵ, một lời nói, một cử chỉ, một cách sống, nếu đi ngược với tinh thần của Phúc Âm, đều có thể là một cách xua đuổi người khác ra khỏi nhà thờ và làm mất đi ḷng tin và sự hiệp nhất trong “Nhà của Chúa” hay “Thân thể Đức Kitô”.

Những ǵ của Thúy Nga hăy trả cho Thúy Nga, những ǵ của Thiên Chúa hăy trả lại cho Thiên Chúa…

 

http://diendangiaodan.us/hopthu_ydan/KinhBao_TiengNhacOaiHung/Hinh_04B.jpg

 

http://diendangiaodan.us/hopthu_ydan/KinhBao_TiengNhacOaiHung/Hinh_05.jpg