QUỐC CA VÀ QUỐC KỲ KHÔNG PHẢI LÀ TR̉ ĐÙA (nhắn với ca sĩ Mai Khôi)

 

 

Video: QUỐC CA, QUỐC KỲ VNCH - Đồng Ca 

QUỐC CA VÀ QUỐC KỲ KHÔNG PHẢI LÀ TR̉ ĐÙA

 

   Đáng lẽ ra tôi không cần viết chuyện này bởi v́ nếu viết ra sẽ có rất nhiều người nói tác giả “cực đoan”. Nhưng nếu không “cực đoan” với cái sai th́ nó sẽ tiếp tục sai nữa.

   Câu chuyện ở đây là trường hợp cô ca sĩ Mai Khôi. Có thể cô nổi tiếng bởi là ca sĩ, có thể cô nổi tiếng hơn v́ tự ứng cử vào cái gọi là quốc hội của CSVN. Ai cũng biết quốc hội là một bọn cướp, những tên nghị bịp, nghị gật ở Việt Nam. Ấy vậy mà cô Mai Khôi đă tự ứng cử vào đám nghị gật đó. Dù cô có giải thích là muốn tham gia để đóng góp ư kiến sửa đổi th́ đó cũng là ngụy biện. Đó là bởi hai lư do. Lư do thứ nhất đó là CS không thể sửa chửa mà chỉ có loại bỏ. Rất nhiều nhà chính trị, nhà sư như Gobachev, Đức Lạt Ma, thủ tướng Đức Merkel đă khẳng định điều đó. Lư do thứ hai đó là khi đứng chung với bọn cướp, ăn lương của bọn cướp th́ bạn không thể nói bạn trong sạch dù bất cứ lư do ǵ.

   Câu chuyện tiếp theo đó là nhà đấu tranh Mai Khôi đă được CSVN đặc cách cho gặp Obama khi ông ta tới Hà Nội. Khác với nhiều nhà đấu tranh bị ngăn cản, bắt bớ th́ Mai Khôi đă được đặc cách nói chuyện với Obama. Chẳng biết cô ta nói ǵ nhưng chỉ biết rằng sau đó th́ Ted Osius nói ông “Việt Nam có tôn trọng nhân quyền và tự do tôn giáo”. Đồng thời, chúng ta phải hiểu rằng CSVN chẳng ngu dại ǵ mà để cho những người nói thật về tội ác của chúng gặp Mỹ cả. CSVN đă chọn Mai Khôi để nói với Mỹ về cái gọi là “nhân quyền” ở Việt Nam.

   Đó mới chỉ là hai chuyện. Nhưng chuyện mới đây mới đáng để tôi bắt buộc phải viết bài viết này. Theo tin tức đưa ra th́ Mai Khôi đă dễ dàng đến Mỹ theo lời mời của nhà văn Nguyễn Thị Thanh B́nh mà không có gặp bất cứ sự ngăn cấm nào từ phía nhà cầm quyền CSVN. Cô ta đă đến thủ đô nước Mỹ và có cuộc gặp mặt với bà con tị nạn tại Mỹ. Điều đáng nói ở đây đó là cô ta đ̣i hỏi Ban Tổ chức dẹp Quốc Kỳ Việt Nam, sau đó cô ta bỏ ra ngoài trong khi chờ đợi Ban Tổ Chức hội thảo về việc lá Quốc Kỳ . Rất nhiều bà con tị nạn tham dự buổi đó đă phản đối vụ dẹp Quốc Kỳ, nên ban tổ chức ban đầu mang lá cờ xuống góc cuối pḥng, sau đó bị phản đối nên đă dung ḥa bằng để Cờ Vàng của dân tộc chúng ta sang một góc.

   Chưa dừng lại ở đó, cô ca sĩ này c̣n tự cho ḿnh phán xét bằng một giọng điệu hết sức “thày đời” khi cô ta gọi nghi thức chào Quốc Kỳ dân tộc, hát Quốc Ca chỉ là h́nh thức. Cụ thể cô ta nói ở phút thứ 24 trong clip đó là: “Những h́nh thức chỉ là h́nh thức”. (Link: https://www.youtube.com/watch?v=OOBfAtm7I6k&feature=youtu.be)

   Ở đây, tôi xin nói rơ như thế này. Quốc Kỳ VNCH đă là biểu tượng cho người Việt tự do trên khắp thế giới và ngay cả ở Việt Nam. Lá Cờ Vàng đă được minh chứng nói không chỉ là của hai nền Đệ nhất và Đệ nhị Cộng Ḥa. Nó là sự tiếp nối truyền thống đấu tranh của dân tộc Việt Nam từ Hai Bà Trưng cho đến Triệu, Đinh, Lư Trần, Lê, Nguyễn v.v… Không ai có quyền coi lá Cờ Vàng dân tộc chỉ là h́nh thức nếu người đó không c̣n coi ḿnh là người Việt Nam hoặc người đó thờ lá cờ Đỏ Sao Vàng của CSVN. Rất nhiều trường hợp như cô ca sĩ Mai Khôi này đă từng xảy ra. Họ tự nhận ḿnh là người đấu tranh cho nhân quyền, dân chủ và chống Tàu. Nhưng họ lại thừa nhận lá cờ mà họ Hồ đem từ Phúc Kiến về làm cờ dân tộc. Thậm chí họ c̣n từ chối không dám chào cờ, không dám ôm lá Cờ Vàng của người Việt vào ḷng. Vậy họ là ai ? Họ là cái ǵ ?

   Thưa tất cả quư vị đọc bài này.

   Mỗi người đều có quyền lựa chọn cho ḿnh một ư niệm riêng, đường lối đấu tranh riêng, lối sống riêng. Đó là dân chủ, tự do. Nhưng nếu các quư vị phản bội, coi thường nghi thức thiêng liêng của cả một Quốc Gia, Dân Tộc th́ chắc chắn các quư vị không thể biện hộ là sở thích được. Sở thích là cái riêng, nhưng tôn trọng giá trị dân tộc lại là cái chung mà bất cứ ai cũng phải làm.

   Nếu cứ coi như cô ca sĩ Mai Khôi không muốn đứng chào lá cờ dân tộc Việt đi nữa th́ ít ra cô ta cũng phải biết tôn trọng chủ nhà. Ở đây chính là cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản tại Washington D.C. Một người là khách mà không biết tôn trọng nghi lễ thiêng liêng của những người chủ nhà th́ chắc chắn người đó là người khách vô cùng mất lịch sự và hỗn xược.

   Một điều nữa, cá nhân tôi nghĩ rằng ban tổ chức của cộng đồng người Việt tại Washington D.C đă có phần hơi dễ dăi với cô ta. Nếu cô ta không tôn trọng chủ nhà, không tôn trọng biểu tượng tinh thần của dân tộc Việt nói chung, của người Việt tị nạn cộng sản nói riêng th́ nên mời cô ta đi chỗ khác thay v́ phải dung ḥa mà để lá Cờ Vàng của chúng ta không được trang trọng. Dĩ ḥa vi quư cho đấu tranh là điều tốt. Nhưng đôi khi chúng ta không nên để cái sai lấn át cộng đồng được.

   Với cá nhân tôi, những kẻ kêu gọi tự do nhân quyền nhưng vẫn c̣n thờ lá cờ đỏ nô lệ cho Tàu th́ những kẻ đó không đáng để tin. Và càng đáng coi thường hơn khi những kẻ đó coi rẻ lá Quốc Kỳ dân tộc. Những kẻ như vậy thực chất chỉ muốn coi đấu tranh làm phương tiện để chúng có thể tung tăng ra nước ngoài nhằm tuyên truyền với thế giới rằng “Ở Việt Nam, người bất đồng chính kiến không bị ngăn cản khi ra nước ngoài”.

   Có thể có người sẽ biện luận rằng cô ta không dám đứng dưới Cờ Vàng là v́ sợ về trong nước bị làm khó dễ. Nhưng các vị đă dám đi tới nước Mỹ đấu tranh cho nhân quyền th́ sao các vị lại phải sợ hăi CSVN ?  Đă làm th́ xin đừng sợ, mà đă sợ th́ đi xuống để người khác làm. Đơn giản vậy thôi !

   Cuối cùng, tôi chỉ nhắn với cô ca sĩ Mai Khôi và một số kẻ tự nhận là nhà đấu tranh, nhà báo, nhà văn, học giả mà coi thường Lá Cờ Vàng rằng: Hăy tôn trọng Lá Cờ Vàng Dân Tộc v́ đó là là linh hồn của người Việt tự do !

 

   Đặng Chí Hùng  ngày 11/01/2017

 

 

 

 

THƯ NGỎ GỬI CA SĨ MAI KHÔI

 

   Thưa chị Mai Khôi,

   Là người Việt có lẽ không ai trong chúng ta lại không đau buồn trước những trang sử cận đại của dân tộc. Chiến tranh triền miên, đất nước chia cắt và ngay cả sau biến cố 30-4-1975, ngày mà hiện trong nước vẫn gọi là “Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”, lại chính là một cột mốc đen tối đă khiến cho hàng triệu đồng bào phải rời bỏ quê hương đi t́m tự do.

   Họ đă bỏ tất cả từ những ǵ thân yêu nhất, lênh đênh trên những con thuyền nhỏ bé, đối đầu với đại dương mênh mông, hung dữ và cả những kẻ cướp biển man rợ, khát máu. Họ ra đi “t́m tự do trong cái chết” như lời của một nhà văn nào đó! Gần nửa triệu đồng bào của chúng ta đă bỏ ḿnh nơi biển khơi trong những cuộc “vượt biên” làm chấn động lương tâm nhân loại!

   Tôi mạn phép nhắc lại những sự kiện trên để cho chị thấy rằng nỗi đau ấy là một vết thương chưa lành sau gần 42 năm “thống nhất” đất nước. Nỗi đau ấy như một bức tường vô h́nh vẫn đang chia cắt dân tộc Việt. Nó vẫn cứ âm ỉ trong ḷng của hàng triệu đồng bào tỵ nạn tha hương. Đó là sự thật mà chúng ta không thể nào chối bỏ.

   Tôi từng mến phục chị cũng như nhiều người đă và đang đấu tranh v́ một tương lai tươi đẹp cho quê hương. Trong bối cảnh đất nước vẫn c̣n nhiều nhiễu nhương, bất công và những quyền căn bản nhất của một công dân đang bị chà đạp th́ tiếng nói của chị là điều trân quư.

   Khi mà đại đa số thanh thiếu niên vẫn c̣n ngại, thậm chí sợ bộ máy an ninh đàn áp th́ những hành động của chị được nhiều người cho là dũng cảm. Chị được ví như là một “người đàn bà trẻ con nổi loạn” khi dám dấn thân hoạt động cho phong trào Xă hội dân sự vốn c̣n non trẻ trong nước. Chị liên tục đấu tranh cho quyền làm người, quyền tự do dân chủ, quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam.

   Tôi từng xúc động khi nghe chị tâm sự: “Hăy quan tâm đến chính trị, đến quyền được nói, quyền được yêu, được ghét, quyền tự do sáng tác, quyền được ứng cử của ḿnh và hăy đấu tranh để bảo vệ chúng. Cũng chính bằng âm nhạc, Khôi muốn nhắc nhở chính quyền phải tôn trọng các quyền thiêng liêng đó của người dân, vốn đă ghi trong hiến pháp”.

   Có lẽ cũng chính v́ lư tưởng cao cả ấy mà chị đă từng nộp đơn ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa 14 tại tỉnh Khánh Ḥa vào năm 2016 với mong muốn góp phần thiết thực thay đổi đất nước.

   Và có lẽ cũng v́ sự dấn thân, đấu tranh bất chấp hiểm nguy mà chị cùng vài nhà hoạt động dân chủ khác trong nước đă được Tổng thống Hoa Kỳ B. Obama và các phụ tá cao cấp của ông đón tiếp trong chuyến thăm chính thức Việt Nam vào tháng 5-2016. Điều ấy chứng tỏ h́nh ảnh của chị đă vượt ra khỏi biên giới nhỏ bé của quê hương. Tiếng nói phản kháng của chị trở nên quan trọng hơn và có tầm ảnh hưởng không nhỏ đến với đời sống chính trị, văn hóa trong nước. 

   Những bài hát của chị chuyên chở những khát vọng đổi thay, khát vọng của tuổi trẻ được sống trong một xă hội tự do, dân chủ. Những lời hát rất b́nh dị, nhưng vô cùng mạnh mẽ, như gào thét, như muốn đạp tung mọi bất công trong xă hội, như muốn thách đố cả một bộ máy chính trị độc quyền. Tôi thích như thế. Tuổi trẻ hết ḿnh với bầu nhiệt huyết bấy lâu nay đang ch́m trong giấc ngủ, trong gông cùm, trong sợ hăi.

   Chị mang tiếng hát, tiếng đàn và cả bao hy vọng của nhiều người, trong đó có cả tôi đến với những người Việt tha hương. Từ Paris đến Berlin, chị nhận được sự chào đón thân ái, cảm kích. “Trói vào Tự do”, chủ đề album mới của chị chính là ước mơ, là sự thao thức của tất cả chúng ta. 

   Ước mơ quá đỗi b́nh dị được gắn chặt ḿnh với tự do nhưng sao vẫn xa vời với dân tộc Việt. Tự do chỉ là một khái niệm xa xỉ và luôn bị đánh tráo bởi những người đang lănh đạo mảnh đất này.

   Và đó cũng chính là bản chất của vấn đề, chị Mai Khôi à. Chị có hát, có đấu tranh dũng cảm như thế nào đi chăng nữa, chị cũng không thể nào thờ ơ với sự chia cắt sâu thẳm, đến tận cùng của nỗi đau, của hàng triệu đồng bào tỵ nạn khắp nơi trên thế giới (và không ít người Việt trong nước).

   Đất nước này không thể nào đổi thay khi bài toán ḥa giải dân tộc vẫn chưa t́m được đáp án, và ḥa hợp sẽ măi chỉ là điều viển vông. Đó mới chính là nỗi đau không nguôi của tất cả chúng ta. 

   Làm sao có ḥa giải khi hận thù vẫn c̣n đó, khi nỗi đau thương của những kẻ đă mất tất cả vẫn thường xuyên bị khơi dậy?

   Thưa chị,

   Chị đă không gặp trở ngại đáng kể nào khi mang tiếng hát đến với cộng đồng tại Pháp và Đức. Nhưng khi đặt chân đến Mỹ, quốc gia đă cưu mang gần hai triệu người Việt, những người đă vượt biên, từng bị gán tội phản quốc, th́ lẽ ra chị cần cẩn trọng hơn bao giờ hết.

   Không ai có thể ép chị, dẫu với bất cứ lư do nào, phải chấp nhận lá cờ vàng ba sọc đỏ. Đó cũng chính là qui luật bất di, bất dịch của sự tự do mà chị và tất cả chúng ta đang hằng theo đuổi. 

   Nhưng chị Mai Khôi, chị cần phải biết lá cờ đó, không đơn thuần chỉ là quốc kỳ của một thể chế đă bị xóa bỏ. Mà nó chính là biểu tượng của sự Tự Do, là lư tưởng Sống của hàng triệu người đă liều ḿnh bỏ nước ra đi.

   Phải sống trong hoàn cảnh bi thương của họ th́ mới cảm thông hết được những mất mát, thậm chí những oán hận mà đến ngày nay, họ vẫn c̣n đeo nặng trong tâm hồn. Những tháng ngày lênh đênh trên biển cả hay những năm tháng trong ngục tù, chính lá cờ ấy là tia sáng hy vọng, là ngọn lửa heo hắt của bao phận đời dựa vào đó để Sống.

   Chị ở trong nước, chị là người đấu tranh cho sự b́nh đẳng, lẽ nào chị không hiểu và cảm nhận được rằng, sự trả thù nhỏ mọn vẫn c̣n đối với những người lính Việt Nam Cộng Ḥa đă nằm xuống hay những thương phế binh đang sống vất vưởng trong đói nghèo, bệnh tật. Những tổ chức xă hội dân sự vẫn đang thầm lặng giúp đỡ, cải thiện cuộc sống hàng ngày của họ tại quê nhà, lẽ nào chị không hay? 

   Đến nghĩa trang của những người đă khuất cũng bị cố t́nh vùi dập trong quên lăng th́ làm sao nói đến chuyện tương lai, hỡi chị Mai Khôi!

   Tôi luôn lên án những ai, dựa vào sự tranh đấu, áp đặt cờ vàng hay ư thức chính trị lên người khác. Tôi không trách chị từ chối đứng chung với biểu tượng của người Việt tỵ nạn. Nhưng tôi vô cùng thất vọng, thậm chí phẫn nộ với những lập luận biện minh cho hành động của chị. Chị đă vô t́nh (hay cố t́nh?) khơi dậy nỗi đau của cả một cộng đồng khi trách móc, thậm chí có phần dè bỉu chế độ Việt Nam Cộng Ḥa.

   Cách giải thích ấy, có chăng, chỉ thể hiện sự kém hiểu biết và thiếu tôn trọng với hàng triệu người đă phải bỏ đất nước ra đi và vong hồn của bao người đă mất. Thậm chí, khi chị có lời xin lỗi, tôi vẫn có cảm giác chị không chân thật, chị Mai Khôi à. Phải chăng chị đă quá nổi tiếng, trở nên quá quan trọng đến mức tự cho ḿnh cái quyền phát ngôn thiếu suy nghĩ như thế?

   Đêm nhạc thính pḥng “Trói vào Tự do” của chị tại Mỹ, đối với tôi, như một cái tát vụng về vào mặt những ai đang mong chờ sự ḥa giải dân tộc. Của bao hy sinh, mất mát to lớn mà dân tộc này đă phải trải qua. Cái tiến tŕnh ấy nó rất dễ vỡ, nó không thể là tṛ đùa và càng không phải là những toan tính vụ lợi cho bất cứ ai, bất cứ đảng phái chính trị nào !

   Tôi luôn cảm động và khâm phục cộng đồng người Việt tỵ nạn tại Châu Âu và Bắc Mỹ cũng như bao người Việt khác v́ bất cứ một lư do đă phải rời bỏ quê hương. Khi nh́n vào ánh mắt ẩn chứa bao tuyệt vọng và đớn đau của những bậc trưởng lăo đang sống những năm tháng cuối đời tại đất khách quê người mới cảm nhận được số phận bi đát của dân tộc ḿnh.

   Chị có bao giờ nh́n thấy bức ảnh “Vá cờ” của nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh chưa? Nếu không, có dịp, chị t́m trên Internet, khi ấy có thể chị sẽ hiểu v́ sao đất nước chúng ta vẫn c̣n nhiều nỗi đau chưa thể hàn gắn được. 

   Tôi không cố chấp hay hoài niệm về dĩ văng nhưng viết lên sự thật là bổn phận và lương tâm của chúng ta đối với các thế hệ mai sau, đối với lịch sử của dân tộc.

   Thưa chị Mai Khôi, 

   Ngẫm cho cùng, chị vẫn có quá nhiều may mắn so với những người bạn đồng chí hướng của chị khi họ đang bị giam cầm tại quê nhà. Chị vẫn có thể mang tiếng hát đến với bà con bên ngoài. Chị vẫn được quyền đi đây, đi đó. Ông bà ta có nói “đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, tiếc rằng, đối với tôi, chị chưa học được ǵ nhiều ngoài những phát ngôn trịnh thượng và thiếu cân nhắc!

   Giờ đây khi nghe lại những nhận xét cho rằng chị là một người phụ nữ “quá dũng cảm” hoặc chị là niềm tin tươi đẹp của tương lai dân tộc, tôi chợt cảm thấy vị đắng đọng trên môi…

   Lâm B́nh Duy Nhiên, từ Thụy Sĩ - Ngày 14-1-2017

 

Vá cờ - Ảnh: Nguyễn Ngọc Hạnh

 

Cám ơn quí vị đă theo dơi chương tŕnh của Diễn Đàn Giáo Dân

Xin Thiên Chúa chúc phúc lành đến quí vị.